Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1331/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 27 tháng 08 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN KHUNG CÁC NHIỆM VỤ BẢO TỒN NGUỒN GEN CẤP TỈNH THỰC HIỆN TỪ NĂM 2014 ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000; Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Luật đa dạng sinh học ngày 28 tháng 11 năm 2008 và Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đa dạng sinh học;

Căn cứ Thông tư số 18/2010/TT-BKHCN ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định việc quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 65/TTr-KHCN ngày 15 tháng 8 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án khung các Nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh thực hiện từ năm 2014 đến năm 2020 (có Đán chi tiết kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký; Giao Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện Đề án.

Điều 3. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ KH&CN;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- VP UBND tỉnh: LĐVP, TKCT, TH, TPKT, KT4.
- Lưu KT3, VT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Bùi Văn Hạnh

 

ĐỀ ÁN KHUNG

CÁC NHIỆM VỤ BẢO TỒN NGUỒN GEN CẤP TỈNH THỰC HIỆN TỪ NĂM 2014 ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 1331/QĐ-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang)

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ ÁN

Tên đề án: Bảo tồn, lưu giữ các nguồn gen quý, hiếm, đặc hữu, có giá trị của tỉnh Bắc Giang phục vụ phát triển các ngành, giai đoạn 2014 đến năm 2020

Thuộc chương trình: Quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen

Cơ quan quản lý Đề án: UBND tỉnh Bắc Giang

Cơ quan quản lý nhiệm vụ quỹ gen: Sở Khoa học và Công nghệ

2. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000 và Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

- Luật đa dạng sinh học ngày 28 tháng 11 năm 2008 và Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đa dạng sinh học;

- Thông tư số 18/2010/TT-BKHCN ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ khoa học và Công nghệ quy định việc quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen.

PHẦN I: NHU CẦU BẢO TỒN NGUỒN GEN VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ ÁN

1. Phân tích, đánh giá các yếu tố tự nhiên

1.1. Vị trí địa lý

Bắc Giang nằm ở tọa độ địa lý từ 21°07’ đến 21°37’ vĩ độ bắc; từ 105°53’ đến 107°02’ kinh độ đông; là tỉnh miền núi có vị trí nằm chuyển tiếp giữa các tỉnh phía Đông Bắc với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Thủ đô Hà Nội, diện tích tự nhiên 3.823,3 km2; phía Nam giáp các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh và phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên và thủ đô Hà Nội. Đến nay, tỉnh Bắc Giang có 9 huyện và 1 thành phố (thành phố Bắc Giang), trong đó có 6 huyện miền núi và 1 huyện vùng cao, với 230 xã, phường, thị trấn.

So với các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Giang có vị trí địa lý tương đối thuận lợi: Có một số trục đường giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thủy) quan trọng của Quốc gia chạy qua. Thành phố Bắc Giang cách thủ đô Hà Nội 50km tính theo đường ô tô, nằm trên Quốc lộ 1A và đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn lên cửa khẩu Quốc tế Đồng Đăng, nơi giao lưu buôn bán sầm uất hiện nay, là điều kiện quan trọng khi hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng đi vào hoạt động để phát triển sản xuất hàng hóa và giao lưu kinh tế trong nước và quốc tế. Quốc lộ 31 từ thành phố Bắc Giang đi các huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Đình Lập gặp quốc lộ 4A (Lạng Sơn) đi ra cảng Mũi Chùa, Tiên Yên và nối với cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh). Quốc lộ 279 từ Hạ Mi (Sơn Động) đến Tân Sơn (Lục Ngạn) nối với Quốc lộ 1A. Quốc lộ 37 từ Lục Nam đi Hòn Suy sang thị trấn Sao Đỏ (Hải Dương) gặp Quốc lộ 18 có thể về cảng Hải Phòng hay ra cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh). Tuyến đường sắt Lưu Xá - Kép - Hạ Long nối Thái Nguyên với Quảng Ninh, đi qua các huyện Yên Thế, Lạng Giang và Lục Nam. Đường sông (có sông Thương, sông Cầu và sông Lục Nam) với tổng chiều dài qua tỉnh là 347km, trong đó chiều dài đang khai thác là 189 km, tàu thuyền có thể đi lại được quanh năm, đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.

Ngoài ra, Bắc Giang cách không xa các trung tâm công nghiệp, đô thị lớn của “Tam giác kinh tế phát triển”: Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long, nơi tập trung tiềm lực khoa học kỹ thuật của cả nước (với hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng Viện nghiên cứu của Trung ương), nơi tập trung đầu mối kinh tế đối ngoại, giao lưu kinh tế, khoa học, công nghệ, thu hút đầu tư của cả nước, nơi tập trung đông dân cư, với tốc độ đô thị hóa nhanh sẽ là thị trường tiêu thụ lớn về nông sản hàng hóa và các hàng tiêu dùng khác.

Tóm lại, vị trí địa lý tương đối thuận lợi, các tuyến đường bộ, đường sắt đã, đang và sẽ được nâng cấp, Bắc Giang đang có điều kiện để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.

1.2. Đặc điểm địa hình

Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng: miền núi và trung du có đồng bằng xen kẽ. Vùng trung du bao gồm các huyện: Hiệp Hòa, Việt Yên và thành phố Bắc Giang, với đặc trưng có nhiều gò đồi xen lẫn đồng bằng độ cao trung bình 100 ¸ 150m độ dốc từ 10 ¸15°. Địa hình trung du có thuận lợi về phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả.

Vùng miền núi bao gồm các huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng và Lạng Giang; trong đó, một phần các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên thế và huyện Sơn Động là vùng núi cao. Đặc điểm chính của địa hình núi cao là bị chia cắt mạnh, phức tạp, chênh lệnh về độ cao khá lớn, độ cao trung bình từ 300 - 400m, độ dốc trung bình từ 20 ¸ 30°. Có thể trồng cây ăn quả, cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc.

Tóm lại, với đặc điểm địa hình đa dạng (cả đồng bằng, trung du và miền núi) là thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa dạng sinh học, với nhiều cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường.

1.3. Điều kiện thời tiết - khí hậu

Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông bắc Việt Nam, một năm có 4 mùa rõ rệt: Mùa Đông lạnh và mùa Hè nóng ẩm, mùa Xuân và mùa Thu khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ bình quân năm khoảng 23 - 24°C, tháng 2 có nhiệt độ thấp nhất khoảng 16°C, tháng nóng nhất là tháng 7 có nhiệt độ khoảng 29 - 30oC. Độ ẩm không khí trung bình 83%.

Chế độ gió: Bắc Giang chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam về mùa Hè và gió mùa Đông Bắc về mùa Đông.

- Thủy văn: Bắc Giang có hệ thống sông, hồ khá dày, trong tỉnh có 3 sông lớn chảy qua là sông Thương, sông Cầu và sông Lục Nam.

Theo số liệu điều tra tại 2 trạm thủy văn là Bắc Giang và Cầu Sơn cho thấy: Mực nước sông trung bình tại trạm Cầu Sơn là 2,18m, mực nước trung bình mùa lũ 4,3m. Lưu lượng kiệt nhỏ nhất Qmin = 1m3/s. Lưu lượng lũ lớn nhất Qmax = 1.400m3/s. Mực nước lũ lớn nhất tại trạm Bắc Giang 6,2 - 6,8m thường xuất hiện vào tháng 8 và tháng 9.

Diễn biến nhiệt độ: Các số liệu về diễn biến nhiệt độ không khí qua các năm của Bắc Giang cho thấy nhiệt độ trung bình của các năm ít thay đổi, số tháng có nhiệt độ không khí dưới 15oC không có, số tháng có nhiệt độ trên 27oC là 4 tháng, các tháng còn lại nhiệt độ trung bình khoảng 24o.

Về độ ẩm, ở Bắc Giang các tháng mùa khô cũng luôn có độ ẩm không khí từ 74 - 80%, độ ẩm trung bình trên 80%, một số tháng trên 85%.

Lượng mưa: Lượng mưa trung bình những năm gần đây của Bắc Giang có xu thế giảm dần năm 2001 là 1.684 mm, năm 2004 là 1.097 mm tháng 11, 12, 1, 2 năm 2001 bình quân 25 mm, nhưng tháng 11, 12, 1, 2 năm 2004 bình quân chỉ có 15 mm. Bình quân những tháng mưa nhiều của năm 2004 so với năm 2001 cũng giảm nhiều.

Biến động về số giờ nắng trong các năm là không nhiều (từ 1.590 đến 1.812 giờ). Chế độ chiếu sáng tương đối thuận lợi cho cây trồng phát triển.

Ngoài các đặc điểm trên, Bắc Giang còn chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng (không nhiều) và gió mùa Đông Bắc khô lạnh có năm có sương muối.

Bắc Giang ít chịu ảnh hưởng của bão, một số huyện miền núi như Yên Thế, Sơn Động, Lục Ngạn đôi khi xảy ra hiện tượng lốc cục bộ và mưa đá vào mùa hè.

1.4. Hiện trạng sử dụng đất

Theo số liệu niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2012, tổng diện tích tự nhiên tỉnh Bắc Giang năm 2012 là 384.971,4 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 275.942,1 ha (chiếm 71,68% tổng diện tích đất tự nhiên), đất phi nông nghiệp là 93.160,1 ha (chiếm 24,2% tổng diện tích đất tự nhiên), đất chưa sử dụng là 15.869,2 ha (chiếm 4,12% tổng diện tích đất tự nhiên). Cơ cấu sử dụng đất các ngành cụ thể như sau:

Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bắc Giang

TT

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

Tổng số (ha)

Cơ cấu (%)

 

Tổng diện tích tự nhiên

384.971,4

100

1

Đất nông nghiệp

275.942,1

71,68

 

- Đất sản xuất nông nghiệp

129.599,2

33,66

 

+ Đất trồng cây hàng năm

78.528,8

20,40

 

+ Đất trồng lúa

71.508,3

18,57

 

+ Đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi

332,3

0,09

 

+ Đất trồng cây hàng năm khác

6.688,2

1,74

 

+ Đất trồng cây lâu năm

51.070,4

13,27

 

- Đất lâm nghiệp có rừng

140.276,6

36,44

 

+ Rừng sản xuất

106.199,6

27,59

 

+ Rừng phòng hộ

20.303,9

5,27

 

+ Rừng đặc dụng

13.773,1

3,58

 

- Đất nuôi trồng thủy sản

5.874,4

1,53

 

- Đất làm muối

 

 

 

- Đất nông nghiệp khác

192,0

0,05

2

Đất phi nông nghiệp

93.160,1

24,20

 

- Đất ở

23.096,9

6,0

 

+ Đất ở đô thị

21.958,3

5,70

 

+ Đất ở nông thôn

1.138,6

0,30

 

- Đất chuyên dùng

52.960,59

13,64

 

+ Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp

329,1

0,09

 

+ Đất quốc phòng, an ninh

24.732,7

6,42

 

+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp

3.428,5

0,89

 

+ Đất có mục đích công cộng

24.013,2

6,24

 

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng

352,9

0,09

 

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa

1.800,2

0,47

 

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

15.310,4

3,98

 

- Đất phi nông nghiệp khác

96,2

0,02

3

Đất chưa sử dụng

15.869,2

4,12

 

- Đất bằng chưa sử dụng

1.569,0

0,41

 

- Đất đồi núi chưa sử dụng

13.731,5

3,57

 

- Núi đá không có rừng cây

568,7

0,15

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2012)

Đất nông nghiệp: Theo số liệu niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2012, đất nông nghiệp tỉnh Bắc Giang có 275.942,1 ha, trong đó sản xuất nông nghiệp là 129.599,2 ha chiếm 33,66% diện tích đất tự nhiên; đất lâm nghiệp có rừng là 140.276,6 ha chiếm 36,44% diện tích đất tự nhiên; đất nuôi trồng thủy sản là 5.874,4 ha chiếm 1,53% diện tích đất tự nhiên; đất nông nghiệp khác là 192,0 ha chiếm 0,05% diện tích đất tự nhiên.

- Hiện trạng sản xuất đất nông nghiệp năm 2012: Đất trồng cây hàng năm là 78.528,8 ha chiếm 20,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất trồng lúa là 71.508,3 ha chiếm 18,57% tổng diện tích đất tự nhiên, chiếm 55,2% đất sản xuất nông nghiệp. Đất trồng lúa phân bố trên tất cả các địa bàn các huyện và tập trung nhiều tại các huyện: Lục Nam, Yên Dũng, Lạng Giang, Tân Yên, Việt Yên. Diện tích trồng lúa trong những năm qua có xu hướng giảm dần để đáp ứng nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng, đô thị, công nghiệp và nhu cầu nhà ở. Nhưng do khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển và đựơc áp dụng vào sản xuất nên năng suất và sản lượng tăng lên đáng kể, nên vẫn đáp ứng nhu cầu về lương thực trong nhân dân và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Đất trồng cây lâu năm là 51.070,4 ha, chiếm 13,27% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Diện tích đất trồng cây lâu năm phân bố ở tất cả các huyện trên địa bàn của tỉnh, trong đó tập trung chủ yếu tại các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Sơn Động, Yên Thế, Yên Dũng.

- Hiện trạng đất lâm nghiệp có rừng năm 2012 là 140.276,6 ha, trong đó: Đất rừng sản xuất 106.199,6 ha chiếm 27,59% diện tích đất tự nhiên. Đất rừng phòng hộ 20.303,9 ha chiếm 5,27% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở tất cả các huyện trên địa bàn của tỉnh. Đất rừng đặc dụng 13.773,1 ha chiếm 3,58 diện tích đất tự nhiên, phân bố ở các huyện Lục Nam, Sơn Động.

- Hiện trạng đất nuôi trồng thủy sản năm 2012 có diện tích 5.874,4 ha phân bố hầu hết ở các huyện trên địa bàn tỉnh. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản được khai thác có hiệu quả, tạo ra sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh, đáp ứng được nhu cầu cho đời sống nhân dân trong tỉnh.

Đất phi nông nghiệp: Theo số liệu niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2012, đất phi nông nghiệp là 93.160,1 ha, chiếm 24,20 diện tích đất tự nhiên, trong đó: đất ở 23.096,9,07 ha chiếm 6,00% diện tích đất tự nhiên; đất chuyên dùng có 52.503,5 ha chiếm 13,64% diện tích đất tự nhiên; đất tôn giáo tín ngưỡng có 352,9 ha chiếm 0,09% diện tích đất tự nhiên; đất nghĩa trang, nghĩa địa là 1.800,2 ha chiếm 0,47% diện tích đất tự nhiên; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 15.310,4 ha chiếm 3,98% diện tích đất tự nhiên; đất phi nông nghiệp khác là 96,2 ha chiếm 0,02% diện tích đất tự nhiên.

- Đất phi nông nghiệp tăng trong những năm qua tập trung chủ yếu vào các loại đất phát triển cơ sở hạ tầng và nhà ở. Diện tích tăng chủ yếu là lấy từ đất nông nghiệp kém hiệu quả.

Đất chưa sử dụng: Theo số liệu niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2012, đất chưa sử dụng có 15.869,20 ha chiếm 4,12% diện tích đất tự nhiên, trong đó: đất mặt bằng chưa sử dụng là 1.569,0 ha chiếm 0,41% diện tích đất tự nhiên; đất đồi núi chưa sử dụng là 13.731,5% chiếm 3,57% diện tích đất tự nhiên; đất núi đá không có rừng là 568,7 ha chiếm 0,15% diện tích đất tự nhiên.

- Đất chưa sử dụng có xu hướng giảm do khai thác các loại đất chưa sử dụng sang phát triển các mục sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và các mục đích dân sinh kinh tế khác. Trong quy hoạch tới cần tiếp tục khai thác diện tích mặt đất, mặt nước chưa sử dụng vào phát triển thủy sản.

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có các loại đất chính sau:

- Đất Feralit trên núi trung bình: Diện tích 200ha, chiếm 0,1% diện tích tự nhiên. Phân bố ở độ cao > 700m thuộc 2 dãy An Châu, Yên Tử. Đất có tầng mùn dày chủ yếu ở dạng mùn thô, tầng đất mỏng, độ dốc lớn, đá lộ nhiều, thành phần cơ giới nhẹ.

- Đất Feralit mùn trên núi thấp: Diện tích 28.530 ha, chiếm 7,5% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở các huyện Sơn Động, Lục Ngạn và Lục Nam. Đất chủ yếu phát triển trên đá sa thạch và phiến thạch sét, tầng đất trung bình nhiều đá lẫn, dễ bị xói mòn.

- Đất Feralit vùng đồi phát triển trên đá sa thạch: Diện tích 76.400 ha chiếm 20% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở huyện Lục Nam, Sơn Động. Tầng đất mỏng, thành phần cơ giới trung bình, đất bị xói mòn mạnh.

- Đất Feralit vùng đồi phát triển trên đá phiến thạch sét. Diện tích 83.910ha, chiếm 22% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang. Tầng đất từ trung bình đến mỏng thành phần cơ giới trung bình.

- Đất phù sa cổ: Diện tích 8.880 ha, chiếm 2,3% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở hạ lưu sông Lục Nam và các huyện vùng trung du.

- Đất thung lũng dốc tụ: Diện tích 8.170 ha, chiếm 2,1% diện tích tự nhiên Phân bố ở ven các sông, suối chính trong tỉnh. Tầng đất dày độ phì nhiêu cao giàu dinh dưỡng. Đây là đối tượng chính để trồng cây nông nghiệp.

- Đất Feralit biến đổi do trồng lúa: Diện tích 176.110 ha, chiếm 46% diện tích tự nhiên. Phân bố tập trung ở các huyện Việt Yên, Hiệp Hòa, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang. Đây là đối tượng chủ yếu để canh tác nông nghiệp. Đất giàu dinh dưỡng tầng đất dày, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng. Nhìn chung, đất đai của tỉnh được hình thành chủ yếu trên các loại đá mẹ sa thạch, phiến thạch và phù sa cổ. Có tầng đất trung bình, đất nghèo dinh dưỡng, nhiều nơi khô cằn, khả năng giữ nước kém.

Từ kết quả trên cho thấy tiềm năng đất của tỉnh còn khá lớn, riêng đất chưa sử dụng có khả năng sản xuất nông lâm nghiệp là trên 40 ngàn ha, và gần 10 ngàn ha vườn gia đình có thể cải tạo thành vườn có giá trị kinh tế. Hiện nay, hệ số sử dụng đất còn thấp, nhất là các huyện miền núi, có thể nâng hệ số sử dụng đất lên, năng suất cây trồng, vật nuôi cũng còn tiềm ẩn khá, nếu áp dụng đưa giống mới vào sản xuất, chế độ canh tác hợp lý thì sẽ đưa được năng suất lên ít nhất là 1,3 - 1,4 lần so với năng suất hiện nay.

Trong những năm qua cùng với sự chuyển dịch mạnh mẽ của cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản; cơ cấu sử dụng các loại đất trên địa bàn cũng có những thay đổi đáng kể. Quỹ đất đai của tỉnh ngày càng được khai thác, sử dụng triệt để, tỷ lệ đất đưa vào khai thác sử dụng cho các mục đích dân sinh kinh tế ngày càng tăng; tỷ lệ đất phi nông nghiệp tăng từ 23,63% năm 2005 lên 24,2% năm 2012; diện tích đất chưa sử dụng giảm dần từ 9,09% năm 2005 giảm xuống còn 4,12% năm 2012.

1.5. Tài nguyên rừng

Rừng của Bắc Giang có vị trí quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, môi trường sinh thái và đời sống nhân dân. Rừng Bắc Giang có hệ động thực vật phong phú với nhiều nguồn gen quý hiếm, hiện tỉnh đã thành lập 2 khu bảo tồn rừng nguyên sinh là Khe Rỗ và Tây Yên Tử. Rừng Bắc Giang nằm ở đầu nguồn các hồ chứa nước lớn, có khả năng thu hút khách du lịch như hồ Cấm Sơn, Khuôn Thần, Suối Mỡ... và là đầu nguồn của sông Thương, sông Lục Nam.

2. Công tác bảo tồn, lưu giữ nguồn gen tỉnh Bắc Giang

2.1. Hiện trạng công tác bảo tồn

Trong những năm qua chính quyền và nhân dân đã có nhiều biện pháp trong Bảo tồn đối với những loài cây con có giá trị bị đe dọa tuyệt chủng như bảo tồn trám Hoàng Vân, lạc Đỏ Bắc Giang, Nếp cái hoa vàng, nếp Phì Điền...và một số loại cây dược liệu quý khác tại Khu bảo tồn Tây Yên Tử, UBND các huyện, Trung tâm y tế các huyện... song số lượng chưa được nhiều, bên cạnh đó nhận thức của người dân về bảo tồn các loại động, thực vật quý hiếm còn rất hạn chế, công tác bảo tồn gặp rất nhiều khó khăn về tài chính cũng như sự quan tâm của các cấp các ngành về công tác bảo tồn.

PHẦN II: MỤC TIÊU ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu tổng quát

Thống kê, đánh giá, bảo tồn và khai thác phát triển nguồn gen các giống cây, con đặc sản, đặc hữu thuộc loại quý hiếm hoặc có giá trị kinh tế cao của tỉnh Bắc Giang.

2. Mục tiêu cụ thể

- Thu thập và đánh giá nguồn gen giống cây lương thực, cây thực phẩm đặc sản, cây lâm nghiệp và một số loài cây dược liệu phân bố trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, cùng một số loài động, thực vật đang trong tình trạng nguy cấp và sắp nguy cấp.

- Giai đoạn 2014-2016:

+ Đánh giá nguồn gen và xây dựng mô hình khai thác và xác định các giải pháp kỹ thuật phát triển nguồn gen: giống đỗ tương Cúc Lục Ngạn, giống vải sớm Phúc Hòa, cây Dã hương Tiên Lục, cây trám Hoàng Vân, trám trắng Sơn Động...

+ Thu thập và xây dựng các mô hình lưu giữ và phát triển nguồn gen giống vật nuôi địa phương trong tỉnh: giống gà bản địa Lông cằm; giống lợn Lang Hồng; loài cua Da phân bố trong sông ngòi tự nhiên của tỉnh.

- Giai đoạn 2016-2020:

+ Xây dựng các mô hình bảo tồn và khai thác, phát triển hợp lý các nguồn gen đã đánh giá một số cây ăn quả: cam Bố Hạ, vải Phúc Hòa; cây dược liệu: Sâm Nam núi Rành, Ba kích...; một số cây lâm nghiệp.

+ Đánh giá, xác định các giải pháp kỹ thuật lưu giữ và phát triển nguồn một số cây lương thực, cây thực phẩm như: giống lúa nếp Phì Điền, giống lạc đỏ Bắc Giang, đỗ tương Cúc Lục Ngạn...

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về đa dạng sinh học.

PHẦN III: NỘI DUNG ĐỀ ÁN CẦN GIẢI QUYẾT

1. Nội dung điều tra nguồn gen

- Rà soát, kiểm kê các giống cây trồng, đặc biệt là các giống lúa và cây ăn quả, vật nuôi đặc hữu và có giá trị kinh tế cao làm cơ sở xây dựng mô hình bảo tồn và phát triển bền vững các giống cây trồng, vật nuôi bản địa, nhất là các loài quý hiếm, đặc hữu, có giá trị kinh tế cao.

- Điều tra đánh giá hiện trạng các nguồn gen động thực vật quý hiếm trên địa bàn đối với các loại giống cây trồng, vật nuôi, động thực vật rừng, cây dược liệu....phục vụ cho nghiên cứu, bảo tồn nguồn gen trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Khảo sát nguồn gen theo địa lý, sinh thái, điều tra thu thập nguồn gen hoang hại, điều tra thu thập nguồn gen cây lấy hạt, cây có củ, cây ăn quả, cây lấy gỗ và thu thập vật liệu trồng trọt.

- Xác định ưu tiên thu thập những nguồn gen đang bị đe dọa tuyệt chủng, những nguồn gen quý, đặc hữu của mỗi vùng, thu thập thông tin về tình trạng của nguồn gen và mức độ đe dọa tuyệt chủng của chúng tại địa phương.

- Điều tra cụ thể hiện trên địa bàn tỉnh còn có bao nhiêu vùng còn tồn tại các loài động thực vật quý hiếm trên và xác định những loài nào đã mất, những loài nào còn tồn tại, những loài còn có những các thể trội để lưu giữ nguồn gen.

2. Nội dung bảo tồn lưu giữ nguồn gen

- Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội để đề xuất phương án bảo tồn;

- Xác định các loại cây con thuộc loại hiếm, cực hiếm nằm trong sách đỏ, có nguy cơ bị diệt chủng cần phải bảo tồn gấp, trên cơ sở đó có phương án cụ thể;

- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thực hiện nhiệm vụ bảo tồn gen;

- Phối hợp, lồng ghép với các nhiệm vụ khác trên địa bàn tỉnh và đảm bảo lưu giữ được các nguồn gen;

- Lưu giữ, bảo quản các nguồn gen quý, hiếm hiện có;

- Điều tra, khảo sát và thu thập bổ sung nguồn gen;

- Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để phục tráng các nguồn gen cây trồng;

- Nghiên cứu xây dựng, phát triển các khu vực trồng chuyên canh các loài cây, con quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng hoặc quan trọng phục vụ kinh tế-xã hội, y tế, an ninh, quốc phòng, khoa học và môi trường.

- Đánh giá sơ bộ, đánh giá chi tiết nguồn gen theo các chỉ tiêu sinh học phù hợp với từng đối tượng;

- Tư liệu hóa nguồn gen dưới các hình thức: phiếu điều tra, phiếu mô tả, phiếu đánh giá, tiêu bản, hình vẽ, bản đồ phân bố, ảnh, ấn phẩm thông tin, cơ sở dữ liệu (dưới dạng văn bản hoặc số hóa);

- Bảo tồn an toàn nguồn gen theo đặc điểm sinh học của từng đối tượng (bảo tồn tại chỗ, bảo tồn chuyển chỗ) và đánh giá kết quả bảo tồn;

3. Lựa chọn, xác định các loại cây con cần phải ưu tiên bảo tồn

Xây dựng mô hình bảo tồn và phát triển bền vững các giống cây trồng, vật nuôi bản địa, nhất là các loài quý hiếm, đặc hữu, có giá trị kinh tế cao.

3.1. Bảo tồn tại vị (in-situ)

Hình thức này được áp dụng cho tại tất cả mọi đối tượng cần được bảo tồn, những đối tượng chưa có nguy cơ tuyệt chủng hoặc xâm hại. Nhằm phù hợp với điều kiện môi trường sống tự nhiên của các loài, đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển.

3.2. Bảo tồn chuyển vị (ex-situ, on farm, in-vitro)

Hình thức này được áp dụng đối với những đối tượng có nguy cơ bị đe dọa và tuyệt chủng cao, những loài đặc biệt quý hiếm trong tự nhiên, phục vụ cho mục đích nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu...

- Bảo tồn đơn giản: nhân giống một số loài đặc hữu, quý hiếm để hạn chế nguy cơ tuyệt chủng. Với hình thức bảo tồn chuyển vị này sẽ giúp lưu giữ các giống bản địa của Bắc Giang và hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro do con người hoặc thiên nhiên gây ra.

- Bảo tồn tại các trung tâm, trang trại, trong điều kiện vườn hộ gia đình

3.3. Một số loại cây trồng, vật nuôi cần bảo tồn

(Các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen thực hiện từ năm 2014-2020 tại phụ lục)

CÂY DƯỢC LIỆU DỰ KIẾN CẦN BẢO TỒN TẠI TỈNH BẮC GIANG

STT

Tên cây thuốc

STT

Tên cây thuốc

STT

Tên cây thuốc

1

Cẩu tích

26

Dâu da đất

51

Ngấy hương

2

Cốt toái bổ

27

Nhội

52

Dành dành

3

Thạch vi

28

Bồ cu vẽ

53

Mẫu đơn

4

Dây gắm

29

Vông đồng

54

Ba kích

5

Bạch hạc

30

Thóc lép 3 lá

55

Dạ cẩm

6

Mộc hoa trắng

31

Dây đòn gánh

56

Câu đằng

7

Thừng mực trâu

32

Cây Hoàng kỳ nam

57

Móc mật

8

Vỏ rụt

33

Sâm nam

58

Huyết đằng

9

Đơn châu chấu

34

Bạch chỉ nam

59

Cây chè dung

10

Chân chim núi

35

Hồi núi

60

Vọng cách

11

Hà thủ ô trắng

36

Tai chuột

61

Huyết dụ

12

Cây mặt quỷ

37

Lá ngón

62

Thiên niên kiện

13

Đại bi

38

Mã tiền dây

63

Thiên môn

14

Tô mộc

39

Hà thủ ô đỏ

64

Hoài sơn

15

Dây trứng quốc

40

Đơn co

65

Tỳ giải

16

Dây kim ngân

41

Lá khôi

66

Hoàng tinh

17

Sử quân tử

42

Hoàng đằng

67

Tóc tiên

18

Trầu tiên

43

Vối

68

Ngọc trúc

19

Na rừng

44

Chè vằng

69

Thổ phục linh

20

U chặc chìu

45

Tỏa dương

70

Củ ba mươi

21

Đài hái

46

Trầu không rừng

71

Bảy lá một hoa

22

Đỗ trọng nam

47

Canh châu

72

Chỉ thực

23

Đơn buốt

48

Đào rừng

73

Sa nhân quả to

24

Lọng bàng

49

Mận rừng

74

Mộc thông

25

Nhót rừng

50

Huyết giác

75

Lõi tiền

CÂY LƯƠNG THỰC, CÂY THỰC PHẨM, CÂY ĂN QUẢ, CÂY LẤY GỖ DỰ KIẾN CẦN BẢO TỒN TẠI TỈNH BẮC GIANG

STT

Tên cây/giống

STT

Tên cây/giống

1

Lúa nếp cái Hoa vàng

7

Trám đen

2

Lúa nếp Phì Điền

8

Trám trắng

3

Lạc Đỏ Bắc Giang

9

Một số loài cây lâm nghiệp

4

Đậu tương Bắc Giang

10

Cây hồng Lục Ngạn

5

Đậu cô ve

11

Cây vải Phúc Hòa

6

Một số giống rau ăn lá

12

Cây cam Bố Hạ

VẬT NUÔI DỰ KIẾN CẦN BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN

STT

Tên con giống/ vật nuôi

STT

Tên con giống/vật nuôi

1

Lợn Lang Hồng

3

Một số loài thủy sản, con đặc sản khác

2

Giống cua địa phương: Cua Da

4

Giống gà địa phương: Lông cằm

4. Nội dung đánh giá nguồn gen

- Đánh giá ban đầu đối với các nguồn gen cần phải bảo tồn, xác định tên, loài, mức nguy cấp, hiện trạng...

- Đánh giá chi tiết của từng loại cây, con cần phải bảo tồn về số lượng, tình trạng và phương pháp bảo tồn;

- Đánh giá các đặc điểm di truyền;

5. Tư liệu hóa

- Xây dựng lý lịch giống cho các loại cây con cần phải bảo tồn về: nguồn gốc giống, các đặc tính sinh học, đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các giống đã bảo tồn và lưu giữ;

- Tư liệu hóa qua phim ảnh và toàn bộ số liệu đánh giá nguồn gen trong phần mềm lưu giữ;

- Cung cấp các thông tin về nguồn gen phục vụ công tác lai tạo giống mới có năng suất cao và chất lượng tốt;

- Phiếu điều tra; Phiếu mô tả; Phiếu đánh giá; Tiêu bản; Hình vẽ, bản đồ phân bố; Ảnh, ấn phẩm thông tin, cơ sở dữ liệu (dưới dạng văn bản hoặc số hóa);

PHẦN IV: DỰ KIẾN KẾT QUẢ CỦA ĐỀ ÁN

- Sau khi thực hiện nhiệm vụ quỹ gen đến năm 2020, các nguồn gen được điều tra, khảo sát, thu thập được bảo tồn.

- Các nguồn gen được đánh giá về các chỉ tiêu sinh học, đánh giá về di truyền; nguồn gen được phục tráng, nghiên cứu phát triển và các nguồn gen được tư liệu hóa.

- Các sản phẩm KH&CN về quỹ gen: giống, quy trình kỹ thuật, cơ sở dữ liệu, các tài liệu, báo cáo...

PHẦN V: DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Kinh phí cho hoạt động điều hành và quản lý nhiệm vụ quỹ gen được lấy từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ hàng năm và được giao dự toán về UBND tỉnh.

Dự kiến kinh phí thực hiện Đề án (nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen và nhiệm vụ khác, phát triển nguồn gen) hỗ trợ từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh từ giai đoạn 2014-2020 là: 7.800 triệu đồng, trong đó:

- Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học cho nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen: 4.000 triệu đồng;

- Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học cho nhiệm vụ khai thác và phát triển nguồn gen: 3.800 triệu đồng.

(Nhu cầu kinh phí cho mỗi nhiệm vụ tại các danh mục)

PHẦN VI: DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ BẢO TỒN NGUỒN GEN THỰC HIỆN TỪ NĂM 2014 ĐẾN NĂM 2020

Bao gồm:

- Danh mục các đối tượng nguồn gen;

- Danh mục các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen và các nhiệm vụ khai thác và phát triển nguồn gen (nhiệm vụ khác).

 

ĐỐI TƯỢNG NGUỒN GEN THUỘC ĐỀ ÁN KHUNG CÁC NHIỆM VỤ BẢO TỒN NGUỒN GEN CẤP TỈNH GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2014 ĐẾN NĂM 2020

(Kèm theo Đề án khung các Nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh thực hiện từ năm 2014 đến năm 2020)

TT

Tên nhiệm vụ

Danh mục nguồn gen ưu tiên

Ghi chú

 

DANH MỤC ĐỐI TƯỢNG NGUỒN GEN CẤP TỈNH

 

 

I

Nguồn gen cây nông nghiệp

 

 

1

Bảo tồn nguồn gen giống đỗ tương Cúc Lục Ngạn

Đỗ tương Cúc Lục Ngạn

 

2

Bảo tồn nguồn gen giống lạc đỏ Bắc Giang

Lạc đỏ Bắc Giang

 

3

Bảo tồn và phát triển nguồn gen giống cam Bố Hạ tại huyện Yên Thế

 

 

4

Bảo tồn nguồn gen giống vải sớm Phúc Hòa

Vải Phúc Hòa Tân Yên

 

5

Bảo tồn nguồn gen cây cam Bố Hạ

(Morinda officnalis How)

Cam Bố Hạ

 

6

Bảo tồn nguồn gen giống bưởi Hiệp Hòa

 

 

II

Nguồn gen cây lâm nghiệp

 

 

1

Bảo tồn nguồn gen trám Hoàng Vân (Canarium nigrum Swingle.); trám trắng Sơn Động

Trám Hoàng Vân (Canarium nigrum Swingle.);

 

2

Bảo tồn nguồn gen Dó quả nhăn (Aquilaria rugosa)

 

 

3

Bảo tồn nguồn gen cây Dã hương

Dã hương

 

4

Bảo tồn nguồn gen Dẻ Yên Thế

 

 

III

Nguồn gen cây con dược liệu

 

 

1

Bảo tồn nguồn gen dược liệu giống Sâm nam Núi Dành, Ba kích, Đan sâm

Ba kích

 

IV

Nguồn gen vật nuôi, thủy sản

 

 

1

Bảo tồn nguồn gen giống gà Lông cằm

Gà Lông Cằm

 

2

Bảo tồn nguồn gen giống lợn Lang Hồng

Lợn Lang Hồng

 

3

Nguồn gen thủy sản

 

 

4

Bảo tồn nguồn gen cua Da

Cua Da

 

 

DANH MỤC

CÁC NHIỆM VỤ QUỸ GEN CẤP TỈNH THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2014 ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Đề án khung các Nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh thực hiện từ năm 2014 đến năm 2020)

STT

Tên nhiệm vụ

Tên tổ chức dự kiến chủ trì

Đối tượng và số lượng nguồn gen bảo tồn

Dự kiến kinh phí (NSNN: triệu đồng)

Ghi chú

1

Bảo tồn nguồn gen giống đỗ tương Cúc Lục Ngạn

Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

Đỗ tương Cúc Lục Ngạn: 5 ha tại huyện Lục Ngạn

300

 

2

Bảo tồn nguồn gen giống vải sớm Phúc Hòa

Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Vải Phúc Hòa: 10 ha tại huyện Tân Yên

400

 

3

Bảo tồn nguồn gen giống cam Bố Hạ

TT giống cây ăn quả và cây lâm nghiệp

Cam Bố Hạ: 1 ha tại xã Bố Hạ huyện Yên Thế;

800

 

4

Bảo tồn nguồn gen Dó quả nhăn (Cây Dó bầu - Aquilaria rugosa)

Đại học Lâm nghiệp

Dó quả nhăn: 1 ha và 1000 cây giống tại huyện Sơn Động

500

 

5

Bảo tồn nguồn gen Dẻ Yên Thế

Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Dẻ Yên Thế: 5 ha

500

 

6

Bảo tồn cây Dã hương 1000 năm tuổi tại xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang

Viện hàn lâm KHCN

Dã Hương: 01 cây tại xã Tiên Lục huyện Lạng Giang

500

 

7

Bảo tồn nguồn gen giống Sâm Nam Núi Dành

Viện Dược liệu

Sâm Nam Núi Dành: 3 ha tại khu vực Núi Dành huyện Tân Yên

300

 

8

Bảo tồn và phát triển giống gà Lông Cằm

Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội

Gà Lông Cằm: 500 con tại huyện Lục Ngạn

400

 

9

Bảo tồn nguồn gen giống lợn Lang Hồng

Công ty CP giống và thức ăn chăn nuôi

Lợn Lang Hồng: 100 con tại Công ty CP giống và thức ăn chăn nuôi

300

 

 

DANH MỤC

CÁC NHIỆM VỤ KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN GEN CẤP TỈNH ĐỀ NGHỊ THỰC HIỆN TỪ NĂM 2014 ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Đề án khung các Nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh thực hiện từ năm 2014 đến năm 2020)

STT

Tên nhiệm vụ

Mục tiêu và sản phẩm dự kiến

Dự kiến kinh phí (NSNN) triệu đồng

Đơn vị đề xuất

1

Khai thác và phát triển nguồn gen nếp Phì Điền - Lục Ngạn

Xây dựng quy trình chọn lọc giống, phát triển giống nếp địa phương thành sản phẩm hàng hóa đặc sản vùng

400

Viện Di truyền Nông nghiệp

2

Khai thác và phát triển nguồn gen giống lúa Bao thai Hồng Lục Ngạn

Xây dựng quy trình chọn lọc giống, phát triển giống lúa địa phương thành sản phẩm hàng hóa đặc sản vùng.

400

Đại học Nông nghiệp Hà Nội

3

Khai thác và phát triển nguồn gen giống lạc đỏ Bắc Giang

Xây dựng quy trình chọn lọc giống, phát triển giống lạc đỏ Bắc Giang thành sản phẩm hàng hóa.

500

Viện Di truyền Nông nghiệp

4

Khai thác và phát triển nguồn gen giống Sâm nam Núi Dành

Xây dựng quy trình chọn lọc, nhân giống, tạo vườn giống gốc, trồng mô hình.

300

Viện Dược liệu

5

Khai thác và phát triển nguồn gen Trám Hoàng Vân (Canarium nigrum Swingle.) nhằm nâng cao hiệu quả, phát triển sản xuất hàng hóa quả tươi.

Xây dựng quy trình chọn lọc, nhân giống, tạo vườn giống gốc, trồng mô hình.

800

Đại học Lâm Nghiệp

7

Khai thác và phát triển giống gà Lông cằm tại huyện Lục Ngạn

Thu thập đánh giá nguồn gen cần khai thác và phát triển giống gà Lông Cằm làm cơ sở để xây dựng thương hiệu gà Bắc Giang và phát triển thành các mô hình kinh tế nông hộ.

- Xây dựng quy trình chọn lọc và nhân giống, lưu giữ giống gà địa phương Lông Cằm tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

500

Trung tâm UDTB-KH&CN

8

Khai thác và phát triển nguồn gen giống lợn Lang Hồng

Thu thập đánh giá nguồn gen cần khai thác và phát triển giống lợn Lang Hồng làm cơ sở để xây dựng và phát triển thành các mô hình kinh tế nông hộ.

- Xây dựng quy trình chọn lọc và nhân giống, lưu giữ giống lợn địa phương tại tỉnh Bắc Giang.

500

Đại học Nông nghiệp Hà Nội

9

Khai thác và phát triển nguồn gen Cua Da

Bảo tồn và phát triển nguồn lợi cua Da của địa phương

400

Trung tâm UDTB-KH&CN

PHẦN VII: TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Sở Khoa học và Công nghệ

- Tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn, triển khai thực hiện Đề án;

- Lập kế hoạch triển khai các nội dung của Đề án và kinh phí thực hiện các Nhiệm vụ hàng năm trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt;

- Quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quỹ gen cấp tỉnh theo quy định;

- Báo cáo định kỳ việc thực hiện Đề án về UBND tỉnh và Bộ KH&CN.

2. Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ cân đối ngân sách tỉnh trình UBND tỉnh, HĐND tỉnh để phân bổ kinh phí thực hiện Đề án trong nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học hàng năm.

3. Các cơ quan, đơn vị khác

- Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các tổ chức, cá nhân, các trường đại học, Viện nghiên cứu... trong và ngoài tỉnh phối hợp triển khai thực hiện Đề án.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1331/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án khung Nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen tỉnh Bắc Giang từ 2014-2020

  • Số hiệu: 1331/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 27/08/2013
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang
  • Người ký: Bùi Văn Hạnh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản