Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1038/QĐ-UBND

Quảng Ninh, ngày 22 tháng 4 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CHUỖI CÁC SẢN PHẨM NÔNG SẢN CHỦ LỰC CẤP TỈNH GIAI ĐOẠN 2022 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007; Luật An toàn thực phẩm năm 2010; Luật Thú y năm 2015; Luật Thủy sản năm 2017; Luật Lâm nghiệp năm 2017; Luật Trồng trọt năm 2018; Luật Chăn nuôi năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 về phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030; số 174/QĐ-TTg ngày 05/02/2021 Phê duyệt Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030; số 417/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 về Phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021 - 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 194/2018/NQ-HĐND ngày 30/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh;

Căn cứ Quyết định số 35/2019/QĐ-UBND ngày 11/11/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định triển khai thực hiện Nghị quyết số 194/2019/NQ-HĐND ngày 30/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về ban hành chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh;

Căn cứ Kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 10/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2022 - 2025;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1415/TTr-SNNPTNT ngày 06/4/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát triển chuỗi các sản phẩm nông sản chủ lực cấp tỉnh giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030” (sau đây gọi tắt là Đề án), với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU

1. Quan điểm

- Phát triển chuỗi các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm lợi thế cấp tỉnh; các ngành hàng, sản phẩm quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nhằm mang lại hiệu quả cao cho phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao khả năng cung cấp nguyên liệu nông sản cho chế biến, đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng, giá cả hợp lý và ổn định;

- Phát triển chuỗi các sản phẩm nông nghiệp chủ lực gắn với cơ giới hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến. Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm chế biến từ sản phẩm thô sang chế biến sản phẩm tinh để tạo ra sản phẩm chất lượng cao đáp ứng yêu cầu cao của thị trường;

- Hiện đại hóa công nghệ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến vào chế biến và bảo quản nông sản để tạo ra sản phẩm phong phú về chủng loại, giá thành hạ, giá trị gia tăng cao, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững;

- Đào tạo và nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp và công nhân lành nghề về khoa học công nghệ, kinh tế thị trường; từng bước thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp nhất là tại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung

- Phát triển liên kết chuỗi sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm lợi thế của tỉnh nhằm thiết lập các liên kết bền vững từ sản xuất, sơ chế, chế biến đến lưu thông, tiêu thụ, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường; kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm tại tất cả các công đoạn trên cơ sở phân tích và quản lý nguy cơ;

- Nâng cao nhận thức cho người quản lý, người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng về liên kết chuỗi thực phẩm nông lâm thủy sản, góp phần nhận diện, phân biệt, phát triển sản phẩm bảo đảm chất lượng, an toàn và truy xuất nguồn gốc thực phẩm;

- Phát triển các vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung của tỉnh áp dụng quy trình sản xuất an toàn, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), áp dụng Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS)... trong chế biến nông sản tạo ra sản phẩm bảo đảm chất lượng, an toàn tiêu thụ nội địa và xuất khẩu;

- Tăng giá trị kinh tế và tỷ lệ sản phẩm sản xuất theo chuỗi liên kết đảm bảo quy mô, chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững, góp phần hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh.

2.2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2022 - 2025

- Đến năm 2025, duy trì số lượng chuỗi liên kết cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn hiện có; phát triển 16 chuỗi sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm lợi thế của tỉnh đạt chuẩn về an toàn thực phẩm, với sự tham gia liên kết chuỗi của 30 doanh nghiệp, 150 Hợp tác xã và khoảng 15.000 hộ gia đình sản xuất, kinh doanh; đảm bảo việc hình thành và thiết lập các liên kết chuỗi bền vững, từng bước ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao;

- 100% sản phẩm liên kết chuỗi tại các công đoạn từ nuôi trồng, thu hái, khai thác, giết mổ, sơ chế, chế biến đến vận chuyển, lưu thông, tiêu thụ được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, an toàn thực phẩm; 100% chủ thể tham gia chuỗi thực hiện thông qua hợp đồng liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ;

- Phấn đấu giá trị gia tăng của sản phẩm chuỗi tăng 15% so với sản phẩm thông thường. Năng suất lao động bình quân (lao động tham gia chuỗi) cao gấp khoảng 2,3 lần so với bình quân chung toàn quốc.

b) Giai đoạn 2026 - 2030

- Rà soát, đánh giá và tiếp tục phát triển các chuỗi các liên kết chuỗi bền vững gắn sản xuất, chế biến, tiêu thụ đối với một số sản phẩm nông sản chủ lực cấp tỉnh đã triển khai trong giai đoạn 2022 - 2025;

- Phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, sơ chế, chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm đối với 100% sản phẩm nông nghiệp chủ lực và sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của tỉnh đạt chuẩn về an toàn thực phẩm, với khoảng 150 doanh nghiệp, trên 250 Hợp tác xã và khoảng 35.000 hộ gia đình tham gia; bảo đảm hình thành và thiết lập các liên kết chuỗi bền vững. Hình thành chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ gắn với vùng nguyên liệu và áp dụng chuyển đổi số, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao;

- 100% sản phẩm liên kết chuỗi các sản phẩm nông nghiệp chủ lực và sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của tỉnh tại các công đoạn từ nuôi trồng, thu hái, khai thác, giết mổ, sơ chế, chế biến đến vận chuyển đến lưu thông, tiêu thụ được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, an toàn thực phẩm; 100% chủ thể tham gia chuỗi thực hiện thông qua hợp đồng liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ;

- Phấn đấu giá trị gia tăng của sản phẩm tham gia chuỗi tăng khoảng 20% so với sản phẩm thông thường. Năng suất lao động bình quân (lao động tham gia chuỗi) cao gấp khoảng 2,5 lần so với bình quân chung toàn quốc.

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Việc phát triển chuỗi các sản phẩm nông sản chủ lực cấp tỉnh phải gắn với Kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2022 - 2025 và phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, cơ giới hóa nông nghiệp trong lĩnh vực thủy sản, nông nghiệp, lâm nghiệp, vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung, trên cơ sở phát huy hiệu quả lợi thế so sánh của địa phương với đa dạng hóa các loại sản phẩm.

2. Phát triển chuỗi các sản phẩm nông sản chủ lực cấp tỉnh theo hướng nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh; từng bước chuyển đổi số trong nông nghiệp, tạo sự liên kết chặt chẽ, hiệu quả giữa các chủ thể trong chuỗi cung ứng thực phẩm, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Lấy khoa học kỹ thuật làm then chốt, từng bước hình thành các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để tạo ra sản phẩm chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh. Xây dựng các cơ sở cung cấp giống cây trồng, vật nuôi nhằm chủ động trong việc cung cấp các loại giống chất lượng tốt, tạo ra sản phẩm có giá trị cao.

3. Hình thành, quản lý, kiểm soát sản phẩm theo chuỗi giá trị, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia. Tập trung phát triển sản phẩm có lợi thế, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh.

III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA ĐỀ ÁN

1. Lĩnh vực trồng trọt

Tập trung phát triển chuỗi các sản phẩm nông sản chủ lực tiềm năng; ưu tiên phát triển những sản phẩm cây trồng như: rau, hoa cao cấp. Những sản phẩm có lợi thế: lúa chất lượng cao, cây ăn quả (na, vải); cây công nghiệp lâu năm (chè), cây dong riềng... và sản phẩm chủ lực gồm: lúa hàng hóa chất lượng cao, lúa đặc sản, rau củ quả, chè, na dai, vải chín sớm, cam, thanh long, dong riềng...

1.1. Cây rau (rau củ, quả các loại)

a) Vùng trồng

- Đến năm 2025, diện tích rau (rau, củ, quả) tập trung 555 ha, tổng sản lượng 33.300 tấn; diện tích liên kết chuỗi đạt 300 ha, sản lượng ước đạt 18.000 tấn (chiếm 54% diện tích vùng sản xuất tập trung);

- Đến năm 2030, diện tích trồng rau tập trung ổn định là 600 ha, sản lượng 48.000 tấn; diện tích, sản lượng liên kết chuỗi đạt 100% diện tích vùng sản xuất tập trung. Vùng trồng rau tập trung chủ yếu tại các địa phương: Đông Triều, Quảng Yên, Cẩm Phả, Hải Hà, Đầm Hà, Hạ Long.

b) Chế biến, bảo quản rau, củ quả tươi

- Xây dựng nhà sơ chế, đóng gói và bảo quản sản phẩm tại các vùng sản xuất tập trung; đầu tư nâng cấp, mở rộng các cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản rau của các Hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn các địa phương: Đồng Triều, Quảng Yên, Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà;

- Sử dụng các công nghệ bảo quản rau, củ tươi: Chế phẩm sinh học Retain, chế phẩm 1-MCP, chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học Bacillus thuringiensis, chế phẩm sinh học PLA (axít phenyllactic)...;

- Áp dụng công nghệ sơ chế bảo quản ứng dụng các kỹ thuật vật lý an toàn như: Kỹ thuật chiếu xạ thực phẩm, bảo quản bằng kỹ thuật CA, công nghệ lạnh chân không, Công nghệ bao gói khí điều biến MAP, công nghệ bảo quản bằng chế phẩm tạo màng phủ...

c) Giảm tổn thất sau thu hoạch: Tổng tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch của chuỗi rau qua các khâu thu hái, sơ chế bảo quản, vận chuyển năm 2025 là đối với rau ăn củ, ăn quả là 5%; rau ăn lá 8%. Năm 2030 tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch đối với rau ăn củ, ăn quả là 3%; rau ăn lá 5%.

d) Tổ chức liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị

- Phổ biến, tuyên truyền chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ của tỉnh đến các tác nhân trong chuỗi;

- Hướng dẫn, tổ chức ký kết hợp đồng liên kết tiêu thụ hình thành các liên kết theo chiều dọc (giữa các hộ dân sản xuất với tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp..); liên kết theo chiều ngang (giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa hợp tác xã, tổ hợp tác... với nhau) từ đầu vào (vật tư, giống, vốn) sản xuất, sơ chế, chế biến đến lưu thông, tiêu thụ; ứng dụng, chuyển giao tiến bộ, khoa học công nghệ vào chế biến, bảo quản; xây dựng mẫu mã, nhãn sản phẩm; phát triển dịch vụ logistics, sơ chế, bảo quản rau sau thu hoạch (đóng gói, sơ chế) tại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung;

- Quản lý, giám sát, chứng nhận an toàn thực phẩm/ký cam kết sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn; hỗ trợ áp dụng nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, VietGAP, GlobalGAP, GMP trong trồng trọt, sơ chế; hệ thống kiểm soát mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), ISO... trong chế biến; xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn;

- Tiếp thị, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài tỉnh. Xây dựng mạng lưới bán sản phẩm rau quả tươi và chế biến (chợ đầu mối, siêu thị, hệ thống bán buôn, bán lẻ…) được trang bị hệ thống bảo quản (kho lạnh) để đáp ứng nhu cầu cho các thành phố, thị xã, thị trấn và khu tập trung đông người như: khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch…

1.2. Cây ăn quả

a) Vùng sản xuất

- Đến năm 2025, diện tích cây ăn quả tập trung toàn tỉnh là 3.892 ha, tổng sản lượng 13.000 tấn; diện tích liên kết chuỗi đạt 600 ha, sản lượng ước đạt 2.000 tấn (chiếm 15,4% diện tích vùng sản xuất tập trung);

- Đến năm 2030, diện tích trồng tập trung ổn định là 5.060 ha, sản lượng 16.900 tấn; diện tích, sản lượng liên kết chuỗi đạt 100% diện tích vùng sản xuất tập trung. Vùng trồng cây ăn quả tập trung chủ yếu tại các địa phương: Đông Triều, Hạ Long, Uông Bí, Hải Hà, Đầm Hà, Vân Đồn, Tiên Yên;

- Triển khai có hiệu quả các Đề án phát triển sản xuất cây ăn quả tập trung giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại huyện Tiên Yên, huyện Đầm Hà, nhằm mở rộng quy mô diện tích, tăng sản lượng cây ăn quả của tỉnh.

b) Bảo quản, sơ chế, đóng gói quả

- Xây dựng nhà sơ chế, đóng gói và bảo quản sản phẩm tại các vùng sản xuất hàng hóa tập trung: Quy hoạch, lựa chọn địa điểm xây dựng Nhà sơ chế, đóng gói và bảo quản sản phẩm gắn với vùng nguyên liệu;

- Quy mô mỗi khu sơ chế, đóng gói và bảo quản sản phẩm cây ăn quả: khoảng 500-1.000 m2, tùy theo quy mô vùng sản xuất nhằm: (i). Tập kết, thu gom sản phẩm quả sau thu hoạch. (ii). Có khu sơ chế, đóng gói và bảo quản quả. (iii). Đón tiếp khách tham quan mô hình, quảng bá sản phẩm. (iv). Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến rau quả tại huyện Đầm Hà gắn với vùng sản xuất cây ăn quả tập trung.

c) Tổ chức liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị

- Phổ biến, tuyên truyền chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ của tỉnh đến các tác nhân trong chuỗi liên kết;

- Hướng dẫn, tổ chức ký kết hợp đồng liên kết tiêu thụ hình thành các liên kết theo chiều dọc (giữa các hộ dân sản xuất với tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp...); liên kết theo chiều ngang (giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa hợp tác xã, tổ hợp tác với nhau...) từ đầu vào (vật tư, giống, vốn) sản xuất, sơ chế, chế biến đến lưu thông, tiêu thụ; ứng dụng, chuyển giao tiến bộ, khoa học công nghệ vào chế biến, bảo quản; xây dựng mẫu mã, nhãn sản phẩm; phát triển dịch vụ logistics nhằm nâng cao giá trị và sức cạnh tranh các sản phẩm quả có thế mạnh của tỉnh;

- Quản lý, giám sát, chứng nhận an toàn thực phẩm/ký cam kết sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn; hỗ trợ áp dụng nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, VietGAP, GlobalGAP, GMP trong trồng trọt, sơ chế; hệ thống kiểm soát mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), ISO... trong chế biến; xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn;

- Phát triển hệ thống phân phối, chợ đầu mối, các hệ thống siêu thị làm cầu nối tiêu thụ sản phẩm. Hướng dẫn, quảng bá, biên tập và đưa dữ liệu, thông tin liên quan lên sàn giao dịch điện tử; Hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh;

- Đẩy mạnh xuất khẩu ngành hàng quả vào thị trường Trung Quốc; tổ chức chương trình xúc tiến thương mại; giới thiệu, quảng bá thông qua các Hội chợ, triển lãm quốc tế...; đàm phán tháo gỡ rào cản thương mại, ký kết các hiệp định kiểm dịch thực vật; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, đăng ký chỉ dẫn địa lý sản phẩm quả. Đồng thời, đàm phán xuất khẩu ngành hàng quả sang các thị trường khác như: Nhật Bản, EU, Mỹ, Nhật Bản, Australia, Canada, Hàn Quốc, Nga, các nước ASEAN...

1.3. Cây chè

a) Vùng sản xuất

- Đến năm 2025, diện tích vùng sản xuất chè tập trung của tỉnh là 1.070 ha, sản lượng 9.630 tấn; diện tích liên kết chuỗi đạt 500 ha, sản lượng ước đạt 5.300 tấn (chiếm 47% diện tích vùng sản xuất tập trung);

- Đến năm 2030, duy trì diện tích trồng chè 1.070 ha, sản lượng chè ước đạt 107.000 tấn; diện tích, sản lượng liên kết chuỗi đạt 100% diện tích vùng sản xuất tập trung. Vùng chè tập trung được trồng chủ yếu tại huyện Hải Hà (1.000 ha), huyện Đầm Hà 70 ha;

- Chuỗi liên kết chè đạt tiêu chuẩn hữu cơ, VietGAP năm 2025 là 200 ha, sản lượng đạt 1.800 tấn (chiếm 18,6% diện tích vùng chè tập trung). Năm 2030 chuỗi liên kết chè đạt 100% quy mô vùng sản xuất tập trung.

c) Giảm tổn thất sau thu hoạch: Đến năm 2025, công đoạn thu hái và chế biến chè tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch là 5%. Đến năm 2030 công đoạn thu hái và khâu chế biến tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch là 3%.

d) Chế biến

- Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh chè theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn; Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến chè tại xã Quảng Long (huyện Hải Hà) quy mô 02 ha;

- Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư áp dụng công nghệ chế biến sâu, ứng dụng công nghệ cao tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao như: Chế biến chè túi lọc, chè mat-cha, nước uống từ chè, tinh chất chè, hóa mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, bánh, kẹo từ chè…;

- Áp dụng công nghệ tách chiết tối ưu tạo chế phẩm polyphenol từ phế, phụ phẩm chè; công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ từ bã thải sau chiết tách polyphenol; Công nghệ chiết tách polyphenol tạo ra các sản phẩm: polyphenol (dạng cao, dạng bột); phân bón hữu cơ.

đ) Tổ chức liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị

- Phổ biến, tuyên truyền chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ của tỉnh đến các tác nhân trong chuỗi liên kết; Phát triển thương hiệu Chè Đường Hoa; nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm;

- Hướng dẫn, tổ chức ký kết hợp đồng liên kết tiêu thụ, hình thành các liên kết theo chiều dọc (giữa các hộ dân sản xuất với tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp...); liên kết theo chiều ngang (giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa hợp tác xã, tổ hợp tác với nhau...) từ đầu vào (vật tư, giống, vốn) sản xuất, sơ chế, chế biến đến lưu thông, tiêu thụ; ứng dụng, chuyển giao tiến bộ, khoa học công nghệ vào chế biến, bảo quản; xây dựng mẫu mã, nhãn sản phẩm; phát triển dịch vụ logistics nhằm nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm;

- Quản lý, giám sát, chứng nhận an toàn thực phẩm/ký cam kết sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn, áp dụng VietGAP, GlobalGAP, GMP; Hệ thống kiểm soát mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn - HACCP; Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - ISO... tại các vùng/cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến; xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn;

- Tuyên truyền quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hướng dẫn, quảng bá, biên tập và đưa dữ liệu, thông tin liên quan lên sàn giao dịch điện tử, Hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh.

1.4. Cây dong riềng

a) Vùng sản xuất

- Đến năm 2025, diện tích dong riềng tập trung 240 ha, tổng sản lượng 10.800 tấn; diện tích liên kết chuỗi đạt 108 ha, sản lượng ước đạt 4.860 tấn (chiếm 45% diện tích vùng sản xuất tập trung);

- Đến năm 2030, duy trì diện tích dong riềng tập trung là 370 ha, sản lượng 16.700 tấn; diện tích, sản lượng liên kết chuỗi đạt 100% diện tích vùng sản xuất tập trung. Vùng trồng rau tập trung chủ yếu tại huyện Bình Liêu (300 ha), huyện Tiên Yên (70 ha).

b) Chế biến: Từng bước đầu tư, đổi mới công nghệ hiện đại trong chế biến gắn với bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm.

c) Tổ chức liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị

- Phổ biến, tuyên truyền chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ của tỉnh đến các tác nhân trong chuỗi liên kết;

- Hướng dẫn, tổ chức ký kết hợp đồng liên kết tiêu thụ, hình thành các liên kết theo chiều dọc (giữa các hộ dân sản xuất với tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp...); liên kết tiêu thụ theo chiều ngang (giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa hợp tác xã, tổ hợp tác với nhau...) từ đầu vào (vật tư, giống, vốn) sản xuất, sơ chế, chế biến đến lưu thông, tiêu thụ; ứng dụng, chuyển giao tiến bộ, khoa học công nghệ vào chế biến, bảo quản; xây dựng mẫu mã, nhãn sản phẩm; phát triển dịch vụ logistics nhằm nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm;

- Quản lý, giám sát, chứng nhận an toàn thực phẩm/ký cam kết sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn; hỗ trợ áp dụng nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, VietGAP, GlobalGAP, GMP trong trồng trọt, sơ chế; Hệ thống HACCP, ISO... trong chế biến;

- Xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước; nâng cao kiến thức xúc tiến thương mại và thị trường. Đưa sản phẩm miến dong Bình Liêu tiêu thụ tại các siêu thị, Trung tâm thương mại, cửa hàng bình ổn giá...

1.5. Cây hoa

a) Sản xuất

- Đến năm 2025, diện tích hoa tập trung là 147,5 ha, sản lượng dự kiến đạt 15 triệu bông; diện tích liên kết chuỗi đạt 73,5 ha, sản lượng ước đạt 6,5 triệu bông (chiếm 49,83% diện tích vùng sản xuất tập trung);

- Đến năm 2030, duy trì diện tích trồng hoa tập trung là 197,5 ha, sản lượng ước đạt 20 triệu bông; diện tích, sản lượng liên kết chuỗi đạt 100% diện tích vùng sản xuất tập trung. Vùng trồng hoa tập trung chủ yếu tại các địa phương: Hạ Long (59 ha), Quảng Yên (48,5 ha), Đông Triều (60 ha), Bình Liêu (30 ha).

b) Sơ chế, đóng gói và bảo quản hoa: Xây dựng nhà máy sơ chế, đóng gói và bảo quản hoa, quy mô khoảng 500 - 1.000 m2 tại các địa phương, tuỳ theo quy mô vùng sản xuất.

c) Định hướng thị trường và liên kết sản xuất, chế biến tiêu thụ

- Phổ biến, hướng dẫn, ký kết hợp đồng liên kết tiêu thụ giữa các hộ sản xuất với tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp bảo quản, tiêu thụ;

- Tuyên truyền quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hướng dẫn, quảng bá, biên tập và đưa dữ liệu, thông tin liên quan lên sàn giao dịch điện tử, hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh.

1.6. Lúa gạo chất lượng cao và lúa nếp cái hoa vàng

a) Vùng sản xuất

*) Lúa gạo chất lượng cao: Đến năm 2025, phát triển các vùng sản xuất lúa và sản phẩm gạo chất lượng cao từ giống lúa chất lượng cao J02, ST25 theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Tiên Yên (10 ha), Hải Hà (10 ha) và thành phố Móng Cái (10 ha)1.

*) Lúa nếp cái hoa vàng: Diện tích trồng lúa nếp cái hoa vàng ổn định trong giai đoạn năm 2025 - 2030 là 1.000 ha. Đến năm 2025, diện tích trồng lúa nếp cái hoa vàng tập trung diện tích liên kết chuỗi 500 ha, sản lượng ước đạt 2.250 tấn (chiếm 50% diện tích và sản lượng vùng sản xuất tập trung);

Đến năm 2030, diện tích trồng lúa tập trung là 1.000 ha, sản lượng ước đạt 5.500 tấn; diện tích, sản lượng liên kết chuỗi đạt 100% diện tích vùng sản xuất tập trung. Vùng trồng nếp cái hoa vàng chủ yếu tại các xã, phường: Yên Đức, Hồng Phong, Hoàng Quế, Nguyễn Huệ thuộc thị xã Đông Triều. Áp dụng quy trình sản xuất hữu cơ, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trong trồng lúa.

b) Xay xát, chế biến

- Đầu tư, nâng cấp cơ sở chế biến hiện đại và nâng cao công suất xay xát đóng gói sản phẩm của các chuỗi hiện có như: Chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo nếp cái hoa vàng Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp chất lượng cao Hoa Phong; Chuỗi liên kết sản xuất Hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Hoàng Quế; Chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa chất lượng cao của Công ty Giống Cây trồng Quảng Ninh; Chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa bao thai Hợp tác xã Thương mại Dịch vụ và Sản xuất Nông Lâm Thủy sản Tuấn Hùng. Xây dựng cơ sở thu mua, xay xát, chế biến, đóng gói, tiêu thụ gạo và các sản phẩm nông nghiệp khác tại khu vực miền Đông; thành lập (hoặc củng cố) 01 Hợp tác xã/Công ty tại huyện Tiên Yên, công suất xay xát 10 - 20 tấn/ngày.

c) Về công nghệ: Đầu tư xây dựng mới và nâng cấp hệ thống kho chứa lúa có hệ thống đồng bộ sấy, làm sạch, ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa; hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng tồn trữ lúa khô bằng silo. Áp dụng quy trình “xay xát một giai đoạn duy nhất”; ứng dụng công nghệ xay xát tự động khâu làm sạch, phân loại, tách màu; dây chuyền đóng gói gạo tự động.

- Từ cám gạo và gạo chế biến thành nhiều loại sản phẩm như dầu ăn cao cấp, sáp cám gạo, sữa gạo lứt, sản phẩm từ bột gạo, tinh chất oryzanol... Rơm rạ có thể dùng để sản xuất phân bón hữu cơ, trồng nấm, sản xuất giấy hoặc làm thức ăn chăn nuôi. Trấu được tái chế thành củi trấu, sản xuất gas sinh học (khí hóa trấu), làm nguyên liệu xây dựng sạch, than hoạt tính...

d) Liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ và định hướng thị trường

- Phổ biến, tuyên truyền chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ của tỉnh đến các tác nhân trong chuỗi liên kết;

- Hướng dẫn, tổ chức ký kết hợp đồng liên kết tiêu thụ, hình thành các liên kết theo chiều dọc (giữa các hộ dân sản xuất với tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp...); liên kết tiêu thụ theo chiều ngang (giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa hợp tác xã, tổ hợp tác với nhau...) từ đầu vào (vật tư, giống, vốn) sản xuất, sơ chế, chế biến đến lưu thông, tiêu thụ; ứng dụng, chuyển giao tiến bộ, khoa học công nghệ vào chế biến, bảo quản; xây dựng mẫu mã, nhãn sản phẩm; phát triển dịch vụ logistics nhằm nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm;

- Quản lý, giám sát, chứng nhận an toàn thực phẩm/ký cam kết sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn; hỗ trợ áp dụng nông nghiệp hữu cơ, VietGAP trong trồng trọt, sơ chế; áp dụng hệ thống HACCP, ISO... trong chế biến; xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn;

- Quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm nếp cái hoa vàng tại thị trường nội tỉnh. Đặc biệt là siêu thị, chuỗi hệ thống bán lẻ, Trung tâm thương mại, các tập đoàn lớn;

- Tuyên truyền quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng; quảng bá, xúc tiến thương mại, biên tập và đưa dữ liệu, thông tin liên quan lên sàn giao dịch điện tử, Hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh.

2. Lĩnh vực chăn nuôi

2.1. Vùng nguyên liệu

a) Chuỗi chăn nuôi gà

- Đến năm 2025, đàn gà Tiên Yên toàn tỉnh là 850.000 con, sản lượng 17.000 tấn; liên kết chuỗi đàn gà đạt 400.000 con, sản lượng 8.000 tấn; tập trung tại các xã: Hà Lâu, Phong Dụ, Đông Ngũ, Đông Hải, Hải Lạng. Ngoài ra, phát triển chuỗi sản phẩm gà bản Đầm Hà 750.000 con, sản lượng 15.000 tấn;

- Đến năm 2030, dự kiến đàn gà Tiên Yên toàn tỉnh đạt 1.000.000 con, sản lượng 19.000 tấn. Vùng nuôi gà tập trung chủ yếu tại huyện Tiên Yên, ngoài ra mở rộng thêm vùng nuôi gà tại huyện Đầm Hà, huyện Ba Chẽ; duy trì, phát triển chuỗi gà bản Đầm Hà trên 900.000 con, sản lượng 18.000 tấn. Áp dụng quy trình chăn nuôi gà hữu cơ, VietGAP, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh.

b) Chuỗi lợn Móng Cái

- Đến năm 2025, đàn lợn Móng Cái là 60.000 con (20.000 lợn nái, 40.000 lợn thương phẩm), sản lượng dự kiến đạt 2.600.000 tấn lợn thịt thương phẩm; diện tích liên kết chuỗi đạt 30.000 con (chiếm 50% vùng sản xuất tập trung);

- Đến năm 2030, duy trì đàn lợn vùng tập trung là 85.000 con (30.000 lợn nái, 55.000 lợn thương phẩm), sản lượng ước đạt 3.575.000 tấn lợn thịt thương phẩm; sản lượng liên kết chuỗi đạt 100% diện tích vùng sản xuất tập trung. Vùng chăn nuôi lợn Móng cái tập trung tại thành phố Móng Cái (tập trung tại xã Hải Đông, Bắc Sơn, Hải Tiến, Quảng Nghĩa và phường Hải Yên). Ngoài ra, được nuôi tại huyện Đầm Hà (tại các xã Đầm Hà, Dực Yên); huyện Hải Hà (xã Quảng Long; huyện Ba Chẽ (tại các xã Đồn Đạc, Thanh Sơn, Nam Sơn).

Chú trọng phát triển giống lợn Móng Cái cung cấp lợn giống trong tỉnh và các tỉnh, thành phố trong nước.

c) Chuỗi chăn nuôi bò

- Chăn nuôi bò sữa: Đến năm 2025, quy mô tập trung trên 300.000 con, sản lượng sữa đạt 700 tấn/năm; số lượng liên kết chuỗi đạt 30.000 con (chiếm 50% vùng sản xuất tập trung). Đến năm 2030, dự kiến quy mô tập trung là 500 con, sản lượng sữa đạt 2.600 lít/năm, sản lượng liên kết chuỗi đạt 100%. Phát triển chăn nuôi, chế biến sữa tại công ty sữa An Sinh (xã An Sinh) và Công ty sữa Đông Triều (xã Bình Khê).

- Chăn nuôi bò thịt: Đến năm 2025, tập trung nâng cao hiệu quả có chuỗi khép kín của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phú Lâm tại xã Quảng Nghĩa, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh với quy mô trang trại 1.035 ha. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phú Lâm liên kết với các huyện lân cận để cung cấp thức ăn cho bò. Xây dựng nhãn hiệu Bò thịt chất lượng cao Quảng Ninh. Đến năm 2030, số lượng đàn bò toàn tỉnh đạt 45 - 50 ngàn con (trong đó đàn bò sữa đạt 5.000 con), tập trung chủ yếu tại các địa phương: Móng Cái, Quảng Yên, Bình Liêu, Hải Hà, Tiên Yên… Tỷ lệ đàn bò Lai Sidn dự kiến đạt 70% tổng đàn. Dự kiến sản lượng thịt bò hơi ước khoảng 4.000 tấn.

2.2. Giết mổ, chế biến

- Tiếp tục triển khai thực hiện thu hút nhà đầu tư vào khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung phù hợp với quy hoạch và điều kiện thực tiễn từng địa phương theo phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy mô công suất giết mổ thuộc mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm của tỉnh; đảm bảo 100% gia súc được giết mổ tại cơ sở giết mổ tập trung đáp ứng yêu cầu về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và đối xử nhân đạo với động vật nuôi.

- Thu hút nhà đầu tư xây dựng dây truyền công nghệ giết mổ “Treo”, bán tự động tại thành phố Móng Cái, huyện Đầm Hà, huyện Ba Chẽ... Tập trung xây dựng các nhà máy chế biến sản phẩm chế biến từ thịt (lợn, gà) quy mô sản xuất từ 3,0 - 5,0 tấn/ngày (gồm các sản phẩm: giò, giò chả, xúc xích, thịt jambon xông khói...). Quy trình chế biến tuân thủ nguyên tắc một chiều; sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường, mọi quy trình sản xuất đều được kiểm soát chặt chẽ, nghiêm ngặt đảm bảo quá trình sản phẩm khi đến tay người dùng đều sạch, an toàn.

2.3. Định hướng thị trường và liên kết sản xuất, tiêu thụ

- Phổ biến, tuyên truyền chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ của tỉnh đến các tác nhân trong chuỗi liên kết;

- Hướng dẫn, tổ chức ký kết hợp đồng liên kết tiêu thụ, hình thành các liên kết theo chiều dọc (giữa các hộ dân sản xuất với tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp...); liên kết tiêu thụ theo chiều ngang (giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa hợp tác xã, tổ hợp tác với nhau...) từ đầu vào (vật tư, giống, vốn) sản xuất, sơ chế, chế biến đến lưu thông, tiêu thụ; ứng dụng, chuyển giao tiến bộ, khoa học công nghệ vào chế biến, bảo quản; xây dựng mẫu mã, nhãn sản phẩm; phát triển dịch vụ logistics nhằm nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm;

- Quản lý, giám sát, chứng nhận an toàn thực phẩm/ký cam kết sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn; hỗ trợ áp dụng nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, VietGAP, GlobalGAP, GMP trong chăn nuôi, giết mổ, sơ chế; áp dụng hệ thống HACCP, ISO... trong chế biến; xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn;

- Tuyên truyền quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng; quảng bá, xúc tiến thương mại, biên tập và đưa dữ liệu, thông tin liên quan lên sàn giao dịch điện tử, Hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh;

- Quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi tại thị trường nội tỉnh. Đặc biệt là siêu thị, chuỗi hệ thống bán lẻ, trung tâm thương mại...

3. Lĩnh vực Thủy sản

3.1. Vùng sản xuất

a) Chuỗi tôm thẻ chân trắng

- Đến năm 2025, diện tích nuôi tôm tập trung ước đạt 4.500 ha, tổng sản lượng tôm nuôi ước đạt 16.200 tấn; diện tích liên kết chuỗi đạt 500 ha, sản lượng ước đạt 2.100 tấn (chiếm 11,11% diện tích vùng sản xuất tập trung);

- Đến năm 2030, diện tích nuôi tôm tập trung ổn định 4.848 ha, sản lượng 25.650 tấn; diện tích, sản lượng liên kết chuỗi đạt 100% diện tích vùng sản xuất tập trung. Vùng nuôi tôm tập trung chủ yếu tại các địa phương: Móng Cái (1.400 ha), Hải Hà (742 ha), Đầm Hà (710 ha), Tiên Yên (1.296 ha), Quảng Yên (700 ha)...;

- Đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng kỹ thuật hiện đại vào nuôi tôm; áp dụng quy trình nuôi tôm theo hướng đảm bảo an toàn thực phẩm; nuôi trồng thủy sản tốt (ASC, GlobalGAP, VietGAP…) có chứng nhận, truy xuất nguồn gốc; ứng dụng quản lý thông tin vùng nuôi trồng thủy sản gắn với chuyển đổi số. Phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 60% diện tích nuôi tôm áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến. Đến năm 2030 đạt trên 80% diện tích nuôi áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến.

b) Chuỗi nhuyễn thể 2 mảnh vỏ

- Đến năm 2025, diện tích nuôi nhuyễn thể 2 mảnh vỏ tập trung ước đạt 4.365 ha, sản lượng 31.895 tấn; diện tích liên kết chuỗi đạt 500 ha, sản lượng 4.000 tấn (chiếm 11,45% diện tích vùng sản xuất tập trung);

- Đến năm 2030, diện tích nuôi nhuyễn thể 2 mảnh vỏ tập trung ổn định là 4.500 ha, sản lượng 35.000 tấn; diện tích và sản lượng liên kết chuỗi đạt 100% vùng sản xuất tập trung. Vùng nuôi nhuyễn thể 2 mảnh vỏ tập trung chủ yếu tại huyện Vân Đồn (1.550 ha), huyện Đầm Hà (1.025 ha), huyện Hải Hà (590 ha), thị xã Quảng Yên (1.200 ha).

c) Chuỗi cá biển

- Đến năm 2025, diện tích nuôi cá biển tập trung ước đạt 1.149 ha, sản lượng ước đạt 2.245 tấn; diện tích liên kết chuỗi đạt 500 ha, sản lượng 750 tấn (chiếm 43,51% diện tích vùng sản xuất tập trung);

- Đến năm 2030, diện tích nuôi cá biển tập trung ổn định là 1.500 ha, diện tích và sản lượng chuỗi liên kết đạt 100% diện tích vùng sản xuất tập trung. Vùng nuôi cá song tập trung chủ yếu tại các địa phương: Vân Đồn, Cẩm Phả, Đầm Hà, Tiên Yên, Cô Tô;

- Ứng dụng công nghệ nuôi: Chuyển dần từ phương thức nuôi cá lồng bè truyền thống, nuôi gần bờ, xung quanh đảo sang phát triển nuôi vùng biển hở. Đối với vùng biển, đảo xa bờ: Nuôi theo phương thức công nghiệp như: Mô hình lồng nhựa HDPE (theo công nghệ Na Uy), đảm bảo an toàn, thích ứng với biến đổi khí hậu; đảm bảo an toàn lao động, an toàn sinh học và môi trường;

- Đối với vùng nuôi gần bờ: Sắp xếp lại lồng bè nuôi đảm bảo sức tải môi trường vùng nuôi, kết hợp các loài hải sản theo hình thức hữu cơ, sinh thái, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường trong phát triển nuôi trồng như việc sử dụng thức ăn công nghiệp; từng bước sử dụng vật liệu HDPE, Composit… thay thế vật liệu truyền thống đang sử dụng (Phao xốp, gỗ). Đến năm 2025, tỷ lệ nuôi cá biển sử dụng thức ăn công nghiệp và thay thế, sử dụng vật liệu mới bền vững (HDPE, Composit...) đạt trên 50%, đến năm 2030 đạt trên 80%.

d) Chuỗi cá nước ngọt (chủ yếu là cá rô phi)

- Đến năm 2025, diện tích nuôi cá nước ngọt tập trung đạt 2.300 ha, sản lượng ước đạt 9.000 tấn; diện tích liên kết chuỗi đạt 500 ha, sản lượng 2.200 tấn (chiếm 20,8% diện tích vùng sản xuất tập trung);

- Đến năm 2030, diện tích nuôi cá nước ngọt tập trung là 2.500 ha, diện tích, sản lượng ước đạt 10.500 tấn; sản lượng chuỗi liên kết đạt 100% diện tích vùng sản xuất tập trung. Vùng nuôi cá nước ngọt tập trung chủ yếu tại các địa phương: Đông Triều, Quảng Yên và Uông Bí...

đ) Chuỗi mực

Đến năm 2025, khai thác 5.000 tấn mực, sản lượng chuỗi liên kết đạt 50%. Đến năm 2030 là 5.500 tấn mực khai thác, sản lượng chuỗi liên kết đạt 100%. Vùng khai thác mực tập trung tại các địa phương: Cô Tô, Hải Hà và Móng Cái.

3.2. Sơ chế, chế biến

Thu hút vốn đầu tư, phát triển các nhà máy chế biến thủy sản mới theo hướng hiện đại, chế biến sâu tại các địa phương Móng Cái, Đầm Hà, Cô Tô, Vân Đồn theo quy hoạch của tỉnh.

a) Chế biến phục vụ tiêu dùng nội địa

Đến năm 2025, phấn đấu 100% cơ sở chế biến (công suất thiết kế trên 10.000 tấn nguyên liệu/năm) được di dời vào các khu quy hoạch/khu công nghiệp; nâng cao năng lực chế biến thủy sản phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa đạt giá trị gấp 1,8 - 2,0 lần so với năm 2020.

Đến năm 2030, năng lực chế biến thủy sản phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa đạt giá trị gấp 2,3 - 2,5 lần so với năm 2020.

b) Chế biến phục vụ xuất khẩu

- Đến năm 2025, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 365 triệu USD, trong đó giá trị xuất khẩu đi các thị trường quốc tế đạt 147 triệu USD; xuất khẩu tại chỗ đạt 218 triệu USD. Đến năm 2030, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 487 triệu USD (giá trị xuất khẩu đi các thị trường quốc tế đạt 187 triệu USD; xuất khẩu tại chỗ đạt 300 triệu USD);

- Xây dựng mới nhà máy chế biến, bảo quản áp dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến các sản phẩm thủy hải sản gắn với trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá Bắc Vịnh Bắc bộ (tại huyện Cô Tô và huyện Vân Đồn). Ngoài ra, phát triển mới nhà máy chế biến thủy sản tại thành phố Móng Cái, huyện Đầm Hà (xã Tân Lập với quy mô 02 ha), công suất thiết kế mỗi nhà máy đạt từ 15.000 - 20.000 tấn nguyên liệu/năm.

3.3. Định hướng thị trường và liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ

- Duy trì và phát triển ổn định các thị trường truyền thống như: Mỹ, Nhật Bản và EU đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và các thị trường mới nổi trong nội khối ASEAN và các nước thành viên đã ký kết Hiệp định thương mại song phương với Việt Nam, đặc biệt chú trọng các thị trường đã ký hiệp định tự do thương mại (FTAs) với Việt Nam. Chú trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao như mực; tôm; cá biển; nhuyễn thể ăn sushi, đặc biệt chú trọng phát triển các sản phẩm thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ hầu, rong tảo biển…;

- Phổ biến, tuyên truyền chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ của tỉnh đến các tác nhân trong chuỗi liên kết;

- Quản lý, giám sát, chứng nhận an toàn thực phẩm/ký cam kết sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn; hỗ trợ áp dụng nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, VietGAP, GlobalGAP, GMP trong nuôi trồng, khai thác, thu mua, sơ chế; áp dụng hệ thống HACCP, ISO... trong chế biến; xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn;

- Hướng dẫn, tổ chức ký kết hợp đồng liên kết tiêu thụ, hình thành các liên kết theo chiều dọc (giữa các hộ dân sản xuất với tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp...); liên kết tiêu thụ theo chiều ngang (giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa hợp tác xã, tổ hợp tác với nhau...) từ đầu vào (vật tư, giống, vốn) sản xuất, sơ chế, chế biến đến lưu thông, tiêu thụ; ứng dụng, chuyển giao tiến bộ, khoa học công nghệ vào chế biến, bảo quản; xây dựng mẫu mã, nhãn sản phẩm; phát triển dịch vụ logistics nhằm nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm;

- Tuyên truyền quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng; quảng bá, xúc tiến thương mại, biên tập và đưa dữ liệu, thông tin liên quan lên sàn giao dịch điện tử, hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh;

- Tăng cường quảng bá, kết nối tiêu thụ thủy sản Quảng Ninh vào thị trường lớn như: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Phát triển hệ thống phân phối và tiêu thụ theo chuỗi cung ứng thủy sản thông qua phát triển dịch vụ hậu cần logistic sang thị trường Trung Quốc và các thị trường nước ngoài nhiều tiềm năng.

4. Lĩnh vực lâm nghiệp

4.1. Vùng nguyên liệu

a) Cây gỗ lớn (Keo lai, Keo Tai tượng)

- Đến năm 2025, diện tích trồng rừng gỗ lớn tập trung ước đạt 30.000 ha; diện tích liên kết chuỗi đạt 10.000 ha, trữ lượng ước đạt 135.000 tấn (chiếm 33,33% diện tích vùng sản xuất tập trung);

- Đến năm 2030, diện tích trồng rừng là 52.000 ha, trữ lượng ước đạt 600.000 tấn; diện tích và sản lượng chuỗi liên kết đạt 100% diện tích vùng sản xuất tập trung. Vùng trồng rừng tập trung chủ yếu tại các địa phương: Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái, Uông Bí, Đông Triều, Bình Liêu, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà Ba Chẽ, Vân Đồn.

b) Cây gỗ nguyên liệu

Đến năm 2025, diện tích sản xuất gỗ nhỏ bình quân 7.000 ha/năm, năng suất rừng 15 - 20 m3/ha/năm, sản lượng khai thác 350.000 - 400.000 m3/năm; Đến năm 2030, duy trì diện tích trồng rừng, năng suất rừng 30 - 40 m3/ha/năm, sản lượng khai thác ước đạt từ 600.000 - 700.000 m3/năm.

c) Chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn và trồng mới rừng kinh doanh gỗ lớn

- Đến năm 2025, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho ít nhất 15.000 ha rừng trồng sản xuất; đến giai đoạn 2025 - 2030 là 15.000 ha. Chuyển hóa khoảng 6.000 ha rừng Keo gỗ nhỏ tại các địa phương: Ba Chẽ, Bình Liêu, Cẩm Phả, Đầm Hà, Đông Triều, Hải Hà, Hạ Long, Móng Cái và Tiên Yên;

- Tại các vùng trồng rừng tập trung, quy mô lớn có sử dụng máy móc các khâu làm đất đạt 70%, trồng cây đạt 50%, phòng trừ sâu bệnh và phòng chống cháy rừng đạt 100%, thu hoạch, vận chuyển đạt 100%.

d) Cây lâm sản ngoài gỗ (thông nhựa, hồi, quế, sở)

- Cây hồi: Đến năm 2025, phát triển cây hồi tập trung tại 2 huyện Bình Liêu và huyện Hải Hà với tổng diện tích 8.800 ha, sản lượng 140.800 tấn hồi tươi. Năm 2030, phát triển diện tích trồng cây hồi lên 7.000 ha. Chuỗi liên kết hồi năm 2025 đạt 1.500 ha, sản lượng 24.000 tấn hồi tươi (đạt 17% về diện tích và sản lượng vùng sản xuất tập trung). Đến năm 2030, chuỗi liên kết đạt 100% diện tích và sản lượng vùng sản xuất tập trung.

- Cây quế: Đến năm 2025, định hướng 2030 diện tích quế hữu cơ tỉnh Quảng Ninh dự kiến là 4.350 ha; sản lượng năm 2025 dự kiến 2.175 tấn quế khô. Năm 2030, dự kiến sản lượng đạt 3.100 tấn quế khô. Chuỗi liên kết quế năm 2025 đạt 500 ha, sản lượng 200 tấn quế khô (đạt 11,5% về diện tích và 9,0% về sản lượng vùng sản xuất tập trung). Đến năm 2030, chuỗi liên kết quế đạt 100% diện tích và sản lượng vùng sản xuất tập trung.

- Cây sở: Đến năm 2025, phát triển cây sở với diện tích 1.700 ha, sản lượng 187.000 tấn hạt sở; Năm 2030, sản lượng hạt sở đạt 221.000 tấn. Chuỗi liên kết sở năm 2025 đạt 300 ha, sản lượng 33.000 tấn hạt sở (đạt 17,6% về diện tích và sản lượng vùng sản xuất tập trung). Đến năm 2030, chuỗi liên kết đạt 100% diện tích và sản lượng sở vùng sản xuất tập trung.

- Cây thông nhựa: Duy trì ổn định và khai thác hiệu quả 19.975 ha rừng thông nhựa hiện có. Phát triển thông nhựa tập trung tại thành phố Móng Cái, thành phố Uông Bí (4.190 ha), thị xã Đông Triều, thị xã Quảng Yên, huyện Ba Chẽ, huyện Vân Đồn. Chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ thông nhựa đến năm 2025 khai thác, tiêu thụ thông nhựa đạt từ 2.500 - 3.000 tấn/năm. Giai đoạn 2025-2030, sản lượng khai thác, chế biến, tiêu thụ thông nhựa đạt từ 3.000 - 3.500 tấn/năm.

e) Cây dược liệu (ba kích, dược liệu khác...)

- Dược liệu toàn tỉnh: Đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 phát triển diện tích dược liệu với diện tích 5.760 ha, tập trung chủ yếu tại các địa phương: Ba Chẽ, Tiên Yên, Bình Liêu, Vân Đồn, Hạ Long, Móng Cái, Đông Triều, Cẩm Phả;

- Cây ba kích: Đến năm 2025, định hướng 2030 diện tích trồng ba kích là 1.170 ha; đến năm 2025 sản lượng ba kích khô đạt 500 tấn; liên kết chuỗi chiếm 42,7% diện tích và sản lượng vùng ba kích tập trung. Đến năm 2030, sản lượng ba kích khô đạt 1.500 tấn, liên kết chuỗi đạt 100% diện tích và sản lượng.

- Cây trà hoa vàng: Diện tích vùng trà hoa vàng tập trung đến năm 2025, định hướng 2030 là 1.000 ha, sản lượng năm 2025 là 60 tấn hoa khô; Đến năm 2030, sản lượng trà hoa vàng là 80 tấn hoa khô, được trồng chủ yếu tại huyện Ba Chẽ, thành phố Hạ Long. Đến năm 2025, diện tích trà hoa vàng liên kết chuỗi là 500 ha, sản lượng 30 tấn khô (chiếm 50% diện tích và sản lượng). Đến năm 2030, liên kết chuỗi đạt 100% diện tích và sản lượng trà hoa vàng.

4.2. Nâng cao năng lực chế biến sản phẩm

- Thực hiện chuyển đổi các cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn theo hướng giảm số lượng các cơ sở chế biến thô, tăng dần các cơ sở chế biến sâu. Đến năm 2025 giảm từ 531 cơ sở xuống còn dưới 250 cơ sở trong đó tập trung giảm các cơ sở chế biến dăm gỗ, cơ sở chế biến than hầm, than hoa, các cơ sở chế biến nhỏ lẻ, đồ mộc, gỗ xẻ không phù hợp với quy hoạch, không thực hiện đầy đủ các thủ tục về đất đai, môi trường… tăng các cơ sở chế biến chuyên sâu như cơ sở chế biến ván ghép thanh, chế biến tổng hợp... đến năm 2030 không còn các cơ sở dăm gỗ hoạt động trên địa bàn tỉnh;

- Đến năm 2025 phát triển thu hút đầu tư xây dựng 25 cơ sở chế biến sâu, hiện đại trên địa bàn tỉnh; tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm chế sâu cho xuất khẩu chiếm trên 40% và tiêu thụ nội địa 60%. Đến 2030, tiếp tục nâng cao chất lượng, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong chế biến, hạn chế xuất khẩu thô, tăng giá trị sản phẩm và xuất khẩu 60% tổng số mặt hàng đồ gỗ.

4.3. Định hướng thị trường và liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ

- Phổ biến, tuyên truyền chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ của tỉnh đến các tác nhân trong chuỗi liên kết;

- Hướng dẫn, tổ chức ký kết hợp đồng liên kết tiêu thụ, hình thành các liên kết theo chiều dọc (giữa các hộ dân sản xuất với tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp...); liên kết tiêu thụ theo chiều ngang (giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa hợp tác xã, tổ hợp tác với nhau...) từ đầu vào (vật tư, giống, vốn) sản xuất, sơ chế, chế biến đến lưu thông, tiêu thụ; ứng dụng, chuyển giao tiến bộ, khoa học công nghệ vào chế biến, bảo quản; xây dựng mẫu mã, nhãn sản phẩm; phát triển dịch vụ logistics nhằm nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm;

- Hỗ trợ chứng nhận sản phẩm hữu cơ/Organic, nâng cao giá trị kinh tế, tạo sự khác biệt cho một số sản phẩm mà tỉnh có lợi thế như: Trà hoa vàng, quế, hồi, sở, dược liệu (ba kích)...;

- Quản lý, giám sát chất lượng sản phẩm, xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, hệ thống tiêu chuẩn tiên tiến trong sản xuất, sơ chế, chế biến gỗ. Quản lý, giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm lâm sản; hỗ trợ áp dụng tiêu chuẩn, tiêu chuẩn tiên tiến (VietGAP, GlobalGAP, GMP, HACCP, ISO...) trong sản xuất, chế biến; xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn;

- Thị trường xuất khẩu: Duy trì thị trường có giá trị xuất khẩu cao như: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc. Đồng thời, mở rộng thị phần tại một số thị trường tiềm năng tại các khu vực Nam Mỹ, Nga, Ca-na-đa, Ấn Độ2.

- Thị trường trong nước: Tổ chức các hội chợ ngành gỗ, gỗ nội thất, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, học hỏi, trao đổi, ký kết hợp đồng, tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm; tìm thêm thị hiếu khách hàng tập trung tiêu thụ tại các thị trường lớn như: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh...

IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Năm 2022: Tổ chức thông tin tuyên truyền, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án.

2. Giai đoạn năm 2022 - 2025

2.1. Thiết lập các chuỗi các sản phẩm: (Sơ đồ phát triển chuỗi các sản phẩm nông sản chủ lực cấp tỉnh chi tiết tại Phụ lục I kèm theo)

- Giai đoạn năm 2022 - 2025, thiết lập liên kết các chuỗi sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh và một số sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của tỉnh tại vùng sản xuất tập trung; xây dựng liên kết 16 chuỗi sản phẩm nông lâm thủy sản cụ thể như sau:

(1) Chuỗi tôm thẻ chân trắng: Nuôi → Sơ chế, chế biến → Bảo quản → Kinh doanh;

(2) Chuỗi nhuyễn thể (chủ yếu hàu): Nuôi → Sơ chế → Bảo quản → Chế biến → Kinh doanh;

(3) Chuỗi liên kết cá biển (chủ yếu cá song): Nuôi → Sơ chế → Chế biến → Kinh doanh;

(4) Chuỗi chả mực: Đánh bắt → Thu mua → Chế biến → Kinh doanh;

(5) Chuỗi gà Tiên Yên: Chăn nuôi → Giết mổ → Kinh doanh;

(6) Chuỗi chăn nuôi bò: Chăn nuôi → Giết mổ → Kinh doanh;

(7) Chuỗi lợn Móng Cái: Chăn nuôi → Giết mổ → Kinh doanh;

(8) Chuỗi Ba Kích: Trồng → Sơ chế → Chế biến → Kinh doanh;

(9) Chuỗi trà hoa vàng: Trồng → Chế biến → Kinh doanh;

(10) Chuỗi liên kết lúa nếp cái Hoa Vàng; lúa gạo chất lượng cao: Trồng lúa → Xay xát → Kinh doanh;

(11) Chuỗi rau: Trồng rau → Sơ chế → Kinh doanh;

(12) Chuỗi quả (Na, vải chín sớm, vải thiều, ổi, cam,...): Trồng → Sơ chế → Kinh doanh;

(13) Chuỗi miến dong: Trồng → Chế biến → Kinh doanh;

(14) Chuỗi chè: Trồng → Chế biến → Kinh doanh;

(15) Chuỗi gỗ: Trồng → Chế biến → Kinh doanh;

(16) Chuỗi lâm sản ngoài gỗ (sở, hồi, quế, nhựa thông): Trồng → Chế biến → Kinh doanh.

2.2. Hỗ trợ các đơn vị, chủ thể tham gia liên kết chuỗi một số nội dung

- Khảo sát, đánh giá, lựa chọn các đơn vị sản xuất, kinh doanh tham gia thực hiện mô hình liên kết chuỗi;

- Tổ chức dồn điền, đổi thửa, hỗ trợ đào tạo nghề nông thôn; hỗ trợ hạ tầng dùng chung, giống, vật tư phát triển sản xuất; đầu tư máy móc trang thiết bị, xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết bao gồm: nhà lưới, nhà xưởng, bến bãi, máy móc, thiết bị; tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại; xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, hệ thống tiêu chuẩn tiên tiến; ứng dụng, chuyển giao tiến bộ, khoa học công nghệ vào chế biến, bảo quản; xây dựng mẫu mã, nhãn sản phẩm; đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, lãi suất... theo chính sách hiện hành của tỉnh và Trung ương;

- Xây dựng nhãn hiệu sản phẩm liên kết chuỗi đã được kiểm soát dán trên sản phẩm (bao gồm cả mã QR-code); Học tập kinh nghiệm xây dựng, mô hình sản xuất, kinh doanh liên kết chuỗi tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Giai đoạn năm 2026 - 2030

3.1. Tiếp tục triển khai nhân rộng và thực hiện 100% quy mô diện tích các sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của tỉnh tại các vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung của tỉnh.

3.2. Chỉ tiêu đề án phát triển chuỗi các sản phẩm nông sản chủ lực cấp tỉnh giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Chi tiết theo Phụ lục II kèm theo).

V. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp đào tạo, tuyên truyền, truyền thông

- Khảo sát, xác định nhu cầu, đối tượng đào tạo, tập huấn từ đó có định hướng đúng về hình thức, nội dung, phương pháp và số lượng người cho phù hợp, sát với với trình độ nhận thức, đối tượng, tập quán... để tuyên truyền phát triển chuỗi sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh và các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của tỉnh;

- Tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ về quản lý nhà nước, khoa học công nghệ, ngoại ngữ và kỹ năng thương mại quốc tế cho đội ngũ cán bộ làm công tác lĩnh vực chế biến và phát triển thị trường nông sản; nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề đáp ứng yêu cầu vận hành công nghệ thiết bị tiên tiến, hiện đại; đặc biệt trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập kinh tế quốc tế;

- Tuyên truyền, truyền thông các chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm của Trung ương, của tỉnh; các mô hình cách làm hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp tới các chủ thể tham gia chuỗi liên kết; lợi ích phát triển liên kết chuỗi sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh; xây dựng các sản phẩm truyền thông với phương pháp thông điệp, cách tiếp cận phù hợp các nhóm đối tượng, vùng sinh thái.

2. công tác quy hoạch, bố trí đất đai, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ các vùng sản xuất tập trung sản phẩm nông nghiệp chủ lực tham gia chuỗi

- Rà soát lại quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông, lâm nghiệp, thủy sản. Khi quy hoạch các khu, cụm công nghiệp phải ưu tiên bố trí quỹ đất cho nhà máy chế biến nông sản gắn với vùng nguyên liệu tại địa phương;

- Căn cứ vào kết quả đánh giá chất lượng đất đai đối với từng loại cây trồng, xây dựng, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng giai đoạn tiếp theo cho phù hợp. Bố trí đủ quỹ đất phát triển các vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung, sản phẩm nông nghiệp chủ lực; xây dựng, cấp mã vùng trồng; dồn điền đổi thửa, chuyển đổi đất lúa, đất rừng để phát triển vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp chủ lực: Rau, cây ăn quả, chè, chăn nuôi, khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung...;

- Đầu tư cải tạo, xây dựng hạ tầng (thủy lợi, đường nội bộ, hệ thống điện hạ thế...) của vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung, sản xuất sản phẩm nông nghiệp chủ lực và sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của tỉnh đáp ứng được yêu cầu về giao thông, tưới, tiêu chủ động, có khả năng tích hợp công nghệ hiện đại.

3. Nâng cao chất lượng hàng nông sản theo chuỗi sản phẩm

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học, vật liệu mới, công nghệ thông tin, cơ khí hóa, tự động hóa, công nghệ tưới tiết kiệm. Sản xuất, sử dụng giống cây trồng vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao, thích ứng biến đổi khí hậu, đề kháng mạnh với sâu bệnh hại trên cây trồng, dịch bệnh trên đàn vật nuôi; đẩy mạnh áp dụng quy trình sản xuất an toàn, chất lượng. Mở rộng đột phá về quy mô diện tích, sản lượng sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, hữu cơ; áp dụng hiệu quả công nghệ tiên tiến về công nghệ sau thu hoạch, chế biến và bảo quản sản phẩm;

- Phối hợp với các Cục quản lý chuyên ngành trực thuộc Bộ, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tổ chức trong và ngoài nước ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật công nghệ mới, hiện đại, thân thiện với môi trường vào lĩnh vực chế biến, bảo quản và phơi sấy nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản;

- Xác định sản phẩm chủ lực có thế mạnh của từng địa phương để cơ cấu sản phẩm chế biến; lựa chọn công nghệ chế biến, bảo quản tiên tiến, hiệu quả phù hợp với sản phẩm. Gắn chế biến sản phẩm với vùng nguyên liệu và công nghệ bảo quản sản phẩm. Ưu tiên chế biến tinh, chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm có giá trị gia tăng cao, theo nhu cầu thị trường tiêu thụ, nhất là đối với sản phẩm chè và thịt; ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong giết mổ, chế biến đa dạng hóa sản phẩm thịt lợn, gà để nâng cao giá trị gia tăng gắn với chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn.

4. Xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm chủ lực tham gia chuỗi, quản lý chất lượng sản phẩm nâng cao giá trị gia tăng

- Tiếp tục hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, định hướng nhu cầu của thị trường, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nông sản đồng thời khai thác tốt thị trường tiêu thụ nông sản trong nước. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu các thị trường, xúc tiến thương mại gắn với từng sản phẩm hàng hóa cụ thể như: xuất khẩu chè, cao su, hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến gỗ, hàng thủy sản; Tăng cường phối hợp, liên kết phát triển thị trường tiêu dùng nội địa tập trung vào thị trường các thành phố lớn và các tỉnh lân cận các sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã phường một sản phẩm;

- Tăng cường công tác quản lý kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm nông sản; khuyến khích nhân rộng mô hình kiểm soát, quản lý chất lượng nông sản theo chuỗi, áp dụng triệt để các tiêu chuẩn VietGAP, ISO, HACCP...;

- Tập trung xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh theo hướng xây dựng “thương hiệu mạnh”, đảm bảo ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Quản lý chặt chẽ, hiệu quả nhãn hiệu chứng nhận (chè Đường Hoa; na dai Đông Triều, lợn Móng Cái, gà Tiên Yên, miến dong Bình Liêu...) của tỉnh;

- Thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Kêu gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; cắt giảm mạnh các rào cản về điều kiện kinh doanh trong nông nghiệp, tạo sức hấp dẫn thu hút doanh nghiệp đầu tư;

- Đến năm 2025, nâng cấp ít nhất 01 - 02 chợ đầu mối nông sản (tại Hạ Long, Vân Đồn, Móng Cái...). Đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Trung tâm cung ứng xuất khẩu nông sản Châu Á Thái Bình Dương để cung ứng giao thương, xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Trung Quốc;

- Cải tiến công tác thông tin, dự báo thị trường nông sản, cung cấp thông tin, định hướng, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, kết nối tiêu thụ sản phẩm an toàn theo chuỗi.

5. Nâng cao năng lực cho các chủ thể tham gia trong chuỗi giá trị

- Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác chế biến, phát triển thị trường nông sản, liên kết chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm ở các cấp (tỉnh, huyện, xã) và các doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ gia đình... về cơ chế, chính sách, thương mại điện tử hiện đại;

- Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu và áp dụng thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, chất lượng sản phẩm hàng hóa như: Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu sản phẩm, VietGAP, HACCP, ISO...; quan tâm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ chứng nhận hữu cơ/Organic cho một số sản phẩm có giá trị kinh tế cao khi xuất khẩu vào thị trường nước ngoài;

- Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ xúc tiến thương mại nông sản, khi tiến hành thủ tục xuất khẩu các sản phẩm trong chuỗi giá trị của tỉnh. Tổ chức các hội thảo, hội nghị trao đổi chuyên môn về kỹ thuật mới, công nghệ mới cho các tác nhân trong từng chuỗi giá trị;

- Học tập kinh nghiệm thực tế các mô hình liên kết chuỗi tại các hộ gia đình, tổ hợp tác, HTX, các hội, doanh nghiệp trong nước làm tốt để áp dụng làm theo.

6. Tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý về giám sát chuỗi

- Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy lĩnh vực chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản, bố trí nguồn lực đảm bảo hoạt động thông suốt từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã;

- Công tác quản lý an toàn thực phẩm đối với nông sản, thủy sản thực phẩm theo toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm tại các công đoạn từ nuôi trồng, thu hái, khai thác, giết mổ, sơ chế, chế biến đến vận chuyển đến lưu thông, tiêu thụ được thực hiện đồng bộ, hiệu quả, quyết liệt;

- Tăng cường lực lượng và hoạt động cho cơ quan kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; chú trọng nâng cao năng lực hoạt động thanh tra chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Chủ động Giám sát về chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tập trung các sản phẩm thực phẩm liên kết chuỗi có nguy cơ cao, duy trì hoạt động giám sát tồn dư kháng sinh, hóa chất độc hại trong nông sản, thủy sản thực phẩm kịp thời cảnh báo, khuyến cáo tới người tiêu dùng;

- Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý chuỗi từ tỉnh đến huyện và các xã bảo đảm năng lực thực hiện nhiệm vụ.

7. Đẩy mạnh việc gắn kết các chủ thể trong chuỗi, đảm bảo lợi ích giữa các chủ thể

- Từng chủ thể trong chuỗi tổ chức ký kết hợp đồng kinh tế và tuân thủ thực hiện. Phát huy tính gắn kết trong từng công đoạn trong chuỗi sản phẩm, đảm bảo các cam kết được thực hiện đầy đủ, hài hòa, nghiêm túc, có trách nhiệm;

- Đảm bảo quyền sử dụng đất cho hộ sản xuất khi tham gia các liên kết sản xuất theo chuỗi với Tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp... Kiểm soát việc sử dụng đất nông nghiệp của các doanh nghiệp khi thuê đất sản xuất đảm bảo đất được sử dụng đúng mục đích. Hỗ trợ kịp thời khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh để nhanh chóng khôi phục sản xuất;

- Thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp, quản lý, nhận diện, truy suất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm an toàn, liên kết chuỗi sản phẩm nông nghiệp chủ lực và sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của tỉnh qua Hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông lâm thủy sản trong lưu thông, tiêu thụ; nâng cao năng lực cạnh tranh cho các chủ thể trong chuỗi, bảo vệ thương hiệu, uy tín, sản phẩm nông lâm thủy sản của tỉnh.

8. Thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản phẩm chủ lực tham gia chuỗi

- Tạo môi trường đầu tư và thủ tục hỗ trợ đầu tư tốt nhất cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ (theo Danh mục 60 dự án đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 03/01/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh);

- Triển khai thực hiện theo các chính sách hiện hành trên địa bàn tỉnh như: Nghị quyết số 194/2018/NQ-HĐND ngày 30/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh; Nghị quyết số 268/2020/NQ-HĐND ngày 09/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định về nội dung, mức chi hỗ trợ các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 337/2021/NQ-HĐND ngày 24/3/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định một số chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh và các chính sách hiện hành khác có liên quan của tỉnh, của Trung ương.

10. Giải pháp đảm bảo nguồn vốn đầu tư

a) Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước

Đảm bảo nguồn vốn ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã) và lồng ghép các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện, hỗ trợ các nội dung, nhiệm vụ được xác định trong Đề án.

Nguồn vốn ngân sách nhà nước được huy động theo nguyên tắc cơ quan chuyên môn cấp nào thì do cấp đó chịu trách nhiệm bố trí trên cơ sở lồng ghép với các chương trình, nhiệm vụ, dự án khác để thực hiện Đề án.

b) Nguồn vốn khác (của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, FDI...)

Đây là nguồn vốn đóng vai trò quan trọng trong tổng vốn đầu tư bảo đảm cho phát triển chuỗi các sản phẩm nông sản chủ lực cấp tỉnh giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030. Vốn đầu tư từ các doanh nghiệp ưu tiên đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất nhà xưởng, máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, thương mại...

11. Danh mục các nhiệm vụ, dự án ưu tiên: (Chi tiết tại Phụ lục III kèm theo)

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Tổng kinh phí

Tổng kinh phí thực hiện Đề án phát triển chuỗi các sản phẩm nông sản chủ lực cấp tỉnh giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030: 454.850,0 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách nhà nước: 144.768 triệu đồng (chiếm 31,82%), trong đó:

Ngân sách tỉnh: 2.900 triệu đồng (chiếm 0,64%);

Ngân sách huyện: 141.868 triệu đồng (chiếm 31,19%);

- Vốn huy động của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp: 310.082 triệu đồng (chiếm 68,17%).

2. Nguồn vốn: Ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và vốn của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, nguồn vốn tín dụng, vốn lồng ghép với các chương trình, Đề án đang triển khai trên địa bàn tỉnh (Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo…).

Điều 2. Tổ chức thực hiện Đề án

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện Đề án đạt mục tiêu đề ra; Tổ chức thông tin tuyên truyền triển khai thực hiện Đề án đến cán bộ, công chức, viên chức của toàn ngành; Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

- Đề xuất, xây dựng mô hình/dự án liên kết chuỗi: Lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, chế biến nông sản, thủy sản đối với sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh và sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của tỉnh theo các nội dung được xác định trong Đề án, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện;

- Hằng năm, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện đề án; đề xuất sửa đổi, bổ sung Đề án khi cần thiết.

2. Sở Tài chính

Chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ chi của Đề án thuộc cấp tỉnh có tính chất chi thường xuyên.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí vốn đầu tư để thực hiện các dự án phát triển chuỗi sản phẩm chủ lực cấp tỉnh theo chính sách hiện hành.

4. Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì hướng dẫn, hỗ trợ các thủ tục về sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu liên kết, chỉ dẫn địa lý...) cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào chuỗi sản xuất nông sản hàng hóa chủ lực của tỉnh.

5. Sở Công thương

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các địa phương tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đầu tư xây dựng chợ đầu mối nông sản, thủy sản với quy mô phù hợp theo quy hoạch đã được phê duyệt theo Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND ngày 17/11/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chợ đầu mối, chợ đấu giá nông lâm thủy sản, thúc đẩy tiêu thụ nông sản, thủy sản an toàn của tỉnh.

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm nông sản chủ lực cấp tỉnh, định hướng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc và các thị trường quốc tế.

6. Các sở, ngành có liên quan

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ các Sở, ngành liên quan phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền và triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Triển khai các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp được xác định trong Đề án; tập trung và các mô hình/dự án phát triển chuỗi sản phẩm nông nghiệp chủ lực và sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của tỉnh; ưu tiên, bố trí nguồn kinh phí thực hiện tại địa phương;

- Tổ chức dồn điền, đổi thửa; phê duyệt hỗ trợ đối với các dự án liên kết theo chuỗi, dự án phát triển nông nghiệp hữu cơ, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hoạt động sản xuất trên địa bàn;

- Định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tiến độ, kết quả thực hiện; đề xuất việc xây dựng, phát triển chuỗi các sản phẩm nông sản chủ lực cấp tỉnh ở địa phương. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo và đề xuất giải pháp về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp chung.

8. Đề nghị ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ninh, các tổ chức chính trị - xã hội

- Chỉ đạo cơ quan khối Mặt trận Tổ quốc cấp huyện và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện tích cực phối hợp các ngành chức năng và địa phương cùng cấp tổ chức tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên thực hiện Đề án;

- Chủ động thực hiện, vận động, nâng cao nhận thức về chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản, khuyến khích hình thành các chuỗi liên kết sản xuất hàng hóa nông sản và thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với tiêu thụ sản phẩm;

- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, Hợp tác xã, đơn vị sản xuất với các doanh nghiệp, đơn vị phân phối, tiêu thụ sản phẩm đảm bảo đầu ra sản phẩm ổn định, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Văn Thành

 

PHỤ LỤC I:

SƠ ĐỒ PHÁT TRIỂN CHUỖI CÁC SẢN PHẨM NÔNG SẢN CHỦ LỰC CẤP TỈNH GIAI ĐOẠN 2022 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1038/QĐ-UBND ngày 22/4/2022 của UBND tỉnh Quảng Ninh)


 

PHỤ LỤC II:

CÁC CHỈ TIÊU ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CHUỖI CÁC SẢN PHẨM NÔNG SẢN CHỦ LỰC CẤP TỈNH GIAI ĐOẠN 2022 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1038/QĐ-UBND ngày 22/4/2022 của UBND tỉnh Quảng Ninh)

TT

Nội dung/chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2020

Đến năm 2025

Đến năm 2030

Quy mô vùng sản xuất tập trung

Quy mô chuỗi liên kết tại vùng sản xuất tập trung

Tỷ lệ chuỗi liên kết tại vùng sản xuất tập trung

Quy mô vùng sản xuất

Quy mô chuỗi tại vùng sản xuất tập trung

Tỷ lệ chuỗi liên kết tại vùng sản xuất tập trung

Quy mô vùng sản xuất tập trung

Tỷ lệ chuỗi liên kết tại vùng sản xuất tập trung

I. Lĩnh vực thủy sản

1

Chuỗi tôm thẻ chân trắng

Ha

7.000

 

100% chuỗi liên kết tự phát

4.500

500

11%

4.848

100%

2

Chuỗi nhuyễn thể (chủ yếu hàu)

Ha

4.590

 

10%

4.365

500

11%

4.500

100%

3

Chuỗi liên kết cá biển

Ha

1.149

 

100% chuỗi liên kết tự phát

1.149

500

44%

1.149

100%

4

Chuỗi chả mực

Tấn

5.000

4.000

80%

5.000

4.000

80%

5.500

80%

II. Lĩnh vực chăn nuôi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Chuỗi gà (gà Tiên Yên, gà Bản Đầm Hà)

1.000 con

419,8

80

Khoảng 65-70% tổng đàn gà đã tham gia HTX trong đó: 20% quy mô đàn gà thực hiện chuỗi

1.600

750

47%

1.900

100%

6

Lợn Móng Cái

1.000 con

28

-

10% chuỗi liên kết tự phát

60

30

50%

85

100%

7

Bò (bò sữa, bò thịt)

1.000 con

20

-

20% chuỗi liên kết tự phát

45

25

56%

50

100%

III. Lĩnh vực trồng trọt

8

Chuỗi rau

Ha

484

95

19,6 %

555

300

54%

600

100%

9

Chuỗi quả

Ha

2.557

639

25,0 %

3.892

 

 

5.060

 

-

Na

Ha

970

 

100% chuỗi tự phát

1.000

200

20%

1.000

100%

-

Vải chín sớm, vải thiều

Ha

900

300 (vải chín sớm)

33,0%

1.020

200

20%

1.020

100%

-

Ổi

Ha

70

 

100% chuỗi tự phát

60

30

50%

60

100%

-

Cam

Ha

419

150 ha (vùng cam Vân Đồn)

35,7%

812

200

25%

980

100%

-

Vùng CNC Đầm Hà

Ha

 

 

 

1.000

200

20%

2.000

100%

10

Chuỗi dong riềng

Ha

125

80

Liên kết không ổn định

240

108

45%

370

100%

11

Chuỗi chè

Ha

844

100

12%

1.070

500

47%

1.070

100%

12

Chuỗi liên kết lúa nếp cái Hoa Vàng; lúa gạo chất lượng cao.

Ha

-

-

-

1030

500

49%

1030

100%

IV. Lĩnh vực lâm nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Chuỗi gỗ

Ha

18.260

3.000

16%

52.000

10.000

19%

52.000

100%

14

Chuỗi ba kích

Ha

242

 

100% chuỗi tự phát

1.170

500

42,7%

1.170

100%

15

Chuỗi trà hoa vàng

Ha

200

 

100% chuỗi tự phát

1.000

500

50%

1.000

100%

16

Chuỗi lâm sản ngoài gỗ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Chuỗi sở

Ha

529

 

100% liên kết tự phát

1.700

300

17,60%

1.700

100%

-

Chuỗi hồi

Ha

8.600

 

100% liên kết tự phát

8.800

1.500

17%

8.800

100%

-

Chuỗi quế hữu cơ

Ha

3.420

 

100% liên kết tự phát

4.350

500

11,5%

4.350

100%

 

PHỤ LỤC III:

DANH MỤC DỰ ÁN ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN CHUỖI SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC CẤP TỈNH, SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CÓ LỢI THẾ CỦA TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1038/QĐ-UBND ngày 22/4/2022 của UBND tỉnh Quảng Ninh)

TT

Tên dự án

Danh mục sản phẩm

Đơn vị

Quy mô

2022 - 2025

2026 - 2030

I

Lĩnh vực thủy sản

Sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh

 

 

 

1

Dự án phát triển liên kết chuỗi sản phẩm tôm thẻ chân trắng.

Ha

500

4.848

2

Dự án phát triển liên kết chuỗi sản phẩm nhuyễn thể (ngao/nghêu/hàu, tu hài)

Ha

500

4.500

3

Dự án phát triển liên kết chuỗi sản phẩm cá biển nuôi.

Ha

500

1.149

4

Dự án phát triển liên kết chuỗi sản phẩm chả mực.

Sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của tỉnh

Tấn

5.000

5.500

II

Lĩnh vực chăn nuôi

 

 

 

 

5

Dự án phát triển liên kết chuỗi sản phẩm gà (gà Tiên Yên, gà Bản Đầm Hà)

 

1.000 con

1.600

1.900

6

Lợn Móng Cái

 

1.000 con

60

85

7

Bò (bò sữa, bò thịt)

 

1.000 con

45

50

III

Lĩnh vực trồng trọt

 

1.000 con

 

 

8

Dự án phát triển liên kết chuỗi sản phẩm gạo nếp cái Hoa vàng; lúa gạo chất lượng cao.

 

Ha

500

1.030

9

Dự án phát triển liên kết chuỗi sản phẩm rau.

 

Ha

300

600

10

Dự án phát triển liên kết chuỗi sản phẩm quả:

 

 

 

 

-

Chuỗi na

 

Ha

200

1.000

-

Chuỗi vải chín sớm, vải thiều

 

Ha

200

1.020

-

Chuỗi ổi

 

Ha

30

60

-

Chuỗi cam

 

Ha

200

980

-

Chuỗi quả (vùng CNC Đầm Hà)

 

Ha

200

2.000

11

Dự án phát triển liên kết chuỗi sản phẩm dong riềng

 

Ha

108

300

12

Dự án phát triển liên kết chuỗi sản phẩm chè

 

Ha

500

1.070

IV

Lĩnh vực Lâm nghiệp

 

 

 

 

13

Dự án phát triển liên kết chuỗi sản phẩm gỗ

 

Ha

10.000

52.000

14

Dự án phát triển liên kết chuỗi các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ:

 

 

 

 

-

Chuỗi sở

 

Ha

300

1.700

-

Chuỗi hồi

 

Ha

1.500

8.800

-

Chuỗi quế

 

Ha

500

4.350

15

Dự án phát triển liên kết chuỗi sản phẩm ba kích

 

Ha

500

1.170

16

Dự án phát triển liên kết chuỗi sản phẩm trà hoa vàng

 

Ha

500

1.000

 



1 Theo Kế hoạch số 116/KH-UBND ngày 16/6/2021 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 34/NQ-CP ngày 25/3/2021 của Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

2 Kế hoạch số 9307/KH-BNN-CBTTNS ngày 31/12/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Xúc tiến thương mại và phát triển thị trường nông sản năm 2021 - 2025.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1038/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển chuỗi các sản phẩm nông sản chủ lực cấp tỉnh giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Quảng Ninh ban hành

  • Số hiệu: 1038/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 22/04/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
  • Người ký: Phạm Văn Thành
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/04/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản