Hệ thống pháp luật

Chương 4 Pháp lệnh tổ chức Toà án nhân dân tối cao và tổ chức Toà án nhân dân địa phương năm 1961

Chương 4:

VIỆC BẦU CỬ HỘI THẨM NHÂN DÂN VÀ CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC CỦA HỘI THẨM NHÂN DÂN

Điều 16

Khi Toà án nhân dân tối cao xét xử có hội thẩm nhân dân tham gia thì hội thẩm nhân dân do Uỷ ban thường vụ Quốc hội cử ra, căn cứ vào sự giới thiệu của các đoàn thể nhân dân ở trung ương.

Điều 17

Các hội thẩm nhân dân của các Toà án nhân dân địa phương các cấp do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra và bãi miễn.

Nhiệm kỳ của hội thẩm nhân dân của các Toà án nhân dân địa phương các cấp là hai năm.

Điều 18

Số hội thẩm nhân dân của mỗi Toà án nhân dân địa phương do Chánh án Toà án nhân dân cấp ấy căn cứ vào sự hướng dẫn của Chánh án Toà án nhân dân tối cao mà đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.

Danh sách những người ứng cử hội thẩm nhân dân của mỗi Toà án nhân dân địa phương do các đoàn thể nhân dân cùng cấp giới thiệu.

Điều 19

Hội thẩm nhân dân có trách nhiệm đến Toà án để làm nhiệm vụ của mình theo đúng ngày, giờ mà Toà án nhân dân đã định.

Các cơ quan, đoàn thể, xí nghiệp, công trường, nông trường, hợp tác xã có cán bộ, công nhân, viên chức, xã viên làm hội thẩm nhân dân, phải tạo điều kiện thuận lợi cho hội thẩm nhân dân làm nhiệm vụ.

Điều 20

Trong thời gian làm nhiệm vụ ở Toà án, nếu hội thẩm nhân dân là những người ăn lương của Nhà nước thì vẫn được hưởng tiền lương của mình; nếu hội thẩm nhân dân không phải là người ăn lương của Nhà nước thì được hưởng một khoản phụ cấp do Nhà nước đài thọ.

Pháp lệnh tổ chức Toà án nhân dân tối cao và tổ chức Toà án nhân dân địa phương năm 1961

  • Số hiệu: 18/LCT
  • Loại văn bản: Pháp lệnh
  • Ngày ban hành: 23/03/1961
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Hồ Chí Minh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 13
  • Ngày hiệu lực: 30/03/1961
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH