Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
PHỦ THỦ TƯỚNG | VIỆT |
Số: 130-TTg | Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 1957 |
I. - Nước ta hiện nay đang khôi phục và phát triển nền kinh tế quốc dân ở miền Bắc. Địa vị của nền kinh tế quốc doanh trong nền kinh tế quốc dân ngày càng quan trọng. Việc tiếp tục tăng cường và phát triển kinh tế quốc doanh sau này không những là điều kiện vật chất để khôi phục và phát triển thêm nền kinh tế quốc dân, mà còn là sự đảm bảo quan trọng để củng cố chế độ dân chủ nhân dân, tăng cường lực lượng quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.
Trong hai năm qua, các xí nghiệp quốc doanh đã góp phần quan trọng vào việc khôi phục và phát triển kinh tế quốc dân; đồng thời đã thu được một số thành tích về mặt thực hiện quản lý theo kế hoạch, về xây dựng chế độ, về kiểm kê tài sản v.v…
Nhưng trong việc quản lý kinh doanh, chúng ta chưa biết quản lý một cách đúng đắn, nghĩa là quản lý theo chế độ hạch toán kinh tế.
Hiện nay tài sản của rất nhiều xí nghiệp chưa được kiểm kê triệt để và đánh giá đúng đắn; sản lượng, chất lượng, vật liệu sử dụng, giờ làm việc của nhiều xí nghiệp chưa được nghiên cứu và định mức hợp lý, những xí nghiệp đó còn tiến hành việc quản lý trong tình trạng chưa nắm được tình hình. Cán bộ phụ trách của nhiều xí nghiệp có tư tưởng bảo thủ tương đối nghiêm trọng và trong việc quản lý kinh doanh có nhiều hiện tượng không hợp lý và lãng phí. Cũng vì ảnh hưởng của quan điểm chế độ cung cấp và tư tưởng bảo thủ nên bộ máy quản lý kinh doanh của nhiều xí nghiệp còn cồng kềnh, việc tổ chức lao động còn kém, năng suất sản xuất còn thấp, nguyên vật liệu còn lãng phí nhiều, số lượng sản phẩm sản xuất ra còn ít, chất lượng còn kém, giá thành còn cao… Hiện tượng lãng phí trong việc kinh doanh sản xuất tuy biểu hiện ở các xí nghiệp với những hình thức khác nhau, nhưng đó là bệnh chung trong quá trình sản xuất của tất cả các xí nghiệp.
Về tình hình vốn lưu động thì có tình trạng ứ đọng nhiều. Có một số cán bộ phụ trách xí nghiệp tưởng rằng vốn lưu động càng nhiều càng tốt, vật liệu dự trữ càng nhiều càng tiện, đó hoàn toàn là tư tưởng bảo thủ và quan điểm chế độ cung cấp thể hiện trên vấn đề vốn lưu động. Vì vậy có nhiều xí nghiệp còn một số vốn lưu động khá lớn thực tế chưa dùng vào quá trình sản xuất, đó là một hiện tượng lãng phí nghiêm trọng về mặt sử dụng vốn.
Trong xí nghiệp quốc doanh, không những có hiện tượng lãng phí về mặt sử dụng vốn lưu động, mà lại còn có nhiều tình trạng ứ đọng tài sản cố định, sử dụng thiết bị máy móc với công suất thấp, để hư hỏng nhiều trong khi sử dụng.
Tình hình trên đây gây nên những trở ngại rất lớn cho việc khôi phục và phát triển xí nghiệp quốc doanh, làm cho việc quản lý kinh doanh của xí nghiệp không đi vào nề nếp được, do đó mà làm chậm việc tăng cường và phát triển kinh tế quốc doanh của nước ta.
Để tăng cường việc quản lý kinh doanh của xí nghiệp quốc doanh cần thi hành từng bước chế độ hạch toán kinh tế.
Chế độ hạch toán kinh tế là nguyên tắc căn bản của việc quản lý xí nghiệp quốc doanh, là phương pháp lãnh đạo các xí nghiệp theo kế hoạch toàn diện, đồng thời cũng là phương pháp quản lý xí nghiệp hợp lý nhất, tiết kiệm nhất.
Mục đích của chế độ hạch toán kinh tế là dưới sự chỉ đạo tập trung của kế hoạch Nhà nước, phát huy tinh thần tích cực trong việc quản lý kinh doanh của các xí nghiệp, nâng cao năng suất sản xuất, tăng thêm sản lượng, nâng cao chất lượng, hạ thấp giá thành, tăng tốc độ luân chuyển vốn, giảm bớt tình trạng ứ đọng tiền vốn, chống lãng phí, tăng thêm vốn tích lũy cho Nhà nước để đảm bảo ngày càng mở rộng sản xuất, kiến thiết và nâng cao dần đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.
Vì vậy xí nghiệp quốc doanh một mặt phải có kế hoạch sản xuất, kế hoạch kỹ thuật và kế hoạch tài vụ do Nhà nước duyệt y, mặt khác phải có số vốn riêng để sản xuất kinh doanh, có chế độ kế toán riêng, có chế độ bán sản phẩm và mua vật liệu theo hợp đồng và có chế độ khen thưởng để khuyến khích sản xuất, nâng cao việc tích lũy vốn.
II. – Để đặt cơ sở cho chế độ hạch toán kinh tế trong xí nghiệp quốc doanh, Nhà nước sẽ quản lý các xí nghiệp quốc doanh theo chế độ hạch toán kinh tế, bằng những phương pháp dưới đây:
1) Nhà nước thực hành việc quản lý kế hoạch toàn diện đối với xí nghiệp. Nhà nước quy định những nhiệm vụ tăng gia sản xuất (gồm chỉ tiêu về sản lượng, chất lượng và mặt hàng), nhiệm vụ nâng cao năng suất sản xuất và nhiệm vụ hạ giá thành cho các xí nghiệp, đồng thời căn cứ vào đó để xác định nhiệm vụ tài chính của các xí nghiệp đối với Nhà nước.
Giao trách nhiệm cho cán bộ lãnh đạo của các xí nghiệp động viên toàn thể công nhân viên hoàn thành kế hoạch Nhà nước về mọi mặt.
2) Nhà nước xác định tài sản cố định và vốn lưu động cần thiết cho các xí nghiệp.
Giao trách nhiệm cho cán bộ lãnh đạo của các xí nghiệp sử dụng hợp lý vốn của xí nghiệp.
3) Nhà nước ủy quyền cho các xí nghiệp thực hành chế độ kế toán độc lập. Các xí nghiệp có quyền tự quyết định việc chi tiêu về sản xuất và tuyển mộ công nhân, nhân viên theo như quy định trong kế hoạch, với điều kiện là chấp hành các kế hoạch đã được Nhà nước duyệt y. Đồng thời Nhà nước cho phép các xí nghiệp được giao dịch riêng với Ngân hàng Quốc gia: vay tiền (ngắn hạn) của Ngân hàng, gửi tiền và kết toán mọi khoản vãng lai qua Ngân hàng.
Giao cho cán bộ lãnh đạo của các xí nghiệp phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về lỗ lãi của xí nghiệp.
4) Nhà nước ủy quyền cho các xí nghiệp được tự bán sản phẩm và mua vật liệu qua các hợp đồng đã ký kết, với điều kiện chấp hành kế hoạch thăng bằng vật tư của Nhà nước.
Giao cho cán bộ lãnh đạo của các xí nghiệp phải chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với những hợp đồng xí nghiệp đã ký kết.
5) Nhà nước thi hành chế độ tiền thưởng xí nghiệp đối với các xí nghiệp. Các xí nghiệp đã sơ bộ xác định tài sản và có thể sản xuất theo kế hoạch, sau khi đã bước đầu đặt cơ sở chế độ hạch toán kinh tế thì được trích trong lợi nhuận kế hoạch và lợi nhuận vượt kế hoạch một tỷ lệ nhất định để lập quỹ tiền thưởng xí nghiệp.
Giao trách nhiệm cho cán bộ lãnh đạo của các xí nghiệp cùng với công đoàn của xí nghiệp, phụ trách sử dụng số tiền thưởng xí nghiệp đã trích nhằm dần dần cải thiện điều kiện điều kiện làm việc và đời sống của công nhân, trên cơ sở nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành.
III. - Để thiết thực thi hành việc quản lý xí nghiệp quốc doanh theo chế độ hạch toán kinh tế trong năm 1957, các ngành có liên quan phải làm những công tác cần thiết dưới đây cho có kết quả:
1) Các ngành chủ quản xí nghiệp phải căn cứ vào con số kiểm tra 1957 về sản xuất quốc doanh và cấp vốn quốc doanh do Ủy ban Kế hoạch Nhà nước đã quy định và căn cứ vào các bảng kế hoạch kinh tế quốc dân do Ủy ban Kế hoạch Nhà nước ban hành và các bảng kế hoạch thu chi tài vụ do Bộ Tài chính ban hành, để chỉ đạo các đơn vị xí nghiệp thuộc ngành mình từ dưới lên trên lập những kế hoạch cụ thể: kế hoạch sản xuất, lao động, giá thành, tài vụ, cung cấp vật liệu hàng năm… rồi xét tổng hợp theo từng cấp một. Ủy ban Kế hoạch Nhà nước tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân và Bộ Tài chính tổng hợp kế hoạch thu chi tài vụ, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15-5-1957; sau khi được duyệt y sẽ phổ biến từng cấp một để thi hành.
Để đảm bảo thực hiện kế hoạch kiến thiết cơ bản, khi tiến hành công trình kiến thiết cơ bản cũng phải thi hành từng bước chế độ hạch toán kinh tế, đồng thời phải tuân theo trình tự kiến thiết cơ bản do Thủ tướng Chính phủ quy định (sẽ gửi sau) và tuân theo điều lệ cấp phát về kiến thiết cơ bản; phải xây dựng chế độ trách nhiệm, thực hiện chế độ hợp đồng, đảm bảo chất lượng, tránh lãng phí, hoàn thành kế hoạch cho đúng hạn.
Trong tháng 4-1957, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước phải dự thảo xong bản trìnhh tự kiến thiết cơ bản để Thủ tướng Chính phủ ban hành.
2) Để xét định tài sản cố định và vốn lưu động cần thiết của các xí nghiệp cho chính xác, Bộ Tài chính phải cùng với Ủy ban Kế hoạch Nhà nước thảo ngay những thể lệ có liên quan đến việc kiểm kê tài sản và xét định vốn của xí nghiệp quốc doanh, trình Thủ tướng Chính phủ duyệt y rồi thi hành.
Việc xí nghiệp quốc doanh kiểm kê tài sản, xét định vốn là bước quan trọng nhất để thực hiện chế độ hạch toán kinh tế. Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Tài chính phải điều động phân phối ngay các cán bộ có năng lực của các ngành, tổ chức “Ủy ban kiểm kê tài sản và xét định vốn toàn quốc” để chỉ đạo công tác kiểm kê tài sản, xét định vốn trong các xí nghiệp quốc doanh. Các ngành xí nghiệp và các xí nghiệp phải ghi việc kiểm kê tài sản, xét định vốn là một công tác trung tâm trong quý II và quý III năm 1957: phải dựa vào công nhân, phát động nhân viên kỹ thuật, hoàn thành đúng thời hạn do “Ủy ban kiểm kê tài sản và xét định vốn toàn quốc” quy định. “Ủy ban kiểm kê tài sản và xét định vốn toàn quốc” phải hoàn thành bộ công tác và tổng kết, báo cáo lên Thủ tướng phủ trước cuối tháng 10 năm 1957.
3) Các ngành chủ quản xí nghiệp phải dựa trên cơ sở phát động cuộc “vận động sản xuất và tiết kiệm”, chỉ đạo các xí nghiệp xây dựng những định mức tiền tiến trung bình hợp lý: trước hết là định lượng, định chất, định liệu, định công. Để cho năm 1957, nói chung có thể xây dựng được định mức, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước phải thành lập ngay bộ máy quản lý định mức và giá thành để thống nhất lãnh đạo công tác xây dựng định mức.
4) Bộ Tài chính có trách nhiệm ban hành chế độ kế toán công nghiệp và kế toán kiến thiết cơ bản và bắt đầu thi hành từ 01-01-1957. Đối với những ngành khác như Nông lâm, Giao thông Bưu điện, Thương nghiệp, Ngân hàng… thì phải khảo chế độ kế toán công nghiệp để dự thảo các chế độ kế toán chuyên nghiệp của mình trong năm 1957, báo cáo Bộ Tài chính xét duyệt rồi thi hành. Các ngành chủ quản xí nghiệp phải thực sự chỉ đạo các xí nghiệp xây dựng và kiện toàn chế độ kế toán. Đối với xí nghiệp đã xây dựng chế độ kế toán thì cần phải làm và gửi báo cáo kế toán theo đúng thời hạn.
5) Các ngành chủ quản xí nghiệp phải chỉ đạo cụ thể các xí nghiệp xây dựng chế độ hợp đồng bán sản phẩm và mua vật liệu. Trong hợp đồng phải quy định trách nhiệm vật chất của hai bên ký kết (như bồi thường, tiền phạt…) để tăng cường trách nhiệm quản lý kinh doanh của các xí nghiệp.
6) Để tiện cho các xí nghiệp có thể tiến hành việc hạch toán kế toán giá thành cho chính xác, ký những hợp đồng cung tiêu riêng, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước phải cùng với Bộ Công nghiệp, Bộ Thương nghiệp, Bộ Tài chính và các Bộ có liên quan định giá thống nhất về vật liệu và sản phẩm điều động trong nội bộ các xí nghiệp quốc doanh năm 1957 (không gồm giá thị trường) trình Thủ tướng Chính phủ duyệt y rồi chấp hành.
Bộ Tài chính có trách nhiệm cùng Bộ Thương nghiệp định giá cho những thiết bị vật liệu, hàng viện trợ điều động trong nội bộ các xí nghiệp quốc doanh và thể lệ kết toán. Đối với tất cả các thiết bị, vật liệu viện trợ trong năm 1957, Bộ Tài chính phải định giá rồi hoặc cấp phát qua dự toán và coi đó là cấp vốn cho các Bộ hoặc bán cho các Bộ để thu hồi tiền mặt. Cấm chỉ nghiêm ngặt những hiện tượng không định giá, không kết toán.
7) Ngân hàng Quốc gia phải dần dần phát huy tác dụng giám đốc các hoạt động tài vụ của xí nghiệp qua mỗi quan hệ vãng lai với xí nghiệp. Ngân hàng Quốc gia phải cho xí nghiệp lập riêng các tài khoản gửi tiền và vay tiền cần thiết. Tiền gửi và tiền cho vay đều đều phải tính lãi. Đồng thời phải xây dựng gấp thể lệ cho xí nghiệp quốc doanh vay tiền ngắn hạn. Cấm chỉ nghiêm ngặt hiện tượng xí nghiệp tồn quỹ nhiều tiền mặt trái với nguyên tắc quản lý tiền mặt.
8) Để quán triệt chế độ hạch toán kinh tế, khuyến khích xí nghiệp quốc doanh hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất và kiến thiết do Nhà nước duyệt y, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm dự thảo thể lệ trích lập và sử dụng quỹ tiền thưởng xí nghiệp của xí nghiệp quốc doanh, trình lên Thủ tướng Chính phủ duyệt y rồi thi hành.
9) Các ngành chủ quản xí nghiệp phải căn cứ chế độ báo biểu định kỳ do Nhà nước quy định, tăng cường bộ máy thống kê các cấp, kiện toàn chế độ ghi chép ở cơ sở, thông qua các báo biểu thống kê và kế toán của các xí nghiệp để đôn đốc và kiểm tra việc xí nghiệp hoàn thành kế hoạch Nhà nước.
IV - Việc tăng cường quản lý xí nghiệp quốc doanh, thi hành từng bước chế độ hạch toán kinh tế hiện nay là một nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng. Công tác đó phải làm cho có kết quả. Vì vậy các ngành chủ quản xí nghiệp phải giáo dục sâu rộng ý nghĩa của chế độ hạch toán kinh tế trong các xí nghiệp, tích cực đào tạo cán bộ, cố gắng học tập kinh nghiệm tiền tiến của các nước anh em. Các xí nghiệp phải căn cứ vào nhu cầu và khả năng mà hiện toàn những tổ chức làm kế hoạch, thống kê, tài vụ và kế toán một cách thích đáng. Các ngành có liên quan ở trung ương phải căn cứ vào nguyên tắc tỉnh giản, để lập các bộ máy quản lý giá thành và cấp phát kiến thiết cơ bản. Các ngành kiến thiết cơ bản phải lập các đơn vị kiến thiết để đảm bảo tiến hành chế độ hạch toán kinh tế cho thuận lợi.
| THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
- 1Quyết định 07-VH-QĐ năm 1964 về chế độ quản lý tài sản của cửa hàng quốc doanh và nhân viên phát hành sách huyện do Bộ trưởng Bộ Văn hóa ban hành
- 2Thông tư 23-LN-TVCĐ năm 1963 hướng dẫn tiến hành tổ chức hạch toán kinh tế ở các lâm trường, xí nghiệp và các cơ sở trực thuộc (phân xưởng, đội, tổ) do Tổng cục Lâm nghiệp ban hành
- 3Nghị định 80-NgĐ/NH năm 1958 về bản thể lệ và biện pháp cho vay ngắn hạn đối với Hợp tác xã mua bán trong nước do Tổng giám đồc Ngân Hàng Quốc Gia ban hành.
- 4Nghị định 45-CP năm 1960 ban hành điều lệ nộp tiền lợi nhuận và tiền khấu hao cơ bản của các xí nghiệp quốc doanh cho ngân sách Nhà nước do Hội Đồng Chính Phủ ban hành
- 5Thông tư 04-TC/CĐKT năm 1959 quy định phương pháp hạch toán những vật liệu ứ đọng và tài sản cố định thừa phát hiện trong quá trình hoặc sau khi kiểm kê, đánh giá tài sản và xét định vốn ở các xí nghiệp quốc doanh do Bộ Tài Chính ban hành
- 6Nghị định 31-VP/NgĐ năm 1959 về biện pháp tạm thời cho các xí nghiệp quốc doanh vay trong định mức tiêu chuẩn vốn lưu động do Tổng giám đồc Ngân hàng Quốc gia ban hành
- 7Nghị định 311-VP/NgĐ năm 1958 về thể lệ và biện pháp cho vay ngắn hạn đối với vận tải quốc doanh do Tổng giám đồc Ngân Hàng Quốc Gia ban hành.
- 8Nghị định 78-VP/NGĐ năm 1958 về thể lệ và biện pháp cho vay ngắn hạn đối với Mậu dịch quốc doanh trong nước do Tổng giám đồc Ngân Hàng Quốc Gia ban hành.
- 9Quyết định 214-BCNN-TV năm 1963 ban hành chế độ tạm thời phân công quản lý vốn lưu động trong nội bộ xí nghiệp của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ
- 10Thông tư 131-TTg năm 1957 quy định tạm thời vấn đề phân biệt một số chi phí trong kế hoạch thu chi tài vụ của xí nghiệp quốc doanh năm 1957 do Phủ Thủ tướng ban hành
- 11Thông tư 13-TD/CN năm 1961 bổ sung cho vay dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn trong kế hoạch và ngoài kế hoạch quy định trong thể lệ cho vay ngắn hạn đối với các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh ban hành 23-8-1957 và trong thể lệ cho vay đối với vận tải quốc doanh ban hành ngày 22-11-1958 do Ngân Hàng Nhà Nước ban hành
- 12Nghị định 67-VNVNT năm 1958 về thể lể cho vay ngắn hạn đối với các nông trường quốc doanh, lâm khẩn quốc doanh và biện pháp cho vay ngắn hạn đối với hợp tác xã sản xuất nông nghiệp do Tổng giám đồc Ngân hàng Quốc gia ban hành.
- 1Quyết định 07-VH-QĐ năm 1964 về chế độ quản lý tài sản của cửa hàng quốc doanh và nhân viên phát hành sách huyện do Bộ trưởng Bộ Văn hóa ban hành
- 2Thông tư 23-LN-TVCĐ năm 1963 hướng dẫn tiến hành tổ chức hạch toán kinh tế ở các lâm trường, xí nghiệp và các cơ sở trực thuộc (phân xưởng, đội, tổ) do Tổng cục Lâm nghiệp ban hành
- 3Nghị định 80-NgĐ/NH năm 1958 về bản thể lệ và biện pháp cho vay ngắn hạn đối với Hợp tác xã mua bán trong nước do Tổng giám đồc Ngân Hàng Quốc Gia ban hành.
- 4Thông tư 04-TC/CĐKT năm 1959 quy định phương pháp hạch toán những vật liệu ứ đọng và tài sản cố định thừa phát hiện trong quá trình hoặc sau khi kiểm kê, đánh giá tài sản và xét định vốn ở các xí nghiệp quốc doanh do Bộ Tài Chính ban hành
- 5Nghị định 31-VP/NgĐ năm 1959 về biện pháp tạm thời cho các xí nghiệp quốc doanh vay trong định mức tiêu chuẩn vốn lưu động do Tổng giám đồc Ngân hàng Quốc gia ban hành
- 6Nghị định 311-VP/NgĐ năm 1958 về thể lệ và biện pháp cho vay ngắn hạn đối với vận tải quốc doanh do Tổng giám đồc Ngân Hàng Quốc Gia ban hành.
- 7Nghị định 78-VP/NGĐ năm 1958 về thể lệ và biện pháp cho vay ngắn hạn đối với Mậu dịch quốc doanh trong nước do Tổng giám đồc Ngân Hàng Quốc Gia ban hành.
- 8Quyết định 214-BCNN-TV năm 1963 ban hành chế độ tạm thời phân công quản lý vốn lưu động trong nội bộ xí nghiệp của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ
- 9Thông tư 131-TTg năm 1957 quy định tạm thời vấn đề phân biệt một số chi phí trong kế hoạch thu chi tài vụ của xí nghiệp quốc doanh năm 1957 do Phủ Thủ tướng ban hành
- 10Thông tư 13-TD/CN năm 1961 bổ sung cho vay dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn trong kế hoạch và ngoài kế hoạch quy định trong thể lệ cho vay ngắn hạn đối với các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh ban hành 23-8-1957 và trong thể lệ cho vay đối với vận tải quốc doanh ban hành ngày 22-11-1958 do Ngân Hàng Nhà Nước ban hành
- 11Chỉ thị 4549-TTg năm 1957 giải thích quyền tự tuyển dụng công chức, nhân viên của xí nghiệp quốc doanh trong Quyết định số 130/TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Nghị định 67-VNVNT năm 1958 về thể lể cho vay ngắn hạn đối với các nông trường quốc doanh, lâm khẩn quốc doanh và biện pháp cho vay ngắn hạn đối với hợp tác xã sản xuất nông nghiệp do Tổng giám đồc Ngân hàng Quốc gia ban hành.
- 13Nghị định 448-VP/NgĐ năm 1957 về bản thể lệ và biện pháp cho vay ngắn hạn đối với các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh do Tổng giám đồc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ban hành
Quyết định 130-TTg năm 1957 về việc thi hành từng bước chế độ hạch toán kinh tế để tăng cường việc quản lý kinh doanh của xí nghiệp quốc doanh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 130-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/04/1957
- Nơi ban hành: Phủ Thủ tướng
- Người ký: Phạm Văn Đồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 14
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra