Mục 2 Chương 3 Pháp lệnh Thú y năm 2004
Mục 2: KIỂM SOÁT GIẾT MỔ ĐỘNG VẬT
Điều 31. Nguyên tắc kiểm soát giết mổ động vật
1. Động vật giết mổ phải được kiểm soát đúng quy trình, thủ tục tại cơ sở giết mổ theo quy định tại
2. Động vật giết mổ phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định tại điểm h khoản 2, điểm h khoản 3 Điều 7 của Pháp lệnh này, bảo đảm vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Sản phẩm động vật trước khi đưa ra lưu thông phải được kiểm tra, xác định là đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y và được đóng dấu hoặc đánh dấu kiểm soát giết mổ hoặc dán tem vệ sinh thú y.
4. Chỉ những người có thẻ kiểm dịch viên động vật mới được làm nhiệm vụ kiểm soát giết mổ động vật tại cơ sở giết mổ động vật.
Điều 32. Nội dung kiểm soát giết mổ động vật
1. Kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với động vật giết mổ theo quy định tại điểm h khoản 2, điểm h khoản 3 Điều 7 của Pháp lệnh này.
2. Kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ, sơ chế động vật quy định tại điểm i khoản 2, điểm i khoản 3 Điều 7 của Pháp lệnh này.
3. Kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với người trực tiếp tham gia giết mổ động vật quy định tại
4. Kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, bảo đảm động vật trước khi giết mổ không mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
5. Kiểm tra động vật trước, trong và sau khi giết mổ để phát hiện đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.
6. Phát hiện và xử lý động vật mắc bệnh, chết; sản phẩm động vật không đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
7. Đóng dấu kiểm soát giết mổ hoặc đánh dấu kiểm soát giết mổ trên thân thịt hoặc dán tem vệ sinh thú y; cấp giấy chứng nhận kiểm dịch để lưu thông sản phẩm động vật.
Điều 33. Điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ, sơ chế động vật
1. Địa điểm cơ sở giết mổ, sơ chế động vật phải theo quy hoạch của Uỷ ban nhân dân các cấp, bảo đảm vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường.
2. Bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ, sơ chế động vật quy định tại điểm i khoản 2, điểm i khoản 3 Điều 7 của Pháp lệnh này.
3. Người trực tiếp giết mổ động vật, sơ chế động vật phải có đủ tiêu chuẩn sức khỏe, không mắc bệnh truyền nhiễm, da liễu, có giấy khám sức khỏe định kỳ của cơ quan y tế tại địa phương.
Điều 34. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc giết mổ động vật
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản quy định trình tự, thủ tục kiểm soát giết mổ động vật, con dấu kiểm soát giết mổ, đánh dấu kiểm soát giết mổ, tem vệ sinh thú y, thẻ kiểm dịch viên động vật.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản có trách nhiệm kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại các cơ sở giết mổ, sơ chế động vật xuất khẩu.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quy hoạch địa điểm cơ sở giết mổ động vật tập trung trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp dưới quy hoạch, xây dựng cơ sở giết mổ ở cấp huyện, cấp xã.
4. Cơ quan thú y địa phương có trách nhiệm kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và hướng dẫn xử lý chất thải động vật tại các cơ sở giết mổ, sơ chế động vật phục vụ cho tiêu dùng nội địa.
5. Tổ chức, cá nhân kinh doanh động vật, sản phẩm động vật phải thực hiện việc giết mổ động vật tại cơ sở giết mổ và trả phí, lệ phí kiểm soát giết mổ theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Pháp lệnh Thú y năm 2004
- Số hiệu: 18/2004/PL-UBTVQH11
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 29/04/2004
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 17
- Ngày hiệu lực: 01/10/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc hoạt động thú y
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về thú y
- Điều 6. Trách nhiệm quản lý nhà nước về thú y
- Điều 7. Hệ thống tiêu chuẩn vệ sinh thú y; hệ thống tiêu chuẩn thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y
- Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 9. Nội dung phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh cho động vật
- Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh cho động vật
- Điều 11. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh cho động vật
- Điều 12. Điều kiện vệ sinh thú y trong chăn nuôi
- Điều 13. Chăm sóc sức khỏe cho động vật
- Điều 14. Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
- Điều 15. Xây dựng chương trình khống chế, thanh toán dịch bệnh động vật
- Điều 16. Trách nhiệm xử lý bệnh dịch động vật
- Điều 17. Thẩm quyền và điều kiện công bố dịch bệnh động vật
- Điều 18. Tổ chức chống dịch trong vùng có dịch
- Điều 19. Phòng, chống dịch trong vùng bị dịch uy hiếp
- Điều 20. Phòng, chống dịch trong vùng đệm
- Điều 21. Điều kiện và thẩm quyền công bố hết dịch
- Điều 22. Quỹ phòng, chống dịch bệnh cho động vật
- Điều 23. Nguyên tắc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
- Điều 24. Nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
- Điều 25. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
- Điều 26. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật lưu thông trong nước
- Điều 27. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu
- Điều 28. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu
- Điều 29. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam
- Điều 30. Kiểm dịch động vật tham gia hội chợ, triển lãm, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật; sản phẩm động vật tham gia hội chợ, triển lãm
- Điều 31. Nguyên tắc kiểm soát giết mổ động vật
- Điều 32. Nội dung kiểm soát giết mổ động vật
- Điều 33. Điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ, sơ chế động vật
- Điều 34. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc giết mổ động vật
- Điều 35. Nguyên tắc kiểm tra vệ sinh thú y
- Điều 36. Nội dung kiểm tra vệ sinh thú y
- Điều 37. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc kiểm tra vệ sinh thú y
- Điều 38. Điều kiện sản xuất, gia công, san chia thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y
- Điều 39. Điều kiện kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y
- Điều 40. Điều kiện để thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được đưa vào Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam, Danh mục chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam
- Điều 41. Kiểm nghiệm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y
- Điều 42. Thử nghiệm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y mới được sản xuất trong nước
- Điều 43. Khảo nghiệm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam
- Điều 44. Kiểm định thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y
- Điều 45. Chi phí, phí, lệ phí kiểm nghiệm, thử nghiệm, khảo nghiệm, kiểm định thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y
- Điều 46. Công bố tiêu chuẩn chất lượng thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y
- Điều 47. Công bố chất lượng thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y phù hợp tiêu chuẩn
- Điều 48. Điều kiện nhập khẩu, xuất khẩu thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y
- Điều 49. Quy định về nhãn thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y
- Điều 50. Xử lý thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y
- Điều 51. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y