Điều 3 Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giống cây trồng là một quần thể cây trồng đồng nhất về hình thái và có giá trị kinh tế nhất định, nhận biết được bằng sự biểu hiện của các đặc tính do kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất một đặc tính và di truyền được cho đời sau.
Giống cây trồng được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản bao gồm hạt, củ, quả, rễ, thân, cành, lá, cây con, mắt ghép, chồi, hoa, mô, tế bào, bào tử, sợi nấm, rong, tảo và vi tảo.
2. Giống cây trồng mới là giống cây trồng mới được chọn, tạo ra hoặc mới được nhập
khẩu lần đầu có tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định nhưng chưa có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh.
3. Giống cây trồng mới được bảo hộ là giống cây trồng mới đã được cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới.
4. Nguồn gen cây trồng là những thực vật sống hoàn chỉnh hay bộ phận sống của chúng mang thông tin di truyền có khả năng tạo ra hoặc tham gia tạo ra giống cây trồng mới.
5. Khảo nghiệm giống cây trồng mới là quá trình theo dõi, đánh giá trong điều kiện và thời gian nhất định nhằm xác định tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định, giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống cây trồng.
6. Sản xuất thử là quá trình sản xuất giống cây trồng mới đã qua khảo nghiệm và được phép sản xuất trên diện tích nhất định trong điều kiện sản xuất đại trà.
7. Kiểm định giống cây trồng là quá trình kiểm tra chất lượng lô giống cây trồng sản xuất ngay tại ruộng, nương hoặc vườn nhằm xác định tính đúng giống, độ thuần di truyền và mức độ lẫn giống hoặc loài cây khác.
8. Kiểm nghiệm giống cây trồng là quá trình phân tích các chỉ tiêu chất lượng của mẫu giống ở phòng kiểm nghiệm.
9. Hạt giống thuần là hạt giống dùng để nhân giống cho đời sau mà vẫn bảo đảm được tính di truyền ổn định.
10. Hạt giống tác giả là hạt giống thuần do tác giả chọn, tạo ra.
11. Hạt giống siêu nguyên chủng là hạt giống được nhân ra từ hạt giống tác giả hoặc phục tráng từ hạt giống sản xuất theo quy trình phục tráng hạt giống siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
12. Hạt giống nguyên chủng là hạt giống được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
13. Hạt giống xác nhận là hạt giống được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
14. Phục tráng hạt giống siêu nguyên chủng là quá trình chọn lọc cá thể, nhân và tuyển chọn những dòng đặc trưng của giống, bảo đảm độ thuần di truyền đáp ứng tiêu chuẩn hạt giống siêu nguyên chủng.
15. Cây mẹ là cây lâm nghiệp tốt nhất được tuyển chọn từ rừng tự nhiên, rừng trồng, rừng giống hoặc vườn giống để nhân giống.
16. Cây đầu dòng của cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm, cây lâm nghiệp là cây có năng suất, chất lượng, tính chống chịu cao hơn hẳn các cây khác trong quần thể một giống đã qua bình tuyển và được công nhận để nhân giống bằng phương pháp vô tính.
17. Vườn cây đầu dòng của cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm, cây lâm nghiệp là vườn cây được nhân bằng phương pháp vô tính từ cây đầu dòng để phục vụ cho sản xuất giống.
18. Vườn giống cây lâm nghiệp là vườn giống được trồng theo sơ đồ nhất định các dòng vô tính hoặc ươm từ hạt của cây mẹ đã được tuyển chọn và công nhận.
19. Rừng giống là rừng gồm các cây giống được nhân từ cây mẹ và trồng không theo sơ đồ hoặc được chuyển hóa từ rừng tự nhiên, rừng trồng đã qua bình tuyển và được công nhận.
20. Giống cây trồng có gen đã bị biến đổi là giống cây trồng có mang một tổ hợp mới vật liệu di truyền (ADN) nhận được qua việc sử dụng công nghệ sinh học hiện đại.
21. Giống cây trồng chính là giống của những loài cây trồng được trồng phổ biến, có số lượng lớn, có giá trị kinh tế cao cần được quản lý chặt chẽ.
22. Giống giả là giống không đúng với tên giống, xuất xứ và cấp giống ghi trên nhãn; nhãn hiệu giống cây trồng trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu giống cây trồng khác đã được pháp luật bảo hộ.
23. Vật liệu nhân giống là cây hoàn chỉnh, rong, tảo, vi tảo hoặc bộ phận của chúng như hạt, củ, quả, rễ, thân, cành, lá, cây con, mắt ghép, chồi, hoa, mô, tế bào, bào tử, sợi nấm được sử dụng để sản xuất ra cây trồng mới.
24. Tính mới của giống cây trồng về mặt thương mại được hiểu là giống cây trồng đó chưa được kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam một năm, ngoài lãnh thổ Việt Nam sáu năm đối với các nhóm cây thân gỗ và nho, bốn năm đối với cây trồng khác trước ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ.
25. Phó bản Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới là bản thứ hai cấp cho chủ sở hữu giống cây trồng mới trong trường hợp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới bị thất lạc có lý do chính đáng. Phó bản Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới có nội dung và giá trị như Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới đã được cấp.
Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004
- Số hiệu: 15/2004/PL-UBTVQH11
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 24/03/2004
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 16
- Ngày hiệu lực: 01/07/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng Pháp lệnh này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực giống cây trồng trên lãnh thổ Việt Nam.
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc hoạt động về giống cây trồng
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về giống cây trồng
- Điều 6. Giống cây trồng có gen đã bị biến đổi
- Điều 7. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giống cây trồng
- Điều 8. Khen thưởng
- Điều 9. Những hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 10. Quản lý nguồn gen cây trồng
- Điều 11. Nội dung bảo tồn nguồn gen cây trồng
- Điều 12. Thu thập, bảo tồn nguồn gen cây trồng quý hiếm
- Điều 13. Trao đổi nguồn gen cây trồng quý hiếm
- Điều 14. Nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng mới
- Điều 15. Khảo nghiệm giống cây trồng mới
- Điều 16. Cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng mới
- Điều 17. Đặt tên giống cây trồng mới
- Điều 18. Công nhận giống cây trồng mới
- Điều 19. Bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống
- Điều 20. Nguyên tắc bảo hộ giống cây trồng mới
- Điều 21. Điều kiện để giống cây trồng mới được bảo hộ
- Điều 22. Đối tượng có quyền yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới
- Điều 23. Hồ sơ yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới
- Điều 24. Trình tự, thủ tục cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới
- Điều 25. Thẩm định hồ sơ yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới
- Điều 26. Khảo nghiệm, thẩm định giống cây trồng mới xin cấp Văn bằng bảo hộ
- Điều 27. Quyền của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới
- Điều 28. Hạn chế quyền của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới
- Điều 29. Các trường hợp không phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới
- Điều 30. Nghĩa vụ của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới
- Điều 31. Quyền và nghĩa vụ của tác giả giống cây trồng mới
- Điều 32. Quyền ưu tiên xác định ngày nộp hồ sơ hợp lệ
- Điều 33. Thời hạn bảo hộ giống cây trồng mới
- Điều 34. Đình chỉ hiệu lực của Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới
- Điều 35. Huỷ bỏ Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới
- Điều 36. Điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng chính
- Điều 37. Sản xuất hạt giống thuần
- Điều 38. Sản xuất giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, cây lâm nghiệp, cây cảnh và cây trồng khác
- Điều 39. Nhãn giống cây trồng
- Điều 40. Xuất khẩu giống cây trồng
- Điều 41. Nhập khẩu giống cây trồng
- Điều 42. Nguyên tắc quản lý chất lượng giống cây trồng
- Điều 43. Tiêu chuẩn chất lượng giống cây trồng
- Điều 44. Công bố tiêu chuẩn chất lượng giống cây trồng
- Điều 45. Công bố chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn
- Điều 46. Kiểm định, kiểm nghiệm chất lượng giống cây trồng
- Điều 47. Kiểm dịch thực vật giống cây trồng