Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2012/QĐ-UBND

Vĩnh Yên, ngày 10 tháng 01 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI VÀ KHÍ THẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 396/TTr-STNMT ngày 02/12/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc để áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Điều 2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy định này.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phùng Quang Hùng

 

QUY ĐỊNH

PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI VÀ KHÍ THẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2011/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc để áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động phát thải nước thải, khí thải vào môi trường.

Điều 3. Giải thích thuật ngữ

1. Khí thải công nghiệp là hỗn hợp các thành phần vật chất phát thải ra môi trường không khí từ ống khói, ống thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp.

2. Nước thải công nghiệp là dung dịch thải ra từ các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp vào nguồn tiếp nhận nước thải.

3. Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân.

4. Nguồn tiếp nhận nước thải là nguồn nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ, có mục đích sử dụng xác định, nơi mà nước thải được xả vào.

5. Hệ số lưu lượng nguồn thải (Kf), hệ số lưu lượng/dung tích nguồn tiếp nhận (Kq) và giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải (Cmax) được quy định tại các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

6. Hệ số lưu lượng nguồn thải (Kp), hệ số vùng (Kv) và phương pháp tính nồng độ tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong khí thải được quy định tại các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

7. Ký hiệu A, B trong bảng phân vùng môi tr­ường tương ứng với cột A, cột B trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về n­ước thải, là giá trị của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nư­ớc thải khi xả vào các nguồn tiếp nhận quy định cho các mục đích sử dụng khác nhau.

8. Khoảng cách trong Quy định này được tính từ nguồn phát thải đến ranh giới khu vực phân vùng môi trường.

Chương II

PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI

Điều 4. Phân vùng môi trường các sông, suối, kênh, mương, khe, rạch

Phân vùng môi trường các sông, suối, kênh, mương, khe, rạch để tiếp nhận nước thải được thể hiện tại Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1. Phân vùng môi trường các sông, suối, kênh, mương, khe, rạch

TT

Tên sông, suối, kênh, rạch

Lưu lượng dòng chảy

Q (m3/s)

Thời điểm áp dụng

Từ năm 2012

Từ năm 2015

Từ năm 2020

1

Sông Hồng

200 < Q < 1000

A

A

A

2

Sông Lô

50 < Q ≤ 200

A

A

A

3

Sông Phó Đáy

Q ≤ 50

B

A

A

4

Sông Cà Lồ

Q ≤ 50

B

A

A

5

Sông Phan

Q ≤ 50

B

A

A

6

Các sông, suối, kênh, mương, khe, rạch còn lại

Q ≤ 50

B

B

A

Điều 5. Phân vùng môi trường các hồ, ao, đầm

Phân vùng môi trường các hồ, ao, đầm để tiếp nhận nước thải được thể hiện tại Bảng 2 dưới đây:

Bảng 2. Phân vùng môi trường các các hồ, ao, đầm

TT

Tên hồ, đầm

Địa điểm

Dung tích V (triệu m3)

Từ năm 2012

Từ năm 2015

Từ năm 2020

1

Đầm Vạc

TP. Vĩnh Yên

V≤10

A

A

A

Hồ Thanh Lanh

H. Bình Xuyên

V ≤10

A

A

A

Hồ Gia Khau

H. Bình Xuyên

V ≤10

A

A

A

Hồ Xạ Hương

H. Tam Đảo

V ≤10

A

A

A

Hồ Bản Long

H. Tam Đảo

V ≤10

A

A

A

Hồ Vân Trục

H. Lập Thạch

10 < V ≤ 100

A

A

A

Hồ Đại Lải

TX. Phúc Yên

10 < V ≤ 100

A

A

A

2

Đầm Rư­ng

H. Vĩnh Tường

V ≤10

B

A

A

Hồ Vĩnh Thành

H. Tam Đảo

V ≤10

B

A

A

Hồ Làng Hà

H. Tam Dương

V ≤10

B

A

A

Hồ Bò Lạc

H. Lập Thạch

V ≤10

B

A

A

3

Hồ Liễn Sơn

H. Lập Thạch

V ≤10

B

B

A

Hồ Khuôn

H. Lập Thạch

V ≤10

B

B

A

Hồ Suối Sải

H. Lập Thạch

V ≤10

B

B

A

Hồ Đồng Mồ

H. Sông Lô

V ≤10

B

B

A

Đầm Sổ

H. Vĩnh Tường

V ≤10

B

B

A

Đầm Tam Hồng

H. Yên Lạc

V ≤10

B

B

A

Đầm Cốc Lâm

H. Yên Lạc

V ≤10

B

B

A

4

Các hồ, ao, đầm còn lại

 

V ≤10

B

B

B

Điều 6. Điều khoản chuyển tiếp

1. Đối với các cơ sở sản xuất, chế biên, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày Quy định này có hiệu lực, đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (hoặc phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường, bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường) trong đó đã cam kết nước thải sau xử lý đạt loại B của các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường mà nước thải này có chảy vào nguồn tiếp nhận quy định áp dụng cột A từ năm 2012 thì cơ sở đó phải có biện pháp xử lý nước thải đạt loại A xong trước ngày 01/01/2015.

2. Đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày Quy định này có hiệu lực, đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (hoặc phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường, bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường) trong đó đã cam kết nước thải sau xử lý đạt loại A của các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường mà nước thải này chảy vào nguồn tiếp nhận quy định áp dụng cột B thì các cơ sở này vẫn phải áp dụng cột A. Trường hợp muốn điều chỉnh phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Chương III

PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG TIẾP NHẬN KHÍ THẢI

Điều 7. Vùng 1, áp dụng hệ số vùng Kv = 0,6

1. Khu vực Vườn Quốc gia Tam Đảo (huyện Tam Đảo và Bình Xuyên), Khu rừng nghiên cứu của Trung tâm Khoa học sản xuất Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ (xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên), Trạm đa dạng sinh học Mê Linh (xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên), các khu rừng đặc dụng khác; các di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng. Cụ thể:

a) Rừng đặc dụng xác định theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 gồm: Vườn Quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.

b) Di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng bao gồm các di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa được UNESCO, Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ chủ quản ra quyết định thành lập và xếp hạng.

2. Cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ có khoảng cách ranh giới đến khu vực quy định tại khoản 1, Điều 7 của Quy định này dưới 05 (năm) km.

Điều 8. Vùng 2, áp dụng hệ số vùng Kv = 0,8

1. Khu vực nội thành, nội thị các đô thị sau:

a) Nội thành thành phố Vĩnh Yên gồm các phường: Đống Đa, Đồng Tâm, Tích Sơn, Liên Bảo, Hội Hợp, Ngô Quyền, Khai Quang;

b) Nội thị thị xã Phúc Yên gồm các phường: Trưng Trắc, Hùng Vương, Trưng Nhị, Phúc Thắng, Xuân Hòa, Đồng Xuân;

c) Thị trấn Hương Canh thuộc huyện Bình Xuyên.

2. Cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ có khoảng cách ranh giới đến khu vực quy định tại khoản 1, Điều 8 của Quy định này dưới 05 (năm) km.

Điều 9. Vùng 3, áp dụng hệ số vùng Kv = 1, 0

1. Các đô thị sau: Thị trấn Gia Khánh và thị trấn Thanh Lãng thuộc huyện Bình Xuyên; thị trấn Hợp Hòa thuộc huyện Tam Dương; thị trấn Yên Lạc thuộc huyện Yên Lạc; thị trấn Lập Thạch và thị trấn Hoa Sơn thuộc huyện Lập Thạch; thị trấn Thổ Tang, thị trấn Vĩnh Tường và thị trấn Tứ Trưng thuộc huyện Vĩnh Tường; thị trấn Tam Sơn thuộc huyện Sông Lô; xã Hợp Châu thuộc huyện Tam Đảo.

2. Vùng ngoại thành, ngoại thị của các đô thị quy định tại khoản 1, Điều 8 của Quy định này (trừ Thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên).

3. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cụm kinh tế - xã hội đã được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc phê duyệt quy hoạch.

4. Cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ có khoảng cách đến ranh giới khu vực quy định tại các khoản 1, 2 và 3, Điều 9 của Quy định này dưới 05 (năm) km.

Điều 10. Vùng 4, áp dụng hệ số vùng Kv = 1,2

Bao gồm các xã khu vực nông thôn. Cụ thể:

1. Các xã khu vực nông thôn thuộc huyện Bình Xuyên bao gồm: Bá Hiến, Thiện Kế, Sơn Lôi, Tam Hợp, Quất Lưu, Hương Sơn, Đạo Đức, Tân Phong và Phú Xuân.

2. Các xã khu vực nông thôn thuộc huyện Yên Lạc bao gồm: Đồng Văn, Trung Nguyên, Tề Lỗ, Bình Định, Đồng Cương, Văn Tiến, Nguyệt Đức, Trung Kiên, Trung Hà, Hồng Phương, Yên Phương, Hồng Châu, Liên Châu, Đại Tự, Tam Hồng, Yên Đồng.

3. Các xã khu vực nông thôn thuộc huyện Vĩnh Tường bao gồm: Bình Dương, Vân Xuân, Vĩnh Sơn, Vũ Di, Ngũ Kiên, Phú Đa, Vĩnh Ninh, Vĩnh Thịnh, An Tường, Phú Thịnh, Lý Nhân, Cao Đại, Thượng Trưng, Tân Cương, Tuân Chính, Tam Phúc, Lũng Hoà, Bồ Sao, Việt Xuân, Yên Lập, Tân Tiến, Chấn Hưng, Đại Đồng, Nghĩa Hưng, Yên Bình, Kim Xá.

4. Các xã khu vực nông thôn thuộc huyện Tam Dương bao gồm: Hợp Thịnh, Kim Long, An Hoà, Duy Phiên, Thanh Vân, Hoàng Đan, Hoàng Lâu, Vân Hội, Đạo Tú.

5. Các xã khu vực nông thôn thuộc huyện Lập Thạch bao gồm: Sơn Đông, Đồng Ích, Đình Chu, Văn Quán, Tiên Lữ, Triệu Đề.

6. Các xã khu vực nông thôn thuộc huyện Sông Lô bao gồm: Cao Phong, Đức Bác, Như Thuỵ, Tứ Yên.

Điều 11. Vùng 5, áp dụng hệ số vùng Kv =1,4

Bao gồm các xã khu vực nông thôn miền núi. Cụ thể:

1. Các xã nông thôn miền núi thuộc huyện Sông Lô bao gồm: Bạch Lựu, Đôn Nhân, Đồng Quế, Đồng Thịnh, Hải Lựu, Lãng Công, Nhạo Sơn, Nhân Đạo, Phương Khoan, Quang Yên, Tân Lập, Yên Thạch.

2. Các xã nông thôn miền núi thuộc huyện Lập Thạch bao gồm: Vân Trục, Tử Du, Bắc Bình, Quang Sơn, Hợp Lý, Liễn Sơn, Liên Hoà, Bàn Giản, Ngọc Mỹ, Thái Hoà, Xuân Lôi, Xuân Hoà.

3. Các xã nông thôn miền núi thuộc huyện Tam Dương bao gồm: Hoàng Hoa, Đồng Tĩnh, Hướng Đạo.

4. Các xã khu vực nông thôn miền núi thuộc huyện Tam Đảo bao gồm: Yên Dương, Bồ Lý, Đạo Trù, Đại Đình, Tam Quan, Hồ Sơn, Minh Quang.

Xã nông thôn miền núi thuộc huyện Bình Xuyên bao gồm: Trung Mỹ.

Điều 12. Áp dụng hệ số vùng cho một số trường hợp đặc thù

1. Cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ có khoảng cách đến 02 vùng trở lên nhỏ hơn 05 km thì áp dụng hệ số vùng đối với vùng có hệ số nhỏ nhất (chỉ áp dụng đối với vùng 1, vùng 2 và vùng 3) .

2. Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ trong tỉnh nằm cách địa giới của tỉnh dưới 05 km thì việc xác định hệ số vùng áp dụng phải căn cứ vào phân vùng môi trường của các địa phương giáp ranh, đảm bảo theo nguyên tắc như quy định tại khoản 1 Điều này. Việc xác định hệ số vùng của địa phương giáp ranh căn cứ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm xác định hệ số vùng cho từng trường hợp cụ thể.

Điều 13. Thay đổi, điều chỉnh hệ số vùng

1. Khi có sự điều chỉnh về ranh giới hành chính, thành lập mới, thay đổi về loại đô thị hoặc các thay đổi khác có liên quan đến việc áp dụng hệ số vùng thì sẽ được áp dụng hệ số vùng mới tương ứng với sự thay đổi đó.

2. Đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày áp dụng hệ số vùng mới ở trên mà đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép áp dụng hệ số vùng có hệ số lớn hơn thì tiếp tục được áp dụng hệ số vùng cũ (hệ số lớn hơn) trong thời gian 12 tháng kể từ ngày hệ số vùng mới được áp dụng.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Tổ chức thực hiện

1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định này.

2. Các tổ chức, cá nhân là chủ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm quan trắc, thống kê, kiểm toán chất thải để áp dụng hệ số lưu lượng nguồn thải; cung cấp đúng, đủ, kịp thời các thông tin, số liệu về lưu lượng nước thải, khí thải cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát hiện thấy vướng mắc, bất cập, các Sở, Ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, nghiên cứu đề xuất UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 01/2012/QĐ-UBND quy định phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

  • Số hiệu: 01/2012/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 10/01/2012
  • Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
  • Người ký: Phùng Quang Hùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản