Hệ thống pháp luật

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 143/2016/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2016

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ VÀ HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, bao gồm:

1. Thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và tư thục; thành lập, cho phép thành lập, chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng công lập và tư thục.

2. Đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp; cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

3. Điều kiện, thủ tục cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương III Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật giáo dục nghề nghiệp.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường cao đẳng (sau đây gọi là cơ sở giáo dục nghề nghiệp).

2. Cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp (sau đây gọi là cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp).

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến các nội dung quy định tại a) Việc thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm; việc thành lập, cho phép thành lập, chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm;

b) Việc đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp; việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chương II

THÀNH LẬP, CHO PHÉP THÀNH LẬP, CHIA, TÁCH, SÁP NHẬP, GIẢI THỂ CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP; THÀNH LẬP, CHO PHÉP THÀNH LẬP, CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG PHÂN HIỆU CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP, TRƯỜNG CAO ĐẲNG

Mục 1. ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC, THẨM QUYỀN THÀNH LẬP, CHO PHÉP THÀNH LẬP CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP, PHÂN HIỆU CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP, TRƯỜNG CAO ĐẲNG

Điều 3. Điều kiện thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập, cho phép thành lập khi có đề án thành lập và đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam; quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi là bộ); quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh). Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập khi thành lập phải cam kết hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập do Chính phủ quy định.

2. Quy mô đào tạo:

a) Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp: Quy mô đào tạo trình độ sơ cấp tối thiểu 150 học sinh/năm;

b) Đối với trường trung cấp: Quy mô đào tạo trình độ trung cấp tối thiểu 250 học sinh/năm;

c) Đối với trường cao đẳng: Quy mô đào tạo trình độ cao đẳng và trình độ trung cấp tối thiểu là 500 học sinh, sinh viên/năm.

3. Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1.000 m2; đối với trường trung cấp là 20.000 m2; đối với trường cao đẳng là 50.000 m2.

4. Vốn đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai, cụ thể như sau:

a) Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 05 tỷ đồng;

b) Đối với trường trung cấp tối thiểu là 50 tỷ đồng;

c) Đối với trường cao đẳng tối thiểu là 100 tỷ đồng.

5. Đáp ứng các điều kiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tạia) Văn bản đề nghị thành lập của cơ quan chủ quản đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; văn bản đề nghị cho phép thành lập của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, trường cao đẳng tư thục phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở giáo dục nghề nghiệp đặt trụ sở chính.

b) Đề án thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc xây dựng, bảo đảm phù hợp với ngành, nghề, quy mô, trình độ đào tạo và tiêu chuẩn diện tích sử dụng, diện tích xây dựng cho hoạt động học tập và giảng dạy;

d) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc văn bản chấp thuận giao đất, cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong đó xác định rõ địa chỉ, diện tích, mốc giới của khu đất và thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định của pháp luật và các giấy tờ pháp lý liên quan còn thời hạn ít nhất là 05 năm kể từ ngày gửi hồ sơ.

2. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, ngoài hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, hồ sơ cần bổ sung:

a) Văn bản xác nhận khả năng tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục nghề nghiệp của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

b) Giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu về tài sản là vốn góp của cá nhân đề nghị thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

3. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục có từ 02 thành viên góp vốn trở lên, ngoài hồ sơ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, hồ sơ cần bổ sung:

a) Biên bản cử người đại diện đứng tên thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp của các thành viên góp vốn;

b) Danh sách trích ngang các thành viên Ban sáng lập;

c) Danh sách, hình thức và biên bản góp vốn của các thành viên cam kết góp vốn thành lập;

d) Dự kiến Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị của trường trung cấp, trường cao đẳng.

4. Hồ sơ thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Điều 7. Thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc cơ quan, tổ chức mình.

3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định thành lập trường cao đẳng công lập, cho phép thành lập trường cao đẳng tư thục.

Điều 8. Trình tự, thủ tục thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp

1. Tiếp nhận hồ sơ thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp lập hồ sơ theo quy định tại cáckhoản 1, 2 và 3 Điều 6 Nghị định này gửi cơ quan chuyên môn giúp người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại b) Cơ quan chuyên môn giúp người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tạic) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn giúp người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tạia) Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

b) Người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tạic) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp do cơ quan chuyên môn giúp người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tạid) Căn cứ kết luận của Hội đồng thẩm định (công khai tại cuộc họp thẩm định), cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện hồ sơ và gửi cơ quan chuyên môn giúp người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tạia) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quyết định thành lập, cho phép thành lập trường cao đẳng, Tổng cục Dạy nghề gửi quyết định về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chủ quản của trường cao đẳng để theo dõi, quản lý;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm gửi quyết định về Tổng cục Dạy nghề, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở của trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp để theo dõi, quản lý;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh và quyết định cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi quyết định về Tổng cục Dạy nghề để theo dõi, quản lý.

Điều 9. Thủ tục thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng

1. Tiếp nhận hồ sơ thành lập, cho phép thành lập phân hiệu:

a) Trường trung cấp, trường cao đẳng đề nghị thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường lập hồ sơ theo quy định tạib) Cơ quan chuyên môn giúp người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tạia) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thành lập, cho phép thành lập phân hiệu, cơ quan chuyên môn giúp người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tạib) Người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp, trường cao đẳng thì có quyền thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng.

3. Thời hạn gửi quyết định thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng:

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quyết định thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường cao đẳng, Tổng cục Dạy nghề gửi quyết định về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chủ quản của trường cao đẳng để theo dõi, quản lý;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quyết định thành lập phân hiệu của trường trung cấp công lập trực thuộc bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm gửi quyết định về Tổng cục Dạy nghề, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt phân hiệu của trường để theo dõi, quản lý;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quyết định thành lập phân hiệu của trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh và quyết định cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp tư thục trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi quyết định về Tổng cục Dạy nghề để theo dõi, quản lý.

Mục 2. CHIA, TÁCH, SÁP NHẬP, GIẢI THỂ, ĐỔI TÊN CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP; CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG PHÂN HIỆU CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP, TRƯỜNG CAO ĐẲNG

Điều 10. Chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp

1. Việc chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển nhân lực của đất nước, ngành, địa phương;

b) Bảo đảm quyền lợi của người học, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động; góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp;

c) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp mới được hình thành sau quá trình chia, tách, sáp nhập phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tạia) Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; văn bản của tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc đại diện hợp pháp của những người góp vốn thành lập đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, trong đó nêu rõ lý do, mục đích của việc chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trụ sở chính, phân hiệu, địa điểm đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau khi sáp nhập và trụ sở mới của cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau khi chia, tách;

b) Đề án chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó làm rõ phương án bảo đảm quyền lợi của người học, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; kế hoạch, thời gian dự kiến, lộ trình thực hiện việc chia, tách, sáp nhập; thủ tục và thời hạn chuyển đổi tài sản, chuyển đổi vốn góp;

c) Biên bản họp, nghị quyết của Hội đồng quản trị hoặc những người góp vốn thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp về việc chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục.

3. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

a) Tiếp nhận hồ sơ chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp lập hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này gửi cơ quan chuyên môn giúp người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tạib) Quyết định chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp hợp lệ, cơ quan chuyên môn giúp người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tạic) Thẩm quyền chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tạia) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quyết định chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng công lập, quyết định cho phép chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng tư thục, Tổng cục Dạy nghề gửi quyết định về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chủ quản của trường cao đẳng để theo dõi, quản lý;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quyết định chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm gửi quyết định về Tổng cục Dạy nghề, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp đặt trụ sở chính để theo dõi, quản lý;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quyết định chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh và quyết định cho phép chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi quyết định về Tổng cục Dạy nghề để theo dõi, quản lý.

Điều 11. Giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp

1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bị giải thể đối với các trường hợp quy định tạikhoản 1 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệpvà được phép giải thể đối với trường hợp quy định tạikhoản 2 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp.

2. Hồ sơ giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp là 01 bộ gồm văn bản đề nghị giải thể của cơ quan có thẩm quyền, trong đó nêu rõ lý do bị giải thể và kèm theo một trong các văn bản sau đây:

a) Kết luận thanh tra, kiểm tra đối với hành vi quy định tạiđiểm a khoản 1 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp;

b) Quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo của cơ quan có thẩm quyền đối với hành vi quy định tạiđiểm b khoản 1 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp;

c) Biên bản kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp hoặc cơ quan chủ quản của cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với trường hợp quy định tạiđiểm c và điểm d khoản 1 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp.

3. Hồ sơ giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp là: Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản hoặc tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó nêu rõ lý do giải thể và phương án giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Phương án giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm: Phương án giải quyết tài sản; phương án bảo đảm quyền lợi của người học, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên, người lao động và thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật.

4. Thủ tục, thẩm quyền giải thể, cho phép giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

a) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn thuộc bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Dạy nghề thẩm định hồ sơ giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trình người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tạiĐiều 7 Nghị định này;

b) Trường hợp cơ sở giáo dục nghề nghiệp vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp mà không có văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản hoặc của tổ chức, cá nhân, đại diện hợp pháp của những người góp vốn thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại c) Quyết định giải thể, cho phép giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải ghi rõ lý do giải thể, biện pháp bảo đảm quyền lợi của người học, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên, người lao động và thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo quy định; phương án giải quyết tài sản của cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Quyết định giải thể, cho phép giải thể được thông báo đến cơ quan liên quan biết để phối hợp thực hiện và được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng;

d) Người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tạia) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quyết định giải thể, cho phép giải thể trường cao đẳng, Tổng cục Dạy nghề gửi quyết định về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chủ quản của trường cao đẳng để theo dõi, quản lý;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quyết định giải thể trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm gửi quyết định về Tổng cục Dạy nghề, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp đặt trụ sở chính để theo dõi, quản lý;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quyết định giải thể trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh và quyết định cho phép giải thể trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi quyết định về Tổng cục Dạy nghề để theo dõi, quản lý.

Điều 12. Chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng

Việc chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng thực hiện như quy định đối với giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tạia) Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi cơ quan chuyên môn giúp người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tạib) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan chuyên môn giúp người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tạic) Thời hạn gửi quyết định đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quyết định đổi tên trường cao đẳng, Tổng cục Dạy nghề gửi quyết định về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chủ quản của trường cao đẳng để theo dõi, quản lý.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quyết định đổi tên trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội gửi quyết định về Tổng cục Dạy nghề, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở của trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp để theo dõi, quản lý.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quyết định đổi tên trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh và trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi quyết định về Tổng cục Dạy nghề để theo dõi, quản lý.

Chương III

ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP, ĐĂNG KÝ BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP; CẤP, THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VÀ ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Mục 1. ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ, ĐĂNG KÝ BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VÀ THẨM QUYỀN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Điều 14. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

1. Đối với đào tạo trình độ sơ cấp

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp. Diện tích phòng học lý thuyết, phòng, xưởng thực hành dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 04 m2/chỗ học;

b) Có đủ chương trình, giáo trình đào tạo của từng nghề đăng ký hoạt động và phải được xây dựng, thẩm định, ban hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

c) Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 25 học sinh/giáo viên; đối với các nghề yêu cầu về năng khiếu, bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 15 học sinh/giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho nghề tổ chức đào tạo;

d) Đối với các nghề đào tạo trình độ sơ cấp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, cơ sở đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp còn phải có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm và duy trì hoạt động đào tạo của các nghề đăng ký hoạt động.

2. Đối với đào tạo trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng

Trường cao đẳng được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; trường trung cấp được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp và cơ sở giáo dục đại học được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Các ngành, nghề đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp có trong danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành; phù hợp với cơ cấu ngành, nghề, trình độ đào tạo và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương.

Trường hợp tên ngành, nghề đào tạo chưa có trong danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, trường trung cấp, trường cao đẳng và cơ sở giáo dục đại học phải trình bày luận cứ khoa học về ngành, nghề đào tạo mới; xây dựng bản mô tả ngành, nghề và phân tích công việc của ngành, nghề đó.

b) Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với ngành, nghề, quy mô và trình độ đào tạo, cụ thể:

Có phòng học; phòng thí nghiệm; phòng, xưởng thực hành, thực tập; cơ sở sản xuất thử nghiệm đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học theo chương trình đào tạo, quy mô đào tạo của từng ngành, nghề. Diện tích phòng học lý thuyết; phòng, xưởng thực hành, thực tập dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 5,5 - 7,5 m2/chỗ học.

Có đủ thiết bị đào tạo của từng ngành, nghề đào tạo đáp ứng theo danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Trường hợp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chưa ban hành danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu của ngành, nghề đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì phải bảo đảm đủ thiết bị đào tạo theo quy định trong chương trình đào tạo và tương ứng với quy mô đào tạo của ngành, nghề đăng ký hoạt động.

Có thư viện với các phần mềm và trang thiết bị phục vụ cho việc mượn, tra cứu, nghiên cứu tài liệu; có đủ nguồn thông tin tư liệu như sách, giáo trình, bài giảng của các mô đun, tín chỉ, học phần, môn học, các tài liệu liên quan đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập.

Có đủ phòng làm việc, khu hành chính và khu hiệu bộ, bảo đảm đáp ứng cơ cấu tổ chức phòng, khoa, bộ môn chuyên môn, bảo đảm diện tích ít nhất là 06 m2/người đối với đào tạo trình độ trung cấp và 08 m2/người đối với đào tạo trình độ cao đẳng.

Có các công trình xây dựng phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí và các công trình y tế, dịch vụ để phục vụ cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên và học sinh, sinh viên.

c) Có đủ chương trình, giáo trình đào tạo của từng ngành, nghề đăng ký hoạt động được xây dựng, thẩm định, ban hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

d) Có đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu ngành, nghề và trình độ đào tạo; đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình đào tạo, trong đó:

Tỷ lệ học sinh, sinh viên/giáo viên, giảng viên tối đa là 25 học sinh, sinh viên/giáo viên, giảng viên đối với các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nhân văn, kinh tế và dịch vụ; 20 học sinh, sinh viên/giáo viên, giảng viên đối với các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ và sức khỏe; 15 học sinh, sinh viên/giáo viên, giảng viên đối với các ngành, nghề có yêu cầu về năng khiếu.

Có số lượng giáo viên, giảng viên cơ hữu đảm nhận ít nhất 60% khối lượng chương trình của mỗi ngành, nghề đào tạo.

Tỷ lệ giáo viên, giảng viên có trình độ sau đại học không ít hơn 15% tổng số giáo viên, giảng viên của trường trung cấp và không ít hơn 30% tổng số giáo viên, giảng viên của trường cao đẳng. Bảo đảm mỗi ngành, nghề giảng dạy trình độ cao đẳng có giảng viên trình độ thạc sỹ trở lên.

Giáo viên, giảng viên là người nước ngoài giảng dạy tại các trường trung cấp, trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các quy định về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

đ) Đối với các ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng của trường trung cấp, trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học tư thục và trường trung cấp, trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài, ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này, còn phải có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm và duy trì hoạt động của các ngành, nghề đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

Điều 15. Hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

1. Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và tư thục, hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, bao gồm:

a) Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tạiPhụ lục IIIban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

c) Báo cáo các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tạiPhụ lục Vaban hành kèm theo Nghị định này và kèm theo các giấy tờ chứng minh;

d) Bản sao quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

2. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp được làm bằng tiếng Việt hoặc tiếng Việt và tiếng Anh, bao gồm:

a) Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tạiPhụ lục IIIban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) và quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

c) Báo cáo các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tạiPhụ lục Vaban hành kèm theo Nghị định này và kèm theo các giấy tờ chứng minh;

d) Bản sao quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

3. Đối với cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, bao gồm:

a) Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tạiPhụ lục IIIban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);

c) Báo cáo các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tạiPhụ lục Vbban hành kèm theo Nghị định này và kèm theo các giấy tờ chứng minh;

d) Bản sao điều lệ hoặc quy chế tổ chức, hoạt động.

Điều 16. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

1. Tổng cục Dạy nghề cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp.

Điều 17. Trình tự, thủ tục đăng ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

1. Đối với trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học:

a) Gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tới Tổng cục Dạy nghề;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Dạy nghề tổ chức kiểm tra các điều kiện bảo đảm hoạt động giáo dục nghề nghiệp và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tạiPhụ lục VIIban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp giấy chứng nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, Tổng cục Dạy nghề gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp để thực hiện quản lý theo địa bàn.

2. Đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp:

a) Gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính của cơ sở. Trường hợp đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại phân hiệu, địa điểm đào tạo khác không cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với nơi đặt trụ sở chính thì gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt phân hiệu, địa điểm đào tạo khác của cơ sở;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức kiểm tra các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tạiPhụ lục VIIban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì trong thời hạn 05 ngày làm việc phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp về Tổng cục Dạy nghề để theo dõi, quản lý.

Mục 2. ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC VÀ THẨM QUYỀN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Điều 18. Các trường hợp đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp phải thực hiện đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong các trường hợp sau đây:

1. Tăng quy mô tuyển sinh của từng ngành, nghề đào tạo vượt từ 10% trở lên so với quy mô tuyển sinh/năm được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

2. Bổ sung ngành, nghề đào tạo (mở ngành, nghề đào tạo mới).

3. Bổ sung hoặc thay đổi trình độ đào tạo hoặc điều chỉnh quy mô tuyển sinh giữa các trình độ đào tạo và giữa các ngành, nghề trong cùng nhóm ngành, nghề.

4. Chia, tách, sáp nhập hoặc có sự thay đổi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có liên quan đến nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

5. Chuyển trụ sở chính hoặc phân hiệu hoặc địa điểm đào tạo đến nơi khác, mà trụ sở chính hoặc phân hiệu hoặc địa điểm đào tạo là nơi trực tiếp tổ chức đào tạo.

6. Thành lập phân hiệu mới có tổ chức hoạt động đào tạo.

7. Mở thêm địa điểm đào tạo mới hoặc liên kết với các tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động đào tạo ngoài trụ sở chính hoặc phân hiệu.

8. Đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

9. Thôi tuyển sinh hoặc giảm quy mô tuyển sinh đối với các ngành, nghề đào tạo đã được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Điều 19. Hồ sơ đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp

1. Hồ sơ đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong trường hợp quy định tại cáckhoản 1, 2, 3 và 4 Điều 18 Nghị định này, bao gồm:

a) Văn bản đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Báo cáo các điều kiện bảo đảm đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này kèm theo các giấy tờ chứng minh.

2. Hồ sơ đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong trường hợp quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều 18 Nghị định này thực hiện theo quy định sau đây:

a) Đối với trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học ngoài hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn phải bổ sung:

Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển trụ sở chính hoặc phân hiệu hoặc địa điểm đào tạo khác đối với trường hợp quy định tại b) Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp và doanh nghiệp đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với nơi đặt trụ sở chính của cơ sở thì ngoài hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn phải bổ sung:

Văn bản của người có thẩm quyền về việc chuyển trụ sở chính hoặc phân hiệu hoặc địa điểm đào tạo khác đối với trường hợp quy định tạic) Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp và doanh nghiệp đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với nơi đặt trụ sở chính của cơ sở thì ngoài hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn phải bổ sung:

Bản sao quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; bản sao quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận người đứng đầu trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp.

Văn bản của người có thẩm quyền về việc chuyển trụ sở chính hoặc phân hiệu, địa điểm đào tạo khác đối với trường hợp quy định tạia) Văn bản đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

b) Bản sao quyết định đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

4. Hồ sơ đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trường hợp quy định tạia) Đối với các trường hợp quy định tại cáckhoản 1, 2, 3 và 4 Điều 18 Nghị định này thì trình tự, thủ tục đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại b) Đối với các trường hợp quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều 18 Nghị định này thì trình tự, thủ tục đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện như sau:

Trường hợp cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp chuyển đến nơi khác trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì trình tự, thủ tục đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại c) Đối với trường hợp quy định tạid) Đối với trường hợp quy định tạia) Có hành vi gian lận để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

b) Vi phạm nghiêm trọng quy định về tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

c) Hết thời hạn đình chỉ tuyển sinh mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến đình chỉ tuyển sinh;

d) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải thu hồi;

đ) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp giải thể theo quy định của pháp luật;

e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tạia) Tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ vi phạm, xác định lý do thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả kiểm tra, đánh giá mức độ vi phạm, lý do thu hồi, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tạiĐiều 16 Nghị định nàyban hành quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, thông báo đến cơ quan liên quan biết để phối hợp thực hiện và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm nộp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp cho cơ quan có thẩm quyền thu hồi, đồng thời chấm dứt mọi hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo giấy chứng nhận đã bị thu hồi ngay sau khi quyết định thu hồi có hiệu lực thi hành.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 23. Điều khoản chuyển tiếp

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đã gửi hồ sơ đề nghị thành lập, cho phép thành lập cơ sở dạy nghề, trường trung cấp, trường cao đẳng tới cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật dạy nghề số 76/2006/QH11, Luật giáo dục số 38/2005/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 44/2009/QH12, Luật giáo dục đại học số 08/2012/QH13 có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Nghị định này.

2. Cơ sở dạy nghề, trường trung cấp, trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp đã nộp hồ sơ đăng ký hoạt động dạy nghề, đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề, đăng ký mở ngành đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng tới cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật dạy nghề số 76/2006/QH11, Luật giáo dục số 38/2005/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 44/2009/QH12, Luật giáo dục đại học số 08/2012/QH13 có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Nghị định này.

3. Trường hợp tên gọi của cơ quan chuyên môn giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp (Tổng cục Dạy nghề) có sự thay đổi thì thực hiện theo tên gọi mới.

Điều 24. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm:

a) Quy định trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ của nhà giáo giảng dạy các trình độ giáo dục nghề nghiệp; quy định về tiêu chuẩn cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo theo chuyên ngành hoặc nghề; quy định danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu đáp ứng yêu cầu đào tạo của từng trình độ đào tạo theo chuyên ngành hoặc nghề; quy định quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo;

b) Quyết định thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên trường cao đẳng; quyết định thành lập, cho phép thành lập, chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường cao đẳng theo quy định tại Nghị định này;

c) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, xử lý vi phạm theo quy định tại Nghị định này và văn bản pháp luật có liên quan.

2. Bộ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm:

Chỉ đạo, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý và gửi báo cáo về Tổng cục Dạy nghề.

3. Tổng cục Dạy nghề có trách nhiệm:

a) Tiếp nhận hồ sơ thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên trường cao đẳng; tiếp nhận hồ sơ thành lập, cho phép thành lập, chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường cao đẳng; thực hiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học theo quy định tại Nghị định này;

b) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp và xử lý vi phạm theo quy định tại Nghị định này và văn bản pháp luật có liên quan.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Quyết định thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc và trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn; thành lập, cho phép thành lập, chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường trung cấp công lập trực thuộc và trường trung cấp tư thục trên địa bàn theo quy định tại Nghị định này;

b) Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan chức năng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, xử lý vi phạm theo quy định của Nghị định này và văn bản pháp luật có liên quan.

5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

a) Tiếp nhận hồ sơ thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh và trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn; tiếp nhận hồ sơ thành lập, cho phép thành lập, chấm dứt hoạt động phân hiệu trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh, trường trung cấp tư thục trên địa bàn; thực hiện việc đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền quy định tại Nghị định này;

b) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, xử lý vi phạm đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền quy định tại Nghị định này và văn bản pháp luật có liên quan;

c) Định kỳ 06 tháng, hằng năm tổng hợp tình hình thực hiện quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và gửi báo cáo về Tổng cục Dạy nghề.

6. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm:

a) Trong thời hạn 36 tháng đối với trường trung cấp, trường cao đẳng và 24 tháng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực, trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp phải thực hiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Nghị định này;

b) Trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì cơ sở giáo dục nghề phải triển khai hoạt động đào tạo theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Nghị định này;

c) Khi thay đổi các nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cơ sở phải thực hiện đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này;

d) Thông báo công khai giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trên phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 25. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 14 tháng 10 năm 2016.

2. Các văn bản sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành:

a) Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề;

b) Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề;

c) Thông tư số 25/2015/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp.

3. Bãi bỏ Điều 7, Điều 8 Điều lệ trường cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư số 01/2015/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường cao đẳng.

4. Bãi bỏ Chương II và Điều 30 Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 54/2011/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp.

5. Bãi bỏ các quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập, sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động, giải thể trường cao đẳng quy định tại Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường cao đẳng, Điều 1 Thông tư số 43/2011/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 10 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT và Quyết định số 37/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 29 tháng 8 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tạm thời Trường cao đẳng cộng đồng.

6. Bãi bỏ cụm từ “phân hiệu” tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số 57/2015/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về Điều lệ trung tâm giáo dục nghề nghiệp.

7. Bãi bỏ các quy định về trình độ cao đẳng, trường cao đẳng; Điều 3; điểm b khoản 3 và điểm b khoản 5 Điều 6 Thông tư số 08/2011/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ cao đẳng.

Điều 26. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị định 143/2016/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

  • Số hiệu: 143/2016/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 14/10/2016
  • Nơi ban hành: Chính phủ
  • Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 1157 đến số 1158
  • Ngày hiệu lực: 14/10/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản