Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 80/NQ-HĐND | Sơn La, ngày 04 tháng 04 năm 2018 |
VỀ VIỆC THÔNG QUA ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
KHÓA XIV, KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ HAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015; Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004; Quyết định số 1006/QĐ-BNN-TT ngày 13/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Ban hành kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020;
Xét đề nghị của UBND tỉnh tại Tờ trình số 82/TTr-UBND ngày 05/3/2018 của UBND tỉnh đề nghị ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh về việc Thông qua Đề án Phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra số 195/BC-DT ngày 30/3/2018 của Ban Dân tộc của HĐND tỉnh và thảo luận tại kỳ họp;
QUYẾT NGHỊ
Điều 1. Thông qua Đề án Phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 (Có đề án chi tiết kèm theo).
1. UBND tỉnh tổ chức thực hiện nghị quyết.
2. Thường trực HĐND, các Ban HĐND, tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết được HĐNĐ tỉnh khoá XIV, kỳ họp chuyên đề lần thứ hai thông qua ngày 04 tháng 4 năm 2018, có hiệu lực kể từ ngày được thông qua và thay thế Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày 15/3/2017 của HĐND tỉnh Sơn La về thông qua Đề án phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020./.
| CHỦ TỊCH |
PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Nghị quyết số 80/NQ-HĐND ngày 04/4/2018 của HĐND tỉnh)
I. CĂN CỨ LẬP ĐỀ ÁN
- Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015.
- Pháp lệnh Giống cây trồng ngày 24/3/2004.
- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
- Quyết định số 1006/QĐ-BNN-TT ngày 13/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Ban hành kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020.
- Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và ăn quả lâu năm.
- Thông báo Kết luận số 121-TB/TU ngày 30/11/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về một số chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc đến năm 2020.
- Thông báo Kết luận số 618-TB/TU ngày 27/12/2016 của Thường trực Tỉnh ủy tại Hội nghị đánh giá việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 12/9/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và Hội thảo về việc trồng cây ăn quả trên đất dốc.
- Căn cứ Thông báo số 715-TB/TL ngày 30/3/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh một số chủ trương phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Căn cứ Thông báo số 481-TB/TU ngày 22/8/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về sơ kết 01 năm thực hiện chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc đến năm 2020.
- Căn cứ Thông báo số 789-TB/TU ngày 24/5/2017 của Thường trực Tỉnh ủy về quy hoạch và phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La.
- Nghị quyết số 28/2017/NQ-HĐND ngày 15/3/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về mức hỗ trợ cải tạo vườn tạp và trồng cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La.
- Nghị quyết số 55/2017/NQ-HĐND ngày 21/7/2017 của HĐND tỉnh Quy định cụ thể một số nội dung về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh Sơn La.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Triển khai thực hiện Đề án phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh, nhưng năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhất là trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất….. Diện tích cây ăn quả toàn tỉnh hiện có 44.870 ha, tăng 68,3% so với năm 2016; sản lượng năm 2017 ước đạt 198.871 tấn, tăng 68,5% so với năm 2016; giá trị sản xuất cây ăn quả tính theo giá hiện hành năm 2017 ước đạt 1.195.506 triệu đồng. Đã hình thành được một số vùng sản xuất cây ăn quả tập trung, có giá trị hàng hóa lớn, như: nhãn (huyện Sông Mã); xoài đặc sản (huyện Yên Châu), mận hậu (huyện Mộc Châu), xây dựng và duy trì phát triển sản xuất 25 chuỗi giá trị quả,....Công tác xuất khẩu quả được quan tâm; thực hiện đã lấy mẫu, xuất khẩu 9,89 tấn quả xoài, chanh leo sang thị trường Úc, Pháp, Mỹ; tiến hành lấy mẫu xây dựng bản đồ chiếu xạ quả nhãn; khởi công xây dựng 2 nhà máy chế biến quả và đồ uống nước hoa quả công nghệ cao, với công suất chế biến từ 120 -160 tấn quả/nhà máy, tại huyện Mộc Châu và Vân Hồ....
Tuy nhiên, qua 01 năm triển khai thực hiện Đề án phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 đã bộc lộ một số bất cấp trong nội dung nghị quyết như: Diện tích cây ăn quả đến nay đã đạt 44.870 ha, vượt so với mục tiêu của đề án đến năm 2020 (35.000 ha), đồng thời qua quá trình triển khai còn một số tồn tại, hạn chế đó là: sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, phân tán; khả năng đầu tư thâm canh thấp; việc lựa chọn, sản xuất, cung ứng giống cây ăn quả còn nhiều còn bất; năng suất chưa cao, chất lượng chưa tốt, sản phẩm quả thiếu tính cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt, phần lớn diện tích trồng cây ăn quả trên địa bàn tỉnh trồng trên đất dốc, chưa được đầu tư hệ thống tưới ẩm (chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên); để phát triển cây ăn quả theo hướng đi bền vững và hiệu quả, thì nội dung cấp bách cần tập trung giải quyết là đất đai, công nghệ sản xuất, giống, kỹ thuật...
Để phát huy tốt những kết quả đạt được, khắc phục những bất cập, tồn tại hạn chế và thực hiện có hiệu quả Đề án trồng cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, thì cần thiết phải xem xét điều chỉnh, bổ sung mục tiêu, chi tiêu, giải pháp trong “Đề án phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020” đã được HĐND tỉnh quyết nghị theo hướng xây dựng một đề án mới thay thế đề án cũ.
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA NĂM 2017
I. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ
1. Diện tích, sản lượng: Diện tích cây ăn quả toàn tỉnh hiện có 44.870 ha; sản lượng năm 2017 ước đạt 198.871 tấn.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây ăn quả
Các giống cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La được cung ứng cho người sản xuất chủ yếu theo 02 hình thức: (1)Tổ chức, cá nhân tự ươm giống hoặc nhập giống từ các tỉnh dưới xuôi lên rồi cung ứng; (2)Sở Nông nghiệp và PTNT đã bình tuyển, thẩm định công nhận 91 cây đầu dòng và 01 vườn cây đầu dòng để khai thác gần 200.000 mắt, cành ghép/năm đảm bảo chất lượng
Trong năm 2017 đã có 7 vườn ươm được xây dựng mới tại huyện Sốp Cộp, Thuận Châu, Bắc Yên, Mai Sơn, Sông Mã dự kiến sẽ đưa vào sản xuất, cung ứng giống cây trồng trong năm 2018.
3. Một số mô hình phát triển cây ăn quả
Mô hình trồng mới, ghép cải tạo một số giống cây ăn quả ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho hiệu quả kinh tế cao được nhân dân mở rộng: Hồng giòn MC1; Xoài Đài loan; Nhãn chín muộn; Đào chín sớm; Dưa vàng thơm Hà Lan; Thanh long ruột đỏ; Chanh leo... tạo ra các sản phẩm khác biệt mang tính đặc trưng của từng vùng, có giá trị và khả năng cạnh tranh cao.
Hết năm 2017 toàn tỉnh có 22 doanh nghiệp, hợp tác xã trồng cây ăn quả được cấp chứng nhận VietGAP còn hiệu lực với diện tích 343,36 ha, sản lượng đạt 3.105,8 tấn (Chi tiết có Phụ lục I kèm theo); 25 chuỗi cung ứng, tiêu thụ quả an toàn (Chi tiết có Phụ lục II kèm theo); 7 Hợp tác xã được cấp 8 mã số vùng trồng Xoài, nhãn để xuất khẩu sang thị trường Úc, Mỹ với diện tích là 76,1 ha (Chi tiết có Phụ lục III kèm theo) và 8 ha Chanh leo đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP (Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) của Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc.
4. Hiện trạng bảo quản, chế biến quả
Các cơ sở chế quả biến chủ yếu tập trung trên địa bàn huyện Sông Mã, Mộc Châu, Yên Châu và Bắc Yên; các sản phẩm quả phần lớn sử dụng biện pháp sơ chế đơn giản rồi đưa trực tiếp ra thị trường tiêu thụ hoặc bán cho đại lý thu gom.
Một số sản phẩm chế biến từ quả như rượu, mứt mận, đào, nước ép, long nhãn.... Trên địa bàn tỉnh Sơn La có Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp 19/5 tại tiểu khu Chiềng Đi - thị trấn Nông Trường Mộc Châu với công suất 200 lít rượu/ngày, tiêu thụ 200 tấn quả mận/năm; Công ty TNHH rượu Việt Pháp tại tiểu khu 1 thị trấn Yên Châu, hàng năm đã tiêu thụ trên 500 tấn chuối quả để sản xuất rượu chuối: 4.000 lít, chuối khô 3.000 kg; huyện Sông Mã có 298 cơ sở chế biến long nhãn.
Trong năm 2017 trên địa bàn tỉnh đã khởi công xây dựng 2 nhà máy chế biến quả gồm: Công ty Cổ phần Nafoods Tây Bắc đã khởi công xây dựng nhà máy chế biến Rau, quả và Chanh leo với công suất 120 tấn quả/ngày, tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, dự kiến nhà máy sẽ đi vào hoạt động trong quý II năm 2018; Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm công nghệ cao -TH xây dựng Nhà máy chế biến quả và đồ uống nước hoa quả công nghệ cao tại xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, với công suất chế biến từ 160 tấn quả/ngày dự kiến quý III năm 2018 đưa vào sản xuất
5. Các chính sách hỗ trợ phát triển cây ăn quả
Trung ương và tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển cây ăn quả như: Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với việc tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 10/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP theo quy định tại Quyết định số 3067/QĐ-UBND ngày 17/12/2013 của UBND tỉnh về quy định một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Sơn La; Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các dự án bảo quản, chế biến nông sản, trong đó có các dự án đầu tư trong bảo quản, chế biến quả theo quy định tại Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Chính sách hỗ trợ giảm nghèo trên địa bàn các huyện (Bắc Yên, Mường La, Sốp Cộp và Vân Hồ) theo Nghị Quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ; Chính sách tái định cư thủy điện Sơn La; Chính sách tín dụng; Nghị quyết số 28/2017/NQ-HĐND ngày 15/3/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về mức hỗ trợ cải tạo vườn tạp và trồng cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La; Nghị quyết số 55/2017/NQ-HĐND ngày 21/7/2017 của HĐND tỉnh Quy định cụ thể một số nội dung về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017- 2020 trên địa bàn tỉnh Sơn La; Chính sách về hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2021.
6. Tình hình tiêu thụ
6.1. Thực trạng các kênh thu mua tiêu thụ
- Các loại quả sản xuất ra được bán trực tiếp cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân trong hoặc ngoài tỉnh, đây là hình thức tiêu thụ quả sản xuất ra chủ yếu trên địa bàn tỉnh. Một số sản phẩm quả được cấp chứng nhận an toàn, cấp giấy chứng nhận VietGAP đã được cung ứng và tiêu thụ tại các cửa hàng, siêu thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội, các tỉnh Yên Bái, Lạng Sơn, Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An... ; diện tích được cấp mã số vùng trồng, cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP (Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) đã được xuất khẩu sang một số thị trường khó tính như Úc, Mỹ, Pháp...
- Số lượng quả sản xuất ra được bán trực tiếp cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân thông qua hợp đồng tiêu thụ để phục vụ chế biến chiếm tỷ lệ nhỏ so với sản lượng quả sản xuất ra.
6.2. Thực trạng công tác quảng bá, xây dựng thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm quả
- Công tác quảng bá, xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh được quan tâm, tổ chức triển khai có hiệu quả như: Tổ chức các hội thảo thu hút đầu tư nhằm khai thác tiềm năng lợi thế của tỉnh; Hội nghị xúc tiến đầu tư các tỉnh Tây Bắc; Tổ chức hội chợ nông nghiệp hàng năm trong tỉnh; Tham gia hội chợ ngoài tỉnh; Liên kết với thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Nam và các tỉnh lân cận trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp... nhằm quảng bá, xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm nông sản của tỉnh trong đó có quả các loại.
- Đã tổ chức 3 cuộc hội thảo cấp tỉnh về phát triển cây ăn quả bền vững gồm hội thảo đánh giá tiềm năng phát triển cây Xoài Sơn La tại Yên Châu, hội thảo tiềm năng và giải pháp phát triển bền vững cây ăn quả có múi trên địa bàn tỉnh Sơn La tại Phù Yên, hội thảo Giải pháp phát triển nhãn bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La tại Sông Mã.
- Công tác xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm quả: Đến nay, đã có 03 sản phẩm quả được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, trong đó 01 sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý (quả xoài tròn Yên Châu), 02 sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận (quả nhãn - Sông Mã, quả cam - Phù Yên). Đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ đăng bảo hộ nhãn hiệu cho các sản phẩm: Na - Mai Sơn; bơ - Mộc Châu; táo sơn tra - Sơn La (bao gồm các huyện Bắc Yên, Thuận Châu, Mường La).
6.3. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm
Công tác quản lý chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm nóng lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh tiếp tục được triển khai đồng bộ và ngày càng hiệu quả. Cơ bản đã hoàn thành việc rà soát lập danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh và được cập nhật vào phần mềm quản lý dữ liệu để phục vụ công tác quản lý, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm.
Xây dựng và nhân rộng mô hình chuỗi sản xuất, tiêu thụ quả an toàn được chứng nhận VietGAP và xác nhận sản phẩm an toàn.
7. Tình hình phát triển HTX
Toàn tỉnh có 107 hợp tác xã (Sau đây viết tắt là HTX) trồng cây ăn quả, so với cùng kỳ năm trước tăng 71 HTX, trong đó: Bắc Yên 4 HTX, Sốp Cộp 6 HTX, Sông Mã 17 HTX, Mộc Châu 15 HTX, Vân Hồ 8 HTX, Mai Sơn 18 HTX, Yên Châu 16 HTX, Phù Yên 2 HTX, Mường La 5 HTX, Thuận Châu 12 HTX, Quỳnh Nhai 3 HTX, Thành phố 1 HTX. Tổng diện tích sản xuất của các HTX 3089,3 ha, sản lượng năm 2017 ước đạt 11.456,3 tấn với các loại quả chủ yếu xoài, nhãn, mận, chuối, na, bơ, sơn tra, chanh leo và cây ăn quả có múi....
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Kết quả đạt được
1.1. Diện tích cây ăn quả của tỉnh Sơn La đến nay là 44.870 ha, sản lượng ước đạt 198.871 tấn. So với năm 2016 diện tích trồng cây ăn quả tăng 68,3%; sản lượng tăng 68,5%. Phân bổ cây ăn quả tập trung lớn ở các huyện: Sông Mã (6.631 ha); Mộc Châu (5.918 ha); Yên Châu (4.972 ha); Thuận Châu (6.099 ha); Mường La (4.603ha); Bắc Yên (4.138 ha)....
1.2. Đã hình thành một số vùng cây ăn quả tập trung (Nhãn, Xoài, Na, Chanh leo, mận hậu...) cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của tỉnh.
1.3. Cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất. Năm 2017 giá trị sản xuất cây ăn quả tính theo giá hiện hành ước đạt 1.159.526,41 triệu đồng, chiếm 12,35% tổng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt, chiếm 64,36% giá trị cây lâu năm.
1.4. Công tác quản lý nhà nước trong phát triển cây ăn quả đã bước đầu thu được kết quả; Công tác thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây ăn quả được tăng cường.
2. Tồn tại, hạn chế
2.1. Diện tích sản xuất cây ăn quả manh mún, nhỏ lẻ, phân tán; chuyển dịch cơ cấu cây trồng chủ yếu do tự phát. Cây ăn quả được trồng phổ biến trong vườn của nông hộ tiềm ẩn nhiều yếu tố kém bền vững. Độ tuổi, chất lượng giống cây ăn quả không đồng đều; Hình thức, mẫu mã, chất lượng sản phẩm quả chưa cao.
2.2. Diện tích trồng cây ăn quả được cấp có thẩm quyền công nhận áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt hoặc áp dụng các tiêu chuẩn tương tự trong sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp (chiếm 0,80%) trong tổng diện tích trồng cây ăn quả toàn tỉnh.
2.3. Việc thiết lập mối liên kết tiêu thụ sản phẩm quả thông qua hợp đồng với các doanh nghiệp hợp tác còn nhiều hạn chế; các kênh tiêu thụ chủ yếu thông qua tư thương; mạng lưới tiêu thụ sản phẩm quả của tỉnh còn mang tính tự phát, hệ thống vận chuyển xử lý, phân loại, đóng gói, tiêu thụ và tiếp thị mở rộng thị trường còn nhiều hạn chế.
2.4. Công nghiệp bảo quản, chế biến sản phẩm quả còn nhiều hạn chế; Công tác xây dựng thương hiệu quả chưa nhiều mới có 3 sản phẩm có được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu chứng nhận.
NỘI DUNG ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
1.1. Phát triển cây ăn quả theo hướng chuyên canh, gắn kết chặt chẽ sản xuất với công nghiệp bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ; Ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến; Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nước, nhân lực; thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái, tăng thu nhập cho người trồng cây ăn quả và góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
1.2. Hình thành các vùng sản xuất quả tập trung, ứng dụng công nghệ cao; Áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt hoặc áp dụng các tiêu chuẩn tương tự trong sản xuất nông nghiệp; Sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến quả và xuất khẩu quả cho các thị trường khó, dễ tính.
1.3. Khuyến khích trồng một số loại cây ăn quả mới phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao; xây dựng vườn ươm giống, chợ giống cây trồng, chợ đầu mối cung ứng giống cây, xây dựng nhà máy chế biến quả và các cơ sở sơ chế, bảo quản quả đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn xuất khẩu.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Đến năm 2020, diện tích cây ăn quả toàn tỉnh đạt khoảng 100.000 ha (Sơn tra: 27.800 ha, cây ăn quả khác: 72.200 ha); sản lượng quả các loại đến năm 2020 ước đạt 1.101.000 tấn
2.2. Giá trị sản xuất quả các loại tăng từ 6 - 8%/năm, đưa tỷ trọng giá trị quả trong ngành trồng trọt chiếm trên 40% vào năm 2020; Giá trị sản xuất trên 01 ha trồng cây ăn quả áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt hoặc áp dụng các tiêu chuẩn tương tự trong sản xuất nông nghiệp đạt trên 200 triệu đồng/ha/năm.
2.3. Xây dựng vườn giống cây trồng, giống lưu vườn, hình thành một số chợ giống cây trồng và xây dựng một số chợ đầu mối để chủ động cung ứng giống cây trồng đảm bảo chất lượng cho trồng mới cây ăn quả.
2.4. Hình thành và phát triển một số loại quả cung cấp cho thị trường tiêu thụ trong, ngoài tỉnh; đảm bảo nguyên liệu cho hai nhà máy chế biến quả đạt trên 100.000 tấn quả tươi/năm; sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn cho xuất khẩu trên 3000 tấn/năm ra thị trường nước ngoài.
2.5. Xây dựng và đưa vào hoạt động 2 nhà máy chế biến quả tại huyện Mộc Châu và huyện Vân Hồ; hình thành và phát triển các cơ sở, nhà máy bảo quản, chế biến các loại quả trên phạm vi toàn tỉnh.
II. NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ ĐẾN NĂM 2020
1. Phát triển diện tích, sản lượng cây ăn quả
1.1. Đến năm 2020, diện tích cây ăn quả toàn tỉnh đạt khoảng 100.000 ha (Sơn tra: 27.800 ha, cây ăn quả khác: 72.200 ha), trong đó diện tích chuyển đổi trên đất dốc trồng cây lương thực trồng cây ăn quả là 20.000 ha; ghép cải tạo vườn cây ăn quả kém hiệu quả đạt trên 10.000 ha diện tích cần cải tạo; diện tích sản xuất để cung ứng cho thị trường tiêu thụ quả trong, ngoài tỉnh; đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện xuất khẩu quả sang thị trường khó tính (Úc, Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc...), thị trường dễ tính (Trung Quốc) 300-500 ha bao gồm quả: Nhãn, Xoài, Chanh leo, Chuối, Mận...; Diện tích vùng nguyên liệu sản xuất đáp ứng cho các nhà máy chế biến quả khoảng 10.000 - 20.000 ha bao gồm: Chanh leo, Xoài, nhãn, Cam, Bơ, Sơn tra..
1.2. Sản lượng quả các loại đến năm 2020 ước đạt 1.101.000 tấn, trong đó sản lượng đáp ứng tiêu chuẩn cho xuất khẩu trên 3000 tấn/năm; sản lượng quả cung ứng cho các nhà máy chế biến quả trên 100.000 tấn quả/năm.
1.3. Đến năm 2020 diện tích quả được cấp có thẩm quyền công nhận áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) hoặc áp dụng các tiêu chuẩn tương tự trong sản xuất nông nghiệp chiếm 20% tổng diện tích cây ăn quả toàn tỉnh. (Chi tiết có Phụ lục IV kèm theo).
2. Phát triển cây ăn quả rải vụ, trái vụ
2.1. Đến năm 2020 diện tích quả rải vụ, trái vụ trên địa bàn tỉnh: 4.000 ha, sản lượng đạt 85.000 tấn.
2.2. Diện tích quả rải vụ, trái vụ tập trung trên địa bàn huyện Sông Mã, Yên Châu, Mai Sơn, Phù Yên, Mường La, Mộc Châu, Vân Hồ với loại cây chính: Xoài, nhãn, mận....
(Chi tiết có Phụ lục V kèm theo)
3. Sản xuất giống cây ăn quả
3.1. Xây dựng, cải tạo, nâng cấp các cơ sở sản xuất giống để mỗi huyện, thành phố có 1 - 2 cơ sở sản xuất giống lưu vườn, trong đó ưu tiên xây dựng vườn ươm giống lưu vườn tại các xã khu vực 3 để đáp ứng đủ nhu cầu giống trồng mới cây ăn quả trên địa bàn tỉnh.
3.2. Tuyển chọn, bình tuyển, thẩm định, chăm sóc, bảo vệ các cây ăn quả đầu dòng, vườn cây đầu dòng đã công nhận làm vật liệu nhân giống cho các cơ sở sản xuất giống cây ăn quả.
3.3. Xây dựng 03 chợ giống cây trồng trên địa bàn huyện Mộc Châu, Mai Sơn và thành phố Sơn La, trong năm 2018 xây dựng thí điểm tại huyện Mai Sơn 01 chợ. Hình thành một số chợ đầu mối trên địa bàn huyện Mường La, Thuận Châu để cho các hộ lựa chọn, trao đổi giống cây trồng.
3.4. Chuyển đổi mô hình hoạt động của Trung tâm giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản Sơn La thành công ty cổ phần hoặc sang hình thức khác nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của Trung tâm.
4. Phát triển công nghệ bảo quản, chế biến quả
4.1. Xây dựng và đưa vào hoạt động 2 nhà máy chế biến quả của Công ty Cổ phần Nafoods Tây Bắc tại huyện Mộc Châu và nhà máy của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm công nghệ cao -TH tại Vân Hồ chế biến quả và đồ uống nước hoa quả công nghệ cao, với công suất chế biến từ 120 - 160 tấn quả/ngày/nhà máy. Sản phẩm chế biến chính gồm chế biến quả và đồ uống nước hoa quả công nghệ cao.
4.2. Xây dựng nhà sơ chế quả, xử lý, đóng gói, bảo quản, chế biến quả trên địa bàn các huyện, thành phố tại các vùng trồng quả tập trung, quy mô lớn; trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, đảm bảo số lượng, chất lượng quả cho xuất khẩu, tạo điều kiện để các Hợp tác xã chủ động nâng cao năng lực sản xuất và giá thành quả xuất khẩu.
4.3. Tăng cường năng lực, sơ chế, bảo quản, giảm tổn thất sau thu hoạch cả về số lượng và chất lượng. Áp dụng khoa học công nghệ kéo dài thời vụ của các loại quả, áp dụng phương pháp sơ chế, bảo quản bằng chiếu xạ, khử trùng bằng nước nóng để xuất khẩu các loại quả tươi...
5. Xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý
5.1. Hàng năm tổ chức từ 02 lần trở lên cho các hộ, các trang trại, các cơ sở sản xuất tham gia các hội chợ, lễ hội về cây ăn quả do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc các tỉnh, thành trong nước tổ chức.
5.2. Mỗi năm 01 lần tổ chức hội chợ Chuyên đề về phát triển cây ăn quả, giới thiệu sản phẩm quả của tỉnh Sơn La.
5.3. Hàng năm tổ chức 1 - 2 hội thi, lễ hội về các loại quả, tôn vinh tổ chức, cá nhân đạt thành tích về sản xuất các loại quả có năng suất giá trị kinh tế cao.
5.4. Mỗi năm tổ chức diễn đàn cho 01 loại quả đặc trưng nhằm liên kết các vùng cây ăn quả, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, sơ chế và tiêu thụ các sản phẩm quả.
5.5. Tổ chức hàng năm 2-3 cuộc Hội thảo chuyên sâu về định hướng, giải pháp phát triển cây ăn quả theo hướng nâng cao hiệu quả, sản xuất bền vững và xuất khẩu quả.
5.5. Xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu cho các loại quả chủ lực bao gồm: Quả mận hậu - Sơn La; quả chanh leo tím - Sơn La; quả chuối - Yên Châu; quả cam, quýt - Vân Hồ; quả hồng giòn - Mộc Châu.
6. Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật
6.1. Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch., bảo quản theo hướng an toàn cho hộ nông dân để nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế của việc trồng cây ăn quả.
6.2. Tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn quản lý một số diện tích đã được cấp mã số vùng trồng cây ăn quả, công nhận GlobalGAP sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường khó tính; thực hiện tốt quy trình kỹ thuật sản xuất theo hướng an toàn, VietGAP để cung ứng cho các sản phẩm quả cho thị trường Hà Nội và một số tỉnh lân cận, đáp ứng nhu cầu chế biến cho các nhà máy chế biến quả trên địa bàn.
6.3. Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ cho cán bộ, công chức thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về phát triển cây ăn quả.
6.4. Đào tạo nông dân điển hình là các hộ có diện tích vườn cây ăn quả rộng, có khả năng tiếp thu, đầu tư ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào việc trồng, chăm sóc cây ăn quả cho năng suất cao, có khả năng truyền đạt kinh nghiệm sản xuất cho các hộ nông dân khác trong vùng.
6.5. Tập huấn kỹ thuật chuyên sâu và thăm quan các mô hình về trồng, chăm sóc, thu hoạch cây ăn quả cho các vùng trồng và thâm canh cây ăn quả tập trung cho các tổ chức, cá nhân trồng cây ăn quả trên địa bàn tỉnh.
7. Thủy lợi và ứng dụng nhà lưới, nhà kính
Nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho một số loại cây ăn quả như công nghệ tưới nhỏ giọt, tưới phun...; Áp dụng mô hình nhà lưới, nhà kính đối với việc sản xuất một số loại cây ăn quả như dâu tây....
8. Phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, bảo quản, chế biến quả
8.1. Khuyến khích phát triển các tổ chức, cá nhân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, bảo quản, chế biến quả tại các vùng sản xuất quả tập trung.
8.2. Củng cố, xây dựng mới các liên hiệp HTX, HTX, tổ hợp tác trong phát triển sản xuất cây ăn quả trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu sản phẩm quả thông qua hợp đồng tiêu thụ, nhất là đối với Công ty có nhà máy chế biến quả, từng bước hình thành các chuỗi sản xuất quả bền vững.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư thực hiện Đề án: 280 tỷ đồng.
Trong đó:
1.1. Ngân sách Nhà nước: 90 tỷ đồng, gồm:
- Đào tạo, tập huấn, tham quan.
- Hỗ trợ ghép cây ăn quả, trồng mới cây ăn quả; xây dựng mô hình trình diễn.
- Hỗ trợ cấp giấy chứng nhận công nhận áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt hoặc áp dụng các tiêu chuẩn tương tự trong sản xuất nông nghiệp cho vùng trồng cây ăn quả trên địa bàn tỉnh.
- Hỗ trợ xây dựng hạ tầng vùng trồng cây ăn quả tập trung.
- Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm.
- Hỗ trợ xây dựng cơ sở bảo quản, chế biến các sản phẩm quả; cơ sở sản xuất giống cây ăn quả trên địa bàn tỉnh.
- Hỗ trợ xây dựng chợ giống cây trồng trên địa bàn huyện Mai Sơn, Mộc Châu và thành phố Sơn La.
- Hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu.
- Thực hiện các chương trình, đề tài, đề án nghiên cứu khoa học về lĩnh vực sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ quả.
1.2. Vốn tự có và vốn vay của tổ chức, cá nhân: 190 tỷ đồng; để triển khai các chương trình, dự án, phương án giống, trồng, bảo quản, chế biến quả trên địa bàn tỉnh Sơn La.
2. Nguồn vốn cụ thể để thực hiện Đề án
2.1. Nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ thông qua chính sách hỗ trợ phát triển các loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản và chế biến, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2021 ; hỗ trợ cải tạo vườn tạp và trồng cây ăn quả trên địa bàn tỉnh...(Nghị quyết số 28/2017/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về quy định mức hỗ trợ cải tạo vườn tạp và trồng cây ăn quả trên địa hàn tỉnh Sơn La; Nghị quyết số 55/2017/NQ-HĐND ngày 21/7/2017 của HĐND tỉnh Quy định cụ thể một số nội dung về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh Sơn La; Chính sách về hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 -2021.).
2.2. Nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương hỗ trợ cho các dự án, phương án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ quả xây dựng cánh đồng lớn.
2.3. Nguồn vốn Chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp - việc làm và an toàn lao động, kinh phí khuyến nông, ngân sách địa phương, các tổ chức phi chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác thực hiện các nội dung về đào tạo, tập huấn, tham quan, xây dựng mô hình trình diễn.
2.4. Nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ thực hiện các chương trình, đề tài, đề án nghiên cứu khoa học về lĩnh vực sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ quả. Xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực của tỉnh.
2.5. Nguồn vốn đầu tư các dự án, tiểu dự án sử dụng nguồn vốn còn dư sau quyết toán Dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La thực hiện dự án hỗ trợ trồng, cải tạo vườn cây ăn quả.
2.6. Nguồn vốn ngân sách tỉnh và chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng, nông thôn mới thực hiện các dự án phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng vùng sản xuất quả như xây dựng các công trình thủy lợi, hệ thống giao thông....
2.7. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất tại 04 huyện (Bắc Yên, Sốp Cộp, Mường La, Vân Hồ) từ Chương trình 30a.
2.8. Nguồn vốn ngân sách tỉnh, ngân sách trung ương hỗ trợ cho xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu, xúc tiến thương mại.
2.9. Nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, cá nhân đầu tư vào phát triển vùng nguyên liệu quả, bảo quản, chế biến quả.
2.10. Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng và các nguồn vốn hợp pháp khác.
IV. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM
1. Chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước
1.1. Chương trình, dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi, xử lý chất thải nước sạch...) vùng sản xuất, bảo quản, chế biến quả tập trung, quy mô lớn.
1.2. Dự án hỗ trợ trồng, cải tạo vườn cây ăn quả bằng giống chất lượng cao: 8 tiểu dự án theo quy định tại Quyết định 3193/QĐ-UBND ngày 14/12/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh.
1.3. Dự án xây dựng phòng kiểm nghiệm chất lượng quả đảm bảo tiêu chuẩn được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1.4. Chương trình hỗ trợ ghép cải tạo cây ăn quả trên diện tích cây ăn quả hiện có.
1.5. Dự án xây dựng vườn ươm giống lưu vườn, chợ giống cung cấp nguồn giống cho phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh.
1.6. Chương trình hỗ trợ áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt hoặc áp dụng các tiêu chuẩn tương tự trong sản xuất quả trên địa bàn tỉnh.
1.7. Chương trình Xây dựng mô hình trình diễn sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm quả đáp ứng các điều kiện về quy mô theo quy định của cấp có thẩm quyền trên địa bàn tỉnh.
1.8. Dự án, đề tài, đề án nghiên cứu khoa học về lĩnh vực sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ quả.
1.9. Chương trình hỗ trợ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý đối với các sản phẩm quả của tỉnh.
1.10. Dự án quảng bá, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ sản phẩm quả.
1.11. Chương trình hỗ trợ áp dụng công nghệ tưới phun, tưới nhỏ giọt; làm nhà kính, nhà lưới trong sản xuất quả.
2. Chương trình, dự án kêu gọi đầu tư (không sử dụng vốn ngân sách nhà nước)
2.1. Dự án trồng cây ăn quả trên địa bàn tỉnh.
2.2. Dự án ghép cải tạo 10.000 ha cây ăn quả trên địa bàn tỉnh. Tập trung vào ghép các loại cây: nhãn, xoài, mận....
2.3. Dự án sản xuất, kinh doanh giống cây ăn quả.
2.4. Dự án 2 xây dựng nhà máy chế biến cây ăn quả và các cơ sở bảo quản.
2.5. Dự án xây dựng một số chợ đầu mối về giống cây trồng.
V. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Về tuyên truyền, phổ biến
1.1. Tăng cường tuyên truyền, quán triệt, phổ biến chủ trương, quan điểm của Đảng về phát triển cây ăn quả; Nội dung kế hoạch và kết quả phát triển cây ăn quả của tỉnh đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và mọi tầng lớp nhân dân.
1.2. Xây dựng tài liệu tuyên truyền, phổ biến về các mô hình, cơ chế chính sách phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh; công nghệ áp dụng trong bảo quản, chế biến quả; giới thiệu các kỹ thuật sản xuất giống, trồng cây ăn quả.
2. Về công tác quy hoạch
2.1. Tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch vùng sản xuất quả an toàn tập trung đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
2.2. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch đã được phê duyệt và đề xuất xây dựng mới các quy hoạch thuộc lĩnh vực ngành quản lý gắn với chiến lược, nhiệm vụ phát triển cây ăn quả; Tăng cường công tác quản lý, giám sát và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với quy hoạch.
3. Về đất đai
3.3. Đối với diện tích đất chưa quy hoạch: Tiến hành rà soát, khoanh vùng, phân loại hiện trạng cây trồng; phân tích thành phần lý, hoá đất, phân loại đất thích hợp; đánh giá điều kiện khí hậu, nguồn nước tự nhiên, hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở kết quả phân tích đánh giá, phân loại đất, đề xuất đưa vào quy hoạch đất trồng cây ăn quả những diện tích đất có đủ điều kiện về tự nhiên, xã hội và bảo đảm theo quy định của pháp luật.
3.4. Thu hồi, đền bù giải phóng mặt bằng đất của các tổ chức, cá nhân để xây dựng chợ đầu mối hoa quả, vườn sản xuất giống, nhà bảo quản sản phẩm quả, và các công trình phụ trợ khác (nếu có).
3.5. Khuyến khích nhân dân chuyển đổi những diện tích cây trồng khác có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây ăn quả; khuyến khích dồn điền đổi thửa, tích tụ đất trồng cây ăn quả theo quy định của pháp luật; đồng thời tổ chức quản lý, giám sát việc sử dụng đất đúng mục đích, đúng đối tượng.
3.6. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất để đầu tư trồng cây ăn quả, sản xuất giống; xây dựng nhà xưởng, kho bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm quả.
4. Về giống cây trồng
4.1. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng, các vườn ươm giống, lưu giống, các chợ giống, chợ đầu mối đảm bảo việc cung ứng giống cây ăn quả chất lượng cho kế hoạch cho trồng mới cây ăn quả trên địa bàn toàn tỉnh.
4.2. Đưa vào khảo nghiệm, sản xuất thử, lựa chọn các loại giống phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, giống dải vụ, giống để cung ứng nguyên liệu cho nhà máy chế biến quả, giống cho năng suất sản lượng cao,
4.3. Nghiên cứu khoa học về giống, ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu chọn tạo, nhân giống cây trồng địa phương cho năng suất, sản lượng cao.
4.4. Khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu, chọn tạo, nhập khẩu và nhân giống; Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế xây dựng các cơ sở, chợ giống, chợ đầu mối sản xuất giống cây ăn quả trên địa bàn.
5. Về vốn đầu tư
5.1. Lồng ghép các nguồn vốn từ chương trình khuyến nông, khuyến lâm; các chương trình mục tiêu quốc gia; chương trình, dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu; chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào phát triển nông nghiệp... để phục vụ phát triển sản xuất, bảo quản, chế biến quả trên địa bàn tỉnh.
5.2. Hàng năm ngân sách giành 20-30 tỷ đồng để tổ chức triển khai các cơ chế, chính sách, chương trình, dự án, xây dựng các mô hình sản xuất phục vụ phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh.
5.3. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở nghiên cứu ứng dụng, đào tạo, sản xuất, dịch vụ trong vùng sản xuất quả tập trung.
6. Về cơ chế, chính sách
6.1. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách hiện có của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, Bộ, Ngành Trung ương và chính sách của tỉnh về hỗ trợ, khuyến khích trồng, thâm canh cây ăn quả và sơ chế, bảo quản, chế biến quả.
6.2. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các chính sách hỗ trợ trồng, thâm canh cây ăn quả và sơ chế, bảo quản, chế biến quả phù hợp với điều kiện của tỉnh Sơn La và đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.
6.3. Nghiên cứu, đề xuất trình HĐND tỉnh ban hành các chính sách hỗ trợ sau: phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn
7. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong việc sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản phẩm quả
7.1. Tăng cường năng lực của hệ thống khuyến nông; hệ thống bảo vệ thực vật; hệ thống quản lý chất lượng nông sản, các dịch vụ khác phục vụ sản xuất, bảo quản, chế biến quả.
7.2. Thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra việc sản xuất kinh doanh giống cây ăn quả, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...để hạn chế các loại giống cây ăn quả, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chất lượng kém, ngoài danh mục lưu thông trên thị trường làm thiệt hại cho người sản xuất.
7.3. Kiểm tra, giám sát các cơ sở chế biến, bảo quản quả, không để tình trạng đưa các loại quả kém chất lượng, bảo quản bao gói không đúng quy cách, không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng thuốc bảo quản ngoài danh mục, quá liều lượng lưu thông vào thị trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
7.4. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý của tỉnh với các tỉnh lân cận để quản lý chất lượng quả nhập khẩu, từng bước giảm dần các loại quả không đảm bảo về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm nhập khẩu và lưu thông trên địa bàn tỉnh Sơn La. Xây dựng chuỗi các cửa hàng bán hoa quả chất lượng cao, có nguồn gốc xuất xứ.
8. Phát triển thị trường và xúc tiến thương mại
8.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình xúc tiến thương mại các mặt hàng quả của tỉnh.
8.2. Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm quả; đáp ứng yêu cầu về chất lượng, mẫu mã và quy cách của các nước nhập khẩu.
8.3. Phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ quả, nhất là gắn với các khu du lịch, các đô thị, khu dân cư lớn.
8.4. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đầu tư các vùng nguyên liệu quả, thực hiện ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với người sản xuất, tạo nguồn hàng ổn định cho chế biến và xuất khẩu.
9. Phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, bảo quản, chế biến quả
9.1. Tiếp tục đầu tư nâng cấp, sửa chữa hoặc xây dựng mới các công trình thủy lợi phục vụ cho tưới cây ăn quả.
9.2. Đầu tư nâng cao năng lực hệ thống cơ sở hạ tầng nghiên cứu khoa học công nghệ, nhất là chọn, tạo, sản xuất giống cây ăn quả; bảo vệ thực vật, kiểm tra chất lượng giống, phân bón, sản phẩm quả các loại.
9.3. Sửa chữa, nâng cấp hoặc đầu tư xây dựng mới hệ thống giao thông nội đồng phục vụ phát triển sản xuất, bảo quản, chế biến quả.
10. Cơ giới hóa nông nghiệp
Mở rộng sản xuất theo hướng tập trung chuyên canh, hình thành cánh đồng lớn, nhằm tạo điều kiện cho nông dân, doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất, bảo quản, chế biến quả áp dụng nhanh cơ giới hóa vào các khâu từ sản xuất - bảo quản - chế biến - vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm quả./.
CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT QUẢ ĐÃ ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VIETGAP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2017
(Ban hành kèm theo Đề án phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đến năm 2020)
TT | Tên cơ sở sản xuất | Tỉnh | Ngày cấp | Ngày Hết hạn | Diện tích (Ha) | Sản lượng (Tấn) |
| TỔNG SỐ 22 CƠ SỞ | 343,36 | 3105,8 | |||
1 | Hợp tác xã nông nghiệp Ngọc Hoàng | Tiểu khu 7, Nà Bó, Mai Sơn, Sơn La | 18/07/7016 | 17/07/2018 | 5,2 | 103 |
2 | Hợp tác xã Ngọc Lan | Noong Xôm, Hát Lót, Mai Sơn , Sơn La | 9/8/2016 | 8/8/2018 | 8,05 | 28,1 |
3 | Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và thương mại Thanh Sơn | Tiểu khu 32, Cò Nòi, Mai Sơn, Sơn La | 22/08/2016 | 21/08/2018 | 19,6 | 157 |
4 | Hợp tác xã hoa quả Quyết Tâm | Bản Trung Tâm, Tú Nang, Yên Châu, Sơn La | 6/9/2016 | 5/9/2018 | 15 | 130 |
5 | Hợp tác xã Dịch vụ NN Toàn Thắng | Nà Nghịu, Sông Mã, Sơn La | 28/09/2016 | 27/09/2018 | 8,43 | 50 |
6 | Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp An Thịnh | Bản Mé- bản Bon, Nà Nghịu, Sông Mã, Sơn La | 28/09/2016 | 27/09/2018 | 7 | 84 |
7 | Hợp tác xã Dịch vụ NN Hoàng Tuấn | Bản Hải Sơn II Chiềng Khoong, Sông Mã, Sơn La | 28/09/2016 | 27/09/2018 | 11,98 | 107,5 |
8 | Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Đoàn Kết | Bản Hải Sơn II- bản Hoàng Mã, Chiềng Khoong, Sông Mã, Sơn La | 28/09/2016 | 27/09/2018 | 14,7 | 176 |
9 | Công ty TNHH DT xây dựng Hồng Long | thị trấn Phù Yên, Phù Yên, Sơn La | 28/11/2016 | 27/11/2018 | 12 | 340 |
12 | Công ty cổ phần Hoa cảnh Cao nguyên | Đông Sang, Mộc Châu, Sơn La | 26/12/2016 | 25/12/2018 | 1 | 10 |
13 | Tổ hợp tác sản xuất và tiêu dùng mận an toàn Mộc Châu | thị trấn Nông trường Mộc Châu, Mộc Châu, Sơn La | 25/05/2017 | 24/05/2019 | 16,8 | 369,6 |
14 | Hợp tác xã Hương Xoài | Tú Nang, Yên Châu, Sơn La | 19/06/2017 | 18/06/2019 | 17,8 | 45 |
15 | Hợp tác xã Chanh leo Mộc Châu | Tiểu khu 84/85 Thị trấn Nông trường Mộc Châu, Mộc Châu, Sơn La | 14/7/2017 | 13/7/2019 | 3,7 | 103,6 |
16 | Hợp tác xã nông sản Mộc Châu | Đông Sang, Mộc Châu, Sơn La | 9/8/2017 | 8/8/2019 | 13,2 | 125 |
17 | Hợp tác xã nông nghiệp TK3 xã Nà Mường | Nà Mường, Mộc Châu, Sơn La | 9/8/2017 | 8/8/2019 | 41 | 240 |
18 | HTX dịch vụ nông nghiệp Hưng Lộc | Chiềng Khương, Sông Mã, Sơn La | 22/08/2017 | 21/08/2019 | 30 | 114 |
19 | HTX Phúc Vinh | Nà Nghịu, Sông Mã, Sơn La | 22/08/2017 | 21/08/2019 | 16,4 | 45 |
20 | HTX dịch vụ nông nghiệp Bảo Minh | Chiềng Khoong, Sông Mã, Sơn La | 22/08/2017 | 21/08/2019 | 36 | 108 |
21 | Hợp tác xã Duy Tuấn | Hưng Mai, Nà Nghịu, Sông Mã, Sơn La | 22/08/2017 | 21/08/2019 | 17 | 96 |
22 | Hợp tác xã hoa quả Tiên Cang | Tiên Cang, Chiềng Cang, Sông Mã, Sơn La | 22/08/2017 | 21/08/2019 | 24,5 | 124 |
DANH SÁCH CHUỖI CUNG ỨNG, TIÊU THỤ QUẢ AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Đề án phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đến năm 2020)
TT | Tên cơ sở sản xuất ban đầu | Tên, địa chỉ cơ sở sơ chế/ chế biến | Loại sản phẩm | Tiêu chuẩn áp dụng | Diện tích/Sản lượng | Thị trường tiêu thụ |
1 | HTX Nông sản Mộc Châu | Bản Áng 1, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La | Bơ, hồng, mận, cam, bưởi, đào | VietGAP; cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP | 13,2 ha; 125 tấn/năm | Công ty Vineco, chợ đầu mối tại Hà Nội |
2 | HTX Nông nghiệp Tiến Thành | Bản Suối Quanh, xã Chiềng Xuân huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La | Quả nhãn | VietGAP; Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP | 20 ha; 170 tấn/năm | CS thu mua ông Long tổ 2 phường Chiềng Sinh, TP Sơn La; CS thu mua ông Tiến Sóc Sơn, Hà Nội |
3 | HTX nông nghiệp TK3 xã Nà Mường | tiểu khu 3, Xã Nà Mường, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La | Quả nhãn, bưởi, hồng | - VietGAP - Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP | 41 ha; 240 tấn/năm | Cơ sở thu mua Nguyễn Văn Thinh, tỉnh Thái Bình; cs thu mua Ông Thảo chợ Long Biên Hà Nội |
4 | HTX Chanh leo Mộc Châu | T. Tiểu khu 84/85, thị trấn Nông Trường, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La | Quả chanh leo, cam đường canh, cam đường | VietGAP: Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP | 3,7 ha; 100 tấn/năm | Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc; Liên hiệp HTX tỉnh Sơn La: Bán cho thương lái mua tại vườn |
5 | Tổ hợp tác SX và Tiêu dùng Mận AT Mộc Châu | Tiểu khu Pa Khen I, thị trấn Nông trường, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La | Quả mận hậu, cam, chanh leo | -VietGAP-Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP | 16,8 ha; 369,6 tấn/năm | Giới thiệu, quảng bá tại hội chợ nông sản an toàn số 489 đường Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội - Cửa hàng thực phẩm sạch Hà Nội, một số siêu thị tại Hà Nội như siêu thị Fivimart; Công ty Vineco, chợ đầu mối tại Hà Nội |
6 | HTX trồng cam Văn Yên | Bản Văn Yên, xã Mường Thải, huyện Phù Yên | Quả cam | VietGAP Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP | 11 ha; 230 tấn/năm | Thương lái: bà Lành cầu Mai Lĩnh thành phố Hà Nội; Vũ Thị Hà Công ty CP nông sản Kim Bôi, tầng 3, số 5 quốc Tử Giám, phường Văn Chương, quận Đống Đa Hà Nội |
7 | HTX Hưng Thịnh | Tiểu khu 3 xã Mường Bú huyện Mường La | Táo, thanh long, bưởi da xanh. | VietGAP cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP | 16 ha; 320 tấn/năm | Tại hội chợ nông sản an toàn số 489 đường Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội; Thương lái thu mua tại vườn; HTX nông nghiệp Xanh 26/3; Công ty TNHH Huy Hoàng Anh, Hà Nội; bán tại các Gian hàng Hà Nội. |
8 | HTX Hương Xoài | Xã Tú Nang, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La | Quả xoài Đài Loan | -VietGAP - Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP | 26 ha; 120 tấn/năm | CS thu mua Bà Diệp, Bản Tà Làng, xã Tú Nang, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La |
9 | HTX Nông nghiệp Ngọc Hoàng | Xã Nà Bó, huyện Mai Sơn | Thanh long ruột đỏ | VietGAP cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP | 5,2 ha; 150 tấn/năm | Siêu thị Bữa ăn an toàn số 1 tại 34T Trung Hòa - Nhân Chính, Hà Nội; Giới thiệu, quảng bá tại hội chợ nông sản an toàn số 489 đường Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội; Cửa hàng rau củ quả an toàn Quế Anh, Tp Sơn La; Cơ sở, tỉnh Nghệ An; TP Điện Biên, TP Nam Định;... |
10 | HTX Ngọc Lan | HTX Ngọc Lan Bản Noong Xôm xã Hát Lót huyện Mai Sơn | Bưởi da xanh, Xoài Đài Loan. | VietGAP; Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP | 8,05 ha; 28 tấn/năm | Giới thiệu, quảng bá tại hội chợ nông sản an toàn số 489 đường Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội; CS thu mua Hà Nội; Thương lái thu mua tại vườn. |
11 | HTX dịch vụ nông nghiệp và thương mại Thanh Sơn | Tiểu khu 32, Cò Nòi, Mai Sơn, Sơn La | Na dai | VietGAP; Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP | 19,6 ha; 157 tấn/năm | Các cửa hàng bán Na của HTX Thanh Sơn; Tại Hà Nội thông qua hội chợ nông sản an toàn tại 489 đường Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội; siêu thị Fivimart. |
12 | HTX dịch vụ và nông nghiệp nhãn chín muộn. | TK Nà Sản, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn | Nhãn chín muộn, Xoài Đài Loan | VietGAP: Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP | 68 ha, 1000 tấn/năm | Thương lái thu mua tại vườn; |
13 | Công ty cổ phần hoa cảnh cao nguyên | Xã Đông Sang, huyện Mộc Châu | Quả Dâu tây, quả bơ, xoài | VietGAP; Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP | 1 ha, 1 tấn/năm | Thương lái thu mua tại vườn Bán cho khách du lịch |
14 | HTX Hoa quả Quyết Tâm | Xã Tú Nang, huyện Yên Châu | Nhãn, xoài, mận hậu | VietGAP; Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP | 160ha; 1600 tấn/năm |
|
15
| Công ty cổ phần rượu Việt - Pháp | Thị trấn Yên Châu, huyện Yên Châu | Chuối tây; chuối sấy dẻo | - Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP | 8 ha; 240tấn/năm | Công ty cổ phần Thương Mại Xuân Bắc huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La |
16 | HTX dịch vụ nông nghiệp Hoàng Tuấn | HTX dịch vụ nông nghiệp Hoàng Tuấn, Xã Chiềng Khoong huyện Sông Mã | Quả nhãn | VietGAP; Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP | 11,98 ha; 150 tấn/năm | Thương lái thu mua tại vườn - Ông Hoàng, Đông Anh, Hà Hội |
17 | HTX dịch vụ nông nghiệp Đoàn Kết | HTX dịch vụ nông nghiệp Đoàn Kết, Xã Chiềng Khoong huyện Sông Mã | Quả nhãn | VietGAP; Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP | 14,7 ha, 160 tấn/năm | Thương lái thu mua tại vườn; Ông Bắc, tỉnh Lạng Sơn |
18 | HTX dịch vụ nông nghiệp Toàn Thắng | Xã Nà Nghịu huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La | Quả nhãn | VietGAP; Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP | 8,43 ha; 80 tấn/năm | Cửa hàng rau củ quả an toàn Quế Anh, số nhà 107B đường Tô Hiệu Tp Sơn La ĐT 0974826699 (chị Quế Anh); Thương lái thu mua tại vườn; Ông Thành tỉnh Bắc Giang; tỉnh Hưng Yên |
19 | HTX An Thịnh | Xã Nà Nghịu huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La | Quả nhãn | VietGAP; Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP | 7 ha; 40 tấn/ năm | Thương lái thu mua tại vườn; Bà Bình tỉnh Hưng Yên |
20 | HTX Duy Tuấn | Bản Hưng Mai xã Nà Nghịu huyện Sông Mã | Quả nhãn | VietGAP; Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP | 18,5 ha; 96 tấn/năm | Thương lái thu mua tại vườn: Ông Trường, tỉnh Thanh Hóa |
21 | HTX Tiên Cang | HTX Tiên Cang, Bản Tiên Cang xã Chiềng Cang huyện Sông Mã | Quả nhãn | VietGAP; Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP | 25 ha; 124 tấn/năm | Bán cho thương lái mua tại vườn; Ông Hạnh, tỉnh Tuyên Quang |
22 | HTX DVNN Bảo Minh | Bản C5 xã Chiềng Khoong huyện Sông Mã | Quả nhãn | VietGAP; Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP | 36 ha; 108 tấn/năm | Công ty Vineco; Thương lái thu mua tại vườn; Bà Thi, tỉnh Bắc Giang |
23 | HTX DVNN Lộc Hưng | HTXDVNN Lộc Hưng, Bản Tân Lập xã Chiêng Khương huyện Sông Mã | Quả nhãn | VietGAP; Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP | 30 ha; 114 tấn/năm | Thương lái thu mua tại vườn; Bà Oanh, tỉnh Bắc Giang |
24 | HTX Phúc Vinh | Bản Cánh Kiến xã Nà Ngựu huyện Sông Mã | Quả nhãn | VietGAP; Giấy chứng nhận ATTP | 16,4 ha; 130 tấn/năm | Thương lái thu mua tại vườn; Bà Nguyễn Thị Luyến, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La |
25 | Công ty TNHH ĐTXD Hồng Long | Xã Mường Cơi huyện Phù Yên | Bưởi, cam | VietGAP: Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP | 12ha; 320 tấn/năm | CS thu mua bà Vũ Thị Hợp khối 4, thị trấn Phù Yên, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, các Cửa hàng kinh doanh tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La |
DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐƯỢC CẤP MÃ VÙNG TRỒNG XOÀI, NHÃN XUẤT KHẨU
(Ban hành kèm theo Đề án phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đến năm 2020)
TT | Tên cơ sở được cấp mã vùng | Địa chỉ | Loài cây trồng | Diện tích (ha) | Mã vùng trồng |
1 | Tổ hợp tác số 1 (Hợp tác xã Rau quả an toàn Chiềng Hặc). | Bản Văn Lùng, xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu | Xoài | 7,4 | CD.19.01.01.001 |
2 | HTX Ngọc Lan. | Bản Noong Xôm, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn | Xoài | 7,35 | CD.19.02.01.001 |
Tổng |
|
| 14,75 |
| |
3 | Hợp tác xã Phương Nam. | Bản Pha Cúng, xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu. | Nhãn | 13 | DG.19.01.02.001 |
4 | Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Bảo Minh. | Bản C5, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã. | Nhãn | 10 | DC.19.03.01.001 |
5 | Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp An Thịnh. | Bản Mé, xã Nà Nghịu, huyện Sông Mã. | Nhãn | 10 | DG.19.03.02.001 |
6 | Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Hoàng Tuấn. | Bản Hải Sơn 2, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã. | Nhãn | 6,35 | DG.19.03.01.002 |
7 | Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp nhãn chín muộn | Xóm 1, TK Nà Sản, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn | Nhãn | 12 | DC.19.02.03.001 |
8 | Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp nhãn chín muộn | Xóm 1, TK Nà Sản, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn | Nhãn | 10 | DC.19.02.02.001 |
Tổng |
|
| 39,35 |
| |
Tổng cộng |
|
| 76,1 |
|
DIỆN TÍCH PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Đề án phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đến năm 2020)
STT | Chỉ tiêu | ĐVT | Tổng số | Thành phố Sơn La | Quỳnh Nhai | Thuận Châu | Mường La | Bắc Yên | Phù Yên | Mộc Châu | Yên Châu | Mai Sơn | Sông Mã | Sốp Cộp | Vân Hồ |
- | Diện tích năm 2017 | Ha | 44.870 | 3.727 | 1.039 | 6.099 | 4.603 | 4.138 | 2.186 | 5.918 | 4.972 | 2.711 | 6.631 | 955 | 1.891 |
- | Diện tích năm 2020 | Ha | 100.000 | 5.405 | 2.334 | 10.520 | 12.227 | 12.931 | 7.458 | 9.716 | 12.254 | 9.893 | 9.435 | 3.358 | 4.469 |
- | Sản lượng quả năm 2020 | Tấn | 1.101.547 | 68.015 | 17.746 | 81.859 | 125.708 | 119.254 | 96.539 | 131.138 | 140.742 | 119.062 | 106.431 | 36.388 | 58.665 |
I | XOÀI |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Diện tích năm 2017 | Ha | 8.264 | 797 | 358 | 665 | 1.591 | 877 | 653 | 558 | 1.162 | 879 | 467 | 82 | 175 |
2 | Diện tích năm 2020 | Ha | 18.000 | 1.040 | 700 | 1.068 | 3.200 | 1.092 | 950 | 1.000 | 4.700 | 2.450 | 1.000 | 300 | 500 |
3 | Sản lượng quả năm 2020 | Tấn | 192.500 | 11.440 | 3.150 | 11.748 | 35.092 | 12.012 | 10.450 | 11.000 | 50.858 | 26.950 | 11.000 | 3.300 | 5.500 |
II | NHÃN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Diện tích năm 2017 | Ha | 11.756 | 392 | 257 | 254 | 535 | 466 | 473 | 1.048 | 1.196 | 1.119 | 5.563 | 136 | 318 |
2 | Diện tích năm 2020 | Ha | 20.000 | 768 | 500 | 900 | 1.650 | 750 | 1.250 | 1.500 | 2.000 | 2.000 | 6.824 | 1.158 | 700 |
3 | Sản lượng quả năm | Tấn | 215.700 | 8.448 | 2.100 | 9.176 | 18.150 | 8.489 | 13.750 | 16.500 | 22.000 | 22.000 | 74.649 | 12.738 | 7.700 |
III | MẬN, MƠ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Diện tích năm 2017 | Ha | 7.056 | 2.190 | 36 | 172 | 6 | 20 | 18 | 2.521 | 1.434 | 164 | 45 | 21 | 429 |
2 | Diện tích năm 2020 | Ha | 8.407 | 2.316 | 80 | 200 | 96 | 117 | 96 | 2.700 | 1.700 | 500 | 102 |
| 500 |
3 | Sản lượng quả năm 2020 | Tấn | 100.094 | 27.792 | 1.400 | 1.092 | 1.020 | 1.404 | 1.152 | 32.400 | 20.400 | 6.000 | 1.224 | 210 | 6.000 |
IV | CHUỐI |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Diện tích năm 2017 | Ha | 3.151 | 115 | 131 | 347 | 345 | 546 | 325 | 488 | 473 | 5 | 215 | 45 | 116 |
2 | Diện tích năm 2020 | Ha | 6.000 | 203 | 400 | 400 | 670 | 759 | 838 | 700 | 1.056 | 300 | 374 | 100 | 200 |
3 | Sản lượng quả năm 2020 | Tấn | 72.000 | 2.436 | 4.800 | 4.800 | 8.040 | 9.108 | 10.056 | 8.400 | 12.672 | 3.600 | 4.488 | 1.200 | 2.400 |
V | NA |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Diện tích năm 2017 | Ha | 183 | 0,2 | 10 | 7 | 1 |
| 5 | 21 | 14 | 118 | 7 |
|
|
2 | Diện tích năm 2020 | Ha | 300 | 6 | 14 | 15 | 7 | 3 | 10 | 25 | 50 | 160 | 10 |
|
|
3 | Sản lượng quả năm 2020 | Tấn | 4.500 | 90 | 210 | 225 | 105 | 45 | 150 | 375 | 750 | 2.400 | 150 |
|
|
VI | CAM, QUÝT,CHANH, BƯỞI, BÒNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Diện tích năm 2017 | Ha | 2.390 | 32 | 68 | 51 | 178 | 15 | 463 | 464 | 132 | 217 | 164 | 106 | 500 |
2 | Diện tích năm 2020 | Ha | 9.000 | 103 | 120 | 170 | 275 | 48 | 3.097 | 800 | 255 | 1.752 | 350 | 465 | 1.565 |
3 | Sản lượng quả năm | Tấn | 135.000 | 1.538 | 1.800 | 2,557 | 4.125 | 720 | 46,455 | 12.000 | 3.825 | 26.280 | 5.250 | 6.975 | 23.475 |
VII | CHANH LEO |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Diện tích năm 2017 | Ha | 550 | 17 | 2 | 54 | 30 |
| 40 | 280 | 27 | 33 | 19 |
| 49 |
2 | Diện tích năm 2020 | Ha | 5.000 | 360 | 40 | 1.000 | 400 | 100 | 250 | 1.500 | 400 | 450 | 200 |
| 300 |
1 | Sản lượng quả năm 2020 | Tấn | 100.000 | 7.200 | 800 | 20.000 | 8.000 | 2.000 | 5.000 | 30.000 | 8.000 | 9.000 | 4.000 |
| 6.000 |
VIII | HỒNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Diện tích năm 2017 | Ha | 94 |
|
| 1 | 1 |
|
| 59 | 22 | 5 |
|
| 6 |
2 | Diện tích năm 2020 | Ha | 450 |
|
| 100 | 30 |
|
| 250 | 30 | 20 |
|
| 20 |
| Sản lượng quả năm 2020 | Tấn | 6.800 |
|
| 1.500 | 450 |
|
| 3.800 | 450 | 300 |
|
| 300 |
IX | ĐÀO |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Diện tích năm 2017 | Ha | 517 | 143 | 11 | 13 | 5 | 26 | 14 | 103 | 6 | 10 | 14 |
| 172 |
2 | Diện tích năm 2020 | Ha | 700 | 171 | 20 | 16 | 10 | 46 | 22 | 131 | 37 | 12 | 20 |
| 215 |
3 | Sản lượng quả năm 2020 | Tấn | 9.100 | 2.223 | 260 | 208 | 130 | 598 | 286 | 1.703 | 481 | 156 | 260 |
| 2.795 |
X | TÁO |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Diện tích năm 2017 | Ha | 122 | 2 | 21 | 8 | 45 | 1 | 4 | 2 | 21 | 8 | 8 |
| 2 |
2 | Diện tích năm 2020 | Ha | 250 | 8 | 30 | 15 | 89 | 3 | 7 | 10 | 56 | 17 | 11 |
| 4 |
3 | Sản lượng quả năm 2020 | Tấn | 1.500 | 48 | 180 | 90 | 534 | 18 | 42 | 60 | 336 | 102 | 66 |
| 24 |
XI | BƠ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Diện tích năm 2017 | Ha | 529 | 12 | 12 | 117 |
|
|
| 274 | 38 | 11 |
|
| 65 |
2 | Diện tích năm 2020 | Ha | 1.500 | 230 | 120 | 150 |
|
|
| 400 | 300 | 200 |
|
| 100 |
3 | Sản lượng quả năm 2020 | Tấn | 27.900 | 4.600 | 1.500 | 3.000 |
|
|
| 8.000 | 6.000 | 4.000 |
|
| 800 |
XII | SƠN TRA (TÁO MÈO) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Diện tích năm 2017 | Ha | 8.986 |
|
| 4.179 | 1.748 | 2.103 | 23 |
| 332 | 133 | 93 | 373 | 2 |
2 | Diện tích năm 2020 | Ha | 27.800 |
|
| 6.188 | 5.500 | 9.873 | 700 | 500 | 1.500 | 1.924 | 400 | 1.000 | 215 |
3 | Sản lượng quả năm 2020 | Tấn | 213.000 |
|
| 27.034 | 46.999 | 83.320 | 6.580 | 4.700 | 13.100 | 17.086 | 3.760 | 8.400 | 2.021 |
XIII | CÂY ĂN QUẢ KHÁC (LÊ, ỔI, THANH LONG, DỨA, ĐU ĐỦ, MÍT...) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Diện tích năm 2017 | Ha | 1.271 | 26 | 133 | 232 | 118 | 84 | 169 | 100 | 115 | 9 | 36 | 192 | 57 |
2 | Diện tích năm 2020 | Ha | 2.593 | 200 | 310 | 298 | 300 | 140 | 238 | 200 | 170 | 108 | 144 | 335 | 150 |
3 | Sản lượng quả năm 2020 | Tấn | 23.453 | 2.200 | 1.546 | 429 | 3.063 | 1.540 | 2.618 | 2.200 | 1.870 | 1.188 | 1.584 | 3.565 | 1.650 |
GHÉP CÂY ĂN QUẢ; PHÁT TRIỂN QUẢ RẢI VỤ, TRÁI VỤ GIAI ĐOẠN 2018- 2020
(Kèm theo Đề án phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đến năm 2020).
TT | Huyện, thành phố | Ghép cây ăn quả giai đoạn 2018 - 2020 | Phát triển cây rải vụ, trái vụ | ||
Diện tích (Ha) | Loại cây ghép chủ yếu | Diện tích đến năm 2020 (Ha) | Sản lượng (Tấn) | ||
1 | Thành phố Sơn La | 500 | Nhãn, xoài, mận, cam, quýt, bưởi, chanh, đào.... | 200 | 6.000 |
2 | Quỳnh Nhai | 350 | Nhãn, xoài.... | 100 | 2.000 |
3 | Thuận Châu | 460 | Nhãn, xoài, mận, cam, chanh, quýt, bưởi.... | 200 | 4.000 |
4 | Mường La | 820 | Nhãn, xoài, cam, quýt, bưởi, chanh, táo.... | 300 | 9.000 |
5 | Bắc Yên | 350 | Nhãn, xoài.... | 100 | 2.000 |
6 | Phù Yên | 670 | Nhãn, xoài, cam, quýt, bưởi, chanh.... | 500 | 10.000 |
7 | Mộc Châu | 1200 | Mận, cam, quýt, bưởi, chanh, đào.... | 600 | 12.000 |
8 | Yêu Châu | 1.000 | Nhãn, xoài, mận, đào.... | 500 | 10.000 |
9 | Mai Sơn | 1500 | Nhãn, xoài, cam, quýt, bưởi, chanh.. | 200 | 4000 |
10 | Sông Mã | 2.200 | Nhãn, xoài.... | 1.000 | 20.000 |
11 | Sốp Cộp | 400 | Cam, quýt, bưởi, chanh.... | 100 | 3.000 |
12 | Vân Hồ | 550 | Mận, cam, quýt, bưởi, chanh, đào.... | 100 | 3.000 |
| Tổng | 10.000 |
| 4.000 | 85.000 |
- 1Quyết định 63/2016/QĐ-UBND Quy định về chính sách hỗ trợ giữ và phát triển vườn cây ăn quả đặc sản tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2021
- 2Nghị quyết 61/2016/NQ-HĐND9 về chính sách hỗ trợ giữ và phát triển vườn cây ăn quả đặc sản tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2021
- 3Nghị quyết 37/NQ-HĐND năm 2017 thông qua Đề án phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020
- 4Quyết định 2044/QĐ-UBND năm 2017 về đơn giá hỗ trợ cây giống ghép, mắt ghép một số loại cây ăn quả phục vụ chương trình, dự án sử dụng ngân sách nhà nước phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 5Quyết định 1987/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án phát triển vùng sản xuất cây ăn quả, hoa, cây cảnh tập trung trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020-2025
- 6Quyết định 107/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án Phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030, định hướng đến năm 2040
- 1Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004
- 2Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo do Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 102/2009/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 18/2012/TT-BNNPTNT quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và ăn quả lâu năm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 62/2013/QĐ-TTg chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 7Quyết định 1006/QĐ-BNN-TT năm 2014 về Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014-2015 và giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Luật ngân sách nhà nước 2015
- 9Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 10Quyết định 63/2016/QĐ-UBND Quy định về chính sách hỗ trợ giữ và phát triển vườn cây ăn quả đặc sản tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2021
- 11Nghị quyết 61/2016/NQ-HĐND9 về chính sách hỗ trợ giữ và phát triển vườn cây ăn quả đặc sản tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2021
- 12Nghị quyết 28/2017/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ cải tạo vườn tạp và trồng cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 13Nghị quyết 55/2017/NQ-HĐND quy định về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 14Quyết định 2044/QĐ-UBND năm 2017 về đơn giá hỗ trợ cây giống ghép, mắt ghép một số loại cây ăn quả phục vụ chương trình, dự án sử dụng ngân sách nhà nước phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 15Quyết định 1987/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án phát triển vùng sản xuất cây ăn quả, hoa, cây cảnh tập trung trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020-2025
- 16Quyết định 107/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án Phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030, định hướng đến năm 2040
Nghị quyết 80/NQ-HĐND năm 2018 về thông qua Đề án Phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020
- Số hiệu: 80/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 04/04/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
- Người ký: Hoàng Văn Chất
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra