Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP Số : 23-LN-TVCĐ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA ****** Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 1963 |
Kính gửi: Các ty, phòng lâm nghiệp,Các công ty, xí nghiệp, lâm trường trực thuộc
Các phân cục lâm sản
Ngày 4-4-1957 Phủ Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 130-TTg về việc thi hành từng bước chế độ hạch toán kinh tế ở các xí nghiệp quốc doanh.
Trong mấy năm qua, việc thực hiện chế độ hạch toán kinh tế trong ngành ta đã có nhiều tiến bộ: củng cố được nguyên tắc lãnh đạo tập trung, phát huy tính tích cực sáng tạo của xí nghiệp - nâng cao một bước tinh thần trách nhiệm, ý thức làm chủ của cán bộ, công nhân viên chức - nâng cao trình độ quản lý kinh tế của ngành…
Những năm tới, phạm vi hoạt động của xí nghiệp ngày càng quy mô, nhiều nơi xí nghiệp mới sẽ được tổ chức và được trang bị nửa cơ giới và cơ giới trong sản xuất, do đó công tác quản lý kinh tế ngày càng phải nâng cao.
Từ tình hình trên, việc mở rộng hạch toán kinh tế xuống cơ sở và nâng cao một bước tính chất toàn diện, tính chất quần chúng của hạch toán kinh tế trong ngành ta là một yêu cầu cấp thiết, nhằm tăng cuờng quyền hạn, trách nhiệm của các đơn vị, phát huy tính độc lập trong quản lý kinh tế và quản lý sản xuất.
Để việc tổ chức hạch toán xuống cơ sở được thống nhất, Tổng cục đề ra phương hướng và biện pháp thực hiện như sau:
Có hai hình thức hạch toán kinh tế: Hạch toán kinh tế toàn diện và hạch toán kinh tế nội bộ xí nghiệp. Về nguyên tắc hai loại đó giống nhau. Yêu cầu của nó là hạch toán sản xuất, nhằm tiết kiệm nhân, vật lực, làm đòn bẩy quan trọng để động viên các nguồn dự trữ tiềm tàng, nâng cao tính sinh lợi và tăng tích lũy. Nhưng về phương pháp, điều kiện, mức độ có khác nhau.
A. HẠCH TOÁN KINH TẾ TOÀN DIỆN (tức là hạch toán kinh tế độc lập)
Lâm trường, xí nghiệp thi hành hạch toán kinh tế độc lập phải có đầy đủ điều kiện dưới đây:
1. Có kế hoạch sản xuất, tài vụ được cấp trên phê chuẩn, bao gồm các nhiệm vụ sản lượng, chất lượng, năng suất lao động, giá thành, biện pháp tổ chức kỹ thuật.
2. Có kế hoạch thu chi tài vụ đã được cấp trên phê chuẩn và được cấp vốn tự có, vốn lưu động, vốn cố định cần thiết để hoàn thành kế hoạch sản xuất nói trên.
3. Có tổ chức kế toán theo đúng Điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước, được mở tài khoản kế toán ở Ngân hàng Nhà nước.
4. Có tư cách pháp nhân và tính chất độc lập về nghiệp vụ kinh tế trong phạm vi chế độ của Nhà nước.
Hạch toán kinh tế nội bộ lâm trường, xí nghiệp gồm hạch toán phân xưởng, đội sản xuất, tổ sản xuất, hạch toán kinh tế cá nhân là một bộ phận của hạch toán kinh tế của xí nghiệp xã hội chủ nghĩa nhưng đồng thời cũng có những đặc điểm riêng.
Phân xưởng, đội sản xuất khu vực sản xuất, tổ sản xuất không phải là các xí nghiệp riêng bịêt. Vì vậy các điều kiện hạch toán kinh tế của các phân xưởng, đội, sản xuất không quy định như toàn bộ lâm trường, xí nghiệp. Phân xưởng, đội sản xuất không cần ký hợp đồng kinh tế, không bán sản phẩm, mua nguyên liệu, không có tài khoản thanh toán ở ngân hàng, không có bảng tổng kết tài sản riêng.
1. Hạch toán kinh tế phân xưởng, đội sản xuất:
Hình thức tổ chức hạch toán kinh tế ở phân xưởng, đội, tổ sản xuất cần làm cho phân xưởng, đội không phá tính chất thống nhất của toàn xí nghiệp, không qua nguyên tắc của chế độ giám đốc xí nghiệp phụ trách quản lý toàn xí nghiệp. Do đó tính chất độc lập của phân xưởng, đội sản xuất nhỏ hơn phạm vi của tính chất độc lập của lâm trường xí nghiệp rất nhiều.
Đội trưởng, quản đốc phân xưởng chỉ có quyền giải quyết các vấn đề nhân lực và vật tư trong sản xuất, không có quan hệ hàng hóa trực tiếp với bên ngoài.
Yêu cầu của hạch toán kinh tế phân xưởng, đội sản xuất gồm những điểm sau:
a) Hoàn thành nhiệm vụ sản xuất do lâm trường, xí nghiệp giao cho
b) Chấp hành chế độ sử dụng thiết bị, quy trình sản xuất, kỹ thuật
c) Chấp hành các định mức tiêu hao nguyên vật liệu
d) Chấp hành các chỉ tiêu lao động và tiền lương.
đ) Thực hiện kế hoạch giá thành phân xưởng, giá thành giai đoạn sản xuất (chặt hạ, vận xuất, vận chuyển, chế biến…)
Phân xưởng, đội sản xuất không có chi tiêu tích lũy. Hiệu số giữa giá thành thực tế và giá thành kế hoạch phân xưởng là chỉ tiêu về kết quả của phân xưởng, đội sản xuất.
Do yêu cầu trên, phân xưởng phải có chế độ hạch toán giá thành và kế hoạch giá thành cụ thể cho từng loại sản phẩm, và từng động tác nhỏ trong phân xưởng. Ngành Lâm nghiệp phải tính toán được giá thành từng động tác sản xuất: giá thành chặt hạ, lao, kéo một mét khối gỗ, giá thành vận xuất bằng trâu, máy kéo của một mét khối gỗ; giá thành vận chuyển bằng ô-tô, bè mảng, ca-nô một mét khối gỗ, tính bình quân m3/km.
Dựa vào yêu cầu trên, các phân xưởng, đội sản xuất thi hành hạch toán kinh tế cần có điều kiện sau đây:
a) Phân xưởng, đội sản xuất phải có kế hoạch sản xuất, kế hoạch số lượng công nhân viên, quỹ tiền lương, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, kế hoạch giá thành phân xưởng.
b) Phân xưởng được giao quyền quản lý và sử dụng một phần tài sản của xí nghiệp hiện có trong phân xưởng.
c) Phân xưởng được giám đốc lâm trường, xí nghiệp giao cho một số nhiệm vụ và quyền hạn nhất định như bố trí nhân lực và thiết bị trong phân xưởng, lập chương trình công tác và kế hoạch sản xuất v.v…
d) Các phân xưởng, đội sản xuất trong nội bộ xí nghiệp cần có quy chế hỗ trợ lẫn nhau.
Các phân xưởng, đội không ký hợp đồng kinh tế. Quy chế hỗ trợ giải quyết chế độ chuyển giao nguyên liệu, bán chế phẩm từ phân xưởng này sang phân xưởng khác; quy chế hỗ trợ giữa chặt hạ, lao xeo với vận xuất; vận xuất với vận chuyển v.v… nhằm giúp nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.
đ) Trong kế hoạch cũng như trong báo cáo phải ghi thống nhất đơn vị và các chỉ tiêu để dễ dàng vào sổ sách, đối chiếu các số liệu thực tế với kế hoạch mà đánh giá được sự hoạt động kinh tế của phân xưởng. Vậy phân xưởng phải có cán bộ kế toán, thống kê, kế hoạch.
e) Phân xưởng phải kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất và quá trình nghiên cứu kỹ thuật. Vì vậy phân xưởng phải có kế hoạch các biện pháp tổ chức kỹ thuật.
g) Hạch toán kinh tế phân xưởng, đội sản xuất phải vận dụng nguyên tắc khuyến khích vật chất và thưởng vật chất đối với đơn vị, cá nhân có thành tích trong công tác. Các hình thức khuyến khích vật chất gồm hình thức lương khoán theo sản phẩm, tiểu thương hoàn thành nhiệm vụ, hạ giá thành; thành lập quỹ xí nghiệp, quỹ quản đốc phân xưởng, quỹ đội trưởng…
2. Hạch toán kinh tế tổ sản xuất:
Tổ sản xuất là một bộ phận của phân xưởng, hoặc đội sản xuất. Phân xưởng sửa chữa, phân xưởng cưa chia thành nhiều tổ công tác như tổ rèn, tổ mộ, tổ cưa bàn, tổ cưa đĩa v.v… Các đội sản xuất cũng vậy chia thành nhiều tổ công tác như chặt hạ, cắt cỏ, chăn trâu, xeo, điều khiển trâu bò, tổ máy kéo v.v…
Tổ cũng có thể thực hiện hạch toán kinh tế có kết quả. Hạch toán kinh tế ở tổ sản xuất chỉ áp dụng một hạn mức nhất định, thấp và đơn giản hơn hạch toán kinh tế phân xưởng đội sản xuất.
Điều kiện thực hiện hạch toán kinh tế ở tổ sản xuất có thể tóm tắt như sau:
a) Có nhiệm vụ cụ thể, có kế hoạch
b) Có quy định trách nhiệm sử dụng và bảo quản tài sản của đội.
c) Có tổ chức theo dõi thống kê
d) Có xây dựng chế độ nội quy làm việc, tổ chức giao ước thi đua để động viên mọi người hoàn thành vượt mức kế hoạch.
đ) Thực hiện khuyết khích vật chất khi hoàn thành nhiệm vụ
Ngành ta hiện nay mới thực hiện hình thức tổ chức hạch toán kinh tế xí nghiệp độc lập ở các Ty và lâm trường trực thuộc trung ương chưa tổ chức hạch toán kinh tế trong nội bộ xí nghiệp (phân xưởng, đội, tổ sản xuất).
Phương hướng đề ra cho toàn ngành hiện nay là: Các Ty thì tổ chức hạch toán kinh tế độc lập cho các lâm trường, xí nghiệp trực thuộc Ty. Ở các lâm trường, phân cục, xí nghiệp đã thi hành hạch toán kinh tế độc lập thì mở rộng hạch toán kinh tế xuống cơ sở (phân xưởng, đội, tổ) và nâng cao một bước tính chất toàn diện và tính chất quần chúng của hạch toán kinh tế.
Đó là một biện pháp để nâng cao trình độ quản lý kinh tế và trình độ kế hoạch hóa, đồng thời cũng là một công tác đấu tranh cách mạng về quan điểm, tác phong, lề lối làm việc.
Quán triệt tinh thần đó, phương hướng cụ thể của ta phấn đấu từ nay đến hết tháng 9-1963 là phải mạnh dạn, nhanh chóng mở rộng hạch toán kinh tế xuống cơ sở (từ 50 đến 70%). Cụ thể là chuyển các đơn vị trực thuộc Ty như: Hạt lâm nghiệp, Lâm trường khai thác, trồng rừng, xí nghiệp thành đơn vị hạch toán kinh tế độc lập. Ty sẽ chuyển thành đơn vị chủ quản địa phương. Đối với các Phân cục, Lâm trường trực thuộc trung ương thì mở rộng hạch toán kinh tế trong nội bộ xí nghiệp tức là thực hiện hạch toán kinh tế xuống các phân xưởng, đội sản xuất, đoàn xe…
Trình độ giữa các đơn vị không đều, không thể chuyển cùng một lúc lên hạch toán kinh tế độc lập được. Lúc đầu Ty có thể vừa là đơn vị chủ quản địa phương, tổng hợp các đơn vị trực thuộc đã hạch toán kinh tế, vừa phải phụ trách việc hạch toán cho một số đơn vị phụ thuộc chưa hạch toán kinh tế.
II. NHỮNG CÔNG TÁC CHỦ YẾU VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KINH TẾ
Chuyển một đơn vị thực hiện chế độ hạch toán kinh tế phải tiến hành các công tác sau:
1. Kiện toàn tổ chức (hay cơ cấu) sản xuất và hoàn chỉnh chế độ quản lý xí nghiệp.
2. Tổ chức công tác định mức kinh tế kỹ thuật làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch.
3. Kiểm kê tài sản, chấn chỉnh kho tàng, giao quyền sử dụng và quản lý vốn.
4. Định quy chế quan hệ hỗ trợ và tổ chức hợp đồng kinh tế.
5. Tổ chức công tác kế hoạch và hạch toán thống kê, kế toán.
6. Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế.
7. Tổ chức thưởng vật chất.
1.Kiện toàn tổ chức (hay cơ cấu) sản xuất và hoàn chỉnh chế độ quản lý xí nghiệp):
Trước khi chuyển các đơn vị vào hạch toán kinh tế phải kiện toàn tổ chức sản xuất và hoàn chỉnh chế độ quản lý.
Kinh nghiệm mấy năm qua trong việc tổ chức hạch toán kinh tế phân xưởng ở các xí nghiệp là số đơn vị trực thuộc (phân xưởng) càng ít thì việc tổ chức và áp dụng chế độ hạch toán kinh tế càng thuận lợi và có nhiều kết quả. Do đó, trước tiên phải chấn chỉnh và kiện toàn các phân xưởng bằng cách hợp nhất các phân xưởng nhỏ cùng loại với nhau thành một phân xưởng lớn hơn hoặc đối với các phân xưởng hoạt động nhiều mặt khác nhau thì cần phải phân hóa về mặt tổ chức để hình thành ra những bộ phận sản xuất chuyên nghiệp.
Hạch toán kinh tế độc lập đòi hỏi các lâm trường, xí nghiệp phải có một quy mô sản xuất tương đối (không nên nhỏ quá) mới đảm bảo chế độ hạch toán kinh tế phát huy tác dụng, mới có điều kiện đầu tư kiến thiết cơ bản, trang bị kỹ thuật, có điều kiện hợp lý hóa sản xuất, cải thiện đời sống, công tác quản lý được tập trung, chí phí quản lý được phân bổ cho nhiều sản phẩm, mới có điều kiện hạ giá thành, tiết kiệm vốn.
Ở các Ty, các Hạt, Trạm phải tổ chức thành lâm trường hoặc đội sản xuất (hình thức Trạm, Hạt không phải là hình thức hạch toán kinh tế).
Mặt khác hạch toán kinh tế đòi hỏi xí nghiệp phải chuyên nghiệp hóa, không nên sản xuất quá nhiều mặt, kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, quản lý sản xuất sẽ quá phức tạp. Trước đây có nhiều nơi tổ chức đội máy kéo, ô-tô, sửa chữa thành một phân xưởng nay cần tổ chức thành nhiều đội, phân xưởng hạch toán riêng; hoặc có Ty, ô-tô vận tải phân phối lẻ tẻ về các lâm trường, mỗi nơi vài cái, nay cần thống nhất, tổ chức thành xí nghiệp vận tải hạch toán độc lập.
Trước đây là bãi bến chung, cùng chung thủ kho, áp tải viên, nhân viên đo đếm, giao nhận, nay mỗi đơn vị khác thác là một đơn vị hạch toán kinh tế riêng, do đó cũng phải sắp xếp tổ chức giao nhận cho thích hợp với điều kiện mới.
Quan hệ tiền nong, vật liệu giữa các cở sở với Ty cũng thay đổi. Trước Ty cấp kinh phí, vật liệu hàng tháng, hàng quý này phải tổ chức cung ứng, phải có chế độ thanh toán cấp phát vốn.
Việc kiện toàn tổ chức và hoàn chỉnh chế độ quản lý chẳng những chỉ trong nội bộ mà còn có quan hệ đến bên ngoài, nhất là quan hệ với Ngân hàng, Tài chính về việc vay vốn, cấp vốn, thanh toán, nhờ thu nhận trả…cần phải nghiên cứu tổ chức cho thích hợp.
Tổ chức sản xuất thay đổi, quan hệ về quản lý sản xuất cũng khác đi. Cần phải hoàn chỉnh lại chế độ quản lý, nắm vững ba nguyên tắc cơ bản trong công tác lãnh đạo và quản lý xí nghiệp xã hội chủ nghĩa là:
- Thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế;
- Chỉ đạo tập trung thống nhất, kết hợp với thực hiện dân chủ rộng rãi;
- Lãnh đạo tập thể kết hợp chặt chẽ với cá nhân phụ trách
2. Tổ chức công tác định mức kinh tế kỹ thuật:
Một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập hay hạch toán kinh tế phân xưởng đều phải có kế hoạch. Vì vậy không có định mức kinh tế kỹ thuật thì không có cơ sở để lập kế hoạch.
Nơi nào chưa có định mức thì cần xây dựng. Nơi nào đã có và hiện đang áp dụng thì cần kiểm tra lại, hoàn chỉnh thêm cho chính xác và tiên tiến hơn.
Cần xây dựng các loại định mức sau đây:
A. Định mức lao động: Có ba loại:
1. Định mức số lượng công nhân, cán bộ kỹ thuật, nhân viên phục vụ thật cần thiết để điều khiển, sử dụng thiết bị sản xuất và làm việc:
- Định mức số người điều khiển một trâu kéo;
- Định mức số trâu một người chăn dắt;
- Định mức số người điều khiển một máy kéo;
- Định mức số người điều khiển một máy lô-cô
- Định mức số người phục vụ một máy cưa sọc;
- Định mức số người phục vụ một máy cưa đĩa;
- Định mức số người phục vụ một cần trục;
- Định mức số người điều khiển một ô-tô vận tải (loại đại xa, trung xa, có rơ-moóc và không có rơ-moóc)
- Định mức số người phục vụ một lò than
- Định tỷ lệ bộ máy gián tiếp – Số người từng phòng quản lý, số người gián tiếp cho từng đơn vị phân xưởng, đội sản xuất v.v…
2. Định thời gian lao động để làm ra một sản phẩm:
- Công chặt hạ, lao xeo, căn khúc, đẽo u bạnh, sẹo, bịn tính bằng công m3/gỗ thân;
- Công tận dụng gỗ cành ngọn tính bằng công/m3
- Công phát, luống rừng tính bằng m2/công
- Công chặt hạ tính bằng m3/công
- Công cưa tay tai cội tính bằng m3/công
-Công làm củi tính bằng ster/công
- Công cắt có nuôi trâu tính bằng kilô/công
- Công làm than hầm, than hoa tính bằng kilô/công
- Công cánh cuốn bè tính bằng công/m3
- Công xẻ máy tính bằng m3/công hoặc giờ
- Công bốc vác thủ công tính bằng công/m3
- Công quét thuốc, bóc vỏ tính bằng công/m3
V.v…
3. Định mức sử dụng thời gian theo lịch công tác:
- Định mức tỷ lệ chung về công trực tiếp, công gián tiếp cho từng đơn vị, từng quý.
- Định tỷ lệ cụ thể cho công gián tiếp như:
+ Tỷ lệ ốm
+ Tỷ lệ ốm nằm bệnh xá, bệnh viện
+ Tỷ lệ công nghỉ thường xuyên
+ Tỷ lệ công nghỉ phép hàng năm
+ Tỷ lệ công nghỉ học tập, hội họp
+ Tỷ lệ công nghỉ sinh đẻ
+ Tỷ lệ công nghỉ mưa, lũ (trở ngại về thời tiết) v.v…
B. Định mức sử dụng máy móc, thiết bị công cụ sản xuất: Có 3 loại:
1. Định mức hiệu suất của máy móc, thiết bị, công cụ tính theo thời gian:
- Năng suất vận xuất 1 trâu kéo lốt m3/ngày
- Năng suất vận xuất 1 trâu kéo xe cải tiến m3/ngày
- Năng suất vận xuất 1 máy kéo TDT 40, 60m3/ngày
- Năng suất vận xuất 1 máy kéo KT 12, 60m3/ngày
- Năng suất vận xuất 1 voi m3/ngày
- Năng suất về vận chuyển:
+ Trọng tải từng loại xe (có remorque hay không có remorque) tính bằng tấn hàng hoặc tính bằng m3 gỗ.
+ Số tấn/km hay m3/km vận chuyển cho 1 tấn xe.
+ Số tấn/km hay m3/km vận chuyển bình quân 1 tháng, 1 quý, 1 năm cho 1 tấn xe.
+ Số m3 gỗ bốc 1 ngày cho cần trục (hoặc giờ)
+ Số m3 gỗ đóng cuốn xuôi bè cho 1 mảng bè, 1 thuyền …
- Năng suất về công việc chế biến:
+ Số m3 gỗ xẻ cho 1 máy cưa sọc
+ Số m3 gỗ sẻ cho 1 máy cưa đĩa
+ Số m3 gỗ cắt cho 1 máy cắt khúc
+ Số kw/giờ 1 máy điện trong 1 ngày
+ Số tấn than sản xuất một lò than hầm v.v…
2. Định mức sử dụng máy móc, công trình tính theo thời gian:
- Số ngày hoạt động (sản xuất) của 1 trâu, voi trong 1 tháng, quý, năm;
- Số ngày hoạt động (sản xuất) của 1 máy kéo trong 1 tháng, quý, năm;
- Số ngày hoạt động từng loại xe trong 1 tháng, quý, năm;
- Số giờ hoạt động (sản xuất) của 1 máy trong 1 tháng, quý, năm;
Số ngày vận chuyển của 1 thuyền trong 1 tháng, quý, năm
- Định số ngày bảo dưỡng chăm sóc định kỳ từng loại máy trong 1 tháng, quý, năm;
- Định thời gian sửa chữa lớn theo chế độ của các loại máy trong 1 năm.
3. Định mức khấu hao tài sản cố định, dụng cụ:
- Định mức thời gian 1 số máy công cụ sản xuất chủ yếu như; cưa, đũa cưa, máy hàn, máy bào, v.v…
- Định mức thời gian sử dụng các loại máy móc, phương tiện tính bằng năm hoặc bằng số km, số m3 (ô-tô, máy kéo, cần trục, v.v…);
- Định mức sử dụng các loại đường tính bằng năm hoặc bằng số m3 khai thác;
- Định mức thời gian sử dụng các loại nhà kho, nhà để máy, nhà ở tính bằng năm;
- Định mức thời gian sử dụng các loại tải sản khác.
C. Định mức tiêu hao vật liệu và động lực:
Gồm hai loại
1. Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu và động lực cho một đơn vị sản phẩm sản xuất cho một giai đoạn sản xuất nhất định:
- Định mức nguyên liệu:
+ Số m3 gỗ trò để xẻ ra 1m3 gỗ thành khí.
+ Số ster củi để đốt ra 1 tấn than
- Định mức nhiên liệu
+ Số lít xăng cho 100km cho từng loại xe theo từng loại đường (1, 2, 3)
+ Số lít ma-dút cho 1 ngày kéo của 1 máy kéo
+ Số kg dầu mỡ kèm theo cho các loại máy
+ Số kg dầu mỡ cho mỗi lần bảo dưỡng bắt buộc
+ Số ster hoặc kg củi đốt 1 ngày cho 1 lô-cô
- Định tiêu chuẩn dùng vật liệu:
+ Số cây nứa, hoành, song để đóng cuốn 1 mảng bè hay tính bằng m3 gỗ.
+ Số kg mây bó 1m3 ván sàn
+ Số m3 gỗ hoặc giờ cưa cho 1 xích cưa xăng, 1 lưỡi cưa vòng, cưa bàn, 1 dây couroie
+ Số lưỡi cưa hay số giờ mài cho 1 viên đá mài của máy mài.
2. Định mức dự trù vật liệu:
- Định mức tồn kho hợp lý cho các kho gỗ và kho củi, nguyên vật liệu của các nhà máy xẻ và lò than;
- Định mức tồn kho hợp lý cho các kho nhiên liệu, vật liệu, phụ tùng, dụng cụ thủ công;
- Định mức gỗ tồn rừng, tồn bãi hợp lý cho các đơn vị từng quý;
- Định mức gỗ tồn kho tiêu thụ hợp lý cho các kho giao hàng…
Có các định mức trên mới lập kế hoạch sản xuất kỹ thuật, tài vụ của đơn vị hạch toán kinh tế. Cụ thể là lập được các kế hoạch sau đây:
- Kế hoạch sản xuất sản phẩm (kế hoạch sản lượng)
- Kế hoạch lao động tiền lương;
-Kế hoạch cung cấp vật tư kỹ thuật
- Kế hoạch giá thành;
- Kế hoạch tài vụ;
Trên đây là những định mức kinh tế kỹ thuật về công việc khai thác, chế biến. Trong thực tế các lâm trường tiến hành song song nhiều nhiệm vụ: khai thác, tái sinh rừng, trồng rừng, sản xuất lương thực. Do đó ngoài những định mức trên, còn phải xây dựng thêm chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật về các công việc trồng rừng,tu bổ, cải tạo rừng và sản xuất lương thực, sản xuất khác nữa.
Đ. Cách tiến hành công tác định mức kinh tế kỹ thuật: Định mức kinh tế kỹ thuật có thể chia làm hai:
a) Định mức kỹ thuật, lao động: Định mức kỹ thuật và lao động nhằm mục đích xây dựng những định mức thời gian và định mức sản xuất thật chính xác, để rồi trên cơ sở ấy mà áp dụng vào việc lập kế hoạch lao động tiền lương.
b) Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu; định mức vốn lưu động định mức trích khấu hao. định mức các tạp phí khác và định mức dự trù.
Những định mức này nhằm phục vụ cho yêu cầu lập kế hoạch giá thành sản phẩm, xác định nhu cầu về vật liệu cho xí nghiệp và giúp quản lý chặt chẽ và nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ tiết kiệm.
E. Các bước thực hiện công tác định mức kinh tế kỹ thuật:
1. Thành lập Hội đồng định mức kinh tế kỹ thuật và cử cán bộ phụ trách
2. Tập hợp nghiên cứu phân tích những tài liệu thiết yếu phục vụ cho yêu cầu tính toán các định mức
3. Xây dựng các định mức thực tế
4. Hoàn chỉnh các định mức
1. Thành lập Hội đồng và phân công phụ trách:
Muốn tiến hành kịp thời công tác định mức kinh tế kỹ thuật, mỗi đơn vị hạch toán kinh tế kỹ thuật, mỗi đơn vị hạch toán kinh tế cũng như mỗi phân xưởng hạch toán kinh tế phải thành lập 1 Hội đồng gọi là Hội đồng định mức kinh tế kỹ thuật. Chủ tịch Hội đồng phải là giám đốc hoặc Phó giám đốc.
Nhiệm vụ của Hội đồng là:
- Lãnh đạo toàn bộ công tác định mức;
- Vạch phương pháp, sưu tầm, xây dựng định mức;
- Tập trung nghiên cứu, phân tích những kết quả theo dõi được;
- Duyệt các định mức và xây dựng các nguyên tắc, thể lệ áp dụng các định mức ấy trong đơn vị.
Hội đồng định mức cần chia làm hai tiểu ban:
a) Tiểu ban xây dựng định mức lao động và định mức công suất của thiết bị.
b) Tiểu ban xây dựng định mức tiêu dùng nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng dự trữ, thay thế và các định mức vốn lưu động, định mức trích khấu hao v.v…
Cán bộ tham gia các tiểu ban như sau:
a) Tiểu ban xây dựng định mức lao động và công suất của thiết bị gồm có:
- Cán bộ phòng lao động tiền lương;
-Cán bộ theo dõi lý lịch của thiết bị, máy móc
- Cán bộ kỹ thuật (cơ khí, khai thác, lâm sản…)
- Cán bộ Kế toán tài vụ;
- Cán bộ thống kê về lao động và kỹ thuật;
b) Tiểu ban xây dựng định mức tiêu dùng vật liệu và định mức khác về tài sản và vốn gồm có:
- Cán bộ phụ trách lập kế hoạch giá thành;
- Cán bộ kỹ thuật;
- Cán bộ vật tư;
- Cán bộ kế toán tài vụ
Trong cả hai tiểu ban đều có sự tham gia trực tiếp của các cán bộ sau đây:
- Trưởng phòng kỹ thuật cơ giới;
- Trưởng phòng kỹ thuật khai thác, lâm sinh (kỹ thuật về lâm nghiệp)
- Trưởng phòng tổ chức cán bộ và lao động tiền lương;
- Các kỹ thuật viên.
Trách nhiệm của các Phòng đối với công tác định mức kinh tế kỹ thuật:
Công tác định mức kinh tế kỹ thuật không những có tác dụng cho việc chuẩn bị mở rộng hạch toán kinh tế, mà còn phục vụ lâu dài cho sản xuất cho nên phải tiến hành thường xuyên.
Cần phân công các phòng chịu trách nhiệm các định mức như sau:
- Trưởng phòng lao động tiền lương chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác định mức lao động;
- Trưởng phòng kế hoạch chịu trách nhiệm về công tác xây dựng định mức tiêu dùng nguyên, nhiên vật liệu và quy định giá kế hoạch cho tất cả các loại vật liệu và các khoản phục vụ sản xuất;
- Trưởng phòng kế toán tài vụ chịu trách nhiệm về xây dựng mức trích khấu hao tài sản cố định, cùng với Trưởng phòng cung tiêu chịu trách nhiệm xây dựng và chấp hành định mức dự trữ nguyên, nhiên, vật liệu.
2. Tập hợp nghiên cứu phân tích những tài liệu cần thiết phục vụ cho yêu cầu tính toán định mức:
Các định mức kinh tế kỹ thuật xây dựng phải tiên tiến, vững chắc, phải tính toán trên cơ sở thực tế khoa học.
Trong công tác định mức cần nắm được tình hình tổ chức lao động trong các quá trình sản xuất, điều kiện thực tế của những nơi sản xuất, tình trạng của thiết bị, công cụ, phương tiện sản xuất, quy chế sử dụng và bảo dưỡng các loại phương tiện, thiết bị sản xuất v.v… Muốn nắm được các yêu cầu, một mặt phải quan sát thực tế, mặt khác phải dựa vào tài liệu, số liệu thống kê đã đúc kết, phải biết thẩm tra, thăm dò ý kiến của những công nhân tiên tiến, công nhân lành nghề, lâu năm v.v…
Sau đó phải tiến hành phân tích tài liệu. Bằng hình thức hội nghị sản xuất, đưa ra những bảng chấm công, những chỉ tiêu lao động sản xuất để mọi người phân tích. Qua đó tập hợp những bất hợp lý có thể khắc phục và những khả năng chưa phát huy để bổ sung cho tài liệu. Công tác bước này nhằm tạo cơ sở cho việc xây dựng các định mức thực tế.
3. Xây dựng định mức thực tế:
Bước này cần theo dõi thực tế quá trình thao tác các động tác sản xuất của ngày công và rút ra các định mức chính xác làm điển hình.
Bước này có ý nghĩa quyết định về tính chất vững chắc và tiên tiến của các định mức được chứng minh bằng thực tế. Vậy cần có lãnh đạo tư tưởng tốt.
Có thể bằng hình thức phát động một cuộc vận động thi đua cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất hay là một cuộc cải tiến chế độ tiền lương, thực hiện trả lương theo sản phẩm.
Ngoài ra, còn dùng nhiều hình thức cơ động khác như: tổ chức triển lãm tranh châm biếm về lãng phí ngày công, về những tính trạng lạc hậu về kỹ thuật, về những sự việc vô trách nhiệm, hư hỏng máy móc v.v… hoặc tổ chức trưng bày bằng hiện vật những phế phẩm, những hàng hóa thiếu kích thước, những thiết bị, phụ tùng máy móc bị hư hỏng vì làm ẩu và những thành tích sản xuất.
Dựa trên tài liệu đã tập hợp nghiên cứu và phong trào sản xuất đã được rầm rộ, tiến hành tổ chức theo dõi quá trình các thao tác sản xuất của ngày công.
Công tác theo dõi quá trình các thao tác sản xuất của ngày công có thể tiến hành trong tình hình sản xuất bình thường hoặc trong thao diễn kỹ thuật. Tất nhiên là những chỉ tiêu năng suất trong thao diễn sẽ cao hơn. Dùng những chỉ tiêu đó làm cơ sở dẫn dắt. Sau khi theo dõi quá trình sản xuất của ngày công, lại tiếp tục tổ chức phân tích những tài liệu vừa thu nhập được để hoàn chỉnh thêm.
4. Hoàn chỉnh các định mức:
Bước cuối cùng là khi đã có những căn cứ và các định mức kinh tế kỹ thuật thì kết hợp với những phương hướng thi hành các biện pháp cải tiến sản xuất của kế hoạch hàng năm mà hoàn chỉnh lại các định mức kinh tế kỹ thuật để thông qua Hội đồng định mức duyệt và phổ biến thi hành.
Trong khi hoàn chỉnh các định mức cần chú ý đến những nguyên tắc dưới đây:
a) Các chỉ tiêu xây dựng phải phù hợp với cơ cấu tổ chức sản xuất, trình độ cán bộ và công nhân viên. Các chỉ tiêu đặt ra giữa các đơn vị không nhất thiết giống nhau, nhưng đối với các đơn vị sản xuất giống nhau chỉ tiêu phải giống nhau thì hạch toán kinh tế mới tốt.
b) Các định mức của từng đơn vị hạch toán kinh tế đề có quan hệ trực tiếp với chỉ tiêu của cơ quan cấp trên. Do đó trước hết cần phải tôn trọng các hệ thống chỉ tiêu định mức chỉ đạo của cấp trên.
c) Các định mức kinh tế phải có cơ sở chắc chắn hoàn thành; chỉ tiêu kế hoạch và chỉ tiêu thống kê, kế toán tài vụ phải ăn khớp với nhau để có cơ sở thống nhất theo dõi kiểm tra tình hình chấp hành kế hoạch.
d) Các con số tính toán phải đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ làm, thích hợp với trình độ, yêu cầu quần chúng.
Tóm lại, công tác xác định các định mức kinh tế kỹ thuật phải dựa vào nguyên tắc “hợp lý về kinh tế - tiên tiến về kỹ thuật - tiết kiệm về lao động - có căn cứ vào khả năng thực tế”
5. Kiểm kê tài sản, chấn chỉnh quản lý kho tàng, giao trách nhiệm quản lý vốn:
Việc kiểm kê tài sản, chấn chỉnh quản lý kho tàng là một việc hết sức cần thiết để nâng cao trách nhiệm của đơn vị hạch toán kinh tế đối với tài sản, giúp giám đốc xí nghiệp quản lý toàn diện. Mộ số điểm cụ thể:
- Giá tài sản cố định sẽ căn cứ vào các sổ theo dõi của Phòng kế toán tài vụ và các tài liệu kiểm kê đánh giá tài sản trước đây, không đánh giá lại . Trường hợp xét thấy chất lượng tài sản có nhiều thay đổi, cần phải điều chỉnh, có thể giải quyết bằng hai cách như sau:
a) Nếu thực tế tài sản đã hao mòn nhiều, mà trên sổ sách chỉ mới trích khấu hao ít, nên giá hiện tại của tài sản quá cao thì cần phải điều chỉnh, trích khấu hao thêm để giá hiện tại của tài sản còn lại thích hợp với tình hình thực tế của tài sản.
b) Nếu thực trạng của tài sản còn tốt hơn nhiều so với tình hình trong sổ sách vì trích khấu hao cao, không sát thì điều chỉnh lại mức khấu hao; nếu vì tài sản được trang bị thêm, thay thế bổ sung nhiều mà việc hạch toán ghi chép theo dõi tài sản trước đây không nắm được để tăng giá trị tài sản, hoặc trong kiểm kê phát hiện ra những tài sản không có trong sổ sách thì cần đánh giá lại tài sản đó, đảm bảo cho đơn vị hạch toán kinh tế trích khấu hao và giá thành được hợp lý.
- Về giá để tính tài sản lưu động (nguyên nhiên, vật liệu, sản phẩm dở dang v.v… ) cũng căn cứ theo sổ sách. Trường hợp một số loại nguyên, nhiên, vật liệu mất phẩm chất, không còn dùng được thì trị giá theo phế phẩm.
Sau khi kiểm kê cần có kế hoạch sử dụng phế phẩm, phế liệu, có kế hoạch dự trữ hợp lý, tránh để thừa, để thiếu căng thẳng như trước đây.
Đi đôi với việc kiểm kê tài sản phải kiện toàn quản lý kho, quản lý tài sản cố định. Cần tổ chức học tập chế độ hạch toán vật liệu và điều lệ bảo quản tài sản cho tất cả cán bộ, công nhân để gây ý thức cho quần chúng bảo vệ kho tàng, tiết kiệm, nguyên, nhiên vật liệu, tôn trọng của công, trước khi chuyển thành đơn vị hạch toán kinh tế độc lập.
Trách nhiệm quản lý vốn là phải có kế hoạch biện pháp quản lý sử dụng số vốn cho tốt, đúng với thể lệ Nhà nước quy định, tránh tình trạng khoán trắng, thiếu kiểm tra.
Qua thực hiện hạch toán kinh tế trong ngành có những kinh nghiệm như sau:
- Khi kiểm kê tài sản giao vốn, đại bộ phận các thành phần vốn là những khoản nợ chứa thu, nguyên vật liệu ứ động, gỗ tồn rừng, tồn bãi (nói chung là những loại vốn mà chưa có thể sử dụng ngay được). Do đó, thời gian đầu tư đơn vị hạch toán kinh tế gặp khó khăn về vốn; cán bộ vừa vất vả, có khi hoang mang, thiếu tin tưởng vào kế hoạch định mức vốn của mình. Trường hợp này cần giải quyết bằng cách tích cực chủ động ngay từ đầu đẩy mạnh tiêu thụ, thu hồi công nợ, giải quyết các loại vốn ứ đọng khác…Số vốn thừa của đơn vị hạch toán kinh tế phải thu dần làm nhiều kỳ.
- Một số đơn vị chuyển sang hạch toán kinh tế thiếu chuẩn bị đầy đủ thủ tục như: quyết định thành lập đơn vị hạch toán kinh tế, hợp đồng mua bán hàng hóa thiếu cụ thể, kế hoạch thu chi tài vụ chưa làm đầy đủ, quyết toán làm không kịp thời, thiếu quan hệ trước với các cơ quan giao dịch bên ngoài (như Ngân hàng, các cơ quan khách hàng v.v… ) do đó lúc đầu bị khó khăn về vốn, bán hàng, thanh toán v.v… Vậy trước khi chuyển sang hạch toán kinh tế phải chuẩn bị đầy đủ các thủ tục.
6. Quy định chế độ quan hệ hỗ trợ và tổ chức chế độ hợp đồng
Trong quá trình sản xuất, các đơn vị hạch toán kinh tế, các đơn vị phân xưởng đều có quan hệ với nhau rất nhiều. Đơn vị này không làm tròn nhiệm vụ thì ảnh hưởng đến đơn vị khác và ngược lại.
Trong một Ty nếu đơn vị khai thác không đảm bảo kế hoạch và bãi gỗ sắp xếp không đúng quy định thì sẽ làm cho đơn vị vận chuyển không có gỗ chở và hạn chế năng suất vận chuyển. Đơn vị vận chuyển không đảm bảo kế hoạch vận chuyển thì đơn vị khai thác sẽ bị ứ đọng không tiêu thụ được, sẽ thiếu vốn. Giữa các Phòng quản lý của Ty đối với đơn vị hạch toán kinh tế cũng có những quan hệ như: cung cấp vật liệu, phụ tùng sửa chữa, thiết bị, phương tiện sản xuất, cung cấp kinh phí, điều tra quy hoạch, giao rừng v.v…
Phải có những quy chế để tăng cường sự hợp tác tương trợ sẵn có giữa các đơn vị sản xuất với nhau, giữa các đơn vị sản xuất với đơn vị quản lý theo một kế hoạch thống nhất.
Biện pháp có hiệu lực nhất là thực hành chế độ hợp đồng, một công cụ rất quan trọng để đảm bảo hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước, củng cố chế độ hạch toán kinh tế. Tinh thần của chế độ hợp đồng kinh tế là nhằm lôi cuốn quần chúng tham gia đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm.
Có nhiều hình thức hợp đồng: đối với các đơn vị xí nghiệp hạch toán kinh tế độc lập thì áp dụng chế độ hợp đồng kinh tế. Đối với các phân xưởng trong nội bộ xí nghiệp thì áp dụng chế độ hợp đồng sản xuất giữa chuyên môn và Công đoàn giữa Phân xưởng với các Phòng quản lý, giữa các Phân xưởng với nhau v.v… )
Nội dung chế độ hợp đồng nhằm:
- Cụ thể hóa những công việc có quan hệ lẫn nhau.
- Quy định rõ ràng trách nhiệm hợp tác lẫn nhau (số lượng, chất lượng, thời gian…)
- Quy định biện pháp để tăng cường trách nhiệm và chiếu cố đến điều kiện đặc biệt.
- Quy định những thủ tục cần thiết để đảm bảo công việc được chính xác, nhanh chóng.
7. Tổ chức công tác kế hoạch và hạch toán thống kê, kế toán:
Một đơn vị hạch toán kinh tế là một đơn vị quản lý kinh tế có kế hoạch. Mọi công việc sản xuất kinh doanh đều kế hoạch hóa, có định mức kinh tế kỹ thuật.
Vậy đơn vị hạch toán kinh tế phải coi trọng việc tổ chức công tác kế hoạch và hạch toán thống kê, kế toán.
Cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đầy đủ cho các đơn vị trước khi đi vào hạch toán kinh tế. Công việc sản xuất kinh doanh mở rộng đến đâu, màng lưới kế hoạch và thống kê, kế toán phải đầy đủ đến đó.
Vì chưa nhận thức đầy đủ, cho nên một số nơi màng lưới thống kê, kế toán chưa đáp ứng về chất lượng và số lượng.
Tổ chức hạch toán thống kê, kế toán phải chú ý mấy nguyên tắc sau đây:
a) Nội dung các chỉ tiêu hạch toán phải nhất trí với các chỉ tiêu kế hoạch, làm cơ sở để so sánh kế hoạch và thực hiện, để giám đốc việc chấp hành kế hoạch, đồng thời giúp tài liệu cho việc lập kế hoạch kỳ sau.
b) Hạch toán nghiệp vụ, hạch toán thống kê và hạch toán kế toán phải có liên hệ khăng khít với nhau, bổ sung cho nhau, kết hợp chặt chẽ, tránh gây lãng phí cho sản xuất.
c) Nội dung hạch toán phải đơn giản, dễ làm, dễ hiểu để phục vụ quần chúng, thu hút được đông đảo quần chúng tham gia quản lý xí nghiệp. Các chỉ tiêu hạch toán phải là những phương tiện sắc bén để quần chúng biết được công việc mình làm, hiểu được việc chung, do đó đề cao trách nhiệm trong sản xuất. Phải phản ánh đúng sự thực và khách quan để lãnh đạo đi đúng đường lối, chính sách chung. Những hành động cố ý làm sai hạch toán đều coi là phạm pháp.
8. Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế:
Theo định kỳ quý, năm phải tổ chức hội nghị phân tích hoạt động kinh tế của xí nghệp hay phân xưởng. Mục đích:
a) Đánh giá việc chấp hành kế hoạch là chính sách của đơn vị, kiểm điểm thi hành các định mức kinh tế kỹ thuật (đã nêu trên).
b) Phân tích khả năng tiềm tàng của xí nghiệp, đúc kết kinh nghiệm trong việc tăng năng suất lao động, tăng cường sử dụng phương tiện, tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu, hạ giá thành, tăng lũy tích, đẩy mạnh luân chuyển vốn.
c) Giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức tinh thần trách nhiệm trong sản xuất, nâng cao trình độ quản lý, phát huy ý thức làm chủ xí nghiệp.
d) Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch và quản lý kế hoạch. Qua phân tích phát hiện mặt không cân đối, phê phán tư tưởng mạo hiểm, bảo thủ trong khi xây dựng kế hoạch, kinh nghiệm cứ mỗi lần phân tích hoạt động kinh tế là mỗi lần làm cho kế hoạch ở xí nghiệp, lâm trường có cơ sở chắc chắn hơn, khai thác được nhiều khả năng tiềm tàng hơn, phản ánh được tình hình thực tế trong sản xuất và tính nỗ lực của quần chúng trong việc thực hiện kế hoạch.
Việc phân tích hoạt động kinh tế còn giúp cho sự lãnh đạo của Đảng được toàn diện hơn, đi sâu vào sản xuất hơn, gắn liền hơn nữa công tác chính trị với sản xuất. Đồng thời công tác lãnh đạo phong trào thi đua của Công đoàn, Thanh niên đi vào cụ thể, thiết thực hơn.
Tổ chức hội nghị phân tích hoạt động kinh tế cần chú ý những điểm dưới đây:
- Chuẩn bị tài liệu và số liệu cho đầy đủ, chính xác.
- Phân tích có trọng điểm không nên đưa ra quá nhiều số liệu giải quyết nhiều vấn đề trong một kỳ hội nghị.
- Phân tích tình hình vừa qua, phải kết hợp với việc xây dựng kế hoạch tới, làm cho những kinh nghiệm được sử dụng kịp thời.
9. Tổ chức khuyến khích vật chất:
Thưởng vật chất có nhiều hình thức:
- Trả lương theo sản phẩm;
- Trích quỹ xí nghiệp hàng năm;
- Thưởng tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu;
- Thưởng hoàn thành vượt mức kế hoạch;
- Thưởng hạ giá thành,
- Thưởng sáng chế phát minh, sáng kiến cải tiến.
a) Trả lương theo sản phẩm
Đơn vị hạch toán kinh tế là cơ sở rất tốt cho việc áp dụng trả lương theo sản phẩm, vì có định mức kinh tế kỹ thuật, có tổ chức hạch toán đầy đủ. Trả lương theo sản phẩm lại tạo điều kiện cho chế độ hạch toán kinh tế được củng cố nhanh chóng. Ở các lâm trường đã thực hiện chế độ trả lương theo sản phẩm, năng suất lao động đều tăng, giá thành hạ, thu nhập của công nhân tăng, kỷ luật lao động được củng cố, công gián tiếp giảm, tình trạng lãng phí trong sản xuất được hạn chế.
Một vài nơi chưa làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng do đó xảy ra nhiều hiện tượng không tốt như làm ẩu, không đảm bảo quy cách, phẩm chất, man khai sản phẩm, chạy theo thu nhập, sử dụng quá công suất máy móc, phương tiện v.v…
Diện trả lương theo sản phẩm trong ngành ta chưa rộng. Chúng ta cần tích cực mở rộng hạch toán kinh tế tạo cơ sở mở rộng diện trả lương theo sản phẩm. Các đơn vị chưa thi hành chế độ trả lương theo sản phẩm thì cần phải áp dụng rộng rãi chế độ thường tăng năng suất lao động.
b) Trích quỹ xí nghiệp:
Xí nghiệp hạch toán kinh tế nếu hoàn thành kế hoạch sản lương, kế hoạch lợi nhuận, kế hoạch nộp lợi nhuận và khấu hao thì được trích quỹ xí nghiệp. Chế độ trích quỹ xí nghiệp khuyến khích các xí nghiệp phấn đấu khắc phục khó khăn, khai thác khả năng tiềm tàng để hoàn thành kế hoạch một cách toàn diện.
Quỹ xí nghiệp chủ yếu sử dụng vào sự nghiệp phúc lợi tập thể và tăng cường thiết bị an toàn lao động và làm việc.
Việc trích lập và sử dụng quỹ xí nghiệp đã có tác dụng rõ rệt trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển, củng cố chế độ hạch toán kinh tế, đã làm cho cán bộ, công nhân, viên chức ở các xí nghiệp thấy rõ lợi ích của bản thân mình gắn liền với sự cải tiến quản lý sản xuất của xí nghiệp mà ra sức thi đua đẩy mạnh sản xuất, tăng cường kỷ luật lao động, tăng năng suất, hạ giá thành.
Tuy nhiên trong thời gian qua, việc thi hành chế độ trích lập quỹ xí nghiệp cũng còn nhược điểm do tổ chức sản xuất kinh doanh của ngành có đặc điểm riêng chưa được cân nhắc thích đáng, hợp lý, cần nghiên cứu bổ sung. Mặt khác cần phải đề phòng và khắc phục xu hướng không đúng muốn được trích quỹ xí nghiệp nhiều, sinh ra bảo thủ trong khi lập kế hoạch hoặc muốn hạ thấp điều kiện được trích v.v…
c) Các chế độ thưởng khác:
Các chế độ thưởng về hoàn thành vượt mức kế hoạch,hạ giá thành tiết kiệm, sáng kiến cải tiến v.v… đều dựa trên nguyên tắc là có tiết kiệm và nâng cao được năng suất thì được thưởng.
Việc áp dụng thường tùy thuộc vào điều kiện tổ chức hạch toán (ghi chép, theo dõi) theo dõi sản xuất có chặt chẽ, đầy đủ không mà áp dụng hình thức này hay hình thức khác.
Điều kiện tổ chức hạch toán còn thấp thì phải áp dụng hình thức thưởng thấp, dần dần nâng lên.
Dựa vào tình hình sản xuất ngày càng phát triển, trình độ giác ngộ của công nhân ngày càng cao, trình độ hạch toán kinh tế xí nghiệp ngày càng được củng cố mà nâng dần các hình thức thưởng.
III. KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH VÀ NHIỆM VỤ CÁC NGÀNH
A. Trình tự tiến hành:
Chuyển một đơn vị thi hành chế độ hạch toán kinh tế có thể chia làm các bước như sau:
- Chuẩn bị;
- Tiến hành xây dựng điều kiện cho đơn vị hạch toán kinh tế;
- Thực hiện chuyển thành đơn vị hạch toán kinh tế;
- Kiện toàn và tổng kết;
1. Bước chuẩn bị:
Bước này cần làm mấy việc như sau:
- Tổ chức hội nghị phổ biến chủ trương, kế hoạch;
- Tổ chức học tập, nghiên cứu chế độ hạch toán kinh tế;
- Tiến hành kiện toàn tổ chức sản xuất và hoàn chỉnh chế độ quản lý xí nghiệp.
Chủ yếu bước này là chuẩn bị tư tưởng và tổ chức. Trên cơ sở xây dựng nhận thức được đầy đủ, đúng mức giải quyết tư tưởng, được tốt sẽ có đầy đủ quyết tâm bắt tay vào việc chuẩn bị tổ chức điều kiện để thực hiện chủ trương.
2. Tiến hành xây dựng tạo điều kiện cho đơn vị hạch toán kinh tế:
Bước này gọi tắt là “bước tạo điều kiện”. Cần làm những công tác chủ yếu dưới đây:
- Tiến hành công tác xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, xây dựng nhiệm vụ kế hoạch;
- Lập kế hoạch kinh tế quốc dân, kế hoạch thu chi tài vụ;
- Xây dựng quy chế quan hệ hỗ trợ giữa các đơn vị và tổ chức chế độ hợp đồng;
- Xây dựng chế độ và kiện toàn bộ máy hạch toán thống kê, kế toán;
- Kiểm kê tài sản, chấn chỉnh kho tàng.
Bước này là bước nặng và trọng yếu nhất, cần phải tập trung cán bộ, tăng cười chỉ đạo để thực hiện tốt.
3. Thực hiện chuyển thành đơn vị hạch toán kinh tế:
Các việc cần làm bước này:
- Tổ chức công bố quyết định, nhận vốn, nhận nhiệm vụ kế hoạch;
- Phát động phong trào thi đua đẩy mạnh sản xuất;
- Tiến hành giải quyết các thủ tục như: mở tài khoản ngân hàng, mở sổ sách, ký hợp đồng kinh tế v.v…
Bước này chủ yếu là công bố chuyển thành đơn vị hạch toán kinh tế. Nhưng phải thấy đó là một thắng lợi lớn, bước trưởng thành của đơn vị, gây cho mọi người phấn khởi tin tưởng, gây không khí đổi mới, thi đua sôi nổi trong đơn vị, phát huy cao độ khí thế mới để dành những thuận lợi bước đầu thực hiện hạch toán kinh tế. Đó cũng là một đảm bảo phát huy tác dụng của hạch toán kinh tế sau này.
4. Kiện toàn và tổng kết
Sau khi đã thực hiện chế độ hạch toán kinh tế rồi, còn phải tiếp tục một bước nữa là kiện toàn và tổng kết.
Bước này chủ yếu là kiểm tra xem chế độ hạch toán kinh tế đã thực sự được phát huy tác dụng chưa, nếu còn thiếu sót mặt nào cần uốn nắn kịp thời. Bước này tiến hành một số công tác nhằm nâng cao hạch toán kinh tế như:
- Tổ chức thực hiện chế độ thưởng vật chất, trả lương theo sản phẩm, các chế độ thưởng khác.
- Kiện toàn chế độ hợp đồng sản xuất;
- Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế.
Thời gian kết thúc của bước này là căn cứ vào kết quả của đơn vị thực hiện chế độ hạch toán kinh tế đã phát huy tác dụng chưa, nhưng không nhất thiết là phải hoàn thành hết thảy mọi công việc. Vì việc củng cố và nâng cao chế độ hạch toán kinh tế là một việc lâu dài, thường xuyên và tiến dần từng bước. Đơn vị đã hạch toán kinh tế có trách nhiệm tiếp tục phát huy không ngừng nhiệm vụ đó.
Cuối cùng tổng hợp mọi công việc và tổng kết toàn bộ.
B. Trách nhiệm các phòng quản lý đối với việc hạch toán kinh tế:
Tổ chức các phòng quản lý ở các Ty, xí nghiệp, Lâm trường hiện nay chưa thống nhất, do đó sự phân công dưới đây chỉ có tính chất nguyên tắc chung theo đơn vị công tác.
1. Phòng kỹ thuật: (kỹ thuật cơ giới, kỹ thuật khai thác, chế biến, lâm sinh…)
Có trách nhiệm nghiên cứu và hướng dẫn xây dựng định mức sử dụng và năng suất các thiết bị, phương tiện sản xuất,định mức tiêu dùng nguyên ,nhiên,vật liệu ,tiêu chuẩn số người phục vụ ,điều khiển thiết bị,phương tiện, tiêu chuẩn sử dụng, thời gian lao động các công việc sản xuất, tiêu chuẩn thời gian hoạt động của các thiết bị, phương tiện sản xuất, quy trình khai thác v.v…
2. Phòng lao động tiền lương:
Có trách nhiệm nghiên cứu và hướng dẫn xây dựng các tiêu chuẩn tiền lương cho các công việc sản xuất; cùng với Phòng kỹ thuật quy định tiêu chuẩn công lao động cho mọi công việc trong đơn vị (công trực tiếp và gián tiếp), hướng dẫn chế độ trả lương theo sản phẩm và các chế độ thưởng vật chất.
3. Phòng cung cấp, tiêu thụ:
Có trách nhiệm giúp đỡ tổ chức, chấn chỉnh kho tàng và nghiệp vụ xuất nhập kho, bảo quản vật tư, tổ chức cung cấp đầy đủ, kịp thời phương tiện, dụng cụ, vật liệu và phụ tùng đúng quy cách, theo yêu cầu của sản xuất, giúp đỡ hướng dẫn về nghiệp vụ tiêu thụ, giá cả, đảm bảo tiêu thụ hàng hóa nhanh.
4. Phòng kế toán tài vụ:
Kết hợp với bộ phận thống kê, dựa vào các chế độ, thể lệ đã ban hành, cụ thể hóa báo biểu và chế độ hạch toán kế toán, xây dựng chế độ báo cáo quyết toán, phân tích hoạt động kinh tế, xây dựng chế độ và hướng dẫn lập kế hoạch thu chi tài vụ, tiến hành kiểm kê chấn chỉnh kho tàng, quản lý tài sản.
5. Phòng kế hoạch và thống kê:
Có trách nhiệm hướng dẫn xây dựng kế hoạch kinh tế (kế hoạch sản xuất) cho các đơn vị, công bố kịp thời các chỉ tiêu kế hoạch sau khi đã được phê chuẩn. Cùng với Phòng kế toán tài vụ quy định tổ chức báo biểu và chế độ thống kê, xây dựng chế độ báo cáo thống kê và phân tích hoạt động kinh tế.
Cùng phòng điều tra phụ trách công tác quy hoạch rừng và giao cho các đơn vị sản xuất.
6. Phòng tổ chức cán bộ:
Có trách nhiệm hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn biên chế số lượng công nhân, cán bộ. Nghiên cứu kiện toàn tổ chức và đảm nhiệm công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, cải tiến chế độ lãnh đạo, quản lý xí nghiệp và công tác phát động thi đua.
7. Phòng hành chính quản trị:
Đặc biệt chú ý đến đời sống văn hóa và vật chất cho cán bộ, công nhân (Tổ chức về ăn, ở, vui chơi, sinh hoạt…)
Trên đây nêu lên tóm tắt một số công việc chủ yếu phân công từng phòng phụ trách. Khi thực hiện giữa các Phòng phải có sự phối hợp chặt chẽ và có sự hỗ trợ lẫn nhau.
Cần thiết các Ty, xí nghiệp, lâm trường có thể tổ chức một tiểu ban “Thi hành hạch toán kinh tế” do đồng chí thủ trưởng hoặc thủ phó trực tiếp phụ trách và một số ủy viên là các đồng chí trưởng phòng có quan hệ nhiều đến vấn đề hạch toán kinh tế như phòng kế toán tài vụ ,phòng kế hoạch thống kê, phòng kỹ thuật, phòng lao động tiền lương, phòng tổ chức cán bộ. Tiểu ban này có trách nhiệm nghiên cứu đề ra các biện pháp thực hiện, theo dõi quá trình thực hiện, đúc kết kinh nghiệm để nâng cao dần chất lượng hạch toán kinh tế và mở rộng phạm vi thi hành chế độ hạch toán kinh tế.
C. Công tác Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên trong công tác hạch toán kinh tế ở Lâm trường, Xí nghiệp và Phân xưởng.
1. Đảng lãnh đạo thống nhất công tác hạch toán kinh tế.
Cần nhận rõ công tác hạch toán kinh tế không phải là vấn đề kinh tế đơn thuần mà thực chất là một cuộc đấu tranh giữa hai con đường quản lý: quản lý xã hội chủ nghĩa và quản lý không theo nguyên tắc xã hội chủ nghĩa. Muốn nhận thức được như vậy thì trước hết phải đứng trên lập trường của Đảng, hiểu thấu bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa và quán triệt được tính tất yếu khách quan của chế độ hạch toán kinh tế và chính sách tiết kiệm của Đảng.
Trong khi thi hành chế độ hạch toán kinh tế ở các xí nghiệp, nếu có nhận thức tư tưởng không đầy đủ, sinh ra khuynh hướng bàng quan, bảo thủ, hoài nghi, ngại khó, thiếu quyết tâm thì cần phải giải quyết. Quá trình thi hành hạch toán kinh tế mấy năm nay đã phản ánh một cuộc đấu tranh rất gay gắt giữa tiết kiệm và lãng phí, mang tính chất một phong trào kiên trì sửa đổi những tập quán xấu.
Hạch toán kinh tế là một mặt của quan hệ sản xuất mới, thực hiện trên cơ sở hợp tác tương trợ sẵn có giữa các đơn vị kinh tế. Nó biến đổi dần dần lối làm ăn cục bộ thành tập thể, đoàn kết tất cả các ngành làm nhiệm vụ chung.
Hạch toán kinh tế là một đường lối chính sách kinh tế của Đảng; cần phải quán triệt và nghiêm chỉnh chấp hành, phải lấy chính trị làm cơ sở cho việc tổ chức mọi công tác kinh tế. Đó là điều đầu tiên có tính chất quyết định của việc thi hành chế độ hạch toán kinh tế.
Hạch toán kinh tế đòi hỏi sự lãnh đạo thống nhất và toàn diện của Đảng, tránh tình trạng chính trị tách rời kinh tế.
Kinh nghiệm các nơi đã thi hành hạch toán kinh tế, công tác Đảng cần chú ý mấy điểm:
a) Lãnh đạo đảng viên, quần chúng ngoài Đảng học tập chế độ hạch toán kinh tế, quán triệt chính sách tiết kiệm của Đảng, chống quan điểm cung cấp, tư tưởng bảo thủ, bản vị, cục bộ.
b) Dựa vào kinh nghiệm tiên tiến và triệt để khai thác những khả năng tiềm tàng trong sản xuất, Chi bộ lãnh đạo, góp ý kiến xây dựng kế hoạch, có quyết tâm thực hiện vượt mức các chỉ tiêu đề ra.
c) Lãnh đạo chặt chẽ việc phân tích hoạt động kinh tế và thông qua công tác này để giáo dục chính trị, đẩy mạnh phong trào thi đua của đơn vị. Biến quyết tâm của Đảng thành quyết tâm của quần chúng.
d) Lãnh đạo đảng viên gương mẫu trong sản xuất và tiết kiệm, làm hạt nhân trong việc thi hành hạch toán kinh tế. Chi bộ Đảng lấy hạch toán kinh tế để củng cố và tăng cường lãnh đạo tại các đơn vị sản xuất, làm cho đường lối và chính sách tiết kiệm của Đảng biến thành sức mạnh, nguồn dự trữ vô tận để đẩy mạnh tăng năng suất lao động và hạ giá thành.
2. Công đoàn vận động quần chúng thi hành hạch toán kinh tế, chấp hành chính sách tiết kiệm của Đảng:
Hạch toán kinh tế thực tế là dân chủ hóa quản lý, là một cuộc vận động quần chúng rộng rãi để đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Mục đích và nội dung của chế độ hạch toán kinh tế chỉ rõ hạch toán kinh tế có liên quan đến đời sống hàng ngày của cán bộ, công nhân, viên chức, gắn liền với các hoạt động chính trị của quần chúng. Bản chất của chế độ hạch toán kinh tế là tốt, nhưng tự nó không mang quyền lợi đến được mà phải trên cơ sở nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa, nâng cao trình độ kỹ thuật, quản lý kinh tế, làm cho mọi người coi đó là việc của bản thân mình mà hăng hái tham gia thực hiện. Đó là những nhiệm vụ, đồng thời cũng là quyền lợi thiết thân của mọi người. Vì vậy việc thi hành chế độ hạch toán kinh tế không thể tách rời công tác công đoàn.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Công đoàn có trách nhiệm giáo dục đoàn viên thực hiện hạch toán kinh tế, coi đó là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Muốn lãnh đạo tốt phải đi sâu tìm hiểu việc vận dụng chế độ hạch toán kinh tế. Làm như vậy chính là thiết thực đi sâu vào sản xuất, nâng cao trình độ quản lý, góp phần vào việc đào tạo cán bộ theo kiểu mới. Về việc này, Công đoàn cần chú ý những điểm sau đây:
a) Giáo dục ý thức tiết kiệm, quan điểm kinh doanh xã hội chủ nghĩa, khắc phục tư tưởng cung cấp, cục bộ, tiêu diệt những ảnh hưởng của tư tưởng quản lý kinh doanh tư bản chủ nghĩa:
Thực hiện chế độ hạch toán kinh tế, quản lý kinh doanh theo đường lối xã hội chủ nghĩa là một vấn đề mới, là một cuộc đấu tranh hết sức gay gắt với chế độ quản lý phi xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, việc tăng cường giáo dục tư tưởng,vạch rõ những tác hại, tính tất yếu phải xóa bỏ chế độ cung cấp và những ảnh hưởng của lối quản lý tư bản chủ nghĩa là vấn đề có ý nghĩa quyết định.
Bắt nguồn từ chế độ cung cấp, hình thức quản lý hiện nay còn tồn tại là “cốt làm được việc, chi bao nhiêu, thanh toán bấy nhiêu” chỉ biết việc không biết tiền, chỉ biết làm mà không biết hiệu quả kinh tế. Bản chất của lối quản lý này là ỷ lại vào cấp trên “không quan tâm đến lợi ích lâu dài và toàn diện”. Do đó thường tính toán đại cương, làm kế hoạch không cẩn thận. Kết quả đã gây ra nhiều lãng phí, không động viên được tính tích cực và sáng tạo của quần chúng.
Chế độ hạch toán kinh tế yêu cầu phải nâng cao trách nhiệm. Một số cán bộ nhận định về trách nhiệm không đúng thường xuyên xảy ra tư tưởng cục bộ, biểu hiện ở chỗ muốn bớt nhiệm vụ để cố vượt kế hoạch, đòi hỏi nhiều điều kiện, thêm người, thêm vốn, thêm phương tiện.
Ảnh hưởng của lối quản lý tư sản tuy còn rất ít nhưng phải cương quyết tiêu diệt đến cùng. Nó còn biểu hiện lẻ tẻ ở chỗ chạy theo công việc, không chú ý đến đời sống công nhân để xảy ra tai nạn lao động. Mặt khác thường nhấn mạnh về lợi nhuận, cố ý tính toán để Nhà nước phải đài thọ nhiều khoản chi không hợp lý, để khách hàng phải chịu mua theo giá đắt, nhằm làm cho xí nghiệp được nhiều lãi để có cơ sở trích nhiều tiền thưởng.
Từ hình thức cung cấp chuyển sang hình thức quản lý theo chế độ hạch toán kinh tế, chúng ta phải thay đổi rất nhiều tập quán cũ. Vì vậy Công đoàn cần kết hợp với chuyên môn lấy sự việc cụ thể xảy ra hàng ngày để giáo dục quần chúng ý thức và phương pháp kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
Trong quá trình thực hiện còn xảy ra những hiện tượng cầu toàn, nôn nóng. Một số cán bộ cho rằng hạch toán kinh tế phải tỷ mỉ, đẻ ra nhiều chỉ tiêu, nhiều báo biểu, quá khả năng của quần chúng, làm cho yêu cầu không đạt được mà quần chúng thiếu phấn khởi. Ngược lại với tác phong chung chung, đại khái một số cán bộ không chú ý đến việc lãnh đạo tư tưởng, chỉ phổ biến qua loa ý nghĩa hạch toán kinh tế: trên công tác chỉ ước lượng chung chung. Do đó mà làm sai bản chất của hạch toán kinh tế dẫn đến công việc kém kết quả, quần chúng kém tin tưởng.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Công đoàn kịp thời đi sát giải thích, nêu những hiện tượng không đúng để mọi người trao đổi giúp đỡ nhau tiến bộ.
b) Thông qua việc thi hành hạch toán kinh tế để đẩy mạnh thi đua sản xuất tiết kiệm:
Thực hành chế độ hạch toán kinh tế tạo điều kiện cho việc thi đua được thường xuyên, có bề sâu. Kiểm điểm một cách toàn diện việc thực hiện các định mức và việc phân tích hoạt động kinh tế sau một kỳ kế hoạch chính là nội dung cụ thể nhất và thiết thực nhất cho việc kiểm điểm và đẩy mạnh thi đua.
Việc khuyến khích bằng vật chất có tác dụng tích cực đối với thi đua, hạch toán kinh tế tạo điều kiện đẩy mạnh thi đua, ngược lại động viên thi đua sẽ thúc đẩy việc mở rộng và nâng cao chất lượng hạch toán kinh tế . Chính vì vậy mà hạch toán kinh tế đòi hỏi sự chỉ đạo chặt chẽ của Công đoàn và là nội dung cụ thể nhất của phong trào thi đua sản xuất tiết kiệm.
Chế độ hạch toán kinh tế chỉ phát huy tác dụng khi được quần chúng tự giác thi hành. Do đó con số hạch toán phải có tác dụng động viên giáo dục quần chúng sản xuất tiết kiệm. Ở xí nghiệp, cơ quan lãnh đạo cần công bố kịp thời kết quả sản xuất hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, so sánh với nhiệm vụ kế hoạch, đối chiếu với các đơn vị khác. Dùng thông báo, truyền thanh công bố con số hạch toán với điển hình cụ thể để gây thành một phong trào tranh luận sôi nổi về sản xuất tiết kiệm, thúc đẩy mọi người thi đua tăng năng suất lao động, hạ giá thành.
Công đoàn cần tổng kết những kinh nghiệm tiên tiến và lấy nó làm căn cứ hướng dẫn mọi người xây dựng kế hoạch tiền tiến làm cơ sở chắc chắn cho việc thi đua.
c) Luôn luôn hướng dẫn và động viên quần chúng thi hành hợp đồng tập thể, tăng cường trách nhiệm sản xuất tập thể:
Qua việc thực hiện hợp đồng sản xuất tập thể sẽ phát hiện những thuận lợi, khó khăn và tình trạng không cân đối trong sản xuất. Công đoàn góp ý với lãnh đạo xí nghiệp kịp thời giải quyết làm cho phong trào sản xuất luôn luôn có điều kiện phát triển.
Một số cán bộ và công nhân do chưa hiểu hết ý nghĩa của chế độ hợp đồng tập thể nên thường cho là “hình thức”. Về phía lãnh đạo, một số cán bộ cũng ít chú ý kiểm điểm việc chấp hành kỷ luật hợp đồng, chưa chú ý khen thưởng những người thi hành tốt, còn để tình trang “vô thường vô phạt”, do đó mà giảm hiệu lực của hợp đồng tập thể.
d) Động viên công nhân tham gia phân tích hoạt động kinh tế:
Hội nghị phân tích hoạt động kinh tế và các cuộc họp kiểm điểm sản xuất tiết kiệm là một hình thức bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý xí nghiệp.
Thông qua hạch toán kinh tế là cơ sở để đẩy mạnh phê bình và tự phê bình trong quần chúng, giải quyết những thắc mắc khó khăn làm cho quan hệ trên dưới và trong nội bộ quần chúng càng ngày càng đoàn kết nhất trí.
Vậy Công đoàn phải động viên mọi người tham gia phân tích hoạt động kinh tế, để thấy rõ ưu khuyết điểm trong sản xuất, trong quản lý và qua đó nâng cao trình độ nhận thức của mọi người.
e) Công đoàn có trách nhiệm rất lớn trong việc quản lý xí nghiệp và chế độ thưởng vật chất trong chế độ hạch toán kinh tế:
Thông tư số 133-TTg ngày 4-4-1957 của Phủ Thủ tướng đã quy định “Ban giám đốc xí nghiệp cần cùng với Công đoàn đặt kế hoạch sử dụng quỹ xí nghiệp”. Vì vậy Công đoàn có trách nhiệm trong việc sử dụng quỹ xí nghiệp và các chế độ thưởng khác. Hiện nay quỹ xí nghiệp ở nhiều nơi còn để ứ đọng, chưa sử dụng đúng mức, đúng chế độ để bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ, công nhân, viên chức. Công đoàn có trách nhiệm góp ý kiến vào việc sử dụng quỹ xí nghiệp đồng thời có bổn phận giám đốc việc thi hành nhằm cải thiện đời sống công nhân, đẩy mạnh sản xuất.
3. Nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên trong việc thi hành chế độ hạch toán kinh tế:
Đoàn có nhiệm vụ giáo dục cho đoàn viên và thanh niên nói chung, nhằm đoàn kết rộng rãi mọi lực lượng thanh niên xung quanh Đảng, nâng cao giác ngộ giai cấp, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, nhận rõ vai trò làm chủ xí nghiệp để nâng cao tinh thần trách nhiệm tham gia quản lý xí nghiệp, đẩy mạnh sản xuất, thi hành nghiêm chỉnh chế độ hạch toán kinh tế.
Trên đây, Tổng cục nêu lên phương hướng và những công tác cụ thể, các bước tiến hành và phân công trách nhiệm trong việc nâng cao và mở rộng hạch toán kinh tế xuống lâm trường, xí nghiệp, phân xưởng, đội sản xuất.
Các Ty, Lâm trường, Công ty, Xí nghiệp và Phân cục cần nghiêm chỉnh chấp hành để đạt kết quả tốt. Các Cục, Vụ trưởng ở trung ương cần giúp đỡ các địa phương để tiến hành tốt.
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Thông tư 23-LN-TVCĐ năm 1963 hướng dẫn tiến hành tổ chức hạch toán kinh tế ở các lâm trường, xí nghiệp và các cơ sở trực thuộc (phân xưởng, đội, tổ) do Tổng cục Lâm nghiệp ban hành
- Số hiệu: 23-LN-TVCĐ
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 08/05/1963
- Nơi ban hành: Tổng cục Lâm nghiệp
- Người ký: Nguyễn Văn Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 20
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra