Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2016/QĐ-UBND | Quảng Nam, ngày 12 tháng 4 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH 11 ngày 16/12/2002;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Căn cứ Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020;
Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-BTP ngày 24/02/2014 của Bộ Tư Pháp hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03/03/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện điểm a, khoản 1, Điều 6 Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 205/2015/TT-BTC ngày 23/12/2015 của Bộ Tài chính quy định về cơ chế tài chính thực hiện Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 88/TTr-SNN&PTNT ngày 17/3/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định một số chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2016-2020".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; thủ trưởng các đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM, GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 08/2016/QĐ-UBND ngày 12/4/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định một số chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, bao gồm: hỗ trợ mua bình chứa nitơ, vật tư phối giống nhân tạo gia súc; hỗ trợ mua trâu đực giống, bò đực giống; hỗ trợ xử lý chất thải chăn nuôi (xây dựng công trình khí sinh học, làm đệm lót sinh học); hỗ trợ đào tạo kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc và hỗ trợ dịch vụ thú y trọn gói. Phạm vi hỗ trợ cụ thể như sau:
a) Hỗ trợ mua bình chứa nitơ cho 18 huyện, thị xã, thành phố và cấp bảo toàn 500 triệu đồng cho Sở Nông nghiệp và PTNT để cung ứng vật tư phối giống nhân tạo gia súc.
c) Hỗ trợ mua trâu đực giống: Các xã thuộc các huyện đồng bằng và ba huyện miền núi thấp (Tiên Phước, Hiệp Đức, Nông Sơn).
d) Hỗ trợ xử lý chất thải chăn nuôi; đào tạo phối giống nhân tạo gia súc; dịch vụ thú y trọn gói: Các xã, phường, thị trấn thuộc 18 huyện, thị xã, thành phố.
2. Đối tượng áp dụng
b) Người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc.
c) Các tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ thú y trọn gói.
Điều 2. Giải thích một số từ ngữ
Những từ ngữ tại Quy định này được hiểu như sau:
1. Dịch vụ thú y trọn gói là dịch vụ được thỏa thuận bằng hợp đồng giữa chủ vật nuôi và nhà cung cấp dịch vụ; chủ vật nuôi trả chi phí để nhà cung cấp dịch vụ thực hiện tiêm các loại vắc-xin phòng bệnh, khám, chẩn đoán, điều trị, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật phòng chống dịch bệnh chủ động cho vật nuôi; tuỳ theo thoả thuận của đôi bên có thể thực hiện thêm các dịch vụ khác như cung cấp con giống, thiến, hoạn, phối giống, đỡ đẻ, tiêm thuốc bổ sung, tẩy ký sinh trùng.
2. Nhà cung cấp dịch vụ là các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế (bao gồm tổ chức, cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp) có đăng ký hành nghề Thú y.
3. Đơn vị vật nuôi là đơn vị quy ước để quy đổi các loại gia súc thành một đơn vị thống nhất chung để làm cơ sở tính toán, hỗ trợ. Quy ước 01 đơn vị vật nuôi bằng 01 con lợn nái, hoặc 03 con lợn đực giống, hoặc 06 con lợn thịt, hoặc 02 con trâu, hoặc 02 con bò.
Điều 3. Nguồn kinh phí hỗ trợ và nguyên tắc áp dụng hỗ trợ
1. Nguồn kinh phí hỗ trợ
a) Các huyện, thị xã, thành phố nhận bổ sung cân đối từ ngân sách tỉnh thì được ngân sách tỉnh (bao gồm nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ) hỗ trợ 100% kinh phí để thực hiện chính sách theo Quy định này.
b) Các huyện, thị xã, thành phố tự cân đối ngân sách, thì được ngân sách tỉnh (bao gồm nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ) hỗ trợ 50% kinh phí để thực hiện chính sách theo Quy định này.
2. Nguyên tắc áp dụng hỗ trợ
a) Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí sau đầu tư theo kế hoạch kinh phí phân bổ hằng năm.
b) Hỗ trợ một lần đối với các nội dung: mua trâu, bò đực giống; xử lý chất thải chăn nuôi; đào tạo kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc; hỗ trợ nhà cung cấp dịch vụ thú y trọn gói.
c) Hộ chăn nuôi tham gia dịch vụ thú y trọn gói được hỗ trợ hai năm liên tiếp (đối với trâu, bò, lợn nái, lợn đực giống), hai lứa liên tiếp (đối với lợn thịt).
d) Trường hợp trong cùng một thời gian, một nội dung có nhiều chính sách hỗ trợ thì đối tượng thụ hưởng được lựa chọn một chính sách hỗ trợ cao nhất.
đ) Không áp dụng đối với các đối tượng đã được nhận hỗ trợ một trong các nội dung hỗ trợ như Quy định này từ ngân sách Nhà nước hoặc kinh phí từ các chương trình, dự án Trung ương và địa phương, của các tổ chức kinh tế xã hội hoặc các chương trình hợp tác quốc tế khác trong giai đoạn 2011-2015.
Mục 1: NỘI DUNG, ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC HỖ TRỢ
Điều 4. Hỗ trợ mua bình chứa nitơ, cung ứng vật tư phối giống nhân tạo gia súc
1. Ngân sách tỉnh đảm bảo kinh phí mua mới 30 bình chứa nitơ (dung tích 35 lít) để chứa nitơ bảo quản tinh đông lạnh tại các điểm cung ứng tinh cấp huyện.
2. Ngân sách tỉnh cấp một lần 500 triệu đồng theo nguyên tắc bảo toàn vốn để mua tinh bò đông lạnh (các giống bò nhóm Zêbu, chuyên thịt), nitơ, dụng cụ phối giống để cung ứng cho các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Điều 5. Hỗ trợ mua trâu, bò đực giống
1. Nội dung và mức hỗ trợ
b) Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 50% giá trị một con bò đực giống lai Zêbu có ít nhất 75% máu nhóm giống bò Zêbu, từ 12 tháng tuổi trở lên (tương đương với trọng lượng từ 180 kg trở lên) cho các hộ chăn nuôi để thực hiện phối giống dịch vụ. Mức hỗ trợ theo giá mua thực tế nhưng không quá 20 triệu đồng/01 con.
c) Mỗi hộ chỉ được hưởng hỗ trợ kinh phí mua 01 con trâu đực giống hoặc 01 con bò đực giống.
2. Điều kiện hưởng hỗ trợ
a) Hộ hoặc nhóm hộ có ít nhất 30 con trâu cái hoặc bò cái sinh sản, ưu tiên cho hộ có số lượng trâu cái hoặc bò cái nhiều, có chuồng nuôi kiên cố và có đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng được nhận nuôi để thực hiện phối giống dịch vụ.
b) Trâu đực giống phải được mua từ các tỉnh khác, bò đực giống phải được mua từ các huyện khác.
c) Cam kết chăm sóc nuôi dưỡng tốt và sử dụng trâu, bò đực giống ít nhất 48 tháng.
d) Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh theo quy định của cơ quan chuyên môn chăn nuôi thú y tại địa phương.
đ) Lập sổ theo dõi, ghi chép kết quả phối giống của trâu, bò đực, có xác nhận của chủ hộ có trâu, bò cái được phối giống.
3. Hồ sơ thủ tục và trình tự thực hiện: Đối tượng được hưởng hỗ trợ phải lập thủ tục và thực hiện theo trình tự quy định tại Phụ lục 2 (hỗ trợ trâu đực giống), Phụ lục 3 (hỗ trợ bò đực giống) kèm theo Quy định này.
Điều 6. Hỗ trợ xử lý chất thải chăn nuôi
1. Nội dung và mức hỗ trợ
a) Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 50% chi phí xây dựng công trình khí sinh học cho các hộ để xử lý chất thải chăn nuôi. Mức hỗ trợ theo giá làm thực tế nhưng không quá 03 triệu đồng/01 công trình/01 hộ.
b) Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 50% chi phí làm đệm lót sinh học cho các hộ để xử lý chất thải chăn nuôi. Mức hỗ trợ 25.000 đồng/m2 đệm lót nhưng tối đa không quá 02 triệu đồng/01 chuồng/01 hộ.
c) Mỗi hộ chỉ được hưởng hỗ trợ kinh phí để xây dựng công trình khí sinh học hoặc làm đệm lót sinh học.
2. Điều kiện hưởng hỗ trợ
a) Đối với xây dựng công trình khí sinh học
- Chăn nuôi với quy mô thường xuyên không ít hơn 05 con lợn nái hoặc 10 con lợn thịt hoặc 03 con trâu, bò và tương đương.
- Thể tích tối thiểu của công trình khí sinh học là 4m3.
- Công trình khí sinh học được xây dựng theo kiểu KT1, KT2 hoặc bằng vật liệu composite; kỹ thuật lắp đặt, sử dụng đảm bảo theo quy định hiện hành.
b) Đối với làm đệm lót sinh học
- Chăn nuôi với quy mô thường xuyên không ít hơn 200 con gia cầm sinh sản hoặc 500 con gia cầm thịt và tương đương.
- Diện tích chuồng nuôi làm đệm lót sinh học tối thiểu 30m2.
- Địa điểm làm đệm lót phải ở nơi cao ráo, không bị ngập nước.
- Sử dụng sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường chăn nuôi trong danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành.
- Quy trình kỹ thuật làm và sử dụng đệm lót sinh học đảm bảo theo quy định hiện hành.
3. Hồ sơ thủ tục và trình tự thực hiện: Đối tượng được hưởng hỗ trợ phải lập thủ tục và thực hiện theo trình tự quy định tại Phụ lục 4 (hỗ trợ xây dựng công trình khí sinh học) hoặc Phụ lục 5 (hỗ trợ làm đệm lót sinh học) kèm theo Quy định này.
Điều 7. Hỗ trợ đào tạo kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc
1. Nội dung và mức hỗ trợ
Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo cho các cá nhân về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc. Mức hỗ trợ không quá 06 triệu đồng/01 người.
2. Điều kiện hưởng hỗ trợ
a) Đã hoàn thành chương trình trung học cơ sở trở lên (đối với các huyện miền núi), từ trung cấp chuyên ngành chăn nuôi thú y trở lên (đối với các huyện đồng bằng).
c) Đang hành nghề dịch vụ thú y tại địa phương.
3. Hồ sơ thủ tục và trình tự thực hiện: Đối tượng được hưởng hỗ trợ phải lập thủ tục và thực hiện theo trình tự quy định tại Phụ lục 6 kèm theo Quy định này.
Điều 8. Hỗ trợ dịch vụ thú y trọn gói
1. Nội dung và mức hỗ trợ
a) Đối với nhà cung cấp dịch vụ
- Ngân sách Nhà nước hỗ trợ một lần 10 triệu đồng cho nhà cung cấp dịch vụ để mua sắm trang thiết bị, thuốc thú y cần thiết và hướng dẫn, photo hợp đồng, biểu mẫu các loại.
- Được sử dụng vắc-xin hỗ trợ của Nhà nước, kể cả vắc-xin hỗ trợ chống dịch để tiêm phòng cho gia súc được chủ vật nuôi ký kết hợp đồng dịch vụ (nếu có).
b) Đối với chủ vật nuôi
- Ngân sách Nhà nước hỗ trợ chi phí dịch vụ theo hợp đồng năm (lứa) thứ nhất 120.000 đồng/đơn vị vật nuôi và năm (lứa) thứ hai 80.000 đồng/đơn vị vật nuôi (không tính vắc-xin và hỗ trợ khác của Nhà nước cho chủ vật nuôi nếu có). Mức hỗ trợ cho một chủ vật nuôi không quá 15 đơn vị vật nuôi.
- Được ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí khi gia súc tham gia dịch vụ thú y trọn gói mắc bệnh phải tiêu hủy bắt buộc theo quy định của cơ quan Thú y (nếu có).
2. Điều kiện hưởng hỗ trợ
b) Đối với chủ vật nuôi: Phải cam kết chăn nuôi liên tục trong suốt thời gian ký hợp đồng tham gia dịch vụ.
3. Hồ sơ thủ tục và trình tự thực hiện: Đối tượng được hưởng hỗ trợ phải lập thủ tục và thực hiện theo trình tự quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Quy định này.
Mục 2: QUY TRÌNH CẤP PHÁT VỐN VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ
Điều 9. Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch
1. Lập dự toán: Hằng năm, trên cơ sở đăng ký, đề nghị hỗ trợ của chủ hộ chăn nuôi được UBND cấp xã xác nhận, tổng hợp gửi Phòng Nông nghiệp và PTNT (Phòng Kinh tế), Phòng Kế hoạch - Tài chính cấp huyện thẩm tra tham mưu UBND cấp huyện xây dựng dự toán chi cùng thời gian báo cáo dự toán ngân sách Nhà nước năm kế hoạch gửi Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp gửi Sở Tài chính để cân đối nguồn, tổng hợp vào dự toán chi ngân sách tỉnh báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phân bổ kinh phí cho huyện, thị xã, thành phố thực hiện.
2. Kết thúc năm, UBND huyện, thị xã, thành phố tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện chính sách, báo cáo Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và PTNT xem xét hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương theo quy định.
Điều 10. Quy trình cấp phát vốn ngân sách
1. Trình tự cấp phát, bố trí kinh phí hỗ trợ
a) Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp và đề nghị UBND tỉnh bố trí hỗ trợ có mục tiêu cho Sở Nông nghiệp và PTNT để thực hiện các nội dung hỗ trợ mua bình chứa nitơ, cung ứng vật tư phối giống nhân tạo gia súc và đào tạo kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc; bố trí hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện để thực hiện các nội dung hỗ trợ còn lại.
2. Thủ tục giải ngân kinh phí hỗ trợ
b) Quyết định giải ngân và cấp phát kinh phí hỗ trợ
- Riêng đối với kinh phí ngân sách tỉnh hỗ trợ cho chủ vật nuôi tham gia dịch vụ thú y trọn gói: trên cơ sở kiểm tra hồ sơ, thủ tục, tổ chức giao nhận giữa ba bên (UBND cấp xã, chủ vật nuôi ký nhận và chi trả lại cho nhà cung cấp dịch vụ) vào giữa kỳ hoặc khi hai bên thanh lý hợp đồng hằng năm.
Điều 11. Trách nhiệm của UBND các cấp
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cơ chế hỗ trợ này đến tận hộ chăn nuôi, đối tượng được hỗ trợ.
c) Thực hiện xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường và ủy quyền cho UBND cấp xã xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định tại các điểm b, c khoản 1, Điều 19 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
d) Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận.
e) Tiếp nhận và xử lý kiến nghị về bảo vệ môi trường của các cơ sở chăn nuôi tại các hộ chăn nuôi.
f) Phối hợp với các chủ hộ chăn nuôi xử lý sự cố môi trường xảy ra trong quá trình chăn nuôi.
g) Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ trên địa bàn, đảm bảo hỗ trợ đúng đối tượng, công khai, minh bạch.
h) Được sử dụng ngân sách cấp huyện để chi cho công tác hành chính văn phòng, photo hồ sơ, biểu mẫu, báo cáo, tổ chức kiểm tra, nghiệm thu, sơ kết, tổng kết quá trình thực hiện.
i) Định kỳ 6 tháng, năm tổng hợp tình hình, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã
a) Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cơ chế hỗ trợ này đến tận các đối tượng được hưởng hỗ trợ trên địa bàn.
b) Tổ chức tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, trả lời kết quả và hướng dẫn các mẫu đơn, biểu mẫu. Đồng thời thực hiện kiểm tra các điều kiện hưởng hỗ trợ trên địa bàn.
d) Phối hợp với các cơ quan liên quan cấp huyện tổ chức nghiệm thu các nội dung hỗ trợ.
e) Niêm yết công khai danh sách đối tượng được hỗ trợ, mức hỗ trợ tại trụ sở UBND cấp xã theo quy định.
f) Tổ chức cấp phát kinh phí cho các đối tượng sau khi có quyết định hỗ trợ kinh phí của UBND cấp huyện.
g) Được sử dụng ngân sách xã để chi cho công tác hành chính văn phòng, photo hồ sơ, biểu mẫu, báo cáo, tổ chức kiểm tra sơ kết, tổng kết quá trình thực hiện.
h) Thực hiện việc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn theo ủy quyền của UBND cấp huyện.
i) Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận.
j) Tiếp nhận và xử lý kiến nghị về bảo vệ môi trường của các cơ sở chăn nuôi tại các hộ chăn nuôi.
k) Phối hợp với các chủ hộ chăn nuôi xử lý sự cố môi trường xảy ra trong quá trình chăn nuôi.
l) Định kỳ 6 tháng, năm tổng hợp tình hình, báo cáo kết quả thực hiện về UBND cấp huyện.
Điều 12. Trách nhiệm của các Sở
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các Sở, Ban, ngành liên quan và UBND cấp huyện tổ chức triển khai thực hiện Quy định này trên địa bàn tỉnh.
b) Giao đơn vị liên quan tổ chức mua bình chứa nitơ để phân bổ cho các đơn vị cung ứng tinh cấp huyện, cung ứng vật tư phối giống và đào tạo kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc.
c) Tổng hợp và lập kế hoạch kinh phí hỗ trợ từ đăng ký nhu cầu của các đơn vị, địa phương, phối hợp với Sở Tài chính trình UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện.
d) Định kỳ 6 tháng hoặc đột xuất tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ để kịp thời hướng dẫn, giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong việc triển khai Quy định tại các địa phương hoặc tham mưu đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung Quy định này cho phù hợp; tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Tài chính
a) Tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ theo kế hoạch vốn hằng năm và hướng dẫn việc thanh quyết toán theo quy định.
b) Hằng năm, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND tỉnh tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và PTNT để xem xét hỗ trợ từ ngân sách Trung ương theo quy định.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Bố trí kinh phí lồng ghép từ các chương trình, dự án để nâng cao hiệu quả thực hiện Quy định này.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Hướng dẫn Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND cấp huyện tổ chức việc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định.
b) Hướng dẫn cho các cá nhân trong việc lập kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định.
c) Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng liên quan thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
5. Đề nghị UBMTTQVN tỉnh, các đoàn thể nhân dân: Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn trong việc triển khai thực hiện Quy định này đến tận người chăn nuôi và giám sát quá trình thực hiện cơ chế đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục đích.
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng ngân sách theo Quy định này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành.
2. UBND các cấp, thủ trưởng các cơ quan có liên quan theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân về kinh phí hỗ trợ theo Quy định này.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các Sở, Ngành, địa phương báo cáo bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
DANH SÁCH CÁC XÃ ĐƯỢC HỖ TRỢ MUA BÒ ĐỰC GIỐNG, CÁC XÃ ĐƯỢC HỖ TRỢ NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ THÚ Y TRỌN GÓI VỚI QUY MÔ 50 HỢP ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 08/2016/QĐ-UBND ngày 12/4/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam)
TT | Tên Huyện, Thành phố | Tên xã | Hỗ trợ mua bò đực giống | Hỗ trợ DVTYTG với quy mô 50 HĐ |
I | Đại Lộc |
|
|
|
1 |
| Xã Đại Chánh | x | X |
2 |
| Xã Đại Sơn | x | X |
3 |
| Xã Đại Thạnh | x | X |
4 |
| Xã Đại Đồng |
| X |
5 |
| Xã Đại Hồng |
| X |
6 |
| Xã Đại Lãnh |
| X |
7 |
| Xã Đại Quang |
| X |
8 |
| Xã Đại Tân |
| X |
9 |
| Xã Đại Hưng |
| X |
II | Duy Xuyên |
|
|
|
1 |
| Xã Duy Sơn |
| X |
2 |
| Xã Duy Phú |
| X |
III | Hội An |
|
|
|
1 |
| Xã Tân Hiệp |
| X |
IV | Thăng Bình |
|
|
|
1 |
| Xã Bình Lãnh | x | X |
2 |
| Xã Bình Phú |
| X |
V | Núi Thành |
|
|
|
1 |
| Xã Tam Trà | x | X |
2 |
| Xã Tam Mỹ Đông |
| X |
3 |
| Xã Tam Mỹ Tây |
| X |
4 |
| Xã Tam Sơn |
| X |
5 |
| Xã Tam Thạnh |
| X |
VI | Phú Ninh |
|
|
|
1 |
| Xã Tam Lãnh |
| X |
VII | Tiên Phước |
|
|
|
1 |
| Xã Tiên Hà | x | X |
2 |
| Xã Tiên Lập | x | X |
3 |
| Xã Tiên An | x | X |
4 |
| Xã Tiên Ngọc | x | X |
5 |
| Xã Tiên Lãnh | x | X |
6 |
| Thị trấn Tiên Kỳ |
| X |
7 |
| Xã Tiên Cẩm |
| X |
8 |
| Xã Tiên Phong |
| X |
9 |
| Xã Tiên Cảnh |
| X |
10 |
| Xã Tiên Châu |
| X |
11 |
| Xã Tiên Hiệp |
| X |
12 |
| Xã Tiên Lộc |
| X |
13 |
| Xã Tiên Mỹ |
| X |
14 |
| Xã Tiên Sơn |
| X |
15 |
| Xã Tiên Thọ |
| X |
VIII | Hiệp Đức |
|
|
|
1 |
| Xã Sông Trà | x | X |
2 |
| Xã Phước Trà | x | X |
3 |
| Xã Phước Gia | x | X |
4 |
| Xã Quế Lưu | x | X |
5 |
| Xã Thăng Phước | x | X |
6 |
| Xã Bình Sơn | x | X |
7 |
| Xã Hiệp Thuận |
| X |
8 |
| Xã Quế Bình |
| X |
9 |
| Xã Tân An |
| X |
10 |
| Xã Bình Lâm |
| X |
11 |
| Xã Hiệp Hòa |
| X |
12 |
| Xã Quế Thọ |
| X |
IX | Nông Sơn |
|
|
|
1 |
| Xã Quế Lâm | x | X |
2 |
| Xã Quế Phước | x | X |
3 |
| Xã Phước Ninh | x | X |
4 |
| Xã Quế Ninh | x | X |
5 |
| Xã Quế Trung | x | X |
6 |
| Xã Quế Lộc | x | X |
7 |
| Xã Sơn Viên | x | X |
X | Bắc Trà My |
|
|
|
1 |
| Xã Trà Kót | x | X |
2 |
| Xã Trà Nú | x | X |
3 |
| Xã Trà Đông | x | X |
4 |
| Xã Trà Giang | x | X |
5 |
| Xã Trà Sơn | x | X |
6 |
| Xã Trà Tân | x | X |
7 |
| Xã Trà Đốc | x | X |
8 |
| Xã Trà Bui | x | X |
9 |
| Xã Trà Giác | x | X |
10 |
| Xã Trà Giáp | x | X |
11 |
| Xã Trà Ka | x | X |
12 |
| Thị trấn Trà My |
| X |
13 |
| Xã Trà Dương |
| X |
XI | Nam Trà My |
|
|
|
1 |
| Xã Trà Mai | x | X |
2 |
| Xã Trà Tập | x | X |
3 |
| Xã Trà Nam | x | X |
4 |
| Xã Trà Dơn | x | X |
5 |
| Xã Trà Vinh | x | X |
6 |
| Xã Trà Vân | x | X |
7 |
| Xã Trà Leng | x | X |
8 |
| Xã Trà Don | x | X |
9 |
| Xã Trà Linh | x | X |
10 |
| Xã Trà Cang | x | X |
XII | Nam Giang |
|
|
|
1 |
| Xã La ÊÊ | x | X |
2 |
| Xã Chơ Chun | x | X |
3 |
| Xã Zuôih | x | X |
4 |
| Xã Tà Pơơ | x | X |
5 |
| Xã La Dê | x | X |
6 |
| Xã Đắc Tôi | x | X |
7 |
| Xã Chà Vàl | x | X |
8 |
| Xã Tà Bhing | x | X |
9 |
| Xã Cà Dy | x | X |
10 |
| Xã Đắc Pre | x | X |
11 |
| Xã Đắc Pring | x | X |
12 |
| Thị trấn Thạnh Mỹ |
| X |
XIII | Đông Giang |
|
|
|
1 |
| Xã Tà Lu | x | X |
2 |
| Xã Sông Kôn | x | X |
3 |
| Xã Jơ Ngây | x | X |
4 |
| Xã Ating | x | X |
5 |
| Xã Tư | x | X |
6 |
| Xã Arooi | x | X |
7 |
| Xã Za Hung | x | X |
8 |
| Xã Mà Cooih | x | X |
9 |
| Xã Kà Dăng | x | X |
10 |
| Thị trấn Prao |
| X |
11 |
| Xã Ba |
| X |
XIV | Tây Giang |
|
|
|
1 |
| Xã Dang | x | X |
2 |
| Xã Avương | x | X |
3 |
| Xã Bhalêê | x | X |
4 |
| Xã Atiêng | x | X |
5 |
| Xã Lăng | x | X |
6 |
| Xã A Xan | x | X |
7 |
| Xã Ch’ơm | x | X |
8 |
| Xã Gari | x | X |
9 |
| Xã Tr'hy | x | X |
10 |
| Xã Anông |
| X |
XV | Phước Sơn |
|
|
|
1 |
| Xã Phước Đức | x | X |
2 |
| Xã Phước Năng | x | X |
3 |
| Xã Phước Mỹ | x | X |
4 |
| Xã Phước Xuân | x | X |
5 |
| Xã Phước Hòa | x | X |
6 |
| Xã Phước Hiệp | x | X |
7 |
| Xã Phước Chánh | x | X |
8 |
| Xã Phước Công | x | X |
9 |
| Xã Phước Kim | x | X |
10 |
| Xã Phước Thành | x | X |
11 |
| Xã Phước Lộc | x | X |
12 |
| Thị trấn Khâm Đức |
| X |
XVI | Quế Sơn |
|
|
|
1 |
| Xã Quế Phong |
| X |
Ghi chú: “x”: Nội dung được hỗ trợ tương ứng với tên xã
THỦ TỤC VÀ TRÌNH TỰ THỰC HIỆN HỖ TRỢ MUA TRÂU ĐỰC GIỐNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 08/2016/QĐ-UBND ngày 12/4/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam)
1. Hồ sơ lập thành hai (02) bộ gồm:
- Đơn đăng ký hỗ trợ mua trâu đực giống (mẫu 1).
- Bản sao giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận (đối với các hộ có diện tích chuồng nuôi từ 50m2 trở lên).
2. Trình tự, cách thức thực hiện:
Bước 1: Hộ chăn nuôi đăng ký và nhận mẫu hồ sơ tại UBND cấp xã nơi chăn nuôi trâu đực giống. Sau khi hoàn thành đầy đủ các thông tin theo yêu cầu, hộ chăn nuôi trực tiếp đến nộp tại UBND cấp xã.
Bước 2: UBND cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; đối chiếu các nội dung trong đơn đề nghị hỗ trợ với quy định; kiểm tra điều kiện hưởng hỗ trợ (có biên bản kiểm tra); căn cứ vào kế hoạch kinh phí do UBND cấp huyện phân bổ và kết quả kiểm tra điều kiện hưởng hỗ trợ, tổ chức họp xét hỗ trợ (có biên bản họp xét hỗ trợ); thông báo kết quả thống nhất để hộ chăn nuôi mua trâu đực giống và hướng dẫn mua trâu đực giống, các thủ tục nghiệm thu, thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn.
Bước 3: Hộ chăn nuôi tiến hành mua trâu đực giống. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày đưa trâu về, hộ chăn nuôi có trách nhiệm báo UBND cấp xã.
Bước 4: Trong thời hạn không quá 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tin báo của hộ chăn nuôi, UBND cấp xã có văn bản đề nghị Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế tổ chức nghiệm thu con giống (gửi kèm toàn bộ hồ sơ).
Bước 5: Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của UBND cấp xã, Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế thực hiện các công việc sau:
- Xem xét kỹ hồ sơ, xác định tính hợp lệ, điều kiện để được hỗ trợ.
- Thông báo mời các thành phần (gồm: Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trạm Chăn nuôi và Thú y, Hội Nông dân tỉnh, UBND cấp xã và đối tượng được hỗ trợ).
- Tổ chức nghiệm thu con giống (có biên bản nghiệm thu con giống).
- Sau khi hoàn thành việc nghiệm thu con giống, phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch trình UBND cấp huyện quyết định hỗ trợ kinh phí (nếu đủ điều kiện theo quy định).
Bước 6: Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, UBND cấp huyện xem xét ký Quyết định hỗ trợ kinh phí đối với trường hợp đủ điều kiện.
Bước 7: Sau khi có Quyết định hỗ trợ kinh phí của UBND cấp huyện, UBND cấp xã tiến hành niêm yết công khai danh sách đối tượng được hỗ trợ, mức hỗ trợ tại trụ sở UBND cấp xã theo quy định, thời hạn 05 ngày làm việc.
Bước 8: UBND cấp xã tổ chức cấp phát kinh phí cho các đối tượng được hỗ trợ, thời hạn 01 ngày làm việc.
THỦ TỤC VÀ TRÌNH TỰ THỰC HIỆN HỖ TRỢ MUA BÒ ĐỰC GIỐNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 08/2016/QĐ-UBND ngày 12/4/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam)
1. Hồ sơ lập thành hai (02) bộ gồm:
- Đơn đăng ký hỗ trợ mua bò đực giống (mẫu 2).
- Bản sao giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận (đối với các hộ có diện tích chuồng nuôi từ 50m2 trở lên).
2. Trình tự, cách thức thực hiện:
Bước 1: Hộ chăn nuôi đăng ký và nhận mẫu hồ sơ tại UBND cấp xã nơi chăn nuôi bò đực giống. Sau khi hoàn thành đầy đủ các thông tin theo yêu cầu, hộ chăn nuôi trực tiếp đến nộp tại UBND cấp xã.
Bước 2: UBND cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; đối chiếu các nội dung trong đơn đề nghị hỗ trợ với quy định; kiểm tra điều kiện hưởng hỗ trợ (có biên bản kiểm tra); căn cứ vào kế hoạch kinh phí do UBND cấp huyện phân bổ và kết quả kiểm tra điều kiện hưởng hỗ trợ, tổ chức họp xét hỗ trợ (có biên bản họp xét hỗ trợ); thông báo kết quả thống nhất để hộ chăn nuôi mua bò đực giống và hướng dẫn hộ chăn nuôi mua bò đực giống, các thủ tục nghiệm thu (thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn).
Bước 3: Hộ chăn nuôi tiến hành mua bò đực giống. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày đưa bò về, hộ chăn nuôi có trách nhiệm báo UBND cấp xã.
Bước 4: Trong thời hạn không quá 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tin báo của hộ chăn nuôi, UBND cấp xã có văn bản đề nghị Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế tổ chức nghiệm thu con giống (gửi kèm toàn bộ hồ sơ).
Bước 5: Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của UBND cấp xã, Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế thực hiện các công việc sau:
- Xem xét kỹ hồ sơ, xác định tính hợp lệ, điều kiện để được hỗ trợ.
- Thông báo mời các thành phần (gồm: Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trạm Chăn nuôi và Thú y, Hội Nông dân tỉnh, UBND cấp xã và đối tượng được hỗ trợ).
- Tổ chức nghiệm thu con giống (có biên bản nghiệm thu con giống).
- Sau khi hoàn thành việc nghiệm thu con giống, phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch trình UBND cấp huyện quyết định hỗ trợ kinh phí (nếu đủ điều kiện theo quy định).
Bước 6: Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, UBND cấp huyện xem xét ký Quyết định hỗ trợ kinh phí đối với trường hợp đủ điều kiện.
Bước 7: Sau khi có Quyết định hỗ trợ kinh phí của UBND cấp huyện, UBND cấp xã tiến hành niêm yết công khai danh sách đối tượng được hỗ trợ, mức hỗ trợ tại trụ sở UBND cấp xã theo quy định, thời hạn 05 ngày làm việc.
Bước 8: UBND cấp xã tổ chức cấp phát kinh phí cho các đối tượng được hỗ trợ, thời hạn 01 ngày làm việc.
HỒ SƠ VÀ TRÌNH TỰ THỰC HIỆN HỖ TRỢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH KHÍ SINH HỌC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 08/2016/QĐ-UBND ngày 12/4/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam)
1. Hồ sơ lập thành hai (02) bộ gồm:
- Đơn đăng ký hỗ trợ xây dựng công trình khí sinh học (mẫu 3).
- Bản sao giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận (đối với các hộ có diện tích chuồng nuôi từ 50m2 trở lên).
2. Trình tự, cách thức thực hiện:
Bước 1: Hộ chăn nuôi đăng ký và nhận mẫu hồ sơ tại UBND cấp xã nơi xây dựng công trình khí sinh học. Sau khi hoàn thành đầy đủ các thông tin theo yêu cầu, hộ chăn nuôi trực tiếp đến nộp tại UBND cấp xã.
Bước 2: UBND cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; đối chiếu các nội dung trong đơn đề nghị hỗ trợ với quy định; kiểm tra điều kiện hưởng hỗ trợ (có biên bản kiểm tra); căn cứ vào kế hoạch kinh phí do UBND cấp huyện phân bổ và kết quả kiểm tra điều kiện hưởng hỗ trợ, tổ chức họp xét hỗ trợ (có biên bản họp xét hỗ trợ); thông báo kết quả thống nhất và hướng dẫn hộ chăn nuôi xây dựng công trình khí sinh học, các thủ tục nghiệm thu, thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn.
Bước 3: Hộ chăn nuôi tiến hành xây dựng công trình khí sinh học. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày công trình hoàn thành và sinh khí gas, hộ chăn nuôi có trách nhiệm báo UBND cấp xã.
Bước 4: Trong thời hạn không quá 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tin báo của hộ chăn nuôi, UBND cấp xã tổng hợp thành danh sách (mẫu 9) và có văn bản đề nghị Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế tổ chức nghiệm thu công trình (gửi kèm toàn bộ hồ sơ).
Bước 5: Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của UBND cấp xã, Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế thực hiện các công việc sau:
- Xem xét kỹ hồ sơ, xác định tính hợp lệ, điều kiện để được hỗ trợ.
- Thông báo mời các thành phần (gồm: Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trạm Chăn nuôi và Thú y, Hội Nông dân tỉnh, UBND cấp xã và đối tượng được hỗ trợ).
- Tổ chức nghiệm thu công trình (có biên bản nghiệm thu công tình).
- Sau khi hoàn thành việc nghiệm thu công trình, phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch trình UBND cấp huyện quyết định hỗ trợ kinh phí (nếu đủ điều kiện theo quy định).
Bước 6: Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, UBND cấp huyện xem xét ký Quyết định hỗ trợ kinh phí đối với trường hợp đủ điều kiện.
Bước 7: Sau khi có Quyết định hỗ trợ kinh phí của UBND cấp huyện, UBND cấp xã tiến hành niêm yết công khai danh sách đối tượng được hỗ trợ, mức hỗ trợ tại trụ sở UBND cấp xã theo quy định, thời hạn 05 ngày làm việc.
Bước 8: UBND cấp xã tổ chức cấp phát kinh phí cho các đối tượng được hỗ trợ, thời hạn 01 ngày làm việc.
HỒ SƠ VÀ TRÌNH TỰ THỰC HIỆN HỖ TRỢ LÀM ĐỆM LÓT SINH HỌC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 08/2016/QĐ-UBND ngày 12/4/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam)
1. Hồ sơ lập thành hai (02) bộ gồm:
- Đơn đăng ký hỗ trợ làm đệm lót sinh học (mẫu 4).
- Bản sao giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận (đối với các hộ có diện tích chuồng nuôi từ 50m2 trở lên).
2. Trình tự, cách thức thực hiện:
Bước 1: Hộ chăn nuôi đăng ký và nhận mẫu hồ sơ tại UBND cấp xã nơi hộ chăn nuôi làm đệm lót sinh học. Sau khi hoàn thành đầy đủ các thông tin theo yêu cầu, hộ chăn nuôi trực tiếp đến nộp tại UBND cấp xã.
Bước 2: UBND cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; đối chiếu các nội dung trong đơn đề nghị hỗ trợ với quy định; kiểm tra điều kiện hưởng hỗ trợ (có biên bản kiểm tra); căn cứ vào kế hoạch kinh phí do UBND cấp huyện phân bổ và kết quả kiểm tra điều kiện hưởng hỗ trợ, tổ chức họp xét hỗ trợ (có biên bản họp xét hỗ trợ); thông báo kết quả thống nhất và hướng dẫn hộ chăn nuôi làm đệm lót sinh học, các thủ tục nghiệm thu, thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn.
Bước 3: Hộ chăn nuôi tiến hành làm đệm lót sinh học. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày làm xong đệm lót sinh học, hộ chăn nuôi có trách nhiệm báo UBND cấp xã.
Bước 4: Trong thời hạn không quá 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tin báo của hộ chăn nuôi, UBND cấp xã tổng hợp thành danh sách (mẫu 10) và có văn bản đề nghị Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế tổ chức nghiệm thu công trình (gửi kèm toàn bộ hồ sơ).
Bước 5: Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của UBND cấp xã, Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế thực hiện các công việc sau:
- Xem xét kỹ hồ sơ, xác định tính hợp lệ, điều kiện để được hỗ trợ.
- Thông báo mời các thành phần (gồm: Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trạm Chăn nuôi và Thú y, Hội Nông dân tỉnh, UBND cấp xã và đối tượng được hỗ trợ);
- Tổ chức nghiệm thu công trình (có biên bản nghiệm thu công trình).
- Sau khi hoàn thành việc nghiệm thu công trình, phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch trình UBND cấp huyện quyết định hỗ trợ kinh phí cho các trường hợp đủ điều kiện theo quy định.
Bước 6: Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, UBND cấp huyện xem xét ký Quyết định hỗ trợ kinh phí đối với trường hợp đủ điều kiện.
Bước 7: Sau khi có Quyết định hỗ trợ kinh phí của UBND cấp huyện, UBND cấp xã tiến hành niêm yết công khai danh sách đối tượng được hỗ trợ, mức hỗ trợ tại trụ sở UBND cấp xã theo quy định, thời hạn 05 ngày làm việc.
Bước 8: UBND cấp xã tổ chức cấp phát kinh phí cho các đối tượng được hỗ trợ, thời hạn 01 ngày làm việc.
HỒ SƠ VÀ TRÌNH TỰ THỰC HIỆN HỖ TRỢ ĐÀO TẠO KỸ THUẬT PHỐI GIỐNG NHÂN TẠO GIA SÚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 08/2016/QĐ-UBND ngày 12/4/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam)
1. Hồ sơ lập thành hai (02) bộ gồm:
- Đơn đăng ký hỗ trợ đào tạo kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc (mẫu 5).
- Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên (đối với các huyện miền núi), trung cấp chăn nuôi thú y trở lên (đối với các huyện đồng bằng).
- Bản sao chứng chỉ hành nghề dịch vụ thú y (còn giá trị sử dụng).
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân.
2. Trình tự, cách thức thực hiện:
Bước 1: Cá nhân đăng ký và nhận mẫu hồ sơ tại UBND cấp xã nơi cư trú. Sau khi hoàn thành đầy đủ các thông tin theo yêu cầu, cá nhân trực tiếp đến nộp tại UBND cấp xã.
Bước 2: UBND cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; đối chiếu các nội dung trong đơn đề nghị hỗ trợ với quy định; xem xét cá nhân đó có đảm bảo điều kiện để được đào tạo hay không; căn cứ vào kế hoạch kinh phí do UBND cấp huyện phân bổ, tổ chức họp xét hỗ trợ (có biên bản họp xét hỗ trợ); trả lời kết quả và có văn bản đăng ký nhu cầu đào tạo gửi về Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế cấp huyện (gửi kèm hồ sơ đăng ký của các cá nhân), thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn.
Bước 3: Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của UBND cấp xã, Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế có trách nhiệm xem xét kỹ hồ sơ, xác định tính hợp lệ, đủ điều kiện để được đào tạo; tổng hợp danh sách và có văn bản đăng ký nhu cầu đào tạo gửi về Trung tâm giống Nông - Lâm nghiệp tỉnh Quảng Nam (gửi kèm hồ sơ đăng ký của các cá nhân).
Bước 4: Sau khi nhận được văn bản của các địa phương, Trung tâm giống Nông - Lâm nghiệp xem xét hồ sơ, tổng hợp danh sách và căn cứ vào kế hoạch đào tạo đã được phê duyệt, dự kiến thời gian tổ chức đồng thời thông báo trực tiếp cho các cá nhân biết, thời hạn 15 ngày làm việc.
Bước 5: Trung tâm giống Nông - Lâm nghiệp có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ và thanh quyết toán kinh phí theo quy định, thời hạn 30 ngày làm việc.
THỦ TỤC, TRÌNH TỰ THỰC HIỆN HỖ TRỢ DỊCH VỤ THÚ Y TRỌN GÓI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 08/2016/QĐ-UBND ngày 12/4/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam)
I. Đối với nhà cung cấp dịch vụ
1. Hồ sơ lập thành hai (02) bộ gồm:
- Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí dịch vụ thú y trọn gói (mẫu 6).
- Phương án tổ chức dịch vụ thú y trọn gói (mẫu 8).
- Bản sao chứng chỉ hành nghề dịch vụ thú y (còn giá trị sử dụng).
- Hợp đồng giữa nhà cung cấp dịch vụ với chủ vật nuôi (có xác nhận của UBND cấp xã nơi thực hiện dịch vụ thú y trọn gói).
- Bảng quy đổi từ số lượng đầu gia súc sang đơn vị vật nuôi.
2. Trình tự, cách thức thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân đăng ký và nhận mẫu hồ sơ tại UBND cấp xã nơi thực hiện dịch vụ thú y trọn gói. Sau khi hoàn thành đầy đủ các thông tin theo yêu cầu, tổ chức, cá nhân trực tiếp đến nộp tại UBND cấp xã.
Bước 2: UBND cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; đối chiếu các nội dung trong đơn đề nghị hỗ trợ với quy định; căn cứ vào kế hoạch kinh phí do UBND cấp huyện phân bổ tổ chức họp xét hỗ trợ (có biên bản họp xét hỗ trợ), tổng hợp danh sách và có văn bản đề nghị Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế tổ chức kiểm tra, nghiệm thu (gửi kèm toàn bộ hồ sơ), thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn.
Bước 3: Trong thời hạn không quá 09 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của UBND cấp xã, Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế thực hiện các công việc sau:
- Xem xét kỹ hồ sơ, xác định tính hợp lệ, đủ điều kiện để được hỗ trợ.
- Thông báo mời các thành phần thuộc đoàn kiểm tra, nghiệm thu (gồm: Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Trạm Chăn nuôi và Thú y, Hội Nông dân tỉnh, UBND cấp xã và đối tượng được hỗ trợ).
- Kiểm tra, phương án tổ chức dịch vụ, hồ sơ hợp đồng với hộ chăn nuôi (nếu cần có thể kiểm tra ngẫu nhiên một số hộ chăn nuôi để xác thực việc thực hiện hợp đồng dịch vụ) (có biên bản làm việc của đoàn kiểm tra).
- Sau khi kiểm tra, hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch trình UBND cấp huyện quyết định hỗ trợ kinh phí (nếu đủ điều kiện theo quy định).
Bước 4: Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, UBND cấp huyện xem xét ký Quyết định hỗ trợ kinh phí đối với trường hợp đủ điều kiện.
Bước 5: Sau khi có Quyết định hỗ trợ kinh phí của UBND cấp huyện, UBND cấp xã tiến hành niêm yết công khai danh sách đối tượng được hỗ trợ, mức hỗ trợ tại trụ sở UBND cấp xã theo quy định, thời hạn 05 ngày làm việc.
Bước 6: UBND cấp xã tổ chức cấp phát kinh phí cho các đối tượng được hỗ trợ, thời hạn 01 ngày làm việc.
II. Đối với chủ vật nuôi
1. Hồ sơ lập thành hai (02) bộ gồm:
- Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí tham gia dịch vụ của chủ vật nuôi (mẫu 7).
- Hợp đồng giữa nhà cung cấp dịch vụ với chủ vật nuôi (có xác nhận của UBND cấp xã nơi thực hiện dịch vụ thú y trọn gói).
- Bản sao giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận (đối với chủ vật nuôi có diện tích chuồng nuôi từ 50m2 trở lên).
2. Trình tự, cách thức thực hiện:
Bước 1:
- Chủ vật nuôi đăng ký và nhận hồ sơ tại UBND cấp xã nơi chăn nuôi.
- Chủ vật nuôi ký hợp đồng tham gia dịch vụ thú y trọn gói với nhà cung cấp dịch vụ.
Sau khi ký hợp đồng, chủ vật nuôi nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí tại UBND cấp xã.
Bước 2: UBND cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; đối chiếu các nội dung trong đơn đề nghị hỗ trợ với quy định; kiểm tra điều kiện hưởng hỗ trợ (có biên bản kiểm tra); căn cứ vào kế hoạch kinh phí do UBND cấp huyện phân bổ và kết quả kiểm tra điều kiện hưởng hỗ trợ, tổ chức họp xét hỗ trợ (có biên bản họp xét hỗ trợ); trả lời kết quả; tổng hợp thành danh sách (mẫu 11) và có văn bản đề nghị Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế tổ chức kiểm tra, nghiệm thu (gửi kèm toàn bộ hồ sơ), thời gian 10 ngày làm việc
Bước 3: Trong thời hạn không quá 09 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của UBND cấp xã, Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
- Xem xét kỹ hồ sơ, xác định tính hợp lệ, đủ điều kiện để được hỗ trợ.
- Thông báo mời các thành phần thuộc đoàn kiểm tra, nghiệm thu (gồm: Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trạm Chăn nuôi và Thú y, Hội Nông dân tỉnh, UBND cấp xã và đối tượng được hỗ trợ).
- Đi kiểm tra ngẫu nhiên một số hộ chăn nuôi để xác thực việc tham gia dịch vụ thú y trọn gói (có biên bản kiểm tra).
- Sau khi kiểm tra, hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch trình UBND cấp huyện quyết định hỗ trợ kinh phí (nếu đủ điều kiện theo quy định).
Bước 4: Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, UBND cấp huyện xem xét ký Quyết định hỗ trợ kinh phí đối với trường hợp đủ điều kiện.
Bước 5: Sau khi có Quyết định hỗ trợ kinh phí của UBND cấp huyện, UBND cấp xã tiến hành niêm yết công khai danh sách đối tượng được hỗ trợ, mức hỗ trợ tại trụ sở UBND cấp xã theo quy định, thời hạn 05 ngày làm việc.
Bước 6: UBND cấp xã tổ chức cấp phát kinh phí cho các đối tượng được hỗ trợ, thời hạn 01 ngày làm việc.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
ĐƠN ĐĂNG KÝ HỖ TRỢ MUA TRÂU ĐỰC GIỐNG
Kính gửi: | - Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, TP ................................................ |
Họ và tên hộ chăn nuôi: ..........................................................................................
Chứng minh nhân dân số: ........................... Cấp ngày ............ tại: .......................
Địa chỉ thường trú: .................................................................................................
Điện thoại liên lạc (nếu có): ...................................................................................
Địa điểm chăn nuôi: Thôn, khối phố ........................................., xã, phường, thị trấn ..........................., huyện, thị xã, thành phố ..........................
Mô tả về hiện trạng chăn nuôi:
1. Trâu cái sinh sản (kể cả trâu cái hậu bị) .......... con
2. Đất trồng cỏ ......... m2
3. Chuồng trại chăn nuôi £ Có £ Không
4. Nếu có thì diện tích là ......... m2
5. Vị trí chuồng nuôi:
- Cách nhà ở của gia đình ........... m - Cách nhà ở dân cư liền kề ......... m
- Cách khu dân cư, đường giao thông chính, nguồn nước mặt ......... m
6. Nguồn nước sử dụng chăn nuôi £ Giếng £ Sông, suối £ Ao, hồ £ Khác
7. Hệ thống xử lý chất thải (hố, hầm, bể…) £ Có £ Không
8. Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường £ Có £ Không
9. Kho dự trữ, chế biến thức ăn £ Có £ Không
Danh sách nhóm hộ có nuôi trâu cái sinh sản (trên địa bàn thôn hoặc liên thôn):
TT | Họ và tên | Thôn | Số lượng trâu cái sinh sản (con) |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
3 |
|
|
|
....... |
|
|
|
| Tổng cộng |
|
|
Đề nghị quý cơ quan kiểm tra, xét duyệt hỗ trợ theo Cơ chế hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2016-2020 (Quyết định số ......./2015/QĐ-UBND ngày......./....../2015 của UBND tỉnh Quảng Nam). Với số lượng đề nghị hỗ trợ: 01 con.
Tôi xin cam đoan và hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung đơn đã trình bày và xin cam kết thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt, phòng bệnh theo đúng quy trình kỹ thuật của cơ quan chuyên môn; sử dụng trâu đực giống để phối giống dịch vụ trong thời gian ít nhất 48 tháng.
.................., ngày ...... tháng ..... năm ..........
XÁC NHẬN CỦA BAN NHÂN DÂN THÔN/KHỐI PHỐ ........................... | NGƯỜI LÀM ĐƠN |
XÁC NHẬN CỦA UBND CẤP XÃ
|
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------
ĐƠN ĐĂNG KÝ HỖ TRỢ MUA BÒ ĐỰC GIỐNG
Kính gửi: | - Ủy ban nhân dân huyện ........................................................ |
Họ và tên hộ chăn nuôi: ..........................................................................................
Chứng minh nhân dân số: ........................... Cấp ngày ............ tại: .......................
Địa chỉ thường trú: .................................................................................................
Điện thoại liên lạc (nếu có): ...................................................................................
Địa điểm chăn nuôi: Thôn........................., xã ......................., huyện ....................
Mô tả về hiện trạng chăn nuôi:
1. Bò cái sinh sản (kể cả bò cái hậu bị) .......... con
2. Đất trồng cỏ ......... m2
3. Chuồng trại chăn nuôi £ Có £ Không
4. Nếu có thì diện tích là ......... m2
5. Vị trí chuồng nuôi:
- Cách nhà ở của gia đình ........... m - Cách nhà ở dân cư liền kề ......... m
- Cách khu dân cư, đường giao thông chính, nguồn nước mặt ......... m
6. Nguồn nước sử dụng chăn nuôi £ Giếng £ Sông, suối £ Ao, hồ £ Khác
7. Hệ thống xử lý chất thải (hố, hầm, bể…) £ Có £ Không
8. Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường £ Có £ Không
9. Kho dự trữ, chế biến thức ăn £ Có £ Không
Danh sách nhóm hộ có nuôi bò cái sinh sản (trên địa bàn thôn hoặc liên thôn):
TT | Họ và tên | Thôn | Số lượng bò cái sinh sản (con) |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
3 |
|
|
|
....... |
|
|
|
| Tổng cộng |
|
|
Đề nghị quý cơ quan kiểm tra, xét duyệt hỗ trợ theo Cơ chế hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2016-2020 (Quyết định số ......./2015/QĐ-UBND ngày........./......../2015 của UBND tỉnh Quảng Nam). Với số lượng đề nghị hỗ trợ: 01 con.
Tôi xin cam đoan và hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung đơn đã trình bày và xin cam kết thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt, phòng bệnh theo đúng quy trình kỹ thuật của cơ quan chuyên môn; sử dụng bò đực giống để phối giống dịch vụ trong thời gian ít nhất 48 tháng.
.................., ngày ...... tháng ..... năm ..........
XÁC NHẬN CỦA BAN NHÂN DÂN THÔN .................................................. | NGƯỜI LÀM ĐƠN |
XÁC NHẬN CỦA UBND CẤP XÃ
|
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
ĐƠN ĐĂNG KÝ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH KHÍ SINH HỌC
Kính gửi: | - Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, TP ............................................... |
Họ và tên hộ chăn nuôi: ..........................................................................................
Chứng minh nhân dân số: ....................... Cấp ngày ................ tại: .......................
Địa chỉ thường trú: .................................................................................................
Điện thoại liên lạc (nếu có): ...................................................................................
Địa điểm chăn nuôi: Thôn, khối phố ........................................., xã, phường, thị trấn ..........................., huyện, thị xã, thành phố ..........................
Mô tả về hiện trạng chăn nuôi:
1. Tổng số gia súc hiện nuôi: ............ con, trong đó:
- Trâu: ......... con; Bò: ......... con; Lợn: ......... con
2. Chuồng trại chăn nuôi
- Chuồng nuôi trâu, bò £ Có £ Không, nếu có thì diện tích là .........m2
- Chuồng nuôi lợn £ Có £ Không, nếu có thì diện tích là .........m2
3. Vị trí chuồng nuôi:
- Cách nhà ở của gia đình ........... m - Cách nhà ở dân cư liền kề ......... m
- Cách khu dân cư, đường giao thông chính, nguồn nước mặt ......... m
4. Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường £ Có £ Không
Đề nghị quý cơ quan kiểm tra, xét duyệt hỗ trợ theo Cơ chế hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2016-2020 (Quyết định số .........../2015/QĐ-UBND ngày ............./.........../2015 của UBND tỉnh Quảng Nam). Với số lượng đề nghị hỗ trợ: 01 công trình, kiểu công trình:
- KT1 £ - KT2 £ - Làm bằng vật liệu composite £
Tôi xin cam đoan và hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung đơn đã trình bày và xin cam kết sử dụng công trình đúng quy định.
.................., ngày ...... tháng ..... năm ..........
XÁC NHẬN CỦA BAN NHÂN DÂN THÔN/KHỐI PHỐ ........................... | NGƯỜI LÀM ĐƠN |
XÁC NHẬN CỦA UBND CẤP XÃ
|
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------
ĐƠN ĐĂNG KÝ HỖ TRỢ LÀM ĐỆM LÓT SINH HỌC
Kính gửi: | - Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, TP ...................................... |
Họ và tên hộ chăn nuôi: ..........................................................................................
Chứng minh nhân dân số: ........................... Cấp ngày ............ tại: .......................
Địa chỉ thường trú: .................................................................................................
Điện thoại liên lạc (nếu có): ...................................................................................
Địa điểm chăn nuôi: Thôn, khối phố ........................................., xã, phường, thị trấn ..........................., huyện, thị xã, thành phố ..........................
Mô tả về hiện trạng chăn nuôi:
1. Tổng số gia cầm hiện nuôi: ............ con, trong đó:
- Gà đẻ: ......... con; Gà thịt ......... con; Vịt đẻ: ......... con; Vịt thịt ......... con
2. Chuồng trại chăn nuôi £ Có £ Không
3. Nếu có thì diện tích là ......... m2
4. Vị trí chuồng nuôi:
- Cách nhà ở của gia đình ........... m - Cách nhà ở dân cư liền kề ......... m
- Cách khu dân cư, đường giao thông chính, nguồn nước mặt ......... m
5. Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường £ Có £ Không
Đề nghị quý cơ quan kiểm tra, xét duyệt hỗ trợ theo Cơ chế hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2016-2020 (Quyết định số ............./2015/QĐ-UBND ngày ........../......./2015 của UBND tỉnh Quảng Nam). Với số lượng đề nghị hỗ trợ: 01 chuồng.
Tôi xin cam đoan và hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung đơn đã trình bày và xin cam kết sử dụng công trình đúng quy định.
.................., ngày ...... tháng ..... năm ..........
XÁC NHẬN CỦA BAN NHÂN DÂN THÔN/KHỐI PHỐ ........................... | NGƯỜI LÀM ĐƠN |
XÁC NHẬN CỦA UBND CẤP XÃ
|
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
ĐƠN ĐĂNG KÝ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO KỸ THUẬT PHỐI GIỐNG NHÂN TẠO GIA SÚC
Kính gửi: | - Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, TP ........................................... |
Họ và tên: ..............................................................................................................
Chứng minh nhân dân số:................... Cấp ngày ................... tại: .........................
Địa chỉ thường trú: .................................................................................................
Điện thoại liên lạc (nếu có): ...................................................................................
Trình độ học vấn: ....................................................................................................
Trình độ chuyên môn (nếu có): ..............................................................................
Là nhân viên thú y xã, phường, thị trấn (nếu có) ...................................................
Đề nghị quý cơ quan kiểm tra, xét duyệt cho tôi được đào tạo kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc theo Cơ chế hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2016-2020 (Quyết định số ........../2015/QĐ-UBND ngày ......../......../2015 của UBND tỉnh Quảng Nam).
Tôi xin cam đoan và hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung đơn đã trình bày và xin cam kết sau khi được đào tạo tôi sẽ tham gia công tác phối giống nhân tạo cho gia súc tại địa phương./.
.................., ngày .......,. tháng ...... năm ..........
XÁC NHẬN CỦA BAN NHÂN DÂN THÔN/KHỐI PHỐ ........................... | NGƯỜI LÀM ĐƠN |
XÁC NHẬN CỦA UBND CẤP XÃ
|
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ THỰC HIỆN DỊCH VỤ THÚ Y TRỌN GÓI
Kính gửi: | - Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, TP ......................................... |
Họ và tên nhà cung cấp dịch vụ: ............................................................................
Chứng minh nhân dân số: ............ Cấp ngày .................... tại ................................
Địa chỉ thường trú: .................................................................................................
Điện thoại liên hệ: ..................................................................................................
Địa điểm thực hiện: Thôn, khối phố ........................................., xã, phường, thị trấn ..........................., huyện, thị xã, thành phố ..........................
Mô tả về hiện trạng của cơ sở:
1. Tổ Thú y có ........ người (trong đó: Đại học........người; Trung cấp........người; Sơ cấp......... người; Trình độ khác ....... người).
2. Tủ đựng thuốc thú y, vật tư cần thiết £ Có £ Không
3. Tủ lạnh bảo quản vắc-xin £ Có £ Không
4. Mẫu hợp đồng với chủ vật nuôi £ Có £ Không
5. Chứng chỉ hành nghề dịch vụ thú y £ Có £ Không
Đề nghị quý cơ quan kiểm tra, xét duyệt hỗ trợ, với số tiền đề nghị hỗ trợ: 10 triệu đồng (Mười triệu đồng).
Tôi xin cam đoan sẽ sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ đúng mục đích, đạt hiệu quả. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu xử lý theo quy định của pháp luật./.
.................., ngày ....... tháng ...... năm ............
XÁC NHẬN CỦA UBND CẤP XÃ | NGƯỜI LÀM ĐƠN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ CHI PHÍ THAM GIA DỊCH VỤ THÚ Y TRỌN GÓI
Kính gửi: | - Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, TP ......................................... |
Họ và tên chủ vật nuôi: ...........................................................................................
Chứng minh nhân dân số:................... Cấp ngày ................... tại: .........................
Địa chỉ thường trú: .................................................................................................
Điện thoại liên hệ: ..................................................................................................
Địa điểm chăn nuôi: Thôn, khối phố ........................................., xã, phường, thị trấn ..........................., huyện, thị xã, thành phố ..........................
Mô tả về hiện trạng chăn nuôi:
1. Tổng số gia súc hiện nuôi: ............ con, trong đó:
- Lợn nái ......... con - Lợn đực giống ......... con - Lợn thịt ......... con
- Bò ......... con - Trâu ......... con
2. Chuồng trại chăn nuôi:
- Chuồng nuôi trâu, bò £ Có £ Không, nếu có thì diện tích là ......... m2
- Chuồng nuôi lợn £ Có £ Không, nếu có thì diện tích là ......... m2
3. Vị trí chuồng nuôi:
- Cách nhà ở của gia đình ........... m - Cách nhà ở dân cư liền kề ......... m
- Cách khu dân cư, đường giao thông chính, nguồn nước mặt ......... m
4. Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường £ Có £ Không
Đề nghị quý cơ quan kiểm tra, xét duyệt hỗ trợ với số tiền đề nghị hỗ trợ: ........... đồng.
Tôi xin cam đoan sẽ sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ đúng quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những sai phạm.
.................., ngày ....... tháng ...... năm ............
XÁC NHẬN CỦA BAN NHÂN DÂN THÔN/KHỐI PHỐ ............................ | NGƯỜI LÀM ĐƠN |
XÁC NHẬN CỦA UBND CẤP XÃ
|
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
TỔ CHỨC DỊCH VỤ THÚ Y TRỌN GÓI
Họ và tên nhà cung cấp dịch vụ:
Địa chỉ thường trú:
Địa điểm thực hiện:
1. Căn cứ xây dựng phương án:
2. Mục tiêu:
3. Quy mô, thời gian:
4. Nội dung phương án:
5. Kinh phí thực hiện:
- Tổng kinh phí đầu tư:
Chia ra:
+ Năm………..: ……..………. đồng;
+ Năm………..: ……………... đồng;
+...
- Nguồn vốn:
+ Tự có: …………………... đồng;
+ Vay: …………………….. đồng;
6. Kiến nghị.
| ................., ngày.......tháng......năm ............ |
UBND HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ.......................... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TT | Họ và tên | Địa chỉ thường trú | Tổng đàn gia súc nuôi thường xuyên (con) | Trong đó | |
Trâu, bò (con) | Lợn nái (con) | ||||
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
..... |
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
Tổng số công trình đề nghị hỗ trợ: ......... công trình, trong đó: KT1: ....... công trình; KT2: ....... công trình; Làm bằng vật liệu composite: ....... công trình.
................., ngày.......tháng......năm ............
TM.UBND XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN | NGƯỜI LẬP |
UBND HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ.......................... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TT | Họ và tên | Địa chỉ thường trú | Tổng đàn gia cầm nuôi thường xuyên (con) | Trong đó | |||
Gà sinh sản (con) | Gà thịt (con) | Vịt sinh sản (con) | Vịt thịt (con) | ||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
...... |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
................., ngày.......tháng......năm ............
TM.UBND XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN | NGƯỜI LẬP |
UBND HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ.......................... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Tên tổ chức/cá nhân thực hiện dịch vụ: ......................................
TT | Họ và tên | Địa chỉ thường trú | Tổng số gia súc tham gia dịch vụ TYTG (con) | Trong đó | ||||
Trâu (con) | Bò (con) | Lợn nái (con) | Lợn đực giống (con) | Lợn thịt (con) | ||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
...... |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
................., ngày.......tháng......năm ............
TM.UBND XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN | NGƯỜI LẬP |
- 1Quyết định 668/2015/QĐ-UBND Quy định chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 2Quyết định 24/2015/QĐ-UBND Quy định chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2020
- 3Quyết định 2130/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2016
- 4Quyết định 1671/QĐ-UBND năm 2016 quy định chi tiết Quyết định 50/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 5Quyết định 1191/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2016-2020 tỉnh Khánh Hòa
- 6Quyết định 19/2016/QĐ-UBND Quy định chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016-2020
- 7Quyết định 2278/QĐ-UBND về giao kế hoạch khối lượng và kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ năm 2016 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 8Nghị quyết 29/NQ-HĐND năm 2016 về quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 9Quyết định 15/QĐ-UBND năm 2021 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2020
- 10Quyết định 386/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 28/2017/QĐ-UBND về sửa đổi Quy định chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2016-2020 kèm theo Quyết định 08/2016/QĐ-UBND
- 2Quyết định 15/QĐ-UBND năm 2021 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2020
- 3Quyết định 386/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, kỳ 2019-2023
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 3Thông tư 07/2014/TT-BTP hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 4Luật bảo vệ môi trường 2014
- 5Quyết định 50/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 47/2014/QĐ-UBND về điều kiện sản xuất, kinh doanh giống và chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 7Nghị định 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
- 8Thông tư 09/2015/TT-BNNPTNT Hướng dẫn thực hiện điểm a khoản 1 Điều 6 Quyết định 50/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Thông tư 27/2015/TT-BTNMT về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 10Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 11Quyết định 668/2015/QĐ-UBND Quy định chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 12Quyết định 24/2015/QĐ-UBND Quy định chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2020
- 13Thông tư 205/2015/TT-BTC về cơ chế tài chính thực hiện Quyết định 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/09/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 14Quyết định 2130/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2016
- 15Quyết định 1671/QĐ-UBND năm 2016 quy định chi tiết Quyết định 50/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 16Quyết định 1191/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2016-2020 tỉnh Khánh Hòa
- 17Quyết định 19/2016/QĐ-UBND Quy định chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016-2020
- 18Quyết định 2278/QĐ-UBND về giao kế hoạch khối lượng và kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ năm 2016 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 19Nghị quyết 29/NQ-HĐND năm 2016 về quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Quyết định 08/2016/QĐ-UBND quy định chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2016-2020
- Số hiệu: 08/2016/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/04/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Đinh Văn Thu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/04/2016
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra