Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5529/QĐ-UBND | Nghệ An, ngày 22 tháng 11 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000; Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Luật đa dạng sinh học ngày 28 tháng 11 năm 2008 và Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đa dạng sinh học;
Căn cứ Thông tư số 18/2010/TT-BKHCN ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định việc quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 1174/TTr- SKHCN ngày 11 tháng 11 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án khung các Nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh thực hiện từ năm 2014 đến năm 2020 (có Đề án chi tiết kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký; Giao Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện Đề án.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CÁC NHIỆM VỤ BẢO TỒN NGUỒN GEN CẤP TỈNH THỰC HIỆN TỪ NĂM 2014 ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 3529/QĐ-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An)
1. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ ÁN
Tên đề án: Bảo tồn, lưu giữ các nguồn gen quý, hiếm, đặc hữu, có giá trị của tỉnh Nghệ An phục vụ phát triển các ngành, giai đoạn 2014 đến năm 2020.
Thuộc chương trình: Quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen
Cơ quan quản lý Đề án: UBND tỉnh Nghệ An.
Cơ quan chủ trì Đề án: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN.
Cơ quan chủ quản: Sở Khoa học và Công nghệ.
2. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000 và Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
- Luật Đa dạng sinh học ngày 28 tháng 11 năm 2008 và Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đa dạng sinh học;
- Thông tư số 18/2010/TT-BKHCN ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ khoa học và Công nghệ quy định việc quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen.
PHẦN I: NHU CẦU BẢO TỒN NGUỒN GEN VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ ÁN
1. Tổng quan về các nguồn gen cần bảo tồn:
Trong những năm qua, Nghệ An đã có một số nghiên cứu trong lĩnh vực bảo tồn những loài cây, con đặc sản, những loài có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng như: “Khảo sát đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất giống vịt bầu quỳ tỉnh Nghệ An” của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An, Viện Chăn nuôi Việt Nam, 1997-1999; Điều tra, đánh giá vùng nguyên liệu cây bình vôi và đề xuất công nghệ chiết xuất rotundin từ củ bình vôi làm thuốc an thần gây ngủ ở Nghệ An của Công ty cổ phần dược vật tư y tế Nghệ An, 2002-2003; Điều tra khảo sát dược liệu làm thuốc ở Nghệ An của Sở y tế Nghệ An, 2004-2005; Xây dựng mô hình phục tráng giống xoài Tương Dương của UBND huyện Tương Dương, Viện Rau quả Việt Nam, 2006-2007; Đa dạng thực vật VQG Pù Mát thuộc hợp phần dự án lâm nghiệp xã hội; Dự án “Bảo tồn các giống vật nuôi có vốn gen quí hiếm của Việt nam” trong đó có giống vịt bầu quỳ ở Nghệ An và Dự án Sản xuất thử nghiệm đã nhân giống gà H’mông và Vịt Bầu quỳ ra nhiều nơi tại Hà nội, Nghệ An, Thanh hoá, Hà Tây,.... Tuy nhiên, các nghiên cứu đang ở mức quy mô nhỏ lẻ, việc bảo tồn và khai thác các nguồn gen quý hiếm có giá trị kinh tế - xã hội còn hạn chế, trong khi các nguồn gen này đang bị suy giảm nghiêm trọng về số lượng và thành phần loài:
Về cây trồng nông – lâm nghiệp:
Các nguồn gen quý hiếm đang có nguy cơ mất dần hoặc thoái hóa cần lưu giữ, bảo tồn như: Các giống lúa nếp cẩm, lúa nếp nại, lúa lốc, vừng Nga Chiếng khoai sọ, khoai vạc, khoai từ, khoai lang vàng, cây lạc sen, lạc cúc, cây bưởi hồng Quang Tiến, cây Cam Minh Thành, cây Quýt tắt, Cà chua Tương Dương. Các giống này nếu không được bảo tồn, lưu giữ sẽ mất dần nguồn vật liệu khởi đầu cho công tác chọn tạo giống. Ngoài ra một số đối tượng có giá trị kinh tế cao cần nghiên cứu nhân giống và khai thác như cây cam xã Đoài, Cây Xoài Tương Dương, Cây Lùng, cây Thông Chóc, cây Quế Quỳ, cây Trầm Hương, Chè gay Anh Sơn, Sa mu dầu, Sao Nam Hải...
Về cây dược liệu: Trong 962 loài đã biết có 769 loài mọc tự nhiên và 193 loài cây thuốc trồng hay các loài cây trồng khác có công dụng làm thuốc. Một số loài mọc tự nhiên có trữ lượng khá, có giá trị kinh tế cao như: Đảng sâm, Hoàng Đằng, Thạch hộc, Kê huyết đằng, cẩu tích, Sa nhân, thiên niên kiện, thổ phục linh,....
Một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng như: Lan kim tuyến, Bảy lá một hoa, Gió đất hoa thưa, Mú từu, trà hoa vàng, sâm Puxailaileng (Mới phát hiện, giống sâm ngọc linh ở tây nguyên).
Một số loài có khả năng trồng và xuất khẩu: Báo sâm, Sa nhân, Hoài Sơn.
Về vật nuôi: Một số giống bản địa, quý đang có nguy cơ tuyệt chủng như: Trâu Thanh Chương, Trâu Na Hỷ, bò H’mông, Ngựa H’mông, Dê cỏ Nghệ An, Hươu sao, Lợn Sao Va, Lợn cỏ, Lợn Mẹo (lợn H’mông), gà ác, Vịt cỏ, Vịt Bầu Qùy, Ngỗng cỏ Nghệ An, Ngan Trâu Nghệ An, Bò vàng Nghệ An.
Về thủy sản: Các loài thuỷ sản quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên địa bàn tỉnh Nghệ An cần bảo tồn: Cá Mè Trắng sông Lam, cá Chép sông Lam, cá Sỉnh gai (cá mát), ốc tù và, ốc đụn đực. Một số loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao, quy hiếm: cá chép, cá lăng, cá nheo. Một số loài thủy sản mặn lợ có giá trị kinh tế cao: cá song (mú), Vược, bống bớp.
Về vi sinh vật: Nguồn gen vi sinh vật trong sản xuất một số sản phẩm lên men cổ truyền như Tương Nam Đàn, Rượu cần ở các địa phương miền núi Nghệ An, Nước mắm ở các địa phương miền biển Nghệ An. Người dân địa phương có xu hướng sản xuất bằng công nghệ nên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, thương hiệu của một sản phẩm nổi tiếng đồng thời giống vi sinh vật cũng có thể dễ bị thoái hóa nên cần phải bảo tồn dựa trên tri thức, kinh nghiệm của người dân. Ngoài ra, đông trùng hạ thảo (Cordyceps spp) quý hiếm, có giá trị kinh tế cao cần bảo tồn. Các loài tảo xoắn Spirulina để sản xuất thực phẩm chức năng cao cấp, Các loài vi khuẩn lam có khả năng cố định nitơ phân tử đang bị suy giảm nghiêm trọng cần phải bảo tồn.
2. Tính cấp thiết:
Nghệ An được đánh giá là tỉnh có tính đa dạng sinh học cao, tuy nhiên do tác động của con người số loài và số lượng cá thể của các loài động vật, thực vật đặc sản, quý hiếm bị suy giảm nghiêm trọng, các giống bản địa bị mất dần do sự du nhập của các giống mới hay các động, thực vật ngoại lai. Thực tế các giống bản địa có nhiều ưu điểm hơn hẳn các giống mới như: có phẩm chất tốt, khả năng chống chịu với sâu, bệnh hại, đây chính là nguồn nguyên liệu quý để lai tạo và cải tiến các giống. Như vậy việc khôi phục bảo vệ các hệ sinh thái, sự đa dạng loài và đa dạng di truyền để bảo tồn đa dạng sinh học là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Hiện nay, Nghệ An đã có nhiều nghiên cứu bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ tài nguyên rừng, sự đa dạng loài và đa dạng di truyền để bảo tồn đa dạng sinh học, tìm kiếm các biện pháp ngăn chặn sự diệt vong của các loài đặc sản, quý hiếm. Tuy nhiên, các nghiên cứu đang ở quy mô nhỏ lẻ, trên các đối tượng cụ thể mà chưa có nghiên cứu một cách hệ thống về bảo tồn nguồn gen.
Vì vậy, để thực hiện chủ trương của Bộ Khoa học và Công nghệ về nhiệm vụ quỹ gen đồng thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn trên thì việc xây dựng đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh giai đoạn 2014-2020 là thực sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay góp phần làm căn cứ để xây dựng và lựa chọn các nhiệm vụ quỹ gen cho kế hoạch hàng năm nhằm bảo tồn nguồn gen, phát triển bền vững nguồn tài nguyên đặc sản, quý hiếm của Nghệ An.
1. Mục tiêu tổng quát
Thống kê, đánh giá, bảo tồn và khai thác phát triển nguồn gen các loài cây, con đặc sản, đặc hữu thuộc loại quý hiếm hoặc có giá trị kinh tế cao của tỉnh Nghệ An.
2. Mục tiêu cụ thể
- Thu thập và đánh giá nguồn gen giống cây lương thực, cây thực phẩm đặc sản, cây lâm nghiệp và một số loài cây dược liệu phân bố trên địa bàn tỉnh Nghệ An, cùng một số loài động, thực vật đang trong tình trạng nguy cấp và sắp nguy cấp.
- Giai đoạn 2014-2016:
+ Thu thập và xây dựng các mô hình bảo tồn, lưu giữ các nguồn gen: lúa nếp Cẩm, lúa lốc bèo, vừng Nga Chiếng, cây Thông Chóc, cây Quế quỳ, Gió đất hoa thưa, Mú từn, sâm Puxailaileng, Đảng sâm, Trâu Thanh Chương, trâu Na Hỷ, Cá Mè Trắng, Cá Mát, cá chép Việt, cá Sú vàng, Nấm mốc tương Nam Đàn,….
- Giai đoạn 2016-2020:
+ Xây dựng các mô hình bảo tồn, lưu giữ các nguồn gen: Đào địa phương, Bưởi hồng Quang Tiến, cây Quýt tắt, cây Xoài Tương Dương, Cây Lùng, Sa mu dầu, cây Sao Nam Hải, Khôi (Khôi nhung, khôi tía), Ngũ gia bì gai, Thổ phục linh, Bình vôi đỏ, Trà hoa vàng, Ngựa H’mông, Ngỗng cỏ, Ngan Trâu, Bò vàng Nghệ An, Ốc đụn đực, Ốc tù và,…
+ Đánh giá, xác định các giải pháp kỹ thuật lưu giữ và phát triển một số nguồn gen (các nguồn gen có khả năng phát triển).
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về đa dạng sinh học.
PHẦN III: NỘI DUNG ĐỀ ÁN CẦN GIẢI QUYẾT
1. Nội dung điều tra nguồn gen
- Rà soát, kiểm kê các giống cây trồng, đặc biệt là các giống lúa và cây ăn quả, vật nuôi đặc hữu và có giá trị kinh tế cao làm cơ sở xây dựng mô hình bảo tồn và phát triển bền vững các giống cây trồng, vật nuôi bản địa, nhất là các loài quý hiếm, đặc hữu, có giá trị kinh tế cao.
- Điều tra đánh giá hiện trạng các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, cây dược liệu....phục vụ cho nghiên cứu, bảo tồn nguồn gen trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Khảo sát nguồn gen theo địa lý, sinh thái, điều tra thu thập nguồn gen cây lấy hạt, cây có củ, cây ăn quả, cây lấy gỗ và thu thập vật liệu trồng trọt.
- Xác định ưu tiên thu thập những nguồn gen đang bị đe dọa tuyệt chủng, những nguồn gen quý, đặc hữu của mỗi vùng, thu thập thông tin về tình trạng của nguồn gen và mức độ đe dọa tuyệt chủng của chúng tại địa phương.
- Điều tra cụ thể hiện trên địa bàn tỉnh còn có bao nhiêu vùng còn tồn tại các nguồn gen quý hiếm trên và xác định những loài nào đã mất, những loài nào còn tồn tại, những loài còn có những cá thể trội để lưu giữ nguồn gen.
2. Nội dung bảo tồn lưu giữ nguồn gen
- Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội để đề xuất phương án bảo tồn;
- Xác định các loại cây con thuộc loại hiếm, cực hiếm nằm trong sách đỏ, có nguy cơ bị diệt chủng cần phải bảo tồn gấp, trên cơ sở đó có phương án cụ thể;
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thực hiện nhiệm vụ bảo tồn gen;
- Phối hợp, lồng ghép với các nhiệm vụ khác trên địa bàn tỉnh và đảm bảo lưu giữ được các nguồn gen;
- Lưu giữ, bảo quản các nguồn gen quý, hiếm hiện có;
- Điều tra, khảo sát và thu thập bổ sung nguồn gen;
- Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để phục tráng các nguồn gen cây trồng;
- Nghiên cứu xây dựng, phát triển các khu vực trồng chuyên canh các loài cây, con quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng hoặc quan trọng phục vụ kinh tế-xã hội, y tế, an ninh, quốc phòng, khoa học và môi trường.
- Đánh giá sơ bộ, đánh giá chi tiết nguồn gen theo các chỉ tiêu sinh học phù hợp với từng đối tượng;
- Tư liệu hóa nguồn gen dưới các hình thức: phiếu điều tra, phiếu mô tả, phiếu đánh giá, tiêu bản, hình vẽ, bản đồ phân bố, ảnh, ấn phẩm thông tin, cơ sở dữ liệu (dưới dạng văn bản hoặc số hóa);
- Bảo tồn an toàn nguồn gen theo đặc điểm sinh học của từng đối tượng (bảo tồn tại chỗ, bảo tồn chuyển chỗ) và đánh giá kết quả bảo tồn;
3. Lựa chọn, xác định các loại cây con cần phải ưu tiên bảo tồn
Xây dựng mô hình bảo tồn và phát triển bền vững các giống cây trồng, vật nuôi bản địa, nhất là các loài quý hiếm, đặc hữu, có giá trị kinh tế cao.
3.1. Bảo tồn tại vị (in-situ)
Hình thức này được áp dụng cho tại tất cả mọi đối tượng cần được bảo tồn, những đối tượng chưa có nguy cơ tuyệt chủng hoặc xâm hại. Nhằm phù hợp với điều kiện môi trường sống tự nhiên của các loài, đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển.
3.2. Bảo tồn chuyển vị (ex-situ, on farm, in-vitro)
Hình thức này được áp dụng đối với những đối tượng có nguy cơ bị đe dọa và tuyệt chủng cao, những loài đặc biệt quý hiếm trong tự nhiên, phục vụ cho mục đích nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu...
- Bảo tồn đơn giản: nhân giống một số loài đặc hữu, quý hiếm để hạn chế nguy cơ tuyệt chủng. Với hình thức bảo tồn chuyển vị này sẽ giúp lưu giữ các giống bản địa của Nghệ An và hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro do con người hoặc thiên nhiên gây ra.
Bảo tồn tại các trung tâm, trang trại, trong điều kiện vườn hộ gia đình.
3.3. Một số loại cây trồng, vật nuôi cần bảo tồn
(Các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen thực hiện từ năm 2014-2020 tại phụ lục)
CÂY DƯỢC LIỆU DỰ KIẾN CẦN BẢO TỒN TẠI TỈNH NGHỆ AN
STT | Tên cây thuốc | STT | Tên cây thuốc |
1 | Trà Hoa vàng | 6 | Ngũ gia bì gai, |
2 | Gió đất hoa thưa | 7 | Thổ phục linh |
3 | Mú từn | 8 | Bình vôi đỏ |
4 | Đảng sâm (Phòng đẳng sâm) | 9 | Sâm Puxailaileng |
5 | Khôi (Khôi nhung, khôi tía), |
|
|
CÂY LƯƠNG THỰC, CÂY THỰC PHẨM, CÂY ĂN QUẢ, CÂY LÂM NGHIỆP DỰ KIẾN CẦN BẢO TỒN TẠI TỈNH NGHỆ AN
STT | Tên cây/giống | STT | Tên cây/giống |
1 | Đào địa phương | 7 | Vừng Nga Chiếng |
2 | Bưởi hồng Quang Tiến | 8 | Cây Lùng |
3 | Cây Quýt tắt | 9 | Cây Thông Chóc |
4 | Cây Xoài Tương Dương | 10 | Cây Quế quỳ |
5 | Lúa nếp Cẩm | 11 | Cây Sa mu dầu |
6 | Lúa lốc bèo | 12 | Cây Sao Nam Hải |
VẬT NUÔI DỰ KIẾN CẦN BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN
STT | Tên con giống/ vật nuôi | STT | Tên con giống/vật nuôi |
1 | Trâu Na Hỷ | 4 | Ngựa H'Mông |
2 | Trâu Thanh Chương | 5 | Ngỗng Cỏ |
3 | Bò vàng Nghệ An | 6 | Ngan Trâu |
THỦY SẢN DỰ KIẾN CẦN BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN
STT | Tên con giống | STT | Tên con giống |
1 | Cá Mè Trắng | 4 | Cá Sú Vàng |
2 | Cá Mát | 5 | Ốc Đụn đực |
3 | Cá Chép Việt | 6 | Ốc Tù và |
VI SINH VẬT DỰ KIẾN CẦN BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN
STT | Tên vi sinh vật |
1 | Nấm tương Nam Đàn |
4. Nội dung đánh giá nguồn gen
- Đánh giá ban đầu đối với các nguồn gen cần phải bảo tồn, xác định tên, loài, mức nguy cấp, hiện trạng...
- Đánh giá chi tiết của từng loại cây, con cần phải bảo tồn về số lượng, tình trạng và phương pháp bảo tồn;
- Đánh giá các đặc điểm di truyền;
5. Tư liệu hóa
- Xây dựng lý lịch giống cho các loại cây con cần phải bảo tồn về: nguồn gốc giống, các đặc tính sinh học, đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các giống đã bảo tồn và lưu giữ;
- Cung cấp các thông tin về nguồn gen phục vụ công tác lai tạo giống mới có năng suất cao và chất lượng tốt;
- Phiếu điều tra; Phiếu mô tả; Phiếu đánh giá; Tiêu bản; Hình vẽ, bản đồ phân bố; Ảnh, ấn phẩm thông tin, cơ sở dữ liệu (dưới dạng văn bản hoặc số hóa);
PHẦN IV: DỰ KIẾN KẾT QUẢ CỦA ĐỀ ÁN
- Sau khi thực hiện nhiệm vụ quỹ gen đến năm 2020, các nguồn gen được điều tra, khảo sát, thu thập được bảo tồn.
- Các nguồn gen được đánh giá về các chỉ tiêu sinh học, đánh giá về di truyền; nguồn gen được phục tráng, nghiên cứu phát triển và các nguồn gen được tư liệu hóa.
- Các sản phẩm KH&CN về quỹ gen: giống, quy trình kỹ thuật, cơ sở dữ liệu, các tài liệu, báo cáo...
PHẦN V: DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
- Kinh phí cho hoạt động bảo tồn nguồn gen được lấy từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ hàng năm.
- Dự kiến kinh phí thực hiện Đề án hỗ trợ từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh từ giai đoạn 2014-2020 là: 12.000 triệu đồng.
(Nhu cầu kinh phí cho mỗi nhiệm vụ tại các danh mục)
PHẦN VI: DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ BẢO TỒN NGUỒN GEN THỰC HIỆN TỪ NĂM 2014 ĐẾN NĂM 2020
STT | Tên nhiệm vụ | Tên tổ chức dự kiến chủ trì | Đối tượng và số lượng nguồn gen bảo tồn | Dự kiến kinh phí (NSNN: triệu đồng) | Ghi chú |
1 | Bảo tồn nguồn gen cây lương thực và thực phẩm bản địa có giá trị kinh tế tại tỉnh Nghệ An. | Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN Nghệ An | Lúa nếp Cẩm, lúa lốc bèo, Vừng Nga Chiếng. | 1.000 |
|
2 | Bảo tồn nguồn gen cây ăn quả bản địa có giá trị kinh tế tại tỉnh Nghệ An. | Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN Nghệ An | Đào địa phương, Bưởi hồng Quang Tiến, cây Quýt tắt, cây Xoài Tương Dương | 1.500 |
|
3 | Bảo tồn nguồn gen cây lâm nghiệp quý, hiếm ở tỉnh Nghệ An. | Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN Nghệ An | Cây Lùng, cây Thông Chóc, cây Quế quỳ, Sa mu dầu, cây SaoNam Hải | 2.000 |
|
4 | Bảo tồn nguồn gen một số cây dược liệu quý ở tỉnh Nghệ An. | Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN Nghệ An | Trà hoa vàng, Gió đất hoa thưa, Mú từn, Đảng sâm (Phòng đẳng sâm), Khôi (Khôi nhung, khôi tía), Ngũ gia bì gai, Thổ phục linh, Bình vôi đỏ, sâm Puxailaileng . | 3.000 |
|
5 | Bảo tồn nguồn gen động vật quý hiếm bản địa ở tỉnh Nghệ An. | Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN Nghệ An | Trâu Thanh Chương, Trâu Na Hỷ, Ngựa H’mông, Ngỗng cỏ, Ngan Trâu, Bò vàng Nghệ An. | 2.500 |
|
6 | Bảo tồn một số nguồn gen thủy sản quý, hiếm có giá trị kinh tế cao tại tỉnh NghệAn. | Trung tâm Giống thuỷ sản Nghệ An | Cá Mè Trắng, Cá Mát, cá chép Việt, cá Sú vàng, Ốc đụn đực, Ốc tù và.
| 1.500 |
|
7 | Bảo tồn nguồn gen Nấm mốc tương Nam Đàn có giá trị tại tỉnh Nghệ An. | Đại học Vinh | Nấm mốc tương Nam Đàn | 500 |
|
| Tổng |
|
| 12.000 |
|
PHẦN VII: TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Sở Khoa học và Công nghệ
- Tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn, triển khai thực hiện Đề án;
- Lập kế hoạch triển khai các nội dung của Đề án và kinh phí thực hiện các Nhiệm vụ hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt;
- Quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quỹ gen cấp tỉnh theo quy định;
- Báo cáo định kỳ việc thực hiện Đề án về UBND tỉnh và Bộ KH&CN.
2. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ cân đối ngân sách tỉnh trình UBND tỉnh để phân bổ kinh phí thực hiện Đề án trong nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học hàng năm.
3. Các cơ quan, đơn vị khác
- Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị; các tổ chức, cá nhân, các trường đại học, Viện nghiên cứu... trong và ngoài tỉnh phối hợp triển khai thực hiện Đề án.
- 1Quyết định 1331/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án khung Nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen tỉnh Bắc Giang từ 2014-2020
- 2Quyết định 4764/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt bổ sung 08 nguồn gen các loại cây dược liệu quý, hiếm vào danh mục một số loài cây trồng, vật nuôi cần được bảo tồn thuộc Đề án khung các Nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh thực hiện từ năm 2014 đến năm 2020 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 3Quyết định 1937/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch thực hiện Đề án tăng cường năng lực về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen giai đoạn 2016-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 4Quyết định 1124/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Quyết định 1141/QĐ-TTg về Đề án tăng cường năng lực về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen giai đoạn 2016 - 2025 trên địa bàn tỉnh An Giang
- 5Quyết định 2157/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025
- 6Quyết định 3106/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Khánh Hòa
- 7Quyết định 890/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 8Quyết định 2962/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn gen cấp tỉnh Đồng Nai thực hiện từ năm 2021 đến năm 2025
- 1Luật Khoa học và Công nghệ 2000
- 2Nghị định 81/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoa học và công nghệ
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật đa dạng sinh học 2008
- 5Nghị định 65/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đa dạng sinh học
- 6Thông tư 18/2010/TT-BKHCN quy định việc quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 7Quyết định 1331/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án khung Nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen tỉnh Bắc Giang từ 2014-2020
- 8Quyết định 4764/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt bổ sung 08 nguồn gen các loại cây dược liệu quý, hiếm vào danh mục một số loài cây trồng, vật nuôi cần được bảo tồn thuộc Đề án khung các Nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh thực hiện từ năm 2014 đến năm 2020 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 9Quyết định 1937/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch thực hiện Đề án tăng cường năng lực về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen giai đoạn 2016-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 10Quyết định 1124/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Quyết định 1141/QĐ-TTg về Đề án tăng cường năng lực về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen giai đoạn 2016 - 2025 trên địa bàn tỉnh An Giang
- 11Quyết định 2157/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025
- 12Quyết định 3106/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Khánh Hòa
- 13Quyết định 890/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 14Quyết định 2962/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn gen cấp tỉnh Đồng Nai thực hiện từ năm 2021 đến năm 2025
Quyết định 5529/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án khung Nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh Nghệ An thực hiện từ năm 2014 đến năm 2020
- Số hiệu: 5529/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/11/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Huỳnh Thanh Điền
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra