Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN THƯỜNG VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 795/NQ-UBTVQH14 | Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2019 |
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân số 87/2015/QH13;
Căn cứ Nghị quyết số 538/2018/UBTVQH14 ngày 19/7/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2019; Nghị quyết số 574/NQ-UBTVQH14 ngày 13/9/2018 cua Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2012-2018”;
Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 443/BC-ĐGS ngày 30/9/2019 của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2012 - 2018”,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Đánh giá kết quả thực hiện
Tán thành nội dung Báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2012 - 2018”, với những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, kiến nghị, giải pháp và khẳng định:
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được triển khai thực hiện trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi là chủ trương lớn, luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước trong định hướng, chỉ đạo, bố trí nguồn lực. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương, cùng sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của đồng bào các dân tộc, sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp Nhân dân và bạn bè quốc tế, việc giảm nghèo cả nước nói chung và giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số, miền núi nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, được quốc tế ghi nhận, là điểm sáng trong hệ thống các chính sách an sinh xã hội, góp phần tạo nên sự thay đổi tích cực diện mạo của vùng dân tộc thiểu số, miền núi và đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào.
Kết quả này là tiền đề quan trọng để đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi tiếp tục ổn định cuộc sống và sản xuất, an tâm, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; tăng cường đoàn kết dân tộc, củng cố quốc phòng và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi.
Có thể khẳng định rằng, thành tựu to lớn đạt được của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi hiện nay là thành quả của công cuộc đổi mới đất nước, thành quả của hơn 20 năm thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số, miền núi; là quá trình thực hiện kiên trì, bền bỉ trong thời gian dài, có tính kế thừa và phát triển về mặt chất lượng, từng bước tích hợp các chính sách giảm nghèo, chuyển từ thực hiện chuẩn nghèo đơn chiều sang chuẩn nghèo đa chiều, tiếp cận chuẩn nghèo quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách, pháp luật về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi còn những hạn chế, bất cập cần được khắc phục. Cụ thể:
Kết quả giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số, miền núi chưa bền vững, chất lượng giảm nghèo chưa cao: Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số nghèo, cận nghèo, tái nghèo, phát sinh nghèo cao hơn tỷ lệ chung cả nước; thu nhập bình quân đầu người thấp và không đồng đều; các chỉ số thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản còn ở mức cao, nhất là chỉ số thiếu hụt về giáo dục, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật; đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chất lượng nhà ở, nước sinh hoạt, nhà tiêu hợp vệ sinh và khả năng tiếp cận thông tin.
Một số vấn đề bức xúc của đồng bào dân tộc thiểu số, như: Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo chưa được giải quyết cơ bản, đã có chính sách nhưng thực hiện chưa đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.
Những hạn chế, bất cập nêu trên do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là nguyên nhân chủ quan: Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo thường có mục tiêu lớn, nhưng thời gian thực hiện ngắn, định mức hỗ trợ thấp; nguồn lực không đủ, vốn cấp chậm và không đồng bộ, nên việc triển khai thực hiện đạt hiệu quả chưa cao. Sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng và thực hiện chính sách còn hạn chế; sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện chính sách chưa chặt chẽ, đồng bộ, kịp thời; công tác tổ chức, quản lý các chương trình, dự án giảm nghèo còn chồng chéo, nhiều Bộ, ngành phụ trách có cơ chế quản lý, vận hành khác nhau, làm hạn chế việc lồng ghép chính sách và cân đối nguồn lực chung.
Điều 2. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
1. Đối với Quốc hội
Đề nghị Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về Đề án “Tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021 - 2030” tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV.
2. Đối với Chính phủ
a) Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các chính sách đối với vùng dân tộc thiểu số, miền núi đang còn hiệu lực thi hành, bao gồm: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định số 1722/QĐ-TTg, ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ); chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2017 - 2020 (Quyết định số 2085/QĐ-TTg, ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ); Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016 - 2025 (Quyết định số 2086/QĐ-TTg, ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ) và các chính sách khác đang còn hiệu lực, trong đó đặc biệt quan tâm tới việc giải quyết các khó khăn trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số rất ít người; bảo đảm mức sống của các dân tộc này tương đương với các dân tộc khác trong vùng theo mục tiêu Đề án đề ra đến năm 2025.
b) Tập trung chỉ đạo, giải quyết những khó khăn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi hiện nay, như: Tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt để đồng bào ổn định cuộc sống.
c) Tập trung chỉ đạo các địa phương thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo sinh kế ổn định cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số, miền núi: Hỗ trợ trồng rừng, bảo vệ rừng; hỗ trợ phát triển sản xuất, xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi chủ lực để sản xuất hàng hóa tập trung, tạo ra các sản phẩm có giá trị cao; kết nối tiêu thụ hàng hóa giữa vùng dân tộc thiểu số, miền núi với thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời chú trọng xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần cho đồng bào: Sưu tầm, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc; chăm lo giáo dục, y tế, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm, nâng cao năng suất lao động.
d) Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, lãnh đạo các cấp, các ngành và đồng bào dân tộc thiểu số về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Đổi mới hơn nữa nội dung thông tin, tuyên truyền, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, để đồng bào hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và tin tưởng thực hiện các chính sách giảm nghèo; nhân rộng điển hình tiên tiến, đồng thời khơi dậy truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, ý chí tự lực, tự cường, nỗ lực vươn lên thoát nghèo.
đ) Chỉ đạo các địa phương thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị của Thanh tra các Bộ, ngành và Kiểm toán Nhà nước theo Báo cáo số 933/BC- KTNN ngày 29/7/2019 về “Kết quả kiểm toán Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2018”; xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có liên quan đến những sai phạm, lợi dụng chính sách, kể cả việc thiếu trách nhiệm trong chỉ đạo thực hiện chính sách.
e) Khẩn trương hoàn thiện Đề án “Tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021 - 2030” gửi Hội đồng Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Ủy ban của Quốc hội để thẩm tra Đề án báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV”.
Đi kèm với việc xây dựng Đề án cần tập trung chỉ đạo thực hiện:
- Xây dựng Đề án “Bộ tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số, miền núi” để thực hiện từ năm 2021, làm cơ sở áp dụng pháp luật và xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách dân tộc.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê, hệ thống biểu mẫu tổng hợp riêng vùng dân tộc thiểu số, miền núi theo các chỉ tiêu cần thiết về giảm nghèo để thực hiện từ năm 2021, làm cơ sở xây dựng bộ công cụ đánh giá phát triển và giảm nghèo bền vững phù hợp với cam kết quốc tế.
g) Khi ban hành các chính sách mới về giảm nghèo phải bảo đảm cân đối được nguồn lực thực hiện cho từng chương trình, dự án, chính sách cụ thể. Khắc phục triệt để tình trạng chính sách đã ban hành nhưng không bố trí đủ, kịp thời nguồn lực thực hiện như trong thời gian qua.
1. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp của các tỉnh vùng dân tộc thiểu số, miền núi trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Điều 4. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI |
- 1Kế hoạch 367/KH-ĐGS năm 2018 thực hiện giám sát chuyên đề Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2012-2018 do Đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 2Công văn 3187/VPQH-GS năm 2018 báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2012-2018 do Văn phòng Quốc hội ban hành
- 3Công văn 12226/VPCP-KGVX năm 2018 về dự thảo Báo cáo thực hiện chính sách, pháp luật về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2016-2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 412/BKHĐT-TCTT năm 2020 về tổng kết, đánh giá thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 và đề xuất cho giai đoạn 2021-2025 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 5Quyết định 119/QĐ-UBDT năm 2020 về phê duyệt kế hoạch Biên soạn, in ấn sổ tay hỏi đáp chính sách pháp luật về giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 6Quyết định 483/QĐ-UBDT năm 2020 về thành lập Hội đồng thẩm định nội dung bản thảo sổ tay hỏi đáp chính sách pháp luật về giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 7Công văn 7510/VPCP-KGVX năm 2020 tổng hợp vướng mắc về thực hiện Nghị quyết 32/NQ-CP do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Công văn 269/LĐTBXH-VPQGGN về thực hiện chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội năm 2021 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 1Quyết định 119/QĐ-UBDT năm 2020 về phê duyệt kế hoạch Biên soạn, in ấn sổ tay hỏi đáp chính sách pháp luật về giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 2Công văn 412/BKHĐT-TCTT năm 2020 về tổng kết, đánh giá thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 và đề xuất cho giai đoạn 2021-2025 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 3Công văn 12226/VPCP-KGVX năm 2018 về dự thảo Báo cáo thực hiện chính sách, pháp luật về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2016-2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 3187/VPQH-GS năm 2018 báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2012-2018 do Văn phòng Quốc hội ban hành
- 5Kế hoạch 367/KH-ĐGS năm 2018 thực hiện giám sát chuyên đề Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2012-2018 do Đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 6Nghị quyết 574/NQ-UBTVQH14 năm 2018 về thành lập Đoàn giám sát "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2012-2018" do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 7Nghị quyết 538/2018/UBTVQH14 về Chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2019
- 8Quyết định 2085/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 2086/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 1722/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015
- 12Hiến pháp 2013
Nghị quyết 795/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- Số hiệu: 795/NQ-UBTVQH14
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 22/10/2019
- Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 935 đến số 936
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra