Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 5 | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2007/QĐ-UBND | Quận 5, ngày 04 tháng 05 năm 2007 |
VỀ BAN HÀNH QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT ĐĂNG KÝ KINH DOANH ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 5
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 5
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Xuất bản ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Hành nghề y dược tư nhân ngày 25 tháng 2 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh;
Căn cứ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 06 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện;
Căn cứ Nghị định số 103/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 09 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Hành nghề y dược tư nhân;
Căn cứ Thông tư số 03/2006/TT-BKH ngày 19 tháng 10 năm 2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh;
Căn cứ Quyết định số 83/2000/QĐ-BTC ngày 29 tháng 05 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành mức thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Quyết định số 95/2001/QĐ-BTC ngày 01 tháng 10 năm 2001 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Quyết định số 83/2000/QĐ-BTC ngày 29 tháng 05 năm 2000 của Bộ Tài chính ban hành mức thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
Căn cứ Quyết định số 422/QĐ-UB ngày 26 tháng 01 năm 2000 của Ủy ban nhân dân quận 5 về việc ban hành Quy chế tổ chức và làm việc của Ủy ban nhân dân quận 5 thuộc thành phố Hồ Chí Minh theo cơ chế “một cửa, một dấu”;
Xét đề nghị của Trưởng Phòng Kinh tế tại Tờ trình số 130/TTr-KT ngày 26 tháng 03 năm 2007;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này “Quy trình giải quyết đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận 5”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 7 ngày kể từ ngày ký. Thay thế Quyết định số 05/2005/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2005 của Ủy ban nhân dân quận 5 về ban hành quy trình giải quyết đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn quận 5 và Quyết định số 10/2005/QĐ-UBND ngày 07 tháng 12 năm 2005 về việc điều chỉnh quy trình giải quyết đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn quận 5.
Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận 5, Trưởng các Phòng: Kinh tế, Y tế, Văn hóa Thông tin - Thể thao, Tài chính - Kế hoạch, Chi cục trưởng Chi cục Thuế quận 5, Trưởng các phòng ban, đơn vị có liên quan, Trưởng Ban Quản lý chợ - trung tâm thương mại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân 15 phường và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ GIẢI QUYẾT ĐĂNG KÝ KINH DOANH ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 5
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-UBND ngày 04 tháng 05 năm 2007 của Ủy ban nhân dân quận 5)
I. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, HỒ SƠ ĐĂNG KÝ KINH DOANH:
1. Trường hợp cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:
Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh, gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh tại Tổ Tiếp nhận hồ sơ (TNHS) thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận 5 (VP HĐND và UBND Q5).
Cá nhân, hộ gia đình chỉ được đăng ký kinh doanh một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc, do mình làm chủ và sử dụng không quá 10 (mười) lao động; không có con dấu; có địa điểm kinh doanh tại quận 5.
a) Hồ sơ gồm:
- Giấy Đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh (Mẫu phụ lục I-6): ghi đầy đủ, chính xác và trung thực các nội dung nêu trong giấy đề nghị.
- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân của cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình.
Đối với những ngành nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình.
Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh như nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch.
Đặt tên hộ kinh doanh phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phát âm được; Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh; Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi quận.
b) Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 30.000 đồng (Ba mươi nghìn đồng)/1 lần cấp
(Quyết định số 83/2000/QĐ-BTC ngày 29 tháng 5 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ TNHS ghi Giấy biên nhận và trao cho người nộp hồ sơ (Mẫu phụ lục V-3). Sau 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, người đứng tên đăng ký kinh doanh trực tiếp mang biên nhận đến Tổ TNHS để nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đồng thời xuất trình CMND (bản chính) để đối chiếu và thực hiện ký tên vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp (trường hợp cử người đại diện nhận thay phải có giấy ủy quyền hợp lệ).
Hộ kinh doanh có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Riêng đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thì chỉ hoạt động khi hội đủ điều kiện kinh doanh hoặc có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Sở - ngành thành phố cấp (Phụ lục 1, 2, 3).
Trường hợp hồ sơ đăng ký kinh doanh không hợp lệ, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng chuyên môn của quận có liên quan phải gửi thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cần sửa đổi, bổ sung hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho người đăng ký kinh doanh (Mẫu phụ lục V-2).
2. Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh:
Hộ kinh doanh có nhu cầu thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh bao gồm thay đổi: tên hộ kinh doanh, người đứng tên kinh doanh, vốn, địa điểm, ngành nghề..., phải thông báo nội dung thay đổi tại Tổ TNHS thuộc VP HĐND và UBND quận 5.
a) Hồ sơ gồm:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh (Mẫu phụ lục III-6): ghi đầy đủ các nội dung cần thay đổi.
- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Trường hợp hộ kinh doanh bổ sung hoặc chuyển sang ngành nghề kinh doanh thuộc diện pháp luật quy định phải có chứng chỉ hành nghề, thì phải nộp thêm bản sao chứng chỉ hành nghề của người kinh doanh (có chứng thực sao y hợp lệ).
- Khi chuyển địa điểm kinh doanh sang quận (huyện) khác, hộ kinh doanh phải nộp Thông báo ngừng kinh doanh (Mẫu phụ lục V-5) và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản gốc) cho cán bộ TNHS để xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh và được cấp giấy biên nhận ngưng kinh doanh. Đồng thời, nộp 1 bản thông báo ngưng kinh doanh cho Chi cục Thuế quận 5 và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế.
- Trường hợp thay đổi tên người kinh doanh thì cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (xem như trường hợp đăng ký mới).
b) Lệ phí chứng nhận đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh: 20.000 đồng (Hai mươi nghìn đồng)/1 lần thay đổi.
(Quyết định số 83/2000/QĐ-BTC ngày 29 tháng 05 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ TNHS phải ghi Giấy biên nhận và trao cho người nộp hồ sơ (Mẫu phụ lục V-3). Thời hạn cấp Giấy chứng nhận thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh là 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
3. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh:
Nếu thời gian tạm ngừng kinh doanh từ 30 (ba mươi) ngày trở lên, hộ kinh doanh gửi thông báo (Mẫu phụ lục V-5) cho Tổ TNHS và Chi cục Thuế quận 5. Thời gian tạm ngừng kinh doanh không quá 1 (một) năm.
4. Trường hợp ngừng kinh doanh:
Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Tổ TNHS quận 5, đồng thời thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện.
Sau khi hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các ngành chức năng sẽ phối hợp Ủy ban nhân dân phường và Ban quản lý chợ hoặc Trung tâm thương mại có liên quan để tổ chức kiểm tra về các điều kiện hoạt động kinh doanh, tính xác thực của địa chỉ kinh doanh, ngành nghề kinh doanh..., đề xuất Ủy ban nhân dân quận xử lý các trường hợp vi phạm. Trong đó, các trường hợp phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là (Căn cứ Điều 47 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ):
- Không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn 6 (sáu) tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Ngừng hoạt động kinh doanh quá 6 (sáu) tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận nơi đăng ký kinh doanh.
- Chuyển địa điểm kinh doanh sang quận, huyện khác.
- Kinh doanh ngành, nghề bị cấm.
1. Cán bộ Tổ TNHS thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận 5:
- Trực tiếp nhận hồ sơ về đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận 5 (gồm đăng ký kinh doanh, đăng ký thay đổi nội dung kinh doanh, thông báo tạm ngừng hoặc ngừng kinh doanh).
- Hướng dẫn cho người đăng ký kinh doanh các quy định về đăng ký kinh doanh theo nội dung bản Quy trình này. Hướng dẫn các ngành, nghề kinh doanh phải có điều kiện và điều kiện kinh doanh các ngành, nghề đó.
- Xem xét ban đầu về tính hợp lệ của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm: ghi đầy đủ nội dung đơn; ngành nghề đăng ký không thuộc: danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện (theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ); danh sách các ngành nghề sản xuất, kinh doanh không cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không cấp mới hoặc điều chỉnh giấy phép đầu tư trong khu vực dân cư (theo Quyết định số 200/2004/QĐ-UB ngày 18 tháng 8 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh); tên hiệu và vốn tự khai của hộ kinh doanh...
- Giao Biên nhận cho người nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh và thu lệ phí theo quy định.
- Trình Ủy ban nhân dân quận ký Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, vào sổ đăng ký kinh doanh lưu giữ tại Tổ TNHS, ghi ngày cấp và số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (mã số ngành do Phòng chức năng xác định).
- Phát hành Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trực tiếp cho người đứng tên kinh doanh hoặc người đại diện (có ủy quyền hợp lệ), yêu cầu người nhận xuất trình Giấy chứng minh nhân dân (bản chính) của người đứng tên kinh doanh để đối chiếu và ký tên vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Sau khi phát hành Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc thông báo tạm ngừng kinh doanh, Tổ TNHS ghi nội dung đăng ký của hộ kinh doanh vào sổ đăng ký kinh doanh lưu giữ tại tổ. Đồng thời, định kỳ vào tuần thứ nhất hàng tháng gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chi cục Thuế quận 5 và Sở chuyên ngành.
Tổng hợp tình hình cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh thuộc các ngành nghề trên địa bàn quận, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân quận và Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh.
2. Các Phòng chức năng liên quan thuộc Ủy ban nhân dân quận:
- Căn cứ các hướng dẫn nghiệp vụ của cơ quan có thẩm quyền để tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận 5 xét giải quyết đăng ký kinh doanh các ngành nghề thuộc lĩnh vực mình phụ trách, cụ thể:
+ Phòng Kinh tế: Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại.
+ Phòng Văn hóa Thông tin - Thể thao: các ngành kinh doanh và dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực văn hóa thông tin - thể thao.
+ Phòng Y tế: sản xuất - kinh doanh dược phẩm, dược liệu; kinh doanh trang thiết bị, dụng cụ y tế; các dịch vụ y tế; hành nghề y và y dược cổ truyền.
- Nếu hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ở nhiều ngành nghề, thì tùy theo ngành nghề kinh doanh chính (là ngành có quy mô và công đoạn hoạt động chủ yếu) thuộc lĩnh vực nào, sẽ do Phòng chuyên môn đó làm đầu mối phối hợp với các ngành liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Chịu trách nhiệm chính để xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký kinh doanh, gồm:
+ Xác định mã số ngành nghề kinh doanh ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo đúng danh mục ngành kinh tế quốc dân (Thông tư liên tịch số 07/2001/TTLT-BKH-TCTK ngày 01 tháng 11 năm 2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê); Mã số cấp tỉnh, cấp huyện theo quy định (Thông tư số 03/2006/TT-BKH ngày 19 tháng 10 năm 2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
+ Đối chiếu tên hộ kinh doanh để tránh trùng lắp với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi quận.
+ Kiểm tra trường hợp 1 người đăng ký kinh doanh tại 2 địa điểm trở lên và có sử dụng hơn 10 lao động, để hướng dẫn chuyển sang đăng ký kinh doanh theo loại hình doanh nghiệp.
+ Kiểm tra hộ kinh doanh theo nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh trên phạm vi địa bàn.
+ Yêu cầu hộ kinh doanh báo cáo tình hình kinh doanh khi cần thiết.
+ Yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện hộ kinh doanh không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật (Mẫu phụ lục VI-2 và Mẫu phụ lục VI-4).
+ Tham mưu Ủy ban nhân dân quận thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh trong các trường hợp quy định tại Điều 47 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ.
- Trường hợp chấp thuận hồ sơ đăng ký kinh doanh (cấp mới, thay đổi nội dung), Trưởng phòng chức năng ký xác nhận vào hồ sơ (kèm dự thảo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã đánh máy đầy đủ nội dung theo mẫu phụ lục IV-6) chuyển cho Tổ TNHS để trình Ủy ban nhân dân quận ký ban hành.
- Nếu phát hiện các thông tin đã khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh không chính xác, không trung thực hoặc không đủ điều kiện để kinh doanh, thì Trưởng phòng chức năng ghi rõ ý kiến vào hồ sơ và kèm dự thảo thông báo yêu cầu người kinh doanh sửa đổi, bổ sung hồ sơ (Mẫu phụ lục V-2) hoặc thông báo từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nêu rõ lý do), chuyển cho Tổ TNHS để trình Ủy ban nhân dân quận ký ban hành.
- Thực hiện xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin về hộ kinh doanh thuộc các ngành nghề trong lĩnh vực Phòng mình phụ trách, định kỳ hàng tháng rà soát đối chiếu với Tổ TNHS để báo cáo cho Ủy ban nhân dân quận 5 và Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh.
3. Ban Quản lý các chợ - trung tâm thương mại:
- Thực hiện hướng dẫn thủ tục và quy định về đăng ký kinh doanh các ngành nghề đối với hộ kinh doanh trong phạm vi khu vực chợ - trung tâm thương mại do mình quản lý.
- Xem xét ban đầu về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký kinh doanh, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, thông báo ngừng (tạm ngừng) kinh doanh và tập hợp hồ sơ theo danh sách cụ thể (do Ban Quản lý chợ - trung tâm thương mại ký tên xác nhận) để chuyển cho Tổ TNHS trong vòng 03 ngày, kể từ ngày nhận được.
- Thay mặt người kinh doanh nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo danh sách hồ sơ tập hợp và phát hành lại cho các kộ kinh doanh tại chợ - trung tâm (yêu cầu phải đối chiếu chứng minh nhân dân bản chính và người kinh doanh ký tên vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).
- Trong vòng 07 ngày, kể từ ngày phát hành Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Ban Quản lý chợ - trung tâm thương mại phải gửi bản sao (cấp mới, thay đổi, thu hồi giấy chứng nhận) cho Chi cục Thuế quận 5 và Phòng chuyên môn thuộc quận có liên quan.
- Trường hợp hộ kinh doanh tại chợ - trung tâm thương mại tạm ngừng kinh doanh, Ban Quản lý chợ - trung tâm thương mại phải tập hợp thông báo tạm ngừng kinh doanh gửi cho Chi cục Thuế quận 5 và Tổ TNHS (Văn phòng HĐND và UBND).
Chịu trách nhiệm phối hợp với các ngành chức năng để tiến hành xác minh tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký kinh doanh và tạo điều kiện hoạt động kinh doanh của đối tượng kinh doanh tại địa phương.
III. QUY TRÌNH VÀ THỜI GIAN GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ KINH DOANH CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC QUẬN
Ghi chú: Tổng cộng thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký kinh doanh là: 05 ngày làm việc.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ
(Kèm theo Quy trình đăng ký kinh doanh ban hành theo Quyết địnhsố 07/2007/QĐ-UBND ngày 04 tháng 05 năm 2007 của Ủy ban nhân dân quận 5)
I. HÀNG HÓA, DỊCH VỤ HẠN CHẾ KINH DOANH:
Hộ kinh doanh sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chỉ được hoạt động khi có Giấy phép kinh doanh do Sở chuyên ngành cấp.
1. Rượu các loại:
- Điều kiện hoạt động theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 06 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.
2. Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác:
- Điều kiện hoạt động theo Nghị định số 76/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2001 về hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc lá; Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 06 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.
3. Hóa chất bảng 2 và bảng 3 (theo Công ước quốc tế):
- Điều kiện hoạt động theo Nghị định số 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 08 năm 2005 của Chính phủ về thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học; Nghị định số 68/2005/NĐ-CP ngày 20 tháng 05 năm 2005 của Chính phủ về an toàn hóa chất.
4. Thực vật, động vật hoang dã quý hiếm (bao gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến):
- Điều kiện hoạt động theo Công ước CITES và Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
II. HÀNG HÓA, DỊCH VỤ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH:
Hộ kinh doanh sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chỉ được tiến hành hoạt động khi đã được các Sở - ngành thành phố cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
1. Xăng dầu các loại:
- Điều kiện hoạt động theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện; Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2001 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
2. Khí đốt các loại (bao gồm cả hoạt động chiết nạp):
- Điều kiện hoạt động theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện; Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2001 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
3. Thực phẩm thuộc danh mục thực phẩm có nguy cơ cao:
- Điều kiện hoạt động theo Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH1 ngày 26 tháng 7 năm 2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm.
4. Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; nguyên liệu sản xuất thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật:
- Điều kiện hoạt động theo Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2001.
5. Nguyên liệu thuốc lá:
- Điều kiện hoạt động theo Nghị định số 76/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc lá.
6. Hành nghề thú y:
Điều kiện hoạt động theo Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
7. Các dịch vụ bảo hiểm (bao gồm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm):
Điều kiện hoạt động theo Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000; Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm; Nghị định số 43/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 08 năm 2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
8. Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán:
Điều kiện hoạt động theo Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2003 về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương; Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
9. Dịch vụ lữ hành quốc tế:
Điều kiện hoạt động theo Luật Du lịch năm 2005.
III. HÀNG HÓA, DỊCH VỤ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN KHÔNG CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH:
Hộ kinh doanh phải thông hiểu đầy đủ các điều kiện khi đăng ký kinh doanh và thực hiện đầy đủ các điều kiện đó trong suốt quá trình kinh doanh.
1. Hóa chất độc khác không thuộc hóa chất bảng(theo Công ước quốc tế):
Điều kiện hoạt động theo Nghị định số 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học; Nghị định số 68/2005/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về an toàn hóa chất; Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2001 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
2. Thực phẩm ngoài danh mục thực phẩm có nguy cơ cao, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm:
Điều kiện hoạt động theo Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH1 ngày 26 tháng 7 năm 2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm; Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản.
3. Ngư cụ (bao gồm cả nguyên liệu để chế tạo ngư cụ) và trang thiết bị khai thác thủy sản:
Điều kiện hoạt động theo Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản.
4. Thức ăn nuôi thủy sản:
Điều kiện hoạt động theo Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản.
5. Giống vật nuôi được phép sản xuất kinh doanh:
Điều kiện hoạt động theo Pháp lệnh Giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24 tháng 3 năm 2004; Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản.
6. Thức ăn chăn nuôi:
Điều kiện hoạt động theo Nghị định số 15/CP ngày 19 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ về việc quản lý thức ăn chăn nuôi.
7. Giống cây trồng chính, giống cây trồng quý hiếm cần bảo tồn:
Điều kiện hoạt động theo Pháp lệnh Giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24 tháng 3 năm 2004.
8. Phân bón:
Điều kiện hoạt động theo Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2003 về quản lý sản xuất kinh doanh phân bón của Chính phủ.
9. Vật liệu xây dựng:
Điều kiện hoạt động theo Luật Xây dựng năm 2003.
10. Vật tư, thiết bị viễn thông (trừ thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến):
Điều kiện hoạt động theo Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông năm 2002; Nghị định số 160/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, viễn thông.
11. Thiết bị thu, phát sóng vô tuyến:
Điều kiện hoạt động theo Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông năm 2002; Nghị định số 24/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ.
12. Các loại máy, thiết bị, vật tư. các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động:
Điều kiện hoạt động theo Bộ luật Lao động; Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
13. Vàng:
Điều kiện hoạt động theo Nghị định số 174/1999/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng; Nghị định số 64/2003/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 174/1999/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
14. Giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật, vận chuyển sản phẩm động vật sau giết mổ, sơ chế:
Điều kiện hoạt động theo Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
15. Dịch vụ về giống cây trồng, vật nuôi theo Pháp lệnh Giống cây trồng và Giống vật nuôi:
Điều kiện hoạt động theo Pháp lệnh Giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24 tháng 3 năm 2004; Pháp lệnh Giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24 tháng 3 năm 2004.
16. Đại lý dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư (bao gồm cả đại lý dịch vụ chuyển phát thư cho tổ chức chuyển phát nước ngoài):
Điều kiện hoạt động theo Pháp lệnh Bưu chính, viễn thông năm 2002; Nghị định số 157/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, viễn thông về bưu chính.
17. Đại lý dịch vụ viễn thông:
Điều kiện hoạt động theo Pháp lệnh Bưu chính, viễn thông năm 2002; Nghị định số 160/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về viễn thông.
18. Dịch vụ cho thuê lưu trú:
Điều kiện hoạt động theo Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2001 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
19. Dịch vụ kinh doanh các tòa nhà cao trên 10 tầng làm khách sạn, nhà ở, văn phòng làm việc:
Điều kiện hoạt động theo Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2001 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
20. Dịch vụ cầm đồ:
Điều kiện hoạt động theo Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2001 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
21. Dịch vụ vận tải bằng ô tô:
Điều kiện hoạt động theo Luật Giao thông đường bộ năm 2001; Nghị định số 92/2001/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô.
22. Dịch vụ cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuê nhà tại Việt Nam:
Điều kiện hoạt động theo Nghị định số 56/CP ngày 18 tháng 9 năm 1995 của Chính phủ ban hành quy chế cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuê nhà tại Việt Nam; Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 2 năm 2001 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
23. Dịch vụ lưu trú du lịch; Dịch vụ lữ hành nội địa; Đại lý lữ hành; Dịch vụ vận chuyển khách du lịch; Dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch; Dịch vụ hướng dẫn viên:
Điều kiện hoạt động theo Luật Du lịch năm 2005.
| ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 5 |
TRONG LĨNH VỰC Y TẾ
(Kèm theo Quy trình đăng ký kinh doanh ban hành theo Quyết định số 07/2007/QĐ-UBND ngày 04 tháng 05 năm 2007 của Ủy ban nhân dân quận 5)
I. CÁC NGÀNH NGHỀ KHI ĐĂNG KÝ KINH DOANH PHẢI CÓ CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ Y, DƯỢC TƯ NHÂN, GỒM:
1. Các hình thức tổ chức hành nghề y tư nhân.
2. Các hình thức tổ chức hành nghề y dược học cổ truyền.
3. Các hình thức hành nghề dược tư nhân.
4. Các hình thức tổ chức hành nghề vacxin, sinh phẩm y tế tư nhân.
Điều kiện hoạt động theo Thông tư số 01/2004/TT-BYT ngày 06 tháng 01 năm 2004 của Bộ Y tế hướng dẫn về hành nghề y, dược tư nhân.
- Cơ sở hành nghề trang thiết bị y tế tư nhân
Điều kiện hoạt động theo mục Đ Thông tư số 01/2004/TT-BYT ngày 06 tháng 01 năm 2004 của Bộ Y tế hướng dẫn về hành nghề y, dược tư nhân.
- Dịch vụ săn sóc da mặt, trang điểm sắc đẹp
Điều kiện hoạt động theo Quy chế tạm thời về hoạt động ngành nghề săn sóc da mặt, trang điểm sắc đẹp (ban hành kèm theo Quyết định số 2912/1998/QĐ-UB ngày 22 tháng 6 năm 1998 của Ủy ban nhân dân quận 5).
- Cơ sở dịch vụ xoa bóp
Điều kiện hoạt động theo Thông tư số 11/2001/TT-BYT ngày 08 tháng 6 năm 2001 của Bộ Y tế hướng dẫn điều kiện hành nghề dịch vụ xoa bóp và điều chỉnh bởi Quyết định số 05/2003/QĐ-UB ngày 06 tháng 01 năm 2003 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành quy định về quản lý tổ chức và hoạt động dịch vụ xoa bóp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
| ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 5 |
TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA THÔNG TIN
(Kèm theo Quy trình đăng ký kinh doanh ban hành theo Quyết địnhsố 07/2007/QĐ-UBND ngày 04 tháng 05 năm 2007 của Ủy ban nhân dân quận 5).
I. Hoạt động in, gồm: in typô, ốp xét, in lõm (ống đồng), in lưới (in lụa), in plêxô, in laser, in khắc gỗ, in roneo, chế bản, đúc chữ, sắp chữ, phân màu... sau khi đăng ký kinh doanh chỉ hoạt động khi được Công an quận 5 cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự đối với hoạt động kinh doanh nghề đặc biệt (theo Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2001 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện). Điều kiện hoạt động in theo Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành thi hành một số điều của Luật Xuất bản ngày 03 tháng 12 năm 2004.
II. Kinh doanh các ngành nghề thuộc lĩnh vực văn hóa như: mua bán cho thuê sách báo, tranh ảnh, lịch; mua bán cho thuê băng đĩa âm thanh, băng đĩa hình, băng đĩa đầu máy trò chơi điện tử, chỉ tiến hành hoạt động khi bảo đảm các điều kiện kinh doanh (theo Nghị định số 11/2006/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về việc ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng).
III. Đối với các ngành nghề bán cho thuê băng đĩa hình, bán băng đĩa nhạc, trò chơi điện tử, internet, in lụa, vũ trường, karaoke: được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Quy hoạch của Quyết định số 265/2004/QĐ-UB ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt một số ngành nghề thương mại và dịch vụ trong lĩnh vực văn hóa - xã hội “nhạy cảm” dễ phát sinh tệ nạn xã hội trên địa bàn quận 5, giai đoạn 2004 - 2005.
IV. Kinh doanh dịch vụ internet: phải đảm bảo các điều kiện được quy định theo quy chế về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ internet ban hành kèm theo Quyết định số 125/2004/QĐ-UB ngày 06 tháng 5 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh; Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ quy định về đảm bảo an toàn, an ninh trong hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng internet tại Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 71/2004/QĐ-BCA (A11) ngày 29 tháng 01 năm 2004 của Bộ Công an; Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT ngày 14 tháng 7 năm 2005 về quản lý internet; Thông tư số 05/2004/TT-BBCVT ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Bộ Bưu chính, Viễn thông hướng dẫn thực hiện một số điều về xử lý vi phạm hành chính và khiếu nại, tố cáo quy định tại Chương IV Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet; Thông tư số 03/2006/TT-BBCVT ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Bộ Bưu chính, Viễn thông sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 05/2004/TT-BBCVT ngày 16 tháng 12 năn 2004 của Bộ Bưu chính, Viễn thông hướng dẫn thực hiện một số điều về xử lý vi phạm hành chính và khiếu nại, tố cáo quy định tại Chương IV Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet; Thông tư liên tịch số 60/2006/TT-BBCVT ngày 01 tháng 6 năm 2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Bưu chính, Viễn thông, Bộ Công an về quản lý trò chơi trực tuyến (ONLINE GAMES).
V. Kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử phải bảo đảm điều kiện theo Thông tư số 08/2000/TT-BVHTT ngày 28 tháng 4 năm 2000 của Bộ Văn hóa - Thông tin về hướng dẫn quản lý trò chơi điện tử; Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 11/2006/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về việc ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng.
| ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 5 |
- 1Nghị định 68/2005/NĐ-CP về an toàn hoá chất
- 2Nghị định 100/2005/NĐ-CP về việc thực hiện công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học
- 3Luật Doanh nghiệp 2005
- 4Nghị định 32/2006/NĐ-CP về việc quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
- 5Nghị định 59/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện
- 6Thông tư 03/2006/TT-BBCVT sửa đổi Thông tư 05/2004/TT-BBCVT hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm hành chính và khiếu nại, tố cáo tại Chương IV Nghị định 55/2001/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet do Bộ Bưu chính- Viễn thông ban hành
- 7Nghị định 88/2006/NĐ-CP về việc đăng ký kinh doanh và cơ quan đăng ký kinh doanh
- 8Quyết định 200/2004/QĐ-UB công bố danh sách các ngành nghề sản xuất, kinh doanh không cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không cấp mới hoặc điều chỉnh giấy phép đầu tư trong khu dân cư tập trung do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 9Nghị định 06/CP năm 1995 Hướng dẫn Bộ Luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động
- 10Nghị định 174/1999/NĐ-CP về việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng
- 11Quyết định 83/2000/QĐ-BTC về mức thu lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 12Nghị định 08/2001/NĐ-CP về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
- 13Quyết định 95/2001/QĐ-BTC sửa đổi Quyết định 83/2000/QĐ-BTC về mức thu lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 14Nghị định 76/2001/NĐ-CP về hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc lá
- 15Thông tư liên tịch 07/2001/TTLT/BKH-TCTK hướng dẫn ngành nghề kinh doanh sử dụng trong đăng ký kinh doanh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê ban hành
- 16Nghị định 110/2002/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 06/CP năm 1995 Hướng dẫn Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động
- 17Nghị định 103/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân
- 18Nghị định 113/2003/NĐ-CP về việc quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón
- 19Nghị định 141/2003/NĐ-CP về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương
- 20Nghị định 144/2003/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán
- 21Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 22Nghị định 24/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về tần số vô tuyến điện
- 23Pháp lệnh Thú y năm 2004
- 24Nghị định 160/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về viễn thông
- 25Nghị định 163/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm
- 26Luật Xuất bản 2004
- 27Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003
Quyết định 07/2007/QĐ-UBND về Quy trình giải quyết đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận 5 do Ủy ban nhân dân quận 5 ban hành
- Số hiệu: 07/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/05/2007
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Lê Văn Khoa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/05/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra