ĐÂY LÀ NỘI DUNG CÓ THU PHÍ
Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
VỀ CHẾ TẠO VÀ KIỂM TRA PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ XẾP DỠ
National technical regulation on construction and survey of lifting appliances
1.1. Phạm vi điều chỉnh1.1.1. Quy chuẩn này quy định về các yêu cầu kỹ thuật liên quan đến thiết kế, chế tạo, sửa chữa, cải tạo, nhập khẩu, sử dụng và các yêu cầu về quản lý, kiểm tra, chứng nhận an toàn kỹ thuật đối với các phương tiện, thiết bị xếp dỡ. Bao gồm :- Cần trục, cầu trục, cổng trục, bán cổng trục, trục cáp các loại;- Palăng, xe tời, tời kéo, bàn nâng, máy vận thăng, thang cuốn, băng tải, xe nâng hàng các loại, thiết bị công tác nâng hạ người và hàng, cầu hành khách; - Các loại bộ phận mang tải (gầu ngoạm, dây, xà treo hàng, khung nâng di động, thùng chứa), Xe tời điện chạy trên ray;- Các phương tiện, thiết bị xếp dỡ, nâng hạ chuyên dụng, búa đóng cọc. 1.1.2. Ngoài các quy định trong Quy chuẩn này các phương tiện, thiết bị xếp dỡ còn phải thoả mãn các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, quy định, hướng dẫn, tiêu chuẩn, quy chuẩn có liên quan cho từng chủng loại. 1.1.3. Quy chuẩn này không áp dụng cho các phương tiện, thiết bị xếp dỡ lắp đặt trên phương tiện thuỷ.1.2. Đối tượng áp dụngQuy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thiết kế, chế tạo, sửa chữa, cải tạo, nhập khẩu, sử dụng và kiểm tra, chứng nhận phương tiện, thiết bị xếp dỡ trong giao thông vận tải, tại các cảng, sân bay, các cơ sở đóng mới và sửa chữa phương tiện giao thông vận tải đường thuỷ, đường sắt, đường bộ, hàng không, công trình biển trên phạm vi cả nước.1.3. Giải thích từ ngữTrong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:1.3.1. Phương tiện, thiết bị xếp dỡ Phương tiện, thiết bị dùng để nâng, hạ, di chuyển, xếp dỡ hàng hoặc người.1.3.2. Tải trọng làm việc an toàn (SWL) Khối lượng hàng lớn nhất được phép xếp dỡ, nâng hạ kể cả các bộ phận dùng để nâng như: gầu ngoạm, móc, cáp, xà, khung cẩu ở mã hàng được nâng.1.3.3. Tải trọng cho phép đối với các chi tiết tháo đượcTải trọng cho phép được tính toán dựa trên tải trọng thử đối với các chi tiết tháo được (riêng đối với xích và cáp là tải trọng làm đứt), tải trọng đó tương đương với trị số của tải trọng lớn nhất xác định khi tính toán phương tiện, thiết bị xếp dỡ.1.3.4. Kết cấu chịu lựcCác kết cấu thuộc thân cần, cột, dầm, giá đỡ bệ máy và các kết cấu khác chịu tải trọng tác dụng vào phương tiện, thiết bị xếp dỡ.1.3.5. Các cơ cấuCơ cấu nâng hàng, cơ cấu nâng cần, cơ cấu quay và cơ cấu di chuyển của cần trục bao gồm cả bộ phận dẫn động.1.3.6. Chi tiết tháo đượcPuly, móc cẩu, mắt xoay, tăng đơ, cáp, xích và các chi tiết khác liên kết tháo được với các kết cấu của phương tiện, thiết bị xếp dỡ.1.3.7. Thiết bị cảnh báo và bảo vệ an toàn- Thiết bị cảnh báo tự động phát tín hiệu (âm thanh và ánh sáng) dùng để báo hiệu trạng thái làm việc có nguy cơ phát sinh sự cố.- Thiết bị bảo vệ tự động tạm dừng hoạt động của các máy để tránh khỏi tình trạng giới hạn.1.3.8. Hệ số dự trữ phanhTỷ số giữa mômen tĩnh do phanh sinh ra với mômen tĩnh trên trục phanh dưới tác dụng của tải trọng tính toán.1.3.9. Phanh thường mởLoại phanh chỉ đóng khi có lực tác dụng.1.3.10. Phanh thường đóngLoại phanh chỉ mở khi có lực tác dụng.1.3.11. Phanh điều khiểnLoại phanh khi đóng hoặc mở được thực hiện bởi người điều khiển cần trục tác động lên cơ cấu điều khiển của phanh, không phụ thuộc vào bộ phận truyền động của máy.1.3.12. Phanh tự độngLoại phanh tự động đóng khi cơ cấu làm việc đến trạng thái giới hạn.1.3.13. Đăng kiểmCục Đăng kiểm Việt Nam – Vietnam Register (VR).2.1. Quy định về thiết kế và hồ sơ kỹ thuật2.1.1. Các quy định kỹ thuật trong thiết kế phương tiện, thiết bị xếp dỡ phải phù hợp với Chương 2 của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4244: 2005 “Thiết bị nâng - Thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật”, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn có liên quan cho từng chủng loại và được Đăng kiểm thẩm định.2.1.2. Hồ sơ kỹ thuật chủ yếu đối với các phương tiện, thiết bị xếp dỡ chế tạo, cải tạo dưới sự giám sát kỹ thuật của Đăng kiểm bao gồm:2.1.2.1. Bản thuyết minh chung; bản tính chọn thiết bị điện, thủy lực hoặc kĐÂY LÀ NỘI DUNG CÓ THU PHÍ
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Thông tư 26/2010/TT-BGTVT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị xếp dỡ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4244:2005 về thiết bị nâng - thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5179:1990 (ST SEV 5312-85)
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3147:1990 về Quy phạm an toàn trong công tác xếp dỡ - Yêu cầu chung
- 5Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 38:2015/BGTVT về kiểm tra và chế tạo công – te – nơ vận chuyển trên các phương tiện vận tải do bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 22:2018/BGTVT về Chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị xếp dỡ
HIỆU LỰC VĂN BẢN
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 22:2010/BGTVT về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị xếp dỡ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: QCVN22:2010/BGTVT
- Loại văn bản: Quy chuẩn
- Ngày ban hành: 09/09/2010
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản