Điều 18 Pháp lệnh Thú y năm 2004
Điều 18. Tổ chức chống dịch trong vùng có dịch
1. Khi công bố dịch, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo ngành nông nghiệp, ngành thuỷ sản, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các biện pháp sau đây:
a) Xác định giới hạn vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm; đặt biển báo hiệu, trạm gác và hướng dẫn việc đi lại, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tránh vùng có dịch;
b) Cấm người không có nhiệm vụ vào nơi có động vật mắc bệnh hoặc chết; hạn chế người ra, vào vùng có dịch;
c) Cấm giết mổ, đưa vào, mang ra hoặc lưu thông trong vùng có dịch động vật, sản phẩm động vật dễ nhiễm bệnh dịch đã công bố;
d) Khẩn cấp tổ chức tiêm phòng hoặc áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật dễ nhiễm bệnh dịch đã công bố trong vùng có dịch và vùng bị dịch uy hiếp; chữa bệnh hoặc tiêu hủy động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh theo hướng dẫn của cơ quan thú y có thẩm quyền; tăng cường theo dõi, giám sát động vật trong vùng đệm;
đ) Khử trùng tiêu độc chuồng nuôi, ao, đầm, nơi chăn thả động vật mắc bệnh, phương tiện, dụng cụ dùng trong chăn nuôi, chất thải, môi trường bị ô nhiễm theo hướng dẫn của cơ quan thú y và thực hiện các biện pháp vệ sinh thú y cần thiết khác trong vùng có dịch.
2. Khi công bố dịch, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo ngành nông nghiệp, ngành thuỷ sản, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Khi công bố dịch, Thủ tướng Chính phủ quyết định:
a) Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh động vật;
b) Giao cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tại các địa phương có dịch.
4. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật có quyền huy động người, phương tiện, kinh phí theo quy định của pháp luật để tổ chức thực hiện các biện pháp dập dịch.
Pháp lệnh Thú y năm 2004
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc hoạt động thú y
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về thú y
- Điều 6. Trách nhiệm quản lý nhà nước về thú y
- Điều 7. Hệ thống tiêu chuẩn vệ sinh thú y; hệ thống tiêu chuẩn thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y
- Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 9. Nội dung phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh cho động vật
- Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh cho động vật
- Điều 11. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh cho động vật
- Điều 12. Điều kiện vệ sinh thú y trong chăn nuôi
- Điều 13. Chăm sóc sức khỏe cho động vật
- Điều 14. Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
- Điều 15. Xây dựng chương trình khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật
- Điều 16. Trách nhiệm xử lý bệnh dịch động vật
- Điều 17. Thẩm quyền và điều kiện công bố dịch bệnh động vật
- Điều 18. Tổ chức chống dịch trong vùng có dịch
- Điều 19. Phòng, chống dịch trong vùng bị dịch uy hiếp
- Điều 20. Phòng, chống dịch trong vùng đệm
- Điều 21. Điều kiện và thẩm quyền công bố hết dịch
- Điều 22. Quỹ phòng, chống dịch bệnh cho động vật
- Điều 23. Nguyên tắc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
- Điều 24. Nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
- Điều 25. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
- Điều 26. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật lưu thông trong nước
- Điều 27. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu
- Điều 28. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu
- Điều 29. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam
- Điều 30. Kiểm dịch động vật tham gia hội chợ, triển lãm, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật; sản phẩm động vật tham gia hội chợ, triển lãm
- Điều 31. Nguyên tắc kiểm soát giết mổ động vật
- Điều 32. Nội dung kiểm soát giết mổ động vật
- Điều 33. Điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ, sơ chế động vật
- Điều 34. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc giết mổ động vật
- Điều 35. Nguyên tắc kiểm tra vệ sinh thú y
- Điều 36. Nội dung kiểm tra vệ sinh thú y
- Điều 37. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc kiểm tra vệ sinh thú y
- Điều 38. Điều kiện sản xuất, gia công, san chia thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y
- Điều 39. Điều kiện kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y
- Điều 40. Điều kiện để thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được đưa vào Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam, Danh mục chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam
- Điều 41. Kiểm nghiệm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y
- Điều 42. Thử nghiệm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y mới được sản xuất trong nước
- Điều 43. Khảo nghiệm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam
- Điều 44. Kiểm định thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y
- Điều 45. Chi phí, phí, lệ phí kiểm nghiệm, thử nghiệm, khảo nghiệm, kiểm định thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y
- Điều 46. Công bố tiêu chuẩn chất lượng thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y
- Điều 47. Công bố chất lượng thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y phù hợp tiêu chuẩn
- Điều 48. Điều kiện nhập khẩu, xuất khẩu thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y
- Điều 49. Quy định về nhãn thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y
- Điều 50. Xử lý thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y
- Điều 51. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y