Chương 5 Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004
SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG CÂY TRỒNG
Điều 36. Điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng chính
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng chính với mục đích thương mại phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về lĩnh vực giống cây trồng;
b) Có địa điểm sản xuất giống cây trồng phù hợp với quy hoạch của ngành Nông
nghiệp, ngành Thuỷ sản và phù hợp với yêu cầu sản xuất của từng loại giống, từng cấp giống; bảo đảm tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật và pháp luật về thuỷ sản;
c) Có cơ sở vật chất và trang, thiết bị kỹ thuật phù hợp với quy trình kỹ thuật sản xuất từng loại giống, từng cấp giống do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành;
d) Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật đã được đào tạo về kỹ thuật trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, bảo vệ thực vật.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh giống cây trồng chính phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có mặt hàng về giống cây trồng; b) Có địa điểm kinh doanh và cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với việc kinh doanh từng loại giống, từng cấp giống;
c) Có nhân viên kỹ thuật đủ năng lực nhận biết loại giống kinh doanh và nắm vững kỹ thuật bảo quản giống cây trồng;
d) Có hoặc thuê nhân viên kiểm nghiệm, thiết bị kiểm nghiệm chất lượng các loại giống kinh doanh.
3. Hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng chính mà không thuộc diện phải đăng ký kinh doanh thì không phải thực hiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này nhưng phải bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng giống cây trồng và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật về thuỷ sản.
Điều 37. Sản xuất hạt giống thuần
1. Hạt giống thuần của các cây trồng chính trong nông nghiệp được sản xuất theo hệ thống 4 cấp hạt giống: cấp hạt giống tác giả, cấp hạt giống siêu nguyên chủng, cấp hạt giống nguyên chủng, cấp hạt giống xác nhận. Hạt giống cấp dưới được nhân từ hạt giống cấp trên theo quy trình sản xuất giống từng cấp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
Trong trường hợp không có hạt giống tác giả để nhân ra hạt giống siêu nguyên chủng thì việc sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng được thực hiện theo quy trình phục tráng hạt giống siêu nguyên chủng.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tiêu chuẩn các cấp hạt giống, quy trình nhân giống và quy trình phục tráng hạt giống siêu nguyên chủng.
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, cây lâm nghiệp bằng phương pháp vô tính phải nhân giống từ cây đầu dòng hoặc từ vườn cây đầu dòng.
2. Tổ chức, cá nhân gieo ươm giống cây lâm nghiệp phải sử dụng hạt giống từ cây mẹ, vườn giống hoặc rừng giống đã qua bình tuyển và công nhận.
3. Tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây công nghiệp, cây ăn quả ngắn ngày, cây cảnh và cây trồng khác bằng phương pháp vô tính phải thực hiện theo quy trình do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành.
1. Đối với giống cây trồng có bao bì chứa đựng khi kinh doanh phải được ghi nhãn với các nội dung sau đây:
a) Tên giống cây trồng;
b) Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất, kinh doanh chịu trách nhiệm về giống cây trồng;
c) Định lượng giống cây trồng;
d) Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu;
đ) Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng;
e) Hướng dẫn bảo quản và sử dụng;
g) Tên nước sản xuất đối với giống cây trồng nhập khẩu.
2. Đối với giống cây trồng không có bao bì chứa đựng và những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này không ghi được đầy đủ trên nhãn thì phải ghi vào tài liệu kèm theo giống cây trồng khi kinh doanh.
Điều 40. Xuất khẩu giống cây trồng
1. Tổ chức, cá nhân được xuất khẩu giống cây trồng không có trong Danh mục giống cây trồng cấm xuất khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành.
2. Tổ chức, cá nhân trao đổi với nước ngoài những giống cây trồng có trong Danh mục giống cây trồng cấm xuất khẩu để phục vụ nghiên cứu khoa học hoặc các mục đích đặc biệt khác phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản cho phép.
Điều 41. Nhập khẩu giống cây trồng
1. Tổ chức, cá nhân được nhập khẩu các loại giống cây trồng có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh.
2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu giống cây trồng chưa có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh để nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất thử hoặc trong các trường hợp đặc biệt khác phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản cho phép.
Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004
- Số hiệu: 15/2004/PL-UBTVQH11
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 24/03/2004
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 16
- Ngày hiệu lực: 01/07/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng Pháp lệnh này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực giống cây trồng trên lãnh thổ Việt Nam.
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc hoạt động về giống cây trồng
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về giống cây trồng
- Điều 6. Giống cây trồng có gen đã bị biến đổi
- Điều 7. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giống cây trồng
- Điều 8. Khen thưởng
- Điều 9. Những hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 10. Quản lý nguồn gen cây trồng
- Điều 11. Nội dung bảo tồn nguồn gen cây trồng
- Điều 12. Thu thập, bảo tồn nguồn gen cây trồng quý hiếm
- Điều 13. Trao đổi nguồn gen cây trồng quý hiếm
- Điều 14. Nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng mới
- Điều 15. Khảo nghiệm giống cây trồng mới
- Điều 16. Cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng mới
- Điều 17. Đặt tên giống cây trồng mới
- Điều 18. Công nhận giống cây trồng mới
- Điều 19. Bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống
- Điều 20. Nguyên tắc bảo hộ giống cây trồng mới
- Điều 21. Điều kiện để giống cây trồng mới được bảo hộ
- Điều 22. Đối tượng có quyền yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới
- Điều 23. Hồ sơ yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới
- Điều 24. Trình tự, thủ tục cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới
- Điều 25. Thẩm định hồ sơ yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới
- Điều 26. Khảo nghiệm, thẩm định giống cây trồng mới xin cấp Văn bằng bảo hộ
- Điều 27. Quyền của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới
- Điều 28. Hạn chế quyền của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới
- Điều 29. Các trường hợp không phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới
- Điều 30. Nghĩa vụ của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới
- Điều 31. Quyền và nghĩa vụ của tác giả giống cây trồng mới
- Điều 32. Quyền ưu tiên xác định ngày nộp hồ sơ hợp lệ
- Điều 33. Thời hạn bảo hộ giống cây trồng mới
- Điều 34. Đình chỉ hiệu lực của Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới
- Điều 35. Huỷ bỏ Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới
- Điều 36. Điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng chính
- Điều 37. Sản xuất hạt giống thuần
- Điều 38. Sản xuất giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, cây lâm nghiệp, cây cảnh và cây trồng khác
- Điều 39. Nhãn giống cây trồng
- Điều 40. Xuất khẩu giống cây trồng
- Điều 41. Nhập khẩu giống cây trồng
- Điều 42. Nguyên tắc quản lý chất lượng giống cây trồng
- Điều 43. Tiêu chuẩn chất lượng giống cây trồng
- Điều 44. Công bố tiêu chuẩn chất lượng giống cây trồng
- Điều 45. Công bố chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn
- Điều 46. Kiểm định, kiểm nghiệm chất lượng giống cây trồng
- Điều 47. Kiểm dịch thực vật giống cây trồng