- 1Luật Thủy sản 2003
- 2Nghị định 163/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm
- 3Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003
- 4Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
- 5Nghị định 01/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 6Nghị định 79/2008/NĐ-CP quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm
- 1Thông tư 33/2015/TT-BNNPTNT Quy định về giám sát vệ sinh, an toàn thực phẩm trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 696/QĐ-BNN-PC năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2015
- 3Quyết định 469/QĐ-BNN-PC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2018
BỘ NÔNG NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 131/2008/QĐ-BNN | Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2008 |
BAN HÀNH QUY CHẾ KIỂM SOÁT VỆ SINH AN TOÀN TRONG THU HOẠCH NHUYỄN THỂ HAI MẢNH VỎ
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 79/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về VSATTP;
Căn cứ Luật Thuỷ sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 20 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm ngày 26 tháng 7 năm 2003 và Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Kiểm soát vệ sinh an toàn trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Quyết định này thay thế Quyết định số 640/1999/QĐ-BTS ngày 22/9/1999 về việc ban hành Quy chế Kiểm soát an toàn vệ sinh trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ và Quyết định số 863/1999/QĐ-BTS ngày 30/11/1999 về việc sửa đổi Quy chế Kiểm soát an toàn vệ sinh trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
KIỂM SOÁT VỆ SINH AN TOÀN TRONG THU HOẠCH NHUYỄN THỂ HAI MẢNH VỎ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 131 /2008/QĐ-BNN ngày 31 /12/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định trình tự, thủ tục triển khai và trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị có liên quan tới Chương trình kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm (sau đây viết tắt là VSATTP) trong thu hoạch và xử lý sau thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ sử dụng làm thực phẩm.
2. Đối tượng áp dụng: Quy chế này áp dụng đối với các cơ sở thu hoạch, làm sạch, nuôi lưu, kinh doanh nguyên liệu, sơ chế, chế biến nhuyễn thể hai mảnh vỏ.
Trong Quy chế này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nhuyễn thể hai mảnh vỏ (Sau đây viết tắt là NT2MV): các loài nhuyễn thể thuộc lớp mang tấm ăn qua lọc.
2. Vùng thu hoạch: là vùng có NT2MV được nuôi, thả hoặc phân bố tự nhiên, được thu hoạch để sử dụng làm thực phẩm.
3. Ngâm nhả tạp chất: là việc xử lý NT2MV từ vùng cho phép thu hoạch bằng phương tiện thích hợp nhằm loại bỏ cát, bùn hoặc nhớt đến mức có thể chấp nhận.
4. Nuôi lưu: là việc đưa NT2MV từ vùng thu hoạch bị ô nhiễm đến vùng thu hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trong thời gian cần thiết dưới sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền.
5. Cơ sở làm sạch: là nơi lưu giữ NT2MV sống (đã bị lây nhiễm vi sinh vật vượt quá giới hạn cho phép) bằng phương tiện thích hợp trong nước biển tự nhiên hoặc nước biển đã được xử lý thích hợp, trong thời gian cần thiết để NT2MV không cần phải xử lý thêm trước khi tiêu thụ trực tiếp (có thể ăn sống).
6. Cơ sở thu hoạch: là tổ chức hoặc cá nhân có hoạt động khai thác NT2MV.
7. Cơ sở kinh doanh nguyên liệu: là tổ chức hoặc cá nhân thu gom, bảo quản và vận chuyển NT2MV sống từ nơi thu hoạch tới nơi tiêu thụ, cơ sở sơ chế, cơ sở chế biến.
8. Cơ sở sơ chế nhuyễn thể hai mảnh vỏ: là nơi diễn ra các hoạt động bóc vỏ, tách bỏ nội tạng (không qua xử lý nhiệt), cấp đông và đóng gói, bảo quản thịt NT2MV trong điều kiện phù hợp để cung cấp làm nguyên liệu cho cơ sở chế biến.
9. Cơ sở chế biến nhuyễn thể hai mảnh vỏ: là nơi diễn ra một hoặc nhiều hoạt động: gia nhiệt, bóc vỏ sau gia nhiệt, xông khói, nấu chín, làm khô, ướp muối, trích ly, ép đùn,… trong điều kiện phù hợp và sau đó sản phẩm được bao gói hoàn chỉnh để đưa ra thị trường tiêu thụ hoặc cung cấp làm nguyên liệu cho cơ sở chế biến khác.
10. Phòng kiểm nghiệm: là các Phòng kiểm nghiệm đáp ứng các yêu cầu về năng lực phân tích chỉ tiêu VSATTP trong NT2MV được chỉ định bởi cơ quan do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.
Điều 3. Căn cứ để kiểm soát VSATTP trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ
1. Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về VSATTP, môi trường, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và các quy định khác có liên quan.
2. Các điều ước quốc tế, các thỏa thuận song phương mà Việt Nam ký kết, các quy định của nước nhập khẩu.
Điều 4. Cơ quan kiểm tra, Cơ quan kiểm soát
1. Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản (bao gồm các đơn vị trực thuộc) là Cơ quan kiểm tra: tổ chức và thực hiện các hoạt động kiểm tra VSATTP vùng thu hoạch NT2MV, quy định chế độ thu hoạch và xử lý sau thu hoạch NT2MV.
2. Các cơ quan địa phương do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ quản lý chất lượng thực phẩm thuỷ sản là Cơ quan Kiểm soát: tổ chức và thực hiện các hoạt động lấy mẫu và kiểm soát thu hoạch NT2MV tại địa phương.
Điều 5. Thiết lập Chương trình kiểm soát
1. Căn cứ đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có vùng thu hoạch NT2MV và tình hình sản xuất NT2MV thực tế tại đó, Cơ quan kiểm tra chủ trì và phối hợp với Cục Nuôi trồng thủy sản và Cơ quan kiểm soát địa phương tổ chức thu thập thông tin, thực hiện khảo sát thiết lập Chương trình theo các bước:
a) Thu thập, xử lý số liệu liên quan đến Chương trình kiểm soát;
b) Khảo sát thực địa vùng thu hoạch NT2MV;
c) Khoanh vùng kiểm soát;
d) Lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu VSATTP, xếp loại sơ bộ vùng thu hoạch căn cứ trên kết quả phân tích chỉ tiêu vi sinh vật (sau đây viết tắt là VSV);
e) Xác định vị trí và số lượng điểm lấy mẫu đại diện;
f) Lập bản đồ vùng thu hoạch NT2MV.
2. Sau quá trình khảo sát, Cơ quan kiểm tra xem xét thiết lập Chương trình kiểm soát tại vùng thu hoạch NT2MV, xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất đưa vùng thu hoạch dự kiến vào Chương trình kiểm soát chính thức nếu vùng thu hoạch đáp ứng được các tiêu chí:
a) Sự cần thiết của Chương trình trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
b) Quy mô vùng kiểm soát (đối tượng, diện tích khai thác, sản lượng);
c) Tính khả thi trong thực hiện Chương trình.
3. Xếp loại lại vùng thu hoạch:
Hàng năm, Cơ quan kiểm tra thực hiện thống kê kết quả phân tích chỉ tiêu VSV làm cơ sở xếp loại lại vùng thu hoạch cho năm sau. Việc xếp loại lại vùng thu hoạch dựa trên kết quả phân tích chỉ tiêu VSV như sau:
a) Vùng thu hoạch được xếp loại A nếu đạt tiêu chí VSV vùng loại A trong 6 tháng liên tiếp trước thời điểm xếp loại. Trường hợp không đạt tiêu chí vùng loại A trong 6 tháng liên tiếp, vùng thu hoạch được xếp loại căn cứ vào kết quả phân tích VSV ở ngưỡng xếp loại kế tiếp;
b) Vùng thu hoạch được xếp loại B nếu đạt tiêu chí VSV vùng loại B trong 6 tháng liên tiếp trước thời điểm xếp loại. Trường hợp không đạt tiêu chí vùng loại B trong 6 tháng liên tiếp, vùng thu hoạch được xếp loại căn cứ vào kết quả phân tích VSV ở ngưỡng xếp loại kế tiếp;
c) Vùng thu hoạch được xếp loại C nếu đạt tiêu chí VSV vùng loại C trong 6 tháng liên tiếp trước thời điểm xếp loại;
d) Trường hợp vùng thu hoạch loại A, B không đạt tiêu chí xếp loại sau thời điểm được xếp loại 2 đợt thu hoạch liên tiếp, Cơ quan kiểm tra xem xét đánh giá và xếp loại lại vùng thu hoạch theo kết quả phân tích chỉ tiêu VSV thực tế ở ngưỡng xếp loại kế tiếp.
Điều 6. Xây dựng kế hoạch kiểm soát VSATTP trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ hàng năm
Vào Quý 4 hàng năm Cơ quan kiểm soát thu hoạch tổ chức khảo sát, thu thập thông tin vùng thu hoạch trong phạm vi quản lý theo các bước:
1. Cập nhật diện tích vùng thu hoạch và đối tượng NT2MV cần kiểm soát.
2. Thu thập, thống kê thông tin cần thiết về vùng thu hoạch NT2MV để điều chỉnh kế hoạch kiểm soát phù hợp với thực tế hàng năm.
3. Căn cứ vào kết quả xếp loại lại vùng thu hoạch của Cơ quan kiểm tra, xây dựng kế hoạch lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu VSATTP vùng thu hoạch NT2MV; dự trù kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước gửi Cơ quan kiểm tra thẩm định để trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.
Điều 7. Triển khai thực hiện Chương trình
1. Lấy mẫu và phân tích mẫu:
a) Căn cứ kế hoạch đã được xây dựng hoặc theo yêu cầu của Cơ quan kiểm tra trong trường hợp cần thiết, Cơ quan kiểm soát thu hoạch tổ chức lấy mẫu và gửi mẫu đến Cơ quan kiểm tra không quá 01 ngày kể từ khi lấy mẫu. Không quá 01 ngày kể từ khi nhận mẫu, Cơ quan kiểm tra phải gửi mẫu cho Phòng Kiểm nghiệm được chỉ định;
b) Không quá 07 ngày đối với các chỉ tiêu VSV và không quá 03 ngày đối với các chỉ tiêu VSATTP khác (tảo độc, độc tố sinh học biển, kim loại nặng, thuốc trừ sâu, hydrocacbon dầu hỏa …) kể từ khi nhận mẫu, Phòng Kiểm nghiệm phải thực hiện phân tích và cung cấp kết quả cho Cơ quan kiểm tra;
c) Trình tự thủ tục lấy mẫu, bảo quản, giao nhận, phân tích mẫu được thực hiện thống nhất theo hướng dẫn của Cơ quan kiểm tra.
2. Thông báo chế độ thu hoạch và xử lý sau thu hoạch:
a) Không quá 01 ngày làm việc kể từ khi đã có đủ kết quả phân tích, Cơ quan kiểm tra phải gửi Thông báo chế độ thu hoạch và xử lý sau thu hoạch đối với NT2MV cho Cơ quan kiểm soát thu hoạch và các đơn vị có liên quan;
b) Sau khi nhận Thông báo chế độ thu hoạch và xử lý sau thu hoạch đối với NT2MV từ Cơ quan kiểm tra, Cơ quan kiểm soát thu hoạch thông báo ngay bằng phương tiện phù hợp (Fax, e.mail, điện thoại, truyền thanh, truyền hình,…) đến các đối tượng có liên quan và tổ chức giám sát tại vùng thu hoạch.
3. Tổ chức kiểm soát thu hoạch:
Căn cứ Thông báo chế độ thu hoạch và xử lý sau thu hoạch, Cơ quan kiểm soát thu hoạch thực hiện:
a) Tổ chức giám sát hoạt động thu hoạch NT2MV trong vùng được phép thu hoạch;
b) Cấp Giấy chứng nhận xuất xứ NT2MV (theo phụ lục 3) cho từng lô nguyên liệu. Giấy chứng nhận xuất xứ NT2MV được lập thành hai bản (một bản chính, một bản lưu), bản chính cấp cho cơ sở thu hoạch và bản lưu được lưu tại Cơ quan kiểm soát thu hoạch. Thực hiện đánh số Giấy chứng nhận xuất xứ theo quy định tại Phụ lục 4 đính kèm Quy chế này;
c) Trường hợp không có điều kiện cấp Giấy Chứng nhận xuất xứ NT2MV tại vùng thu hoạch, cấp Phiếu giám sát thu hoạch NT2MV (theo phụ lục 2) để làm căn cứ cấp Giấy Chứng nhận xuất xứ. Bản chính Phiếu giám sát thu hoạch NT2MV có giá trị thay thế tạm thời Giấy Chứng nhận xuất xứ NT2MV trong quá trình vận chuyển nguyên liệu đến nơi xử lý, chế biến. Không quá ba ngày làm việc kể từ khi thu hoạch, đại diện cơ sở thu hoạch phải đem bản chính Phiếu giám sát thu hoạch NT2MV đến Cơ quan kiểm soát thu hoạch để được cấp Giấy Chứng nhận xuất xứ NT2MV chính thức;
d) Tổ chức ngăn chặn việc thu hoạch NT2MV từ vùng bị đình chỉ, cấm thu hoạch và việc vận chuyển NT2MV từ vùng chưa được kiểm soát sang vùng đã được kiểm soát.
4. Cảnh báo thu hoạch:
Trường hợp kết quả phân tích cho thấy có chỉ tiêu VSATTP vượt quá giới hạn cho phép, Phòng kiểm nghiệm gửi ngay kết quả phân tích đến Cơ quan kiểm tra, Cơ quan kiểm tra gửi khẩn văn bản cảnh báo yêu cầu xử lý đến Cơ quan kiểm soát thu hoạch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của địa phương có vùng thu hoạch theo nội dung quy định tại Điều 8 Quy chế này.
XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP CẢNH BÁO TRONG THU HOẠCH NHUYỄN THỂ HAI MẢNH VỎ
1. Trường hợp mật độ tảo độc vượt quá giới hạn cảnh báo nhưng hàm lượng độc tố sinh học dưới giới hạn cho phép, Cơ quan kiểm tra gửi Thông báo chế độ thu hoạch và xử lý sau thu hoạch và văn bản yêu cầu Cơ quan kiểm soát thu hoạch:
a) Cho phép thu hoạch;
b) Tăng tần suất lấy mẫu giám sát tảo độc từ 1 đến 3 ngày/lần và tăng số điểm lấy mẫu gấp đôi để theo dõi xu hướng biến động của tảo độc. Thời gian giám sát tăng cường tùy thuộc vào đặc điểm sinh trưởng của từng loài tảo độc;
c) Tăng tần suất lấy mẫu giám sát độc tố từ 1 đến 3 ngày/lần và tăng số điểm lấy mẫu gấp đôi;
d) Lấy mẫu phân tích độc tố sinh học đối với sản phẩm từ nguyên liệu trong đợt thu hoạch kế trước và đợt thu hoạch hiện hành. Nếu hàm lượng độc tố sinh học vượt quá giới hạn cho phép sẽ đình chỉ việc xuất xưởng.
2. Không phụ thuộc vào mật độ tảo độc, kết quả phân tích độc tố sinh học cho kết quả vượt quá giới hạn cho phép, Cơ quan kiểm tra gửi Thông báo chế độ thu hoạch và xử lý sau thu hoạch và văn bản yêu cầu Cơ quan kiểm soát thu hoạch:
a) Đình chỉ thu hoạch;
b) Tăng cường số điểm lấy mẫu và số lượng mẫu gấp đôi để giám sát biến động của tảo độc và độc tố sinh học;
c) Kiểm tra độc tố sinh học đối với sản phẩm từ nguyên liệu trong đợt thu hoạch kế trước cho tới thời điểm ra thông báo đình chỉ thu hoạch. Nếu phát hiện có độc tố sinh học vượt quá giới hạn cho phép sẽ đình chỉ việc xuất xưởng.
1. Trường hợp dư lượng thuốc trừ sâu, kim loại nặng, hydrocacbon dầu hỏa trong NT2MV vượt quá giới hạn cho phép theo quy định của Việt Nam và các thị trường nhập khẩu:
a) Đình chỉ việc thu hoạch, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định chính thức đóng cửa vùng thu hoạch;
b) Tăng cường số điểm lấy mẫu và số lượng mẫu gấp đôi để giám sát biến động của các chỉ tiêu vượt quá giới hạn cho phép;
c) Kiểm tra chỉ tiêu bị phát hiện vượt quá giới hạn cho phép đối với sản phẩm từ nguyên liệu trong đợt thu hoạch kế trước cho tới thời điểm ra thông báo đình chỉ thu hoạch. Nếu phát hiện có dư lượng vượt quá giới hạn cho phép sẽ đình chỉ việc xuất xưởng.
2. Trường hợp dư lượng thuốc trừ sâu, kim loại nặng, hydrocacbon dầu hoả trong NT2MV vượt quá giới hạn cho phép theo quy định của Việt Nam nhưng chưa vượt quá mức cho phép của các nước nhập khẩu khác, Cơ quan kiểm tra tham mưu cho Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ vào tình hình thực tế để có quyết định xử lý phù hợp.
Điều 10. Bãi bỏ chế độ cảnh báo
Chế độ cảnh báo chỉ được bãi bỏ khi kết quả phân tích các chỉ tiêu VSATTP nằm trong giới hạn cho phép sau hai lần kiểm tra tăng cường liên tiếp.
Điều 11. Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Cơ quan kiểm tra)
1. Tổ chức xây dựng và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành các quy định có liên quan đến kiểm soát VSATTP NT2MV, tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định giới hạn các chỉ tiêu VSATTP trong thu hoạch NT2MV theo từng thời kỳ.
2. Căn cứ vào tình hình thực tế; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức khảo sát vùng thu hoạch để xây dựng và sửa đổi Chương trình kiểm soát VSATTP trong thu hoạch NT2MV cho phù hợp với thực tế của từng giai đoạn và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.
3. Theo Chương trình kiểm soát VSATTP trong thu hoạch NT2MV đã được phê duyệt, triển khai kế hoạch lấy mẫu đến các Cơ quan Kiếm soát thu hoạch NT2MV.
4. Căn cứ kết quả phân tích các chỉ tiêu VSATTP để xếp loại vùng thu hoạch, quy định chế độ thu hoạch và xử lý sau thu hoạch và gửi Giấy Thông báo chế độ thu hoạch và xử lý sau thu hoạch (theo phụ lục 1) tới các Cơ quan kiểm soát thu hoạch, các cơ sở chế biến NT2MV. Giấy thông báo phải được đánh số thứ tự liên tục theo quy định tại Phụ lục 4 đính kèm Quy chế này.
5. Chủ trì tổ chức các lớp tập huấn về kiểm soát VSATTP trong thu hoạch NT2MV, hướng dẫn thi hành các quy định để có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ từ Trung ương tới địa phương.
6. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nêu tại Điều 12 của Quy chế này, xây dựng và ban hành thống nhất Sổ tay hướng dẫn thực hiện Chương trình kiểm soát VSATTP trong thu hoạch NT2MV.
7. Hàng năm công bố danh sách các Phòng Kiểm nghiệm được chỉ định, thống nhất phương pháp phân tích chỉ tiêu VSATTP NT2MV.
8. Định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả thực hiện Chương trình kiểm soát VSATTP trong thu hoạch NT2MV.
9. Hàng năm tổng hợp kế hoạch và dự trù kinh phí thực hiện Chương trình từ nguồn ngân sách Nhà nước trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.
Quản lý, sử dụng và phân bổ kinh phí cho các cơ quan có liên quan để thực hiện Chương trình theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
Yêu cầu Cơ quan kiểm soát thu hoạch thực hiện đầy đủ và kịp thời chế độ thu hoạch và báo cáo số liệu kiểm soát thu hoạch NT2MV.
12. Định kỳ hàng năm và khi cần thiết thực hiện thẩm tra hoạt động lấy mẫu và kiểm soát thu hoạch của Cơ quan kiểm soát thu hoạch.
Điều 12. Cục nuôi trồng thủy sản
1. Phối hợp với Cơ quan kiểm tra thực hiện khảo sát vùng thu hoạch để thiết lập Chương trình kiểm soát NT2MV.
2. Cung cấp số liệu liên quan đến môi trường vùng thu hoạch NT2MV cho Cơ quan kiểm tra phục vụ thiết lập và thực hiện Chương trình kiểm soát VSATTP trong thu hoạch NT2MV.
3. Phối hợp với Cơ quan kiểm tra trong việc giám sát, kiểm tra, đánh giá điều kiện, chất lượng môi trường ở vùng/cơ sở nuôi NT2MV.
Điều 13. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Hàng năm, căn cứ vào tình hình biến động nguồn lợi NT2MV thực tế tại địa phương, đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều chỉnh quy mô kiểm soát các vùng thu hoạch NT2MV vào Chương trình kiểm soát cho năm sau.
2. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 6 tháng/lần và đột xuất theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các hoạt động kiểm soát VSATTP trong thu hoạch NT2MV thuộc phạm vi quản lý.
3. Kiểm tra việc chấp hành Quy chế này của Cơ quan kiểm soát thu hoạch.
4. Chỉ đạo Cơ quan kiểm soát thu hoạch tổ chức và triển khai thực hiện Quy chế này tới các cơ sở thu hoạch, làm sạch, nuôi lưu, kinh doanh nguyên liệu, sơ chế NT2MV.
5. Khi nhận được thông báo đình chỉ thu hoạch của Cơ quan kiểm tra, chỉ đạo các cơ quan trực thuộc phối hợp với Cơ quan Kiểm soát thu hoạch tổ chức kiểm soát chặt chẽ không cho khai thác NT2MV từ vùng bị cấm thu hoạch cho tới khi nhận được thông báo cho phép thu hoạch trở lại.
Điều 14. Cơ quan kiểm soát thu hoạch
1. Hàng năm chủ trì tổ chức thực hiện khảo sát, thu thập thông tin vùng thu hoạch trong phạm vi quản lý để xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí thực hiện lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu VSATTP vùng thu hoạch NT2MV trong phạm vi quản lý.
2. Thực hiện việc lấy mẫu nước, mẫu NT2MV theo kế hoạch đã được phê duyệt hoặc trong trường hợp cần thiết theo thông báo của Cơ quan kiểm tra; gửi mẫu cho Cơ quan kiểm tra.
3. Thông báo quy định về chế độ thu hoạch và xử lý sau thu hoạch của Cơ quan kiểm tra tới cơ sở thu hoạch, làm sạch, nuôi lưu, sơ chế, kinh doanh NT2MV tại địa phương.
4. Hướng dẫn và giám sát việc thực hiện chế độ thu hoạch đối với từng vùng thu hoạch nằm trong Chương trình kiểm soát, cấp Giấy chứng nhận xuất xứ NT2MV thu hoạch.
5. Khi nhận được thông báo đình chỉ thu hoạch của Cơ quan kiểm tra, phối hợp ngay với các cơ quan chức năng địa phương kiểm soát chặt chẽ không cho khai thác NT2MV từ vùng bị cấm thu hoạch cho tới khi nhận được thông báo cho phép thu hoạch lại.
6. Thống kê và lưu trữ số liệu thu hoạch NT2MV của từng vùng thu hoạch, lưu trữ hồ sơ kiểm soát thu hoạch (Giấy chứng nhận xuất xứ NT2MV, các thông báo chế độ thu hoạch và xử lý sau thu hoạch).
7. Phối hợp với Cơ quan kiểm tra tổ chức các lớp tập huấn về VSATTP trong thu hoạch NT2MV, hướng dẫn quy trình và các quy định trong quá trình thực hiện.
8. Chế độ báo cáo:
a) Định kỳ hàng tháng báo cáo Cơ quan kiểm tra kết quả hoạt động kiểm soát thu hoạch của địa phương;
b) Định kỳ 6 tháng báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả hoạt động kiểm soát thu hoạch của địa phương;
c) Hàng năm báo cáo Cơ quan kiểm tra tổng kết thực hiện Chương trình (hoạt động kiểm soát thu hoạch và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ NT2MV; diện tích, sản lượng, đối tượng, thu hoạch).
9. Chủ trì phối hợp với cơ quan hữu quan ở địa phương kiểm tra việc thực hiện những quy định về chế độ thu hoạch cho từng vùng thu hoạch.
Yêu cầu các đối tượng liên quan tuân thủ chế độ lấy mẫu kiểm tra VSATTP NT2MV.
11. Được thu các khoản phí giám sát thu hoạch, lệ phí cấp Giấy chứng nhận xuất xứ NT2MV theo các quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
Điều 15. Các Phòng Kiểm nghiệm
1. Tuân thủ đúng quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với các Phòng Kiểm nghiệm được chỉ định.
2. Đảm bảo kết quả kiểm nghiệm chính xác, khách quan; thông báo kết quả đúng hạn; chịu trách nhiệm về kết quả phân tích do Phòng Kiểm nghiệm thực hiện.
3. Chỉ cung cấp kết quả phân tích các chỉ tiêu VSATTP NT2MV cho Cơ quan kiểm tra.
Điều 16. Cơ sở thu hoạch NT2MV
1. Chấp hành chế độ lấy mẫu do Cơ quan kiểm soát thu hoạch thực hiện.
2. Chấp hành đúng chế độ thu hoạch do Cơ quan kiểm tra quy định; cung cấp bản chính Phiếu giám sát thu hoạch khi đề nghị Cơ quan kiểm soát thu hoạch cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho từng lô nguyên liệu NT2MV.
3. Giao bản chính Giấy Chứng nhận xuất xứ (hoặc bản chính Phiếu giám sát thu hoạch) NT2MV đã được cấp kèm theo từng lô NT2MV nguyên liệu cho khách hàng.
4. Nộp phí giám sát thu hoạch, lệ phí cấp Giấy Chứng nhận xuất xứ NT2MV cho Cơ quan kiểm soát thu hoạch theo các quy định hiện hành.
5. Được cấp Giấy Chứng nhận xuất xứ NT2MV/Phiếu giám sát thu hoạch NT2MV cho từng lô nguyên liệu thu hoạch.
6. Được tham gia các khóa đào tạo, tập huấn liên quan đến Chương trình kiểm soát VSATTP NT2MV do Cơ quan kiểm tra, Cơ quan kiểm soát và các đơn vị liên quan tổ chức.
Điều 17. Cơ sở nuôi lưu nhuyễn thể hai mảnh vỏ
1. Chỉ nuôi lưu NT2MV ở vùng nước được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận.
2. Duy trì chế độ nuôi lưu theo quy định của Cơ quan kiểm tra.
3. Chỉ thu hoạch NT2MV sau nuôi lưu khi Cơ quan kiểm tra chứng nhận đã đảm bảo VSATTP.
4. Giao bản chính Giấy chứng nhận xuất xứ NT2MV đã được cấp kèm theo lô nguyên liệu cho khách hàng.
5. Lưu trữ đầy đủ hồ sơ liên quan.
6. Nộp phí giám sát thu hoạch, lệ phí cấp giấy chứng nhận xuất xứ NT2MV cho Cơ quan kiểm soát thu hoạch theo các quy định hiện hành.
7. Được tham gia các khóa đào tạo, tập huấn liên quan đến Chương trình kiểm soát VSATTP NT2MV do Cơ quan kiểm tra, Cơ quan kiểm soát và các đơn vị liên quan tổ chức.
1. Phải chấp hành đúng chế độ xử lý NT2MV sau thu hoạch theo quy định của Cơ quan kiểm tra.
2. Chỉ tiêu thụ NT2MV sau làm sạch khi Cơ quan có thẩm quyền xác nhận đã đảm bảo VSATTP.
3. Giao bản chính Giấy chứng nhận xuất xứ đã được cấp, Giấy xác nhận làm sạch NT2MV kèm theo lô nguyên liệu cho khách hàng.
4. Duy trì điều kiện đảm bảo VSATTP trong làm sạch và lưu trữ đầy đủ hồ sơ liên quan.
5. Được tham gia các khóa đào tạo, tập huấn liên quan đến Chương trình kiểm soát VSATTP NT2MV do Cơ quan kiểm tra, Cơ quan kiểm soát và các đơn vị liên quan tổ chức.
Điều 19. Cơ sở kinh doanh nguyên liệu
1. Chấp hành đúng các quy định về thu gom, bảo quản, vận chuyển nguyên liệu NT2MV của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Giao bản chính Giấy chứng nhận NT2MV đã được cấp và các hồ sơ liên quan kèm theo lô nguyên liệu cho khách hàng.
3. Được tham gia các khóa đào tạo, tập huấn liên quan đến Chương trình kiểm soát VSATTP NT2MV do Cơ quan kiểm tra, Cơ quan kiểm soát và các đơn vị liên quan tổ chức.
Điều 20. Cơ sở sơ chế nhuyễn thể hai mảnh vỏ
1. Không được sử dụng NT2MV khai thác từ vùng bị đình chỉ thu hoạch làm nguyên liệu sơ chế.
2. Giao bản chính Giấy chứng nhận xuất xứ NT2MV nguyên liệu đã được cấp và các giấy tờ có liên quan kèm theo lô NT2MV cho cơ sở chế biến.
3. Chấp hành đúng các quy định về điều kiện đảm bảo VSATTP trong xử lý thuỷ sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và lưu trữ đầy đủ hồ sơ liên quan.
4. Được tham gia các khóa đào tạo, tập huấn liên quan đến Chương trình kiểm soát VSATTP NT2MV do Cơ quan kiểm tra, Cơ quan kiểm soát và các đơn vị liên quan tổ chức.
Điều 21. Cơ sở chế biến nhuyễn thể hai mảnh vỏ
1. Không sử dụng NT2MV khai thác từ vùng bị đình chỉ thu hoạch làm nguyên liệu chế biến.
2. Gửi kèm bản chính Giấy chứng nhận xuất xứ NT2MV nguyên liệu đã được cấp với hồ sơ đề nghị cấp Chứng thư vệ sinh cho lô hàng thành phẩm tới Cơ quan kiểm tra chất lượng trước khi xuất ra thị trường tiêu thụ.
3. Chấp hành đúng các quy định về điều kiện đảm bảo VSATTP trong chế biến thuỷ sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và lưu trữ đầy đủ hồ sơ liên quan.
4. Được tham gia các khóa đào tạo, tập huấn liên quan đến Chương trình kiểm soát VSATTP NT2MV do Cơ quan kiểm tra, Cơ quan kiểm soát và các đơn vị liên quan tổ chức.
Mọi tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm Quy chế này theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.
Việc xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm Quy chế này tuỳ theo tính chất và mức độ của hành vi có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật định.
Điều 24. Sửa đổi, bổ sung quy chế
Mọi sửa đổi, bổ sung nội dung Quy chế này do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét và quyết định bằng văn bản./.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 131 /2008/QĐ-BNN ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
THÔNG BÁO CHẾ ĐỘ THU HOẠCH VÀ XỬ LÝ SAU THU HOẠCH
HARVESTING STATUS AND POST-HARVEST TREATMENT
Số/N0: XX/YYYY-ZZz
Cơ quan kiểm tra nhuyễn thể hai mảnh vỏ/ Bivalve Molluscs Hygiene and Safety Inspection Agency: …………………………………………………………………….………………
…………………………………………………………………………………….
Địa chỉ/Address: …..…………………………………………………………….
…………………….……………………………………………………………...
Căn cứ kết quả phân tích các chỉ tiêu VSATTP đợt …..… năm ……….../ According to Hygiene and Safety parameter testing result for ……... sampling of ………….
THÔNG BÁO/ HEREBY ANNOUNCES
Yêu cầu Cơ quan kiểm soát thu hoạch ……………………………, cơ sở thu hoạch, làm sạch, nuôi lưu và chế biến nhuyễn thể hai mảnh vỏ thực thi chế độ kiểm soát và xử lý sau thu hoạch*/ The Harvesting Control Agency of ……………………………., Bivalve molluscs Harvesting, Depuration, Relaying and processing Establishment are required to implement the following harvesting status and post - harvest treatment: …………………………………………………..………
…………………………………………………………………………………………………
đối với bãi thu hoạch/ for the harvesting site: ……………………………………………
Loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ/ species: .......................................................................
từ/from: …………………….. đến/to …………………………...
| Ngày/Date: ……………………… |
* Ghi rõ chế độ thu hoạch và xử lý sau thu hoạch/ Descript clearly harvesting status and post-harvest treatment:
- Cấm thu hoạch/Closed;
- Thu hoạch đưa thẳng vào tiêu thụ/Open for harvesting for direct consumption;
- Được phép thu hoạch nhưng phải làm sạch (nuôi lưu) và/hoặc xử lý nhiệt trước khi tiêu thụ/ Open for harvesting but purfication (relaying) and/or heat treatment is required before consumption.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 131 /2008/QĐ-BNN ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TÊN CƠ QUAN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU GIÁM SÁT THU HOẠCH NHUYỄN THỂ HAI MẢNH VỎ
NOTE FOR MONITORING OF HARVESTED BIVALVE MOLLUSCS
Số/ No……….
1. Cơ sở thu hoạch/Harvester
2. Địa chỉ/ Address
3. Ngày thu hoạch/ Date of harvesting
4. Nơi thu hoạch/ Harvesting area được xếp loại/ classified in category………
5. Loài nhuyễn thể/ Species
6. Khối lượng/ Quantity (kgs)
7. Cơ sở tiếp nhận/ Recipient
8. Có giá trị đến ngày/Valid until:………………………………………………………………
Ngày/ Date……………..
Tên và chữ ký của người thu hoạch/ | Tên và chữ ký của cán bộ giám sát/ |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 131 /2008/QĐ-BNN ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ NHUYỄN THỂ HAI MẢNH VỎ
CERTIFICATE OF ORIGIN OF BIVALVE MOLLUSCS
Số/ No XX/YYYY-ZZz
Cơ quan kiểm soát thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ/ Bivalve Molluscs Harvesting Control Agency
Địa chỉ/ Address
Căn cứ thông báo số………. ngày………………… của cơ quan kiểm tra vệ sinh an toàn/ According to the announcement No……….… dated………………..of Hygiene and Safety Inspection Agency.
CHỨNG NHẬN/ HEREBY CERTIFIES
Cơ sở thu hoạch/ Name of harvester
Địa chỉ/ Address
Ngày thu hoạch/Date of harvesting………….Loài nhuyễn thể/Species
Nơi thu hoạch/Harvesting area……………. được xếp loại/ classified in category
Khối lượng/ Quantity (kgs) ……………. Cơ sở tiếp nhận/ Recipient
Lô nguyên liệu trên* / The lot of the above mentioned raw material *
| Ngày / Date…………… |
* Ghi rõ yêu cầu xử lý sau thu hoạch (được đưa thẳng vào tiêu thụ hay phải qua làm sạch hoặc nuôi lưu trước khi tiêu thụ)/
* Descript clearly post-harvest treatment regime (for direct consumption or requiring purification/ relaying before consumption).
(Ban hành kèm theo Quyết định số 131 /2008/QĐ-BNN ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
QUY ĐỊNH VIỆC ĐÁNH SỐ THÔNG BÁO THU HOẠCH VÀ GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ NGUYỄN THỂ 2 MẢNH VỎ
Stt | Loại giấy | Đánh số | Ghi chú |
1 | Thông báo chế độ thu hoạch và xử lý sau thu hoạch | XX/YYYY-ZZz | - XX: Nhóm 2 chữ số Ả Rập chỉ số thứ tự đợt thu hoạch trong năm. - YYYY: Nhóm 4 chữ số Ả Rập chỉ năm ra thông báo thu hoạch. - ZZz: Nhóm 2 hoặc 3 chữ cái ký hiệu mã vùng thu hoạch |
2 | Giấy chứng nhận xuất xứ nhuyễn thể 2 nảnh vỏ | XXX/YYYY-ZZz | - XXX: Nhóm 3 chữ số Ả Rập chỉ số thứ tự giấy chứng nhận xuất xứ đã được cấp trong năm. - YYYY: Nhóm 4 chữ số Ả Rập chỉ năm cấp giấy chứng nhận xuất xứ. - ZZz: Nhóm 2 hoặc 3 chữ cái ký hiệu mã vùng thu hoạch |
- 1Quyết định 863/1999/QĐ-BTS sửa đổi Quy chế kiểm soát an toàn vệ sinh trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ do Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành
- 2Quyết định 3593/QĐ-BNN-PC năm 2009 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật tính đến ngày 30 tháng 09 năm 2009 hết hiệu lực thi hành do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Thông tư 33/2015/TT-BNNPTNT Quy định về giám sát vệ sinh, an toàn thực phẩm trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 696/QĐ-BNN-PC năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2015
- 5Quyết định 469/QĐ-BNN-PC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2018
- 1Quyết định 863/1999/QĐ-BTS sửa đổi Quy chế kiểm soát an toàn vệ sinh trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ do Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành
- 2Quyết định 3593/QĐ-BNN-PC năm 2009 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật tính đến ngày 30 tháng 09 năm 2009 hết hiệu lực thi hành do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Thông tư 23/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bãi bỏ quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý chất lượng thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành
- 4Thông tư 33/2015/TT-BNNPTNT Quy định về giám sát vệ sinh, an toàn thực phẩm trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 696/QĐ-BNN-PC năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2015
- 6Quyết định 469/QĐ-BNN-PC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2018
- 1Luật Khiếu nại, tố cáo 1998
- 2Luật Thủy sản 2003
- 3Nghị định 163/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm
- 4Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003
- 5Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
- 6Nghị định 01/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 7Nghị định 79/2008/NĐ-CP quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm
Quyết định 131/2008/QĐ-BNN về Quy chế Kiểm soát vệ sinh an toàn trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 131/2008/QĐ-BNN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/12/2008
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Lương Lê Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 75 đến số 76
- Ngày hiệu lực: 08/02/2009
- Ngày hết hiệu lực: 10/12/2015
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực