Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/2012/NQ-HĐND | Sóc Trăng, ngày 07 tháng 12 năm 2012 |
VỀ VIỆC QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH SÓC TRĂNG ĐẾN NĂM 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ 6
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;
Căn cứ Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học".
Sau khi xem xét Tờ trình số 76/TTr-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh đến năm 2020; báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế và ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân và giải trình của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau:
1. Phương hướng, mục tiêu quy hoạch
- Bảo tồn, bảo vệ tất cả các sinh cảnh, các loài quan trọng và đặc thù trong các khu bảo tồn thiên nhiên thuộc phân hạng cấp tỉnh.
- Khai thác, sử dụng hợp lý các hệ sinh thái tự nhiên, phát triển nguồn gen, loài sinh vật và bảo đảm cân bằng sinh thái phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
- Xây dựng, thành lập các khu bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.
- Phục hồi các sinh cảnh bị suy thoái và tái tạo các sinh cảnh mới.
- Tăng cường năng lực quản lý Nhà nước; nâng cao nhận thức trong cộng đồng về bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên sinh học trên địa bàn tỉnh.
- Điều tra, thống kê, đánh giá và xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh; xác định các khu vực nhạy cảm, điểm nóng trọng điểm về bảo tồn đa dạng sinh học nhằm phát triển bền vững đa dạng sinh học.
- Lập và công bố quy hoạch tổng thể các khu bảo tồn đa dạng sinh học; trước hết, ưu tiên xây dựng 03 khu bảo tồn loài - sinh cảnh và dự trữ thiên nhiên trên địa bàn tỉnh, cụ thể:
+ Hệ sinh thái rừng tràm Mỹ Phước trên địa bàn huyện Mũ Tú, tỉnh Sóc Trăng.
+ Hệ sinh thái rừng ngập mặn trên địa bàn huyện Cù Lao Dung và huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.
+ Khu bảo tồn Chùa Dơi cấp tỉnh trên địa bàn thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
- Bảo vệ các loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
- Nâng cấp và quản lý các khu cảnh quan du lịch, vườn chim.
- Giáo dục cộng đồng về bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.
a) Giải pháp về công tác quản lý
- Lập, thẩm định, thông qua quy hoạch khu bảo tồn cấp tỉnh.
- Thành lập Ban quản lý (liên ngành) các khu bảo tồn.
- Ban hành quy định về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn.
- Kiện toàn hệ thống tổ chức, cơ chế, chính sách về bảo tồn đa dạng sinh học ở tỉnh phù hợp với kế hoạch hành động bảo tồn đa dạng sinh học và các chiến lược quốc gia; đồng thời, nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý nhà nước ở cấp tỉnh, huyện và xã về hệ thống cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đa dạng sinh học.
- Xây dựng, ban hành và hoàn thiện cơ chế chính sách, các văn bản liên quan đến lĩnh vực bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học của tỉnh.
- Gắn kết hài hòa giữa quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh Sóc Trăng với các quy hoạch, kế hoạch liên quan khác của tỉnh đến năm 2020. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh với các quy hoạch, kế hoạch liên quan khác của tỉnh đến năm 2020 (trừ quy hoạch quốc phòng, an ninh) thì ưu tiên thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.
b) Giải pháp kỹ thuật
- Tiến hành cắm mốc phân định ranh giới, vị trí khu bảo tồn trên thực địa; phân khu bảo vệ nghiêm ngặt trong khu bảo tồn.
- Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, thu thập nguồn gen, mẫu vật di truyền; theo dõi, tổ chức thu thập thông tin, số liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu và lập báo cáo hiện trạng đa dạng sinh học của khu bảo tồn; có biện pháp phòng, trừ dịch bệnh trong khu bảo tồn.
- Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ để bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật.
c) Giải pháp xã hội
- Xây dựng kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành, địa phương trong tỉnh; đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học; phát huy nguồn tri thức tại địa phương.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Luật Đa dạng sinh học và các văn bản có liên quan nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm, phát huy tính chủ động của người dân vào việc tham gia bảo vệ rừng, bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học của tỉnh.
d) Giải pháp kinh tế: Áp dụng các công cụ kinh tế (thuế và phí khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phí dịch vụ môi trường, quỹ bảo tồn) trong quản lý đa dạng sinh học.
đ) Giải pháp hợp tác
- Tăng cường liên kết, hợp tác nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư với các tỉnh, thành phố cả nước trong lĩnh vực bảo vệ đa dạng sinh học và an toàn sinh học.
- Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế, đa dạng hóa các hình thức hợp tác về bảo tồn đa dạng sinh học, trong đó chú trọng việc trao đổi kinh nghiệm từ các chuyên gia; nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực đào tạo, chuyển giao công nghệ, tư vấn kỹ thuật về đa dạng sinh học.
4. Tổng vốn đầu tư: Dự kiến 66,5 tỷ đồng; được phân kỳ như sau:
a) Giai đoạn 2013 - 2015: 52,7 tỷ đồng (gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn huy động cộng đồng và vốn khác).
b) Giai đoạn 2016 - 2020: 13,8 tỷ đồng (gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn huy động cộng đồng và vốn khác).
5. Các dự án ưu tiên thực hiện trong Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 (Phụ lục đính kèm).
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng khóa VIII, kỳ họp thứ 6 thông qua và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày thông qua.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN TRONG QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH SÓC TRĂNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 28/2012/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng)
Số TT | Tên dự án | Thời gian thực hiện | Kinh phí thực hiện (tỷ đồng) | Nguồn kinh phí | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp |
1 | Dự án thành lập Khu bảo tồn loài - sinh cảnh rừng tràm Mỹ Phước | 2013 - 2016 | 12 | - Ngân sách nhà nước; - Vốn huy động cộng đồng; - Vốn khác. | Sở TN&MT | Sở NN&PTNT, Sở VHTT&DL, Sở KH&ĐT, Sở KH&CN |
2 | Dự án Khu bảo vệ cảnh quan chùa Dơi | 2013 - 2016 | 08 | - Ngân sách nhà nước; - Vốn huy động cộng đồng; - Vốn khác. | Sở VHTT&DL | Sở TN&MT, Sở NN&PTNT, Sở KH&ĐT, Sở KH&CN |
3 | Dự án Nâng cấp và quản lý các khu cảnh quan du lịch, vườn chim | 2013 - 2015 | 03 | - Ngân sách nhà nước; - Vốn huy động cộng đồng; - Vốn khác. | Sở VHTT&DL | Sở NN&PTNT, Sở TN&MT, Sở KH&ĐT, Sở KH&CN |
4 | Dự án Giáo dục cộng đồng về bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học | 2013 - 2015 | 2,5 | - Ngân sách nhà nước; - Vốn huy động cộng đồng; - Vốn khác. | Sở TN&MT | Sở NN&PTNT, Sở VHTT&DL, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
5 | Dự án Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học | 2013 - 2020 | 2,5 | - Ngân sách nhà nước; - Vốn huy động cộng đồng; - Vốn khác. | Sở TN&MT | Sở Nội vụ, Sở GD&ĐT |
6 | Dự án Khu du lịch sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học Cù Lao Dung | 2013 - 2015 | 20 | Kêu gọi đầu tư | Sở VHTT&DL | Sở TN&MT, Sở NN&PTNT, Sở KH&ĐT |
7 | Dự án thành lập Khu dự trữ thiên nhiên rừng ngập mặn Cù Lao Dung | 2014 - 2016 | 15 | - Ngân sách nhà nước; - Vốn huy động cộng đồng; - Vốn khác. | Sở NN&PTNT | Sở TN&MT, Sở VHTT&DL, Sở KH&ĐT, Sở KH&CN |
8 | Dự án Xây dựng vườn ươm cây rừng ở khu rừng tràm Mỹ Phước và lân cận rừng ngập mặn Cù Lao Dung | 2015 - 2020 | 3,5 | - Ngân sách nhà nước; - Vốn huy động cộng đồng; - Vốn khác. | Sở NN&PTNT | Sở TN&MT, Sở KH&ĐT
|
| Tổng cộng | 66,5 |
|
|
|
- 1Nghị quyết 31/2012/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bến Tre giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2025
- 2Nghị quyết 95/2012/NQ-HĐND về Quy hoạch bảo tồn Đa dạng sinh học tỉnh Đồng Tháp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
- 3Nghị quyết 303/NQ-HĐND năm 2013 thông qua Quy hoạch bảo tồn Đa dạng sinh học tỉnh Điện Biên đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
- 4Quyết định 1331/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án khung Nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen tỉnh Bắc Giang từ 2014-2020
- 5Quyết định 423/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn Đa dạng sinh học tỉnh Điện Biên đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
- 1Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 2Quyết định 79/2007/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành.
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật đa dạng sinh học 2008
- 5Nghị định 65/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đa dạng sinh học
- 6Nghị quyết 31/2012/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch Bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Bến Tre giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2025
- 7Nghị quyết 95/2012/NQ-HĐND về Quy hoạch bảo tồn Đa dạng sinh học tỉnh Đồng Tháp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
- 8Nghị quyết 303/NQ-HĐND năm 2013 thông qua Quy hoạch bảo tồn Đa dạng sinh học tỉnh Điện Biên đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
- 9Quyết định 1331/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án khung Nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen tỉnh Bắc Giang từ 2014-2020
- 10Quyết định 423/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn Đa dạng sinh học tỉnh Điện Biên đến năm 2020 định hướng đến năm 2030
Nghị quyết 28/2012/NQ-HĐND về Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020
- Số hiệu: 28/2012/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 07/12/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Sóc Trăng
- Người ký: Mai Khương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra