Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14-LCT/HĐNN8 | Hà Nội, ngày 28 tháng 1 năm 1989 |
CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC SỐ 14-LCT/HĐNN8 NGÀY 28/01/1989 VỀ LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Để tăng cường bảo vệ trật tự, an toàn xã hội ;
Để xây dựng Lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam vững mạnh, góp phần bảo vệ vững chắc công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ;
Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ;
Pháp lệnh này quy định về Lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam.
Lực lượng Cảnh sát nhân dân là lực lượng nòng cốt của Nhà nước trong sự nghiệp bảo vệ trật tự, an toàn xã hội. Trong phạm vi chức năng của mình, Lực lượng Cảnh sát nhân dân có nhiệm vụ phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội nhằm bảo vệ cuộc sống tự do, hạnh phúc, lao động hoà bình của nhân dân, tính mạng, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm hoạt động bình thường của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội ; bảo vệ chế độ kinh tế, sở hữu xã hội chủ nghĩa, góp phần xây dựng ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, nếp sống văn minh, lành mạnh trong nhân dân.
Lực lượng Cảnh sát nhân dân hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, chịu sự giám sát của nhân dân.
Các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và mọi công dân có quyền phê bình, góp ý kiến xây dựng Lực lượng Cảnh sát nhân dân; khiếu nại, tố cáo những việc làm sai trái và yêu cầu cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Các lực lượng vũ trang và nửa vũ trang, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và mỗi công dân có trách nhiệm cộng tác, giúp đỡ Lực lượng Cảnh sát nhân dân làm tròn nhiệm vụ.
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Lực lượng Cảnh sát nhân dân thực hiện việc xử phạt hành chính đối với các vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật. Cơ quan điều tra của Lực lượng Cảnh sát nhân dân tiến hành theo các hoạt động điều tra và đề nghị truy tố người phạm tội theo quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự.
Lực lượng Cảnh sát nhân dân phối hợp với Quân đội nhân dân, bảo vệ an toàn các hoạt động của Quân đội nhân dân khi có yêu cầu và giải quyết những việc vi phạm trật tự, an toàn xã hội của quân nhân.
Lực lượng Cảnh sát nhân dân quản lý công tác phòng cháy và chữa cháy ; đăng ký, quản lý vũ khí, trừ vũ khí, khí tài do Quân đội nhân dân quản lý ; kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo quản, vận chuyển, sử dụng chất nổ, chất dễ cháy, chất độc, chất phóng xạ ; quản lý các nghề kinh doanh đặc biệt do Hội đồng bộ trưởng quy định.
Chỉ huy Lực lượng cảnh sát nhân dân địa phương có trách nhiệm báo cáo với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp về những vấn đề liên quan để phối hợp vận động nhân dân bảo vệ trật tự, an toàn xã hội.
Lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận về công tác bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, về những việc làm trái pháp luật của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân.
Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân trong khi làm nhiệm vụ có thể mời người chứng kiến hoặc yêu cầu người có vi phạm đến cơ quan cảnh sát để hỏi hoặc để họ trình bày về việc vi phạm trật tự, an toàn xã hội.
2- Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân chỉ được nổ súng trong các trường hợp sau đây :
a) Để bảo vệ công dân khi bị người khác trực tiếp đe doạ tính mạng ;
b) Để ngăn chặn sự tấn công vào mục tiêu phải bảo vệ ;
c) Để bắt giữ người có hành vi phạm tội khi họ dùng vũ khí chống lại hoặc sau khi đã sử dụng các công cụ hỗ trợ mà không có hiệu quả ;
d) Để bắt người có hành vi phạm tội nghiêm trọng đang bị giữ, bị giam mà chạy trốn, nếu đã sử dụng các công cụ hỗ trợ vẫn không thể bắt giữ được ;
đ) Để bảo vệ bản thân cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân trong khi làm nhiệm vụ mà bị người khác trực tiếp đe doạ tính mạng.
Trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 2 Điều này, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân chỉ được bắn sau khi đã hô hoặc nổ súng cảnh cáo, trừ trường hợp cấp bách ; nếu có người bị thương thì phải tổ chức cấp cứu.
Nếu không đồng ý với các quyết định của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân, người bị xử lý có quyền khiếu nại với chỉ huy trực tiếp của người đã ra quyết định. Khiếu nại đối với quyết định của chỉ huy Lực lượng Cảnh sát nhân dân cấp dưới được gửi đến chỉ huy Lực lượng Cảnh sát nhân dân cấp trên.
Chỉ huy Lực lượng Cảnh sát nhân dân cấp có thẩm quyền phải giải quyết và thông báo kết quả cho người khiếu nại biết trong thời hạn 15 ngày và nếu là trường hợp phức tạp thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi nhận được khiếu nại.
Nếu phát hiện thấy quyết định của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân là trái pháp luật thì chỉ huy của người đã ra quyết định phải huỷ bỏ ngay quyết định đó, phục hồi các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị xâm phạm.
TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN VIỆT NAM
Hệ thống tổ chức, bộ máy, trang bị phương tiện kỹ thuật về chuyên môn - nghiệp vụ và các phương tiện hoạt động khác của Lực lượng Cảnh sát nhân dân do Hội đồng bộ trưởng quy định.
Chế độ nghĩa vụ trong Lực lượng Cảnh sát nhân dân do Hội đồng bộ trưởng quy định.
Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ trong Lực lượng Cảnh sát nhân dân được coi là làm nghĩa vụ quân sự.
Hệ thống cấp bậc hàm quy định như sau :
Cấp tướng có 4 bậc :
Đại tướng,
Thượng tướng,
Trung tướng,
Thiếu tướng ;
Cấp tá có 3 bậc :
Đại tá,
Trung tá,
Thiếu tá ;
Cấp uý có 4 bậc :
Đại uý,
Thượng uý,
Trung uý,
Thiếu uý ;
Cấp hạ sĩ quan có 3 bậc :
Thượng sĩ,
Trung sĩ,
Hạ sĩ ;
Cấp chiến sĩ có 2 bậc :
Chiến sĩ bậc 1,
Chiến sĩ bậc 2.
Sĩ quan, hạ sĩ quan Cảnh sát nhân dân ở mỗi cấp bậc hàm phải tốt nghiệp một cấp đào tạo nhất định theo quy định của Hội đồng bộ trưởng.
Thời gian xét thăng cấp bậc hàm đối với sĩ quan quy định như sau :
Thiếu uý lên trung uý : 2 năm,
Trung uý lên thượng uý : 2 năm,
Thượng uý lên đại uý : 3 năm,
Đại uý lên thiếu tá : 4 năm,
Thiếu tá lên trung tá : 4 năm,
Trung tá lên đại tá : 5 năm.
Việc xét thăng bậc hàm cấp tướng không quy định thời hạn.
Quyền phong và thăng cấp bậc hàm trong Lực lượng Cảnh sát nhân dân quy định như sau :
Hội đồng Nhà nước phong, thăng bậc hàm đại tướng, thượng tướng ;
Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng phong, thăng bậc hàm trung tướng, thiếu tướng ;
Bộ trưởng Bộ Nội vụ phong, thăng cấp bậc hàm từ đại tá đến thiếu uý.
Thời hạn và quyền xét phong, thăng cấp bậc hàm đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân do Hội đồng bộ trưởng quy định.
Cấp có quyền phong, thăng cấp bậc hàm nào thì được quyền tước, giáng cấp bậc hàm ấy.
Việc thăng hoặc giáng cấp bậc sĩ quan, mỗi lần chỉ được một bậc; trong trường hợp đặc biệt mới được thăng hoặc giáng nhiều bậc.
NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI CỦA SĨ QUAN, HẠ SĨ QUAN CHIẾN SĨ CẢNH SÁT NHÂN DÂN
1- Trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với Nhà nước và nhân dân ;
2- Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệ của Lực lượng Cảnh sát nhân dân, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên ;
3- Nêu cao tính trung thực, dũng cảm, bình tĩnh, linh hoạt, cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu và công tác, góp phần củng cố sự tín nhiệm và niềm tin của nhân dân đối với Lực lượng Cảnh sát nhân dân ;
4- Tận tuỵ phục vụ nhân dân, tôn trọng và bảo vệ quyền dân chủ của nhân dân, không ngừng rèn luyện tư thế, tác phong, có thái độ kính trọng, lễ phép, lịch thiệp khi tiếp xúc với nhân dân ;
5- Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ chính trị, pháp luật, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên trau dồi phẩm chất cách mạng, tính tổ chức kỷ luật và rèn luyện thể lực để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Hạ sĩ quan, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân phục vụ theo chế độ nghĩa vụ được hưởng chế độ cung cấp theo quy định của Hội đồng bộ trưởng.
- Pháp lệnh quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát nhân dân nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà ngày 16-7-1962 ;
- Pháp lệnh quy định chế độ cấp bậc của sĩ quan, hạ sĩ quan Cảnh sát nhân dân nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà ngày 16-7-1962 ;
- Pháp lệnh quy định cơ quan phụ trách quản lý công tác phòng cháy, chữa cháy và chế độ cấp bậc của sĩ quan, hạ sĩ quan phòng cháy và chữa cháy ngày 23-3-1963.
Hội đồng bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.
| Võ Chí Công (Đã ký) |
- 1Luật Công an nhân dân 2005
- 2Pháp lệnh quy định chế độ cấp bậc của sỹ quan và hạ sỹ quan Cảnh sát nhân dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1962
- 3Pháp lệnh Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát nhân dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1962
- 4Pháp lệnh về cơ quan phụ trách quản lý công tác phòng cháy và chữa cháy và chế độ cấp bậc của sỹ quan và hạ sỹ quan phòng cháy và chữa cháy năm 1963
- 5Chỉ thị 219-TTg năm 1997 về việc tăng cường công tác đấu tranh phòng chống, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 6Công văn về việc tiếp nhận hồ sơ BHXH đối với lực lượng vũ trang
- 7Quyết định 595/TTg năm 1993 về chế độ đối với quân nhân, công an nhân dân khi xuất ngũ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật Công an nhân dân 2005
- 2Pháp lệnh quy định chế độ cấp bậc của sỹ quan và hạ sỹ quan Cảnh sát nhân dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1962
- 3Pháp lệnh Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát nhân dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1962
- 4Pháp lệnh về cơ quan phụ trách quản lý công tác phòng cháy và chữa cháy và chế độ cấp bậc của sỹ quan và hạ sỹ quan phòng cháy và chữa cháy năm 1963
- 5Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh lực lượng cảnh sát nhân dân Việt Nam năm 1991 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 1Hiến pháp năm 1980
- 2Nghị định 50-HĐBT năm 1989 quy định chế độ nghĩa vụ phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Lực lượng công an nhân dân do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Nghị định 67-HĐBT năm 1989 quy định cờ hiệu, cảnh sát hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, phù hiệu kết hợp cấp hiệu, lễ phục và trang phục của lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Nghị định 167-HĐBT năm 1991 sửa đổi Nghị định 50-HĐBT năm 1989 về chế độ nghĩa vụ phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, chiến sĩ trong lực lượng công an nhân dân do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 5Nghị định 17-CP năm 1992 về việc quản lý các nghề kinh doanh đặc biệt
- 6Thông tư liên tịch 02-TTLN năm 1993 hướng dẫn bảo vệ cưỡng chế thi hành án dân sự do Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 7Chỉ thị 219-TTg năm 1997 về việc tăng cường công tác đấu tranh phòng chống, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 8Công văn về việc tiếp nhận hồ sơ BHXH đối với lực lượng vũ trang
- 9Thông tư liên tịch 07-89/TTLN năm 1989 hướng dẫn bảo vệ cưỡng chế thi hành án do Bộ Nội vụ - Toà án nhân dân tối cao ban hành
- 10Quyết định 595/TTg năm 1993 về chế độ đối với quân nhân, công an nhân dân khi xuất ngũ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 14-LCT/HĐNN8
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 28/01/1989
- Nơi ban hành: Hội đồng Nhà nước
- Người ký: Võ Chí Công
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 14
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra