Chương 1 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005
Pháp lệnh này điều chỉnh các hoạt động ngoại hối tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1. Tổ chức, cá nhân là người cư trú, người không cư trú có hoạt động ngoại hối tại Việt Nam.
2. Các đối tượng khác có liên quan đến hoạt động ngoại hối.
Điều 3. Chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách quản lý ngoại hối nhằm tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm lợi ích hợp pháp cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngoại hối, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế; thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia, nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam; thực hiện mục tiêu trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam; thực hiện các cam kết của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về ngoại hối và hoàn thiện hệ thống quản lý ngoại hối của Việt Nam.
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Ngoại hối bao gồm:
a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);
b) Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;
c) Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
d) Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
đ) Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.
2. Người cư trú là tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng sau đây:
a) Tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức tín dụng);
b) Tổ chức kinh tế được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trừ đối tượng quy định tại điểm a khoản này (sau đây gọi là tổ chức kinh tế);
c) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam;
d) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài;
đ) Văn phòng đại diện tại nước ngoài của các tổ chức quy định tại các điểm a, b và c khoản này;
e) Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam; công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng; công dân Việt Nam làm việc tại các tổ chức quy định tại điểm d và điểm đ khoản này và cá nhân đi theo họ;
g) Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài;
h) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thời hạn từ 12 tháng trở lên, trừ các trường hợp người nước ngoài học tập, chữa bệnh, du lịch hoặc làm việc cho cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.
3.Người không cư trú là các đối tượng không quy định tại khoản 2 Điều này.
a)Đầu tư trực tiếp;
b)Đầu tư vào các giấy tờ có giá;
c)Vay và trả nợ nước ngoài;
d)Cho vay và thu hồi nợ nước ngoài;
đ) Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Giao dịch vãng lai là giao dịch giữa người cư trú với người không cư trú không vì mục đích chuyển vốn.
6.Thanh toán và chuyển tiền đối với các giao dịch vãng lai bao gồm:
a) Các khoản thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ;
b) Các khoản vay tín dụng thương mại và ngân hàng ngắn hạn;
c) Các khoản thu nhập từ đầu tư trực tiếp và gián tiếp;
d) Các khoản chuyển tiền khi được phép giảm vốn đầu tư trực tiếp;
đ) Các khoản thanh toán tiền lãi và trả dần nợ gốc của khoản vay nước ngoài;
e) Các khoản chuyển tiền một chiều cho mục đích tiêu dùng;
g) Các giao dịch tương tự khác.
8.Hoạt động ngoại hối là hoạt động của người cư trú, người không cư trú trong giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối.
9.Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam.
10. Ngoại tệ tiền mặt bao gồm tiền giấy, tiền kim loại.
14. Đầu tư ra nước ngoài là việc người cư trú chuyển vốn ra nước ngoài để đầu tư dưới các hình thức theo quy định của pháp luật.
15. Vay và trả nợ nước ngoài là việc người cư trú vay và trả nợ đối với người không cư trú dưới các hình thức theo quy định của pháp luật.
16. Cho vay và thu hồi nợ nước ngoài là việc người cư trú cho vay và thu hồi nợ đối với người không cư trú dưới các hình thức theo quy định của pháp luật.
18. Thị trường ngoại tệ là nơi diễn ra hoạt động mua bán các loại ngoại tệ. Thị trường ngoại tệ của Việt Nam bao gồm thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại tệ giữa ngân hàng với khách hàng.
Điều 5. áp dụng pháp luật về ngoại hối, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế
1. Hoạt động ngoại hối phải tuân theo quy định tại Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Pháp lệnh này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
3. Trường hợp hoạt động ngoại hối mà pháp luật Việt Nam chưa có quy định thì các bên có thể thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế nếu việc áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế đó không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Pháp lệnh ngoại hối năm 2005
- Số hiệu: 28/2005/PL-UBTVQH11
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 13/12/2005
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 37 đến số 38
- Ngày hiệu lực: 01/06/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. áp dụng pháp luật về ngoại hối, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế
- Điều 6. Tự do hoá đối với giao dịch vãng lai
- Điều 7. Thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ
- Điều 8. Chuyển tiền một chiều
- Điều 9. Mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt và vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh
- Điều 10. Đồng tiền sử dụng trong giao dịch vãng lai
- Điều 13. Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài
- Điều 14. Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài
- Điều 15. Chuyển vốn, lợi nhuận về Việt Nam
- Điều 16. Vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ
- Điều 17. Vay, trả nợ nước ngoài của người cư trú là tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và cá nhân
- Điều 18. Cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của Chính phủ
- Điều 19. Cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của người cư trú là tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế
- Điều 20. Người cư trú là tổ chức phát hành chứng khoán bên ngoài lãnh thổ Việt Nam
- Điều 21. Người không cư trú là tổ chức phát hành chứng khoán trên lãnh thổ Việt Nam
- Điều 22. Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối
- Điều 23. Mở và sử dụng tài khoản
- Điều 24. Sử dụng ngoại tệ tiền mặt của cá nhân
- Điều 25. Sử dụng đồng Việt Nam của người không cư trú
- Điều 26. Sử dụng đồng tiền của nước có chung biên giới với Việt Nam
- Điều 27. Phát hành và sử dụng thẻ thanh toán
- Điều 28. Thị trường ngoại tệ của Việt Nam
- Điều 29. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên thị trường ngoại tệ
- Điều 30. Cơ chế tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam
- Điều 31. Quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng
- Điều 32. Thành phần Dự trữ ngoại hối nhà nước
- Điều 33. Nguồn hình thành Dự trữ ngoại hối nhà nước
- Điều 34. Quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước
- Điều 35. Ngoại hối thuộc ngân sách nhà nước
- Điều 36. Đối tượng và phạm vi hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối
- Điều 37. Huy động tiền gửi và cho vay ngoại tệ trong nước
- Điều 38. Hoạt động ngoại hối trên thị trường quốc tế
- Điều 39. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng và các tổ chức khác khi thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối