Hệ thống pháp luật

Mục 3 Chương 3 Pháp lệnh Thú y năm 2004

Mục 3: KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y

Điều 35. Nguyên tắc kiểm tra vệ sinh thú y

1. Việc kiểm tra vệ sinh thú y phải được thực hiện trong chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, sơ chế, bảo quản, lưu thông, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật tươi sống.

2. Việc kiểm tra vệ sinh thú y phải được thực hiện theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định.

3. Việc kiểm tra vệ sinh thú y chỉ được thực hiện đối với các đối tượng có trong Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành.

4. Chỉ những người có thẻ kiểm dịch viên động vật mới được làm nhiệm vụ kiểm tra vệ sinh thú y tại các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 36. Nội dung kiểm tra vệ sinh thú y

1. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện tiêu chuẩn vệ sinh thú y quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h, i, k và l khoản 2, các điểm a, b, c, d, đ, g, h, i, k và l khoản 3 Điều 7 của Pháp lệnh này đối với:

a) Cơ sở chăn nuôi, thu gom, kinh doanh động vật; cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống;

b) Trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển dùng trong chăn nuôi;

c) Thức ăn chăn nuôi, nước dùng cho động vật tại các cơ sở chăn nuôi tập trung; nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi;

d) Chất thải động vật, đối tượng khác thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y;

đ) Vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật;

e) Khu cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;

g) Cơ sở giết mổ, sơ chế, bảo quản động vật, sản phẩm động vật;

h) Cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y.

2. Thực hiện các biện pháp kỹ thuật để phát hiện các đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y.

3. Kết luận và xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 37. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc kiểm tra vệ sinh thú y

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản có trách nhiệm ban hành:

a) Danh mục đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y; Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y;

b) Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh thú y;

c) Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục kiểm tra vệ sinh thú y.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản có trách nhiệm kiểm tra vệ sinh thú y các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 36 của Pháp lệnh này đối với các cơ sở chăn nuôi do trung ương quản lý, các cơ sở giết mổ xuất khẩu theo phân cấp và xử lý vi phạm theo quy định của pháp lụât.

3. Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo các cơ quan có liên quan ở địa phương phối hợp thực hiện các quy định về kiểm tra vệ sinh thú y và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

4. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về thú y ở địa phương có trách nhiệm kiểm tra vệ sinh thú y đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 36 của Pháp lệnh này và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

5. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật phải chấp hành các quy định về kiểm tra vệ sinh thú y; trả phí và lệ phí kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.

Pháp lệnh Thú y năm 2004

  • Số hiệu: 18/2004/PL-UBTVQH11
  • Loại văn bản: Pháp lệnh
  • Ngày ban hành: 29/04/2004
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Văn An
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 17
  • Ngày hiệu lực: 01/10/2004
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH