Hệ thống pháp luật

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

QCVN 17:2010/BTTTT

VỀ PHỔ TẦN VÀ TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ ĐỐI VỚI THIẾT BỊ PHÁT HÌNH

SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ TƯƠNG TỰ

National technical regulation on electromagnetic compatibility and radio spectrum for transmitting equipment for the analogue television broadcasting service

Lời nói đầu

QCVN 17:2010/BTTTT được xây dựng trên cơ sở soát xét, chuyển đổi Tiêu chuẩn Ngành TCN 68-246:2006 “Thiết bị phát hình sử dụng công nghệ tương tự - Yêu cầu về phổ tần và tương thích điện từ” ban hành theo Quyết định số 27/2006/QĐ-BBCVT ngày 25 tháng 07 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông).

Các yêu cầu kỹ thuật của QCVN 17:2010/BTTTT được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn ETSI EN 302 297 v1.1.1 (2005-01) của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI).

QCVN 17:2010/BTTTT do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt và được ban hành kèm theo Thông tư số 18/2010/TT-BTTTT ngày 30 tháng 07 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này áp dụng cho các loại thiết bị phát hình quảng bá sử dụng công nghệ tương tự, với độ rộng băng tần kênh 8 MHz, điều chế âm, hoạt động trong các băng tần đã được quy định nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả phổ tần và không gây can nhiễu đến các hệ thống khác. Hiện tại, các băng tần số này nằm trong các băng truyền hình I, III, IV và V.

1.2. Tài liệu viện dẫn

ETSI EN 302 297 v1.1.1 (2005-01) Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Transmitting equipment for the analogue television broadcasting service; Harmonized EN under article 3.2 of the R & TTE Directive.

1.3. Giải thích từ ngữ

1.3.1. Cổng ăng ten (antenna port)

Cổng của một thiết bị được thiết kế nối tới ăng ten trong chế độ hoạt động bình thường.

1.3.2. Truyền hình tương tự (analogue television)

Truyền hình mà tín hiệu mang thông tin về hình ảnh là tín hiệu tương tự.

CHÚ THÍCH: Tín hiệu mang thông tin về âm thanh có thể là tín hiệu tương tự hoặc số.

1.3.3. Dịch vụ quảng bá (broadcasting service)

Dịch vụ thông tin phát diện rộng không khoá mã.

1.3.4. Bức xạ vỏ (cabinet radiation)

Bức xạ từ vỏ của thiết bị, ngoại trừ bức xạ từ ăng ten hay cáp kết nối.

1.3.5. Công suất sóng mang (carrier power)

Công suất mà máy phát cấp đến ăng ten, tính trung bình trong một chu kỳ tần số, trong điều kiện không điều chế.

1.3.6. Loại phát xạ (class of emission)

Tập hợp các đặc tính của một phát xạ được xác định bằng các ký hiệu chuẩn, ví dụ như loại điều chế sóng mang chính, tín hiệu điều chế, loại thông tin sẽ phát đi và các đặc tính tín hiệu bổ sung, nếu có.

1.3.7. dBc

Đề xi ben tương đối so với công suất sóng mang không điều chế của phát xạ.

CHÚ THÍCH: Trong trường hợp không có sóng mang, ví dụ với một số kỹ thuật điều chế số không thể truy nhập sóng mang, mức chuẩn tương đương với dBc là decibel tương đối so với công suất trung bình.

1.3.8. Cổng vỏ (enclosure port)

Biên vật lý của

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 17:2010/BTTTT về phổ tần và tương thích điện từ đối với thiết bị phát hình sử dụng công nghệ tương tự do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

  • Số hiệu: QCVN17:2010/BTTTT
  • Loại văn bản: Quy chuẩn
  • Ngày ban hành: 30/07/2010
  • Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản