HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 67-HĐBT | Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 1989 |
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ điều 31 Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát Nhân dân Việt Nam đã được Hội đồng Nhà nước thông qua ngày 28 tháng 1 năm 1989;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 3. - Cấp hiệu của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ và học viên Cảnh sát nhân dân Việt Nam.
1. Cấp hiệu của sĩ quan.
Cấp hiệu của sĩ quan nền đỏ, viền xanh, có đính sao năm cánh và cúc, sao xếp dọc trên nền của cấp hiệu, sao của cấp uý nhỏ hơn sao của cấp tá, sao của cấp tá nhỏ hơn sao của cấp tướng.
Thiếu uý, thiếu tá, thiếu tướng: 1 sao
Trung uý, trung tá, trung tướng: 2 sao
Thượng uý, đại tá, thượng tướng: 3 sao
Đại uý, đại tướng: 4 sao.
- Cấp hiệu của cấp tướng: sao màu vàng, cúc màu vàng có hình quốc huy, nền dệt nổi kiểu hình bình hành.
- Cấp hiệu của cấp tá: sao mầu bạc, cúc màu bạc có hình sao nổi giữa 2 bông lúa, hai vạch màu vàng đặt dọc, nền dệt nổi lóng ngang.
- Cấp hiệu của cấp uý: giống như cấp hiệu của cấp tá nhưng chỉ có một vạch màu vàng đặt dọc.
2. Cấp hiệu của hạ sĩ quan, chiến sĩ.
Cấp hiệu của hạ sĩ quan, chiến sĩ, nền đỏ, viền xanh, cúc mầu bạc có hình sao nổi giữa 2 bông lúa, có vạch ngang hoặc hình chữ V màu vàng để phân biệt cấp hiệu.
Chiến sĩ bậc 2: 1 chữ V
Chiến sĩ bậc 1: 2 chữ V
Hạ sĩ: 1 vạch ngang
Trung sĩ: 2 vạch ngang
Thượng sĩ: 3 vạch ngang
3. Cấp hiệu của học viên.
a) Cấp hiệu của học viên các trường đại học, kể cả học viên là sĩ quan như cấp hiệu của cấp uý nhưng không có vạch dọc, xung quanh viền màu vàng.
b) Cấp hiệu của học viên các trường trung học như cấp hiệu của hạ sĩ quan nhưng không có vạch ngang, xung quanh viền màu vàng.
- Phù hiệu kết hợp với cấp hiệu của cấp tướng nền đỏ, 3 cạnh viền màu vàng, phía trên có gắn hình cảnh sát nổi, đường kính 18 mm bằng kim khí, phía dưới có sao vàng.
Thiếu tướng: 1 sao
Trung tướng: 2 sao
Thượng tướng: 3 sao
Đại tướng: 4 sao.
- Phù hiệu kết hợp với cấp hiệu của sĩ quan Cảnh sát nhân dân từ cấp Đại tá trở xuống nền đỏ, phía trên có gắn hình cảnh sát hiệu nổi đường kính 18 mm bằng kim khí, phía dưới có sao màu bạc và có vạch kim loại màu vàng đặt theo chiều dài phù hiệu.
Cấp uý: 1 vạch
Cấp tá: 2 vạch
Thiếu uý, thiếu tá: 1 sao
Trung uý, trung tá: 2 sao
Thượng uý, đại tá: 3 sao
Đại uý: 4 sao.
- Phù hiệu kết hợp với cấp hiệu của hạ sĩ quan Cảnh sát nhân dân giống như phù hiệu kết hợp với cấp hiệu của sĩ quan nhưng sao màu bạc, vạch vải màu vàng chính giữa theo chiều dài phù hiệu.
Hạ sĩ: 1 sao
Trung sĩ: 2 sao
Thượng sĩ: 3 sao.
- Phù hiệu kết hợp với cấp hiệu của chiến sĩ Cảnh sát nhân dân như của hạ sĩ quan cảnh sát nhưng không có vạch.
Chiến sĩ bậc 2: 1 sao
Chiến sĩ bậc 1: 2 sao.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định việc sử dụng phù hiệu kết hợp với cấp hiệu của Lực lượng Cảnh sát nhân dân.
Điều 7.- Lễ phục của sĩ quan Cảnh sát nhân dân.
a) Cấp tướng:
- Mũ kê-pi màu trắng hồng, có viền đỏ, có quai tết vàng, hai cành tùng màu vàng bao quanh cảnh sát hiệu.
- Aó màu trắng hồng, cổ mở, một hàng cúc màu vàng hình quốc huy nổi giữa hai bông lúa màu vàng, hai túi chui vào trong ở phía dưới trước thân áo. Trên ve áo có cành tùng và một ngôi sao vàng.
Quần màu trắng hồng, may như trang phục thường.
- áo sơ mi dài tay cổ cứng.
- Cra-vát màu đen, tất tay trắng.
- Giầy da đen, có tất.
b) Cấp tá:
Lễ phục của cấp tá giống như lễ phục của cấp tướng, nhưng mũ kê-pi có cành tùng màu bạc bao quanh cảnh sát hiệu, ve cổ áo không có ngôi sao vàng năm cánh.
c) Sĩ quan Cảnh sát nhân dân mặc lễ phục trong ngày lễ, ngày tết cổ truyền của dân tộc, dự Đại hội Đảng toàn quốc, ngày họp Quốc hội, ngày truyền thống của Lực lượng Công an nhân dân, dự lễ ngoại giao, ngày quốc tang.
Lễ phục của sĩ quan cấp uý, hạ sĩ quan, chiến sĩ và trang phục thường dùng của Lực lượng Cảnh sát nhân dân do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định.
Điều 12.- Bộ trưởng Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Đỗ Mười (Đã ký) |
Nghị định 67-HĐBT năm 1989 quy định cờ hiệu, cảnh sát hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, phù hiệu kết hợp cấp hiệu, lễ phục và trang phục của lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- Số hiệu: 67-HĐBT
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 15/06/1989
- Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
- Người ký: Đỗ Mười
- Ngày công báo: 15/07/1989
- Số công báo: Số 13
- Ngày hiệu lực: 15/06/1989
- Ngày hết hiệu lực: 08/11/1998
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực