- 1Nghị định 45/2012/NĐ-CP về khuyến công
- 2Quyết định 18/2015/QĐ-UBND về Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Kạn
- 3Nghị định 52/2018/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn
- 4Quyết định 1245/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2018-2020
- 5Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 6Quyết định 920/QĐ-BCT năm 2019 về tiêu chí điểm giới thiệu và bán sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2019-2020 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 7Nghị quyết 08/2019/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 8Nghị quyết 09/2019/NQ-HĐND quy định về mức chi tiếp khách nước ngoài, chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế và chi tiếp khách trong nước có sử dụng ngân sách tỉnh Bắc Kạn
- 9Quyết định 1048/QĐ-TTg năm 2019 về Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 2620/QĐ-UBND năm 2019 hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 08/2019/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 107/QĐ-UBND | Bắc Kạn, ngày 21 tháng 01 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số: 851/QĐ-UBND ngày 24/5/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Bắc Kạn” giai đoạn 2018 - 2020;
Căn cứ Quyết định số: 2488/QĐ-UBND ngày 10/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020;
Xét đề nghị của Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo tại Tờ trình số: 30/TTr-VPĐP ngày 17/01/2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) tỉnh Bắc Kạn năm 2020.
Điều 2. Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, Chánh Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan (các đơn vị được giao nhiệm vụ) và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN“MỖI XÃ, PHƯỜNG MỘT SẢN PHẨM” (OCOP) TỈNH BẮC KẠN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 107/QĐ-UBND ngày 21/01/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) một cách đồng bộ từ cấp tỉnh đến cơ sở theo đúng chu trình hằng năm; đẩy mạnh công tác truyền thông; hỗ trợ các tổ chức kinh tế và người dân tích cực tham gia góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh của địa phương trong sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp và góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn.
- Củng cố, nâng cấp các sản phẩm tham gia OCOP năm 2018 - 2019 và phát triển các sản phẩm đăng ký mới năm 2020. Trong đó chú ý hoàn thiện các sản phẩm theo hướng gia tăng số lượng, nâng cao chất lượng và hoàn thiện bao bì mẫu mã sản phẩm; nâng cao năng lực và tái cơ cấu về tổ chức, nhà xưởng, quy trình sản xuất, hoàn thiện sản phẩm và công tác xúc tiến thương mại của các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình.
- Nâng cao năng lực bộ máy quản lý thực hiện Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” từ tỉnh đến huyện, xã.
- Tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trong tỉnh và mở rộng hoạt động xúc tiến thương mại ra ngoài tỉnh.
- Các Sở, Ban, Ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm thực hiện phát triển kinh tế khu vực nông thôn, lồng ghép các hoạt động với chương trình với triển khai nhiệm vụ chuyện môn của ngành, lĩnh vực quản lý, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Rà soát các nhiệm vụ đã được giao tại Quyết định số: 851/QĐ-UBND ngày 24/5/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về phê duyệt Đề án OCOP của tỉnh giai đoạn 2018 - 2020 để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đảm bảo đạt mục tiêu đề ra.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm chính triển khai Chương trình tại cấp huyện, thành phố. Triển khai các bước của chu trình OCOP ngay từ đầu năm, trên cơ sở các cơ chế chính sách, nguồn lực hiện hành đánh giá thực trạng và xác định nội dung để ưu tiên hỗ trợ các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP trên địa bàn (hỗ trợ, nâng cấp, hoàn thiện về hạ tầng sản xuất, tổ chức bộ máy hoàn thiện sản phẩm tham gia Chương trình OCOP đã được công nhận cũng như tham gia mới,hỗ trợ xây dựng điểm bán hàng, các chi phí trong quá trình thực hiện xúc tiến thương mại...). Tuyên truyền vận động các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình năm 2020.
- Nâng cấp ít nhất 01 sản phẩm 4 sao lên 5 sao; nâng cấp ít nhất 05 sản phẩm từ 03 sao lên 4 sao.
- Phát triển ít nhất 36 sản phẩm mới (bình quân 04 - 05 sản phẩm/huyện, thành phố) đạt 3 sao trở lên.
- Xác định 10 - 20 sản phẩm OCOP của các tổ chức kinh tế để tham gia các chuỗi giá trị tại các địa phương từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để phát triển và thương mại hóa các sản phẩm truyền thống.
2. Phát triển các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP
- Tư vấn, hỗ trợ tái cơ cấu bộ máy 03 - 05 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP.
- Có ít nhất 08 tổ chức kinh tế mới tham gia Chương trình OCOP năm 2020 dưới dạng tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp... (mỗi huyện ít nhất 01 tổ chức).
Nghiên cứu xây dựng ít nhất 02 điểm bán hàng OCOP tại các huyện, thành phố; có 02 tin, bài, phóng sự/tháng tuyên truyền về Chương trình OCOP trên Báo Bắc Kạn; xây dựng ít nhất 10 phóng sự về Chương trình OCOP trên Đài Truyền hình Bắc Kạn và các Đài Truyền hình Trung ương.
1. Tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn triển khai về Đề án
- Nội dung: Tuyên truyền về sự cần thiết, các nguyên tắc triển khai, nội dung của Chương trình. Các cơ chế chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế cộng đồng. Các mô hình, sản phẩm tiêu biểu, bài học kinh nghiệm thành công năm 2018, 2019; Hướng dẫn cách thức phát triển, đề xuất ý tưởng các sản phẩm, khởi đầu chu trình thực hiện Chương trình của cộng đồng.
- Đơn vị thực hiện:
+ Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo tỉnh; các Sở: Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Y tế, Liên minh các Hợp tác xã... trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyện môn lồng ghép hoạt động của ngành để thực hiện tuyên truyền về Chương trình OCOP.
+ Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Kạn, Cổng Thông tin điện tử tỉnh: Xây dựng các phóng sự, tin, bài tuyên truyền hằng tuần, tháng về Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”.
+ Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các cơ quan chuyện môn cấp huyện; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện các hoạt động tuyên truyền các nội dung, hoạt động của Chương trình tại địa phương.
- Thời gian: Từ quý I - quý IV/2020.
2.1. Xây dựng cơ cấu tổ chức và vận hành hệ thống tổ chức thực hiện Chương trình OCOP từ tỉnh đến huyện, thành phố; xã, phường, thị trấn nhằm hỗ trợ các tổ chức kinh tế cộng đồng phát triển và thương mại hóa sản phẩm OCOP.
- Nội dung: Kiện toàn cơ cấu tổ chức và xây dựng bảng chức danh, mô tả công việc của từng vị trí cán bộ thực hiện Chương trình OCOP các cấp và hướng dẫn vận hành hệ thống tổ chức thực hiện Chương trình OCOP phù hợp thực tiễn địa phương.
- Đơn vị thực hiện: Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo tỉnh; Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện, thành phố; đơn vị tư vấn.
- Thời gian: Trong quý I - III năm 2020
2.2. Rà soát, đánh giá kết quả thực hiện chu trình; điều chỉnh chu trình phù hợp thực tế tại địa phương.
- Nội dung: Phân tích, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện chu trình tại cấp tỉnh, huyện, thành phố để thông qua đó rà soát, điều chỉnh bổ sung các nhiệm vụ phù hợp với thực tiễn triển khai tại địa phương.
- Đơn vị thực hiện: Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo tỉnh; Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện, thành phố; đơn vị tư vấn.
- Thời gian: Trong quý II - III năm 2020.
2.3. Triển khai tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp thực hiện Đề án
- Đối tượng: Là cán bộ triển khai Chương trình OCOP các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh; các Phòng, Ban chuyện môn cấp huyện, thành phố; cấp xã, phường, thị trấn.
- Nội dung: Nội dung, quy trình triển khai chu trình OCOP thường niên; Các khái niệm cơ bản về Chương trình OCOP (cộng đồng và phát triển cộng đồng, sản phẩm và sản phẩm OCOP, tổ chức kinh tế OCOP) hệ thống tổ chức OCOP và nhân sự (cơ cấu tổ chức, mô tả công việc và KPIs); Bộ Tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm; hình thành doanh nghiệp/hợp tác xã (quy trình hình thành một doanh nghiệp/hợp tác xã tại cộng đồng; các mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh…); công tác quản lý, triển khai Chương trình; hướng dẫn đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP hằng năm.
- Đơn vị thực hiện: Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo tỉnh; Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện, thành phố; đơn vị tư vấn.
- Thời gian: Từ tháng 02 - 7 năm 2020.
2.4. Tổ chức Hội nghị đối tác OCOP tỉnh Bắc Kạn
- Nội dung: Tổ chức Hội nghị với các đối tác đang hợp tác với các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP (các nhà cung ứng dịch vụ đầu vào; tư vấn trong quá trình sản xuất, quản trị hợp tác xã, doanh nghiệp… nghiên cứu phát triển sản phẩm, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm…), các đối tác tiêu thụ sản phẩm; các ngân hàng; cơ quan truyền thông (Báo chí, Đài Phát thanh Truyền hình..) thông qua Hội nghị kết nối với các đối tác để phát triển các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức kinh tế.
- Đơn vị thực hiện: Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo tỉnh; Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện, thành phố; đơn vị tư vấn.
- Thời gian: Từ tháng 4 - 8 năm 2020.
3. Triển khai, xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP năm 2020
3.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP
- Cấp tỉnh: Trên cơ sở Kế hoạch Chương trình do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành, các Sở, Ngành liên quan rà soát các mục tiêu xây dựng kế hoạch thực hiện theo chức năng nhiệm vụ được giao tại Quyết định số: 851/QĐ-UBND ngày 24/5/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn và các nội dung khác có liên quan đến phát triển các tổ chức kinh tế và phát triển sản phẩm OCOP thuộc nhiệm vụ của ngành (kế hoạch thành lập mới các Hợp tác xã; kế hoạch hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm OCOP: Truy xuất nguồn gốc, kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm, hoàn thiện mẫu mã bao bì sản phẩm...).
- Cấp huyện, thành phố: xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình (kế hoạch của các địa phương lấy chu trình OCOP thường niên là nội dung chính) và giao cho các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện.
- Thời gian: Từ tháng 01 - 3 năm 2020.
(Các đơn vị địa phương xây dựng xong kế hoạch gửi Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo tổng hợp, theo dõi tổng hợp).
3.2. Tổ chức đăng ký sản phẩm
- Nội dung: Tổ chức hội nghị cấp huyện, thành phố hướng dẫn các tổ chức kinh tế, các hộ kinh doanh đăng ký sản phẩm tham gia Chương trình.
- Đơn vị thực hiện: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố. Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo tỉnh và đơn vị tư vấn hỗ trợ.
- Thời gian: Từ tháng 02 đến tháng 4 năm 2020.
3.3. Tổ chức lựa chọn ý tưởng sản phẩm
- Nội dung: Cơ quan thường trực Chương trình cấp huyện, thành phố tiếp nhận phiếu đăng ký sản phẩm tham gia Chương trình năm 2020 của các tổ chức kinh tế, xem xét hướng dẫn hoàn thiện; tổ chức đánh giá, lựa chọn các phiếu/sản phẩm khả thi, đầy đủ thông tin lập danh sách (kèm phiếu đăng ký) gửi lên Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo tỉnh để tổ chức xét chọn sản phẩm tham gia Chương trình OCOP cấp tỉnh.
- Đơn vị thực hiện: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo tỉnh; đơn vị tư vấn.
- Thời gian: Từ tháng 02 đến tháng 4 năm 2020.
3.4. Tổ chức các khóa tập huấn nâng cao năng lực cho các tổ chức kinh tế
a) Tập huấn nâng cao cho các tổ chức kinh tế đã có sản phẩm tham gia năm 2018, 2019
- Nội dung: Tổ chức tập huấn cho các tổ chức kinh tế có sản phẩm được đánh giá xếp hạng về các mô hình sản xuất kinh doanh, xác định các yếu tố ảnh hưởng, xác định các giải pháp, xây dựng Phương án, kế hoạch kinh doanh, kiến thức về kinh doanh, phân phối và tiếp thị; quản trị sản xuất; quản trị chất lượng; quản trị nhân lực; phân tích tài chính; chu trình nghiên cứu phát triển sản phẩm; các yếu tố cấu thành chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm… khái niệm vốn, các loại vốn, phương pháp huy động vốn, cách thức xác định giá thành sản phẩm…
b) Tập huấn cho các tổ chức kinh tế mới tham gia năm 2020 (bao gồm cả các tổ chức đã tham gia năm 20118, 2019 có nhu cầu).
- Nội dung: Xây dựng phương án kinh doanh (các loại hình tổ chức sản xuất - kinh doanh; kiến thức về thị trường và makerting sản phẩm hàng hóa và sản phẩm OCOP; cấu trúc Phương án kinh doanh, xây dựng kế hoạch tài chính và nội dung sản xuất kinh doanh…); tập huấn phát triển kinh tế cộng đồng (phương pháp phát triển, cải tiến sản phẩm; thành lập và phương pháp quản lý, vận hành các loại hình tổ chức kinh tế: Hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ nhóm; kỹ năng tiếp thị sản phẩm. Tài chính doanh nghiệp nâng cao. Chỉ dẫn và kết nối sử dụng các nguồn lực. Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho thành viên các tổ chức kinh tế trong quá trình tham gia Chương trình; tập huấn, tư vấn phát triển sản phẩm (Tập huấn cho các tổ chức kinh tế về thực hiện phân tích thị trường, cung cầu sản phẩm; phân tích điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm; đánh giá rủi ro trong phát triển và thương mại hóa sản phẩm; xây dựng chiến lược phát triển và thương mại hóa sản phẩm, phương pháp, kiến thức thiết kế hoàn thiện bao bì, nhãn hàng hóa, tem truy xuất nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm, xây dựng câu chuyện sản phẩm... kết nối thị trường, kết nối với các nhà cung ứng đầu vào).
- Đơn vị thực hiện: Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; đơn vị tư vấn.
- Thời gian: Trong quý II - IV năm 2020.
3.5. Hỗ trợ cộng đồng phát triển sản phẩm mới và nâng cấp sản phẩm cũ
- Nội dung: Hỗ trợ sản phẩm đăng ký tham gia OCOP năm 2018, 2019 cần nâng cấp và các sản phẩm mới tham gia Chương trình năm 2020, với các hoạt động cụ thể: Tư vấn hỗ trợ hoàn thiện phương án kinh doanh; hoàn thiện cơ cấu tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh; tư vấn hoàn thiện nhà xưởng, máy móc, thiết bị; hỗ trợ đánh giá sản phẩm, điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị trường; tư vấn củng cố hoàn thiện hồ sơ sản phẩm khi tổ chức đánh giá. Tư vấn hoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu sản phẩm... Kết quả các sản phẩm OCOP được chuẩn hóa, hoàn thiện đáp ứng tiêu chí OCOP và đảm bảo các điều kiện lưu thông hàng hóa theo quy định.
- Đơn vị thực hiện: Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo tỉnh, các Sở, Ngành liên quan; Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia các huyện, thành phố, đơn vị tư vấn.
- Thời gian: Từ quý I - IV năm 2020.
3.6. Tổ chức đánh giá, xếp hạng các sản phẩm
a) Tổ chức đánh giá sản phẩm cấp huyện
- Nội dung
+ Các huyện, thành phố tổ chức đánh giá sản phẩm theo Bộ tiêu chí làm cơ sở đánh giá xếp hạng sản phẩm cấp tỉnh (ban hành kế hoạch; thành lập Hội đồng, tổ thư ký; Quy chế đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp huyện).
+ Sản phẩm đánh giá: Các sản phẩm đăng ký nâng hạng sao; sản phẩm mới đề xuất tham gia năm 2020.
- Đơn vị thực hiện: Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện; Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo tỉnh, đơn vị tư vấn hỗ trợ.
- Thời gian: Xong trước tháng 8 năm 2020 (có thể đánh giá, công nhận thành nhiều lần cho những sản phẩm có tính chất mùa vụ).
b) Tổ chức đánh giá, xếp hạng, công nhận sản phẩm cấp tỉnh
- Nội dung: Đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp tỉnh đạt từ 3 sao trở lên trên cơ sở kết quả và đề xuất của các huyện, thành phố, căn cứ theo Bộ tiêu chí quy định tại Quyết định 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ (Công nhận và trao Giấy chứng nhận); đề xuất các sản phẩm đạt điểm tiềm năng 5 sao tham dự kỳ đánh giá, công nhận ở cấp Quốc gia.
- Đơn vị thực hiện: Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo, các Sở, Ngành liên quan, đơn vị tư vấn.
- Thời gian: Xong trước tháng 9 năm 2020 (có thể đánh giá, công nhận thành nhiều lần cho những sản phẩm có tính chất mùa vụ).
4. Xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm
4.1. Xây dựng hệ thống hỗ trợ xúc tiến và quảng bá sản phẩm (xây dựng các điểm, trung tâm…) bán hàng OCOP trên địa bàn toàn tỉnh
- Hướng dẫn các huyện, thành phố, các tổ chức kinh tế xây dựng các điểm bán hàng OCOP theo quy định tại Quyết định số: 920/QĐ-BCT ngày 16/4/2019 của Bộ Công Thương.
- Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng 02 Trung tâm bán hàng OCOP theo Đề án đã được phê duyệt (lồng ghép xây dựng trung tâm bán hàng OCOP với xây dựng 02 điểm trưng bày, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm theo Nghị quyết 08/2019/NQ-HĐND ngày 17/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh).
- Đơn vị thực hiện: Sở Công Thương chủ trì, Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo, Ủy ban nhân dân các huyện thành phố phối hợp thực hiện.
- Thời gian: Từ quý I - IV năm 2020.
4.2. Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm
- Quảng bá các sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, và các loại hình khác, tổ chức kết nối thị trường, tổ chức hội chợ cấp tỉnh, cấp huyện và tham gia các hội chợ, triển lãm tại các tỉnh trên địa bàn toàn quốc.
- Đơn vị thực hiện: Sở Công Thương, Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các tổ chức kinh tế.
- Thời gian: Từ quý I - IV năm 2020.
5. Xây dựng dự thảo Kế hoạch/Đề án Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025
- Nội dung: Trên cơ sở kết quả đã đạt được của Chương trình giai đoạn 2018 - 2020, mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 và mục tiêu của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII nhiệm kỳ 2020 - 2025, xây dựng dự thảo Kế hoạch/Đề án Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 (thành lập tổ giúp việc, xây dựng Đề cương chi tiết, điều tra khảo sát đánh giá thực trạng, xây dựng Dự thảo Kế hoạch/Đề án; tuyển chọn tư vấn…).
- Đơn vị chủ trì: Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo tỉnh, các Sở, Ngành liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; đơn vị tư vấn.
- Thời gian: Từ quý II - III năm 2020.
6. Hội nghị tổng kết Đề án giai đoạn 2018 - 2020
- Nội dung
+ Xây dựng hướng dẫn đánh giá tổng kết Đề án trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2020 (tổng kết thực hiện từ cấp huyện, thành phố trở lên).
+ Xây dựng báo cáo tổng kết đánh giá kết quả Đề án.
+ Tổ chức Hội nghị tổng kết.
- Đơn vị thực hiện: Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo tỉnh, các Sở, Ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Thời gian
+ Cấp huyện: Tổng kết xong trước tháng 9 năm 2020.
+ Cấp tỉnh: Tổng kết xong trước tháng 11 năm 2020.
- Từ nguồn kinh phí địa phương.
- Nguồn kinh phí từ Dự án CSSP.
- Nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững,...
- Nguồn vốn khác: Huy động cộng đồng...
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN, TRÁCH NHIỆM CÁC CẤP, CÁC NGÀNH
1. Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, đơn vị tư vấn triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP năm 2020, chỉ đạo các địa phương về hoàn thiện và phát triển sản phẩm trong năm 2020. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, hỗ trợ thực hiện Chương trình tại các huyện, thành phố.
- Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, Ngành liên quan bố trí, phân bổ nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cho các địa phương để thực hiện Chương trình OCOP.
- Chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành liên quan tổ chức xét chọn sản phẩm và đánh giá xếp hạng sản phẩm tham gia Chương trình.
- Phối hợp hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức quản lý sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.
- Định kỳ tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh sơ kết công tác thực hiện Chương trình và đề ra nhiệm vụ cho giai đoạn tiếp theo.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng dự thảo Kế hoạch/Đề án Chương trình OCOP giai đoạn 2021 - 2025; hướng dẫn các huyện, thành phố tổ chức tổng kết Chương trình giai đoạn 2018 - 2020; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổng kết Chương trình cấp tỉnh giai đoạn 2018 - 2020.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện có hiệu quả các hoạt động khuyến công, xúc tiến thương mại nhất là việc triển khai Nghị định số: 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công, Quyết định số: 18/2015/QĐ-UBND ngày 06/10/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành Quy chế xây dựng quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Kạn. Quyết định số: 1245/QĐ-UBND ngày 25/8/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về kế hoạch xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2018 - 2020; Thực hiện, hướng dẫn xây dựng các điểm bán sản phẩm OCOP tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng, khách sạn… trung tâm hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; (theo Quyết định số: 920/QĐ-BCT ngày 16/4/2019 của Bộ Công thương). Chỉ đạo xây dựng 02 trung tâm bán hàng OCOP (theo Nghị quyết 09/2019/NQ-HĐND ngày 17/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh). Tổ chức các hoạt động khuyến công, xúc tiến thương mại, hội chợ… để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm thuộc Đề án.
- Rà soát xây dựng Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số: 851/QĐ-UBND ngày 24/5/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn phê duyệt Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2018 - 2020 để đảm bảo đạt mục tiêu chung của Đề án đến cuối năm 2020.
- Định kỳ hoặc đột xuất tổ chức kiểm tra, giám sát các tổ chức kinh tế sản xuất các sản phẩm OCOP đảm bảo các tiêu chuẩn của ngành và có biện pháp xử lý theo quy định.
- Phối hợp với Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo tỉnh thực hiện các kỳ đánh giá xếp hạng sản phẩm.
- Lồng ghép các hoạt động của ngành gắn với việc thực hiện Chương trình trên phạm vi toàn tỉnh (hỗ trợ máy móc thiết bị, hỗ trợ kiến thức kinh doanh, hỗ trợ thiết kế bao bì sản phẩm…).
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì triển khai các các chính sách liên quan đến phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là việc thực hiện Nghị định số: 52/2018/NĐ-CP ngày 12/04/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, Nghị định số: 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, Quyết định số: 2620/QĐ-UBND ngày 27/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số: 08/2019/NQ-HĐND ngày 17/7/2019 của HĐND tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn để hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã phát triển các sản phẩm thuộc Chương trình.
- Rà soát xây dựng Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số: 851/QĐ-UBND ngày 24/5/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn phê duyệt Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2018 - 2020 để đảm bảo đạt mục tiêu chung của Đề án đến cuối năm 2020.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức kinh tế hoàn thiện sản phẩm đạt các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), quy chuẩn Việt Nam (QCVN) và các tiêu chuẩn khác; thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông, lâm, thủy sản.
- Định kỳ hoặc đột xuất tổ chức kiểm tra, giám sát và phát hiện xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm trong nông, lâm, thủy sản của các tổ chức kinh tế sản xuất được chứng nhận sản phẩm OCOP.
- Chủ trì lồng ghép các hoạt động của ngành với việc thực hiện phát triển các sản phẩm của Chương trình (từ khâu quy hoạch, tổ chức sản xuất, khuyến nông, chuyển giao công nghệ...).
- Phối hợp với Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo thực hiện các kỳ đánh giá xếp hạng sản phẩm.
- Hướng dẫn các tổ chức kinh tế đề xuất nhiệm vụ khoa học, công nghệ liên quan đến phát triển sản phẩm OCOP để bố trí sử dụng nguồn vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ hằng năm.
- Hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện xây dựng, quản lý nhãn hiệu, mẫu mã bao bì sản phẩm hàng hóa, đăng ký bảo hộ, sở hữu trí tuệ nhãn hiệu sản phẩm.
- Rà soát xây dựng Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số: 851/QĐ-UBND ngày 24/5/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn phê duyệt Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2018 - 2020 để đảm bảo đạt mục tiêu chung của Đề án đến cuối năm 2020.
- Định kỳ hoặc đột xuất tổ chức kiểm tra, giám sát các tổ chức kinh tế sản xuất các sản phẩm OCOP đảm bảo các tiêu chuẩn của ngành và có biện pháp xử lý theo quy định.
- Chủ trì lồng ghép các hoạt động của ngành với việc thực hiện phát triển các sản phẩm của Chương trình.
- Phối hợp với Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo tỉnh thực hiện các kỳ đánh giá xếp hạng sản phẩm.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất hoàn thiện sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo quy định của ngành; thực hiện các quy định liên quan đến an toàn thực phẩm, đăng ký công bố chất lượng sản phẩm. Thực hiện quản lý các sản phẩm thuộc lĩnh vực Sở quản lý.
- Rà soát xây dựng Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số: 851/QĐ-UBND ngày 24/5/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn phê duyệt Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2018 - 2020 để đảm bảo đạt mục tiêu chung của Đề án đến cuối năm 2020.
- Định kỳ hoặc đột xuất tổ chức kiểm tra, giám sát các tổ chức kinh tế sản xuất các sản phẩm OCOP đảm bảo điều kiện trong sản xuất, kinh doanh và chất lượng sản phẩm, xử lý vi phạm hành chính theo quy định.
- Chủ trì lồng ghép các hoạt động của ngành với việc thực hiện phát triển các sản phẩm của Chương trình.
- Phối hợp với Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo tỉnh thực hiện các kỳ đánh giá xếp hạng sản phẩm.
6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chủ trì nghiên cứu phát triển, quảng bá các sản phẩm dịch vụ du lịch gắn với du lịch nông thôn trên cơ sở phát huy thế mạnh các danh lam thắng cảnh, các lễ hội trên địa bàn toàn tỉnh (Hồ Ba Bể...). Nghiên cứu hỗ trợ cộng đồng thực hiện 01 sản phẩm OCOP là sản phẩm du lịch trong năm 2020.
- Rà soát xây dựng Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số: 851/QĐ-UBND ngày 24/5/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn phê duyệt Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2018 - 2020 để đảm bảo đạt mục tiêu chung của Đề án đến cuối năm 2020.
- Chủ trì lồng ghép các hoạt động của ngành với việc thực hiện phát triển các sản phẩm của Chương trrình.
- Phối hợp với Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo tỉnh thực hiện các kỳ đánh giá xếp hạng sản phẩm. Đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ du lịch tham gia Chương trình.
7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì quản lý định hướng, tổ chức đào tạo các ngành nghề liên quan đến Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tỉnh để phục vụ nâng cao hiệu quả của Chương trình.
- Rà soát xây dựng Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số: 851/QĐ-UBND ngày 24/5/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn phê duyệt Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2018 - 2020 để đảm bảo đạt mục tiêu chung của Đề án đến cuối năm 2020.
- Chủ trì lồng ghép các hoạt động của ngành với việc tư vấn phát triển các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình.
8. Các Sở, Ban, Ngành liên quan
Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của ngành thực hiện lồng ghép các hoạt động để phục vụ việc tổ chức thực hiện Chương trình góp phần sản xuất các sản phẩm truyền thống, đặc sản của địa phương góp phần nâng cao thu nhập cho các tổ chức kinh tế và người dân trên địa bàn.
9. Các tổ chức đoàn thể: Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Liên hiệp các Hội khoa học tỉnh, Hội Đông y tăng cường các hoạt động tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia thực hiện Chương trình chủ động tổ chức các hoạt động tham gia vào chuỗi giá trị hình thành trong quá trình thực hiện Chương trình.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Chịu trách nhiệm toàn diện về công tác triển khai Chương trình trên địa bàn cấp huyện, thành phố. Đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng nội dung của Chương trình đến các tầng lớp nhân dân, các tổ chức kinh tế, chỉ đạo các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện Chương trình.
- Xây dựng Kế hoạch thực hiện chi tiết năm, giao phân công nhiệm vụ cụ thể nội dung Chương trình cho từng cơ quan chuyện môn cấp huyện, thành phố gắn với trách nhiệm người đứng đầu trong quá trình thực hiện.
- Rà soát xây dựng Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số: 851/QĐ-UBND ngày 24/5/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn phê duyệt Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2018 - 2020 để đảm bảo đạt mục tiêu chung của Đề án đến cuối năm 2020.
- Phối hợp với Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động liên quan đến triển khai Chương trình.
- Triển khai các bước trong quá trình thực hiện chu trình của Chương trình theo hướng dẫn của các cơ quan cấp tỉnh, tổ chức đợt đánh giá, xếp hạng sản phẩm tại địa phương.
- Bố trí nguồn lực, lồng ghép các nguồn lực (nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giam nghèo bền vững, Dự án CSSP, sự nghiệp kinh tế…) để thực hiện có hiệu quả Đề án.
- Tổ chức kiểm tra giám sát các hoạt động thực hiện Chương trình trên địa bàn.
- Chỉ đạo công tác tổng kết Đề án giai đoạn 2018 - 2020, xây dựng kế hoạch thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn.
10. Đối với Công ty DKPharma (tổ chức tư vấn)
Có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo tỉnh, các Sở, Ban, Ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai các nội dung kế hoạch Chương trình OCOP năm 2020 đảm bảo chất lượng, hiệu quả phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ từng thời gian của Kế hoạch đã đề ra, các nhiệm vụ khác có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình.
11. Đối với các tổ chức kinh tế
- Tổ chức sản xuất các sản phẩm OCOP gắn với trồng và chế biến nguyên liệu theo chuỗi giá trị đảm bảo tiêu thụ được nhiều sản phẩm nông nghiệp cho các thành viên của tổ chức kinh tế và nhân dân trong khu vực để góp phần tăng thu nhập và giảm nghèo và giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.
- Huy động nguồn lực của đơn vị để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng (máy móc thiết bị, nhà xưởng…) đảm bảo đủ năng lực sản xuất các sản phẩm OCOP ở quy mô trung bình trở lên. Nâng cao chất lượng sản phẩm đảm bảo theo các tiêu chí sản phẩm OCOP.
- Hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm OCOP, chủ động có các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại bằng nhiều hình thức (hệ thống đại lý phân phối, thương mại điện tử, tham gia hội chợ, xây dựng các điểm bán hàng…) để tiêu thụ nhiều sản phẩm của đơn vị.
- Quan tâm công tác bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất, chế biến các sản phẩm OCOP đảm bảo đạt theo quy định hiện hành.
- Tiếp tục nghiên cứu, chủ động đề xuất các ý tưởng sản phẩm mới để tham gia Chương trình năm 2020.
Trên đây là Kế hoạch Xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” tỉnh Bắc Kạn năm 2020./.
PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM OCOP NĂM 2020
STT | Đơn vị | Sản phẩm nâng cấp 4 sao lên 5 sao | Sản phẩm nâng cấp 3 sao trở lên 4 sao | Sản phẩm mới đạt 3 sao trở lên | Xác định sản phẩm OCOP của các tổ chức kinh tế để tham gia các chuỗi giá trị từ nguồn vốn CTMTQG xây dựng nông thôn | Phát triển các tổ chức kinh tế mới tham gia Chương trình năm 2020 | Xây dựng điểm bán hàng OCOP | Xây dựng Trung tâm Giới thiệu sản phẩm OCOP |
1 | Huyện Pác Nặm |
|
| 1 | 1 | 1 |
|
|
2 | Huyện Chợ Đồn |
| 1 | 6 | 3 | 1 | 1 |
|
3 | Huyện Ba Bể |
| 1 | 6 | 3 | 1 | 1 | 1 |
4 | Huyện Bạch Thông |
|
| 4 | 3 | 1 |
|
|
5 | Huyện Chợ Mới |
| 1 | 6 | 3 | 1 | 1 |
|
6 | Huyện Na Rì | 1 | 1 | 8 | 4 | 1 | 1 |
|
7 | Huyện Ngân Sơn |
| 1 | 1 | 1 | 1 |
|
|
8 | Thành phố Bắc Kạn |
|
| 4 | 1 | 1 |
| 1 |
| Toàn tỉnh | 1 | 5 | 36 | 20 | 8 | 4 | 2 |
- 1Quyết định 3089/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế hoạt động của Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2019-2020 tỉnh Khánh Hòa
- 2Quyết định 1129/QĐ-UBND năm 2019 về bổ sung các sản phẩm, chủ thể sản xuất tham gia Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 tỉnh Điện Biên
- 3Quyết định 2224/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Cà Mau giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2030
- 4Quyết định 735/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Đắk Lắk năm 2020
- 5Quyết định 1611/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế quản lý sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 6Kế hoạch 180/KH-UBND thực hiện Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) tỉnh Bắc Kạn năm 2024
- 1Nghị định 45/2012/NĐ-CP về khuyến công
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Quyết định 18/2015/QĐ-UBND về Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Kạn
- 4Nghị định 52/2018/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn
- 5Quyết định 1245/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2018-2020
- 6Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 7Quyết định 851/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án Mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2018-2020
- 8Quyết định 920/QĐ-BCT năm 2019 về tiêu chí điểm giới thiệu và bán sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2019-2020 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 9Nghị quyết 08/2019/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 10Nghị quyết 09/2019/NQ-HĐND quy định về mức chi tiếp khách nước ngoài, chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế và chi tiếp khách trong nước có sử dụng ngân sách tỉnh Bắc Kạn
- 11Quyết định 1048/QĐ-TTg năm 2019 về Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Quyết định 3089/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế hoạt động của Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2019-2020 tỉnh Khánh Hòa
- 13Quyết định 1129/QĐ-UBND năm 2019 về bổ sung các sản phẩm, chủ thể sản xuất tham gia Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 tỉnh Điện Biên
- 14Quyết định 2488/QĐ-UBND năm 2019 về giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 15Quyết định 2620/QĐ-UBND năm 2019 hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 08/2019/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 16Quyết định 2224/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Cà Mau giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2030
- 17Quyết định 735/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Đắk Lắk năm 2020
- 18Quyết định 1611/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế quản lý sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 19Kế hoạch 180/KH-UBND thực hiện Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) tỉnh Bắc Kạn năm 2024
Quyết định 107/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) tỉnh Bắc Kạn năm 2020
- Số hiệu: 107/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/01/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
- Người ký: Đỗ Thị Minh Hoa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/01/2020
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết