Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN THƯỜNG VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 367/KH-ĐGS | Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2018 |
Thực hiện Nghị quyết số 538/2018/UBTVQH14 ngày 19/7/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2019, Nghị quyết số 574/NQ-UBTVQH14 ngày 13/9/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2012-2018”, Đoàn giám sát xây dựng Kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện. Cụ thể như sau:
- Xác định rõ, cụ thể nội dung công việc, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân gắn với lộ trình thực hiện tạo sự chủ động trong chỉ đạo, triển khai thực hiện, tránh chồng chéo; hoàn thành nhiệm vụ đúng tiến độ, hiệu quả và đảm bảo mục đích, yêu cầu đã đề ra trong kế hoạch giám sát ban hành kèm theo Nghị quyết số 574/NQ-UBTVQH14 ngày 13/9/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Các hoạt động của Đoàn giám sát thực hiện theo đúng quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015; Quy chế hoạt động giám sát của Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành1.
- Thành viên Đoàn giám sát đề cao trách nhiệm, triển khai nội dung công việc bảo đảm tiến độ theo quy định Kế hoạch chi tiết này.
B. NỘI DUNG CÔNG VIỆC, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
1. Tháng 9/2018
1.1. Thành lập Tổ giúp việc
Trên cơ sở ý kiến của Trưởng Đoàn giám sát và ý kiến đề xuất của Vụ Tổ chức - Cán bộ, Vụ Phục vụ hoạt động, giám sát, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ban hành quyết định thành lập Tổ giúp việc.
1.2. Chuẩn bị tài liệu
Tổ giúp việc thu thập tài liệu, tư liệu, thông tin liên quan đến nội dung giám sát và chuẩn bị bộ tài liệu đầy đủ gửi đến lãnh đạo, thành viên Đoàn giám sát.
2. Tháng 10/2018
2.1. Xây dựng Kế hoạch chi tiết
Trên cơ sở Kế hoạch giám sát ban hành kèm theo Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát và các quy định hiện hành, Tổ giúp việc tham mưu xây dựng, gửi xin ý kiến thành viên Đoàn giám sát, trình Trưởng Đoàn giám sát ký ban hành Kế hoạch chi tiết để triển khai, tổ chức thực hiện các hoạt động của Đoàn giám sát.
2.2. Xây dựng Đề cương báo cáo
Căn cứ vào phạm vi, đối tượng, nội dung giám sát, các quy định về hoạt động giám sát, Tổ giúp việc tham mưu xây dựng, gửi xin ý kiến thành viên Đoàn giám sát, trình Trưởng Đoàn giám sát Đề cương báo cáo của cơ quan chịu sự giám sát, báo cáo của các đơn vị có liên quan; đề cương báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát; đề cương báo cáo kết quả giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội.
II. TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN GIÁM SÁT
1. Tháng 11/2018 - tháng 2/2019
1.1. Đoàn giám sát họp phiên thứ 1
- Thời gian: Buổi chiều, thứ Hai, ngày 12/11/2018.
- Địa điểm: Nhà Quốc hội, Ba Đình, Hà Nội.
- Chủ trì: Đồng chí Hà Ngọc Chiến, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Trưởng Đoàn giám sát.
- Thành phần tham dự: Thành viên Đoàn giám sát; đại biểu mời tham gia Đoàn giám sát; đại diện lãnh đạo VPQH; thành viên Tổ giúp việc; đại diện một số Vụ, đơn vị liên quan; một số cơ quan báo chí.
- Nội dung: Công bố Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát; cho ý kiến vào Kế hoạch chi tiết của Đoàn giám sát; quán triệt, thống nhất một số vấn đề liên quan.
1.2. Đoàn giám sát yêu cầu các cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát báo cáo
- Các Bộ, ngành, UBND một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tổ chức, cá nhân có liên quan xây dựng báo cáo theo đề cương và gửi đến Đoàn giám sát trước ngày 20/02/2019.
- Chính phủ xây dựng báo cáo theo đề cương và gửi đến Đoàn giám sát trước ngày 15/3/2019.
- Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (trừ các địa phương Đoàn giám sát tổ chức Đoàn công tác đến làm việc) tổ chức giám sát tại địa phương, xây dựng báo cáo kết quả giám sát theo đề cương, yêu cầu cụ thể của Đoàn và gửi đến Đoàn giám sát trước ngày 30/4/2019.
2. Tháng 3 - 5/2019
2.1. Giám sát tại địa phương
a) Đoàn công tác số 1: Giám sát tại các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Kon Tum, Đăk Nông
- Thành phần Đoàn:
+ Trưởng Đoàn: Đ/c Hà Ngọc Chiến, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Trưởng Đoàn giám sát.
+ Thành viên Đoàn: 6 người; đại biểu mời: 2 người; Tổ giúp việc: 4 người2.
- Địa điểm, thời gian làm việc cụ thể:
+ Từ ngày 04-06/3/2019: Làm việc với huyện Bắc Yên (01 ngày) và Mai Sơn (0,5 ngày); làm việc với UBND tỉnh Sơn La (0,5 ngày).
+ Từ ngày 07-09/3/2019: Làm việc với huyện Mường Tè và Than Uyên (mỗi huyện 01 ngày); làm việc với UBND tỉnh Lai Châu (0,5 ngày).
+ Từ ngày 18-20/3/2019: Làm việc với huyện Đăk Glei (01 ngày) và Sa Thầy (0,5 ngày); làm việc với UBND tỉnh Kon Tum (0,5 ngày).
+ Từ ngày 21-23/3/2019: Làm việc với huyện Tuy Đức (01 ngày) và Đăk Glong (0,5 ngày); làm việc với UBND tỉnh Đăk Nông (0,5 ngày).
b) Đoàn công tác số 2: Giám sát tại các tỉnh Nghệ An, An Giang, Trà Vinh, Hà Giang
- Thành phần Đoàn:
+ Trưởng Đoàn: Đ/c Nguyễn Thúy Anh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát.
+ Thành viên Đoàn: 6 người; đại biểu mời: 1 người; Tổ giúp việc: 5 người3.
- Địa điểm, thời gian, nội dung làm việc:
+ Từ ngày 20-22/02/2019: Làm việc với 02 huyện Quế Phong và Quỳ Hợp (mỗi huyện 01 ngày); làm việc với UBND tỉnh Nghệ An (0,5 ngày).
+ Từ ngày 18-19/3/2019: Làn việc với 02 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (mỗi huyện 0,5 ngày); làm việc với UBND tỉnh An Giang (0,5 ngày).
+ Từ ngày 20-21/3/2019: Làm việc với 02 huyện Trà Cú và Cầu Ngang (mỗi huyện 0,5 ngày); làm việc với UBND tỉnh Trà Vinh (0,5 ngày).
+ Từ ngày 25-27/3/2019: Làm việc với 02 huyện Sín Mần và Quang Bình (mỗi huyện 01 ngày); làm việc với UBND tỉnh Hà Giang (0,5 ngày).
c) Đoàn công tác số 3: Giám sát tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Lạng Sơn, Ninh Thuận
- Thành phần Đoàn:
+ Trưởng Đoàn: Đ/c Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát.
+ Thành viên Đoàn: 6 người; đại biểu mời: 1 người; Tổ giúp việc: 5 người4.
- Địa điểm, thời gian, nội dung làm việc:
+ Ngày 18-20/3/2019: Làm việc với 02 huyện Bắc Trà My và Phước Sơn (mỗi huyện 01 ngày); làm việc với UBND tỉnh Quảng Nam (0,5 ngày).
+ Ngày 21-23/3/2019: Làm việc với 02 huyện Sơn Tây và Ba Tơ (mỗi huyện 01 ngày); làm việc với UBND tỉnh Quảng Ngãi (0,5 ngày).
+ Ngày 25-27/3/2019: Làm việc với 02 huyện Lộc Bình và Văn Quan (mỗi huyện 01 ngày); làm việc với UBND tỉnh Lạng Sơn (0,5 ngày).
+ Ngày 01-03/4/2019: Làm việc với huyện Bác Ái (01 ngày) và Ninh Sơn (0,5 ngày); làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận (0,5 ngày).
Khi đến địa phương, Đoàn công tác tổ chức làm việc tại xã (mời lãnh đạo huyện và các đơn vị liên quan của huyện dự và báo cáo, đại diện một số hộ dân cùng tham dự để Đoàn có thể tham vấn) hoặc tổ chức làm việc tại huyện (mời đại diện UBND các xã cùng tham dự).
2.2. Đoàn giám sát họp phiên thứ 2
- Thời gian: Buổi sáng, thứ Ba, ngày 09/4/2019.
- Địa điểm: Nhà Quốc hội, Ba Đình, Hà Nội.
- Chủ trì: Trưởng Đoàn giám sát, các Phó Trưởng Đoàn giám sát.
- Thành phần tham dự: Thành viên Đoàn giám sát; đại biểu mời tham gia Đoàn giám sát; đại diện lãnh đạo VPQH; thành viên Tổ giúp việc; đại diện một số Vụ, đơn vị liên quan; một số cơ quan báo chí.
- Nội dung: Xem xét, thảo luận, cho ý kiến về báo cáo kết quả giám sát của 03 Đoàn công tác tại địa phương; dự thảo Báo cáo tổng hợp kết quả giám sát trước khi làm việc với Chính phủ.
2.3. Đoàn giám sát làm việc với Chính phủ, Bộ, ngành, cơ quan liên quan
- Thời gian:
+ Ngày 16/4/2019:
Buổi sáng, làm việc với đại diện lãnh đạo Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc.
Buổi chiều, làm việc với các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông; Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
+ Ngày 17/4/2019:
Buổi sáng, làm việc với các Bộ: Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Buổi chiều, làm việc với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
- Địa điểm: Nhà Quốc hội, Ba Đình, Hà Nội.
- Chủ trì: Lãnh đạo Đoàn giám sát.
- Thành phần tham dự: Thành viên Đoàn giám sát; đại diện lãnh đạo Chính phủ và các Bộ, ngành, các cơ quan có liên quan; đại biểu mời tham gia Đoàn giám sát; đại diện lãnh đạo VPQH; thành viên Tổ giúp việc; đại diện một số Vụ, đơn vị liên quan; một số cơ quan báo chí.
- Nội dung: Về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2012-2018.
2.4. Tổ chức Hội thảo5
Dự kiến Đoàn giám sát tổ chức từ 2 đến 3 hội thảo:
- Nội dung: Cung cấp thông tin, các báo cáo có liên quan cho thành viên Đoàn giám sát và đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân các địa phương; cho ý kiến về dự thảo Báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát.
- Thời gian: Mỗi hội thảo 01 ngày; vào tháng 02/2019 và tháng 7/2019.
- Địa điểm: Thành phố Hà Nội và Đà Nẵng.
- Chủ trì: Lãnh đạo Đoàn giám sát.
- Thành phần: Đoàn giám sát, Tổ giúp việc, đại diện các cơ quan, tổ chức, các chuyên gia.
2.5. Tổ chức giải trình6
Căn cứ tình hình và yêu cầu cụ thể, Đoàn giám sát tổ chức phiên giải trình để Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan làm rõ những vấn đề nổi lên qua giám sát tại các Bộ, ngành và địa phương.
- Thời gian: 01 ngày; vào tháng 7/2019
- Địa điểm: Nhà Quốc hội, Ba Đình, Hà Nội.
- Chủ trì: Mời đại diện Lãnh đạo Quốc hội và Lãnh đạo Đoàn giám sát.
- Thành phần: Lãnh đạo Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan; Đoàn giám sát, Tổ giúp việc, đại diện các cơ quan, tổ chức; đại diện một số cơ quan của Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội.
2.6. Đoàn giám sát họp phiên thứ 3
- Thời gian: Buổi sáng, thứ Năm, ngày 18/7/2019.
- Địa điểm: Nhà Quốc hội, Ba Đình, Hà Nội.
- Chủ trì: Lãnh đạo Đoàn giám sát.
- Thành phần tham dự: Thành viên Đoàn giám sát; đại biểu mời tham gia Đoàn giám sát; đại diện lãnh đạo VPQH; thành viên Tổ giúp việc; đại diện một số Vụ, đơn vị liên quan; một số cơ quan báo chí.
- Nội dung: Thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát, dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
1. Xây dựng dự thảo Báo cáo kết quả giám sát và dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề
- Cuối tháng 7/2019: Nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá các báo cáo việc thực hiện của Chính phủ, Bộ, ngành, cơ quan liên quan; nghiên cứu, tổng hợp văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2012-2018; tiếp thu, hoàn thiện dự thảo báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát (Tổ giúp việc hoàn thành dự thảo ban đầu vào cuối tháng 6/2019).
- Từ ngày 05/8/2019: Đoàn giám sát gửi văn bản xin ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để hoàn thiện dự thảo Báo cáo kết quả giám sát; xây dựng và hoàn thiện dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề.
- Trước ngày 30/8/2019: Hoàn thiện dự thảo Báo cáo kết quả giám sát và dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 9/2019.
2. Báo cáo và giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết giám sát chuyên đề và gửi báo cáo kết quả giám sát đến Quốc hội
- Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng 9/2019, Đoàn giám sát báo cáo kết quả giám sát và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề.
- Trước ngày 30/10/2019, Đoàn giám sát giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết giám sát chuyên đề; hoàn thiện báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề gửi Quốc hội tại kỳ họp thứ 8.
- Trưởng Đoàn giám sát chịu trách nhiệm chung; chỉ đạo các Đoàn công tác thực hiện theo đúng Kế hoạch đã đề ra.
- Trong quá trình triển khai, nếu xét thấy cần thiết, Trưởng Đoàn giám sát quyết định điều chỉnh, bổ sung nội dung, thời gian, địa điểm, thành phần các đoàn công tác; tổ chức thêm các cuộc họp, các phiên giải trình hoặc lấy ý kiến bằng văn bản để hoàn thiện dự thảo Báo cáo kết quả giám sát, dự thảo nghị quyết giám sát chuyên đề.
- Trên cơ sở Kế hoạch chi tiết, Trưởng các Đoàn công tác chỉ đạo Tổ giúp việc xây dựng chương trình làm việc cụ thể và tổ chức thực hiện bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả; sau mỗi hoạt động có báo cáo kết quả với Trưởng Đoàn giám sát.
- Trưởng Đoàn giám sát chỉ đạo xây dựng kế hoạch, phân công cụ thể đối với Tổ giúp việc để tổ chức thông tin tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa, nội dung chương trình giám sát.
- Thành viên Đoàn giám sát và đại biểu được mời tham gia hoạt động của Đoàn giám sát có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hoạt động giám sát theo kế hoạch; chịu sự phân công của Trưởng Đoàn giám sát.
- Hội đồng Dân tộc của Quốc hội chủ trì, giúp Đoàn giám sát thực hiện nội dung giám sát.
- Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội chủ trì, giúp Đoàn giám sát xây dựng chương trình, kế hoạch, thực hiện công tác bảo đảm hoạt động của Đoàn giám sát theo kế hoạch.
- Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện những nội dung liên quan trong kế hoạch giám sát; xây dựng báo cáo và cung cấp đầy đủ tài liệu, thông tin theo yêu cầu của Đoàn giám sát; bố trí cán bộ lãnh đạo làm việc và tạo điều kiện để Đoàn giám sát hoàn thành nhiệm vụ.
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Đoàn giám sát trong việc cung cấp thông tin và tham gia các hoạt động theo yêu cầu cụ thể của Đoàn giám sát.
- Đoàn đại biểu Quốc hội (nơi Đoàn công tác không đến giám sát) tổ chức giám sát chuyên đề tại địa phương và gửi báo cáo đến Đoàn giám sát; cử đại diện tham gia, phối hợp với Đoàn công tác khi tiến hành giám sát tại địa phương theo yêu cầu cụ thể của Đoàn giám sát.
- Tổ trưởng Tổ giúp việc điều hành các thành viên Tổ giúp việc tham mưu, phục vụ Đoàn giám sát về nội dung chuyên đề giám sát, về chương trình, kế hoạch, công tác bảo đảm phục vụ các hoạt động của Đoàn giám sát.
Trong quá trình thực hiện, căn cứ vào yêu cầu và tình hình thực tế, Trưởng Đoàn giám sát có thể điều chỉnh Kế hoạch này và thông báo kịp thời đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để phối hợp triển khai thực hiện.
| TM. ĐOÀN GIÁM SÁT |
THÀNH PHẦN THAM GIA CÁC ĐOÀN CÔNG TÁC
I. Đoàn công tác số 1: 13 người
Thành viên Đoàn giám sát
1. Ông Hà Ngọc Chiến, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Trưởng Đoàn giám sát, Trưởng Đoàn công tác;
2. Ông Phạm Trí Thức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, thành viên;
3. Ông Lưu Văn Đức, Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, thành viên;
4. Bà Nguyễn Thị Lệ Thủy, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, thành viên;
5. Ông Hoàng Quang Hàm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, thành viên;
6. Bà Phương Thị Thanh, Ủy viên Hội đồng Dân tộc, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn, thành viên;
7. Đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Đoàn đến giám sát.
Đại biểu mời tham gia Đoàn giám sát
1. Bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
2. Ông Nguyễn Hải Hữu, nguyên Cục trưởng Cục bảo trợ xã hội - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Nhóm giúp việc
1. Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Phục vụ hoạt động giám sát;
2. Ông Đặng Vũ Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Dân tộc, Thành viên;
3. Ông Hoàng Anh Bình, Chuyên viên chính Vụ Dân tộc, Thành viên;
4. Chuyên viên Vụ Phục vụ hoạt động giám sát (01 người).
II. Đoàn công tác số 2: 13 người
Thành viên Đoàn giám sát
1. Bà Nguyễn Thúy Anh, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát, Trưởng Đoàn công tác;
2. Bà Cao Thị Xuân, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, thành viên, Tổ trưởng Tổ giúp việc;
3. Ông Nguyễn Hoàng Mai, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề về Xã hội của Quốc hội, thành viên;
4. Ông Lưu Văn Đức, Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, thành viên;
5. Ông Nguyễn Hữu Đức, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, thành viên;
6. Ông Tống Thanh Bình, Ủy viên Hội đồng Dân tộc, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu, thành viên;
7. Đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Đoàn đến giám sát.
Đại biểu mời tham gia Đoàn giám sát
1. Ông Hoàng Xuân Lương, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc;
Nhóm giúp việc
1. Ông Sa Văn Khiêm, Vụ trưởng Vụ Dân tộc;
2. Bà Đào Thị Thu Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Phục vụ hoạt động giám sát;
3. Ông Phạm Trọng Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Các vấn đề Xã hội;
4. Bà Lê Hồng Dung, Chuyên viên Vụ Các vấn đề Xã hội;
5. Chuyên viên Vụ Phục vụ hoạt động giám sát (01 người).
III. Đoàn công tác số 3: 13 người
Thành viên Đoàn giám sát
1. Ông Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó Trưởng đoàn giám sát, Trưởng Đoàn công tác;
2. Ông Giàng A Chu, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, thành viên;
3. Bà Đinh Thị Phương Lan, Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, thành viên;
4. Bà Lê Thị Yến, Ủy viên Thường trực Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội, thành viên;
5. Ông Phan Viết Lượng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, thành viên;
6. Ông Y Khút Niê, Ủy viên Hội đồng Dân tộc, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắc Lắk, thành viên;
7. Đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Đoàn đến giám sát.
Đại biểu mời tham gia Đoàn giám sát
1. Ông Nguyễn Văn Tiên, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội.
Nhóm giúp việc
1. Ông Trần Trung Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Dân tộc;
2. Bà Đào Thị Thu Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Phục vụ hoạt động giám sát;
3. Ông Triệu Văn Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Dân tộc;
4. Ông Nguyễn Tiến Thành, Chuyên viên Vụ Dân tộc;
5. Chuyên viên Vụ Phục vụ hoạt động giám sát (01 người).
1 Quy chế “Tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội” ban hành theo Nghị quyết số 334/2017/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, ngày 11/01/2017 (gọi tắt là Quy chế hoạt động giám sát của Quốc hội).
2 Xin xem tại Phụ lục.
3 Xin xem tại Phụ lục.
4 Xin xem tại Phụ lục.
5 Chương trình cụ thể cho từng hội thảo sẽ xây dựng sau.
6 Chương trình cụ thể của phiên giải trình sẽ xây dựng sau.
- 1Công văn 5782/VPCP-KGVX năm 2018 về thực hiện sơ kết 03 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Công văn 2867/LĐTBXH-QLLĐNN năm 2018 thực hiện Quyết định 1722/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Thông tư 100/2018/TT-BTC bãi bỏ điểm đ khoản 1 Điều 7 Thông tư 15/2017/TT-BTC quy định về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Nghị quyết 738/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về Chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2020
- 5Nghị quyết 795/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 6Nghị quyết 105/2020/QH14 về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2021
- 7Công văn 8450/VPCP-QHĐP năm 2023 dự họp Quốc hội về giám sát thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015
- 2Nghị quyết 334/2017/UBTVQH14 về Quy chế tổ chức thực hiện hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và Đại biểu Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 3Công văn 5782/VPCP-KGVX năm 2018 về thực hiện sơ kết 03 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 2867/LĐTBXH-QLLĐNN năm 2018 thực hiện Quyết định 1722/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Nghị quyết 538/2018/UBTVQH14 về Chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2019
- 6Nghị quyết 574/NQ-UBTVQH14 năm 2018 về thành lập Đoàn giám sát "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2012-2018" do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 7Thông tư 100/2018/TT-BTC bãi bỏ điểm đ khoản 1 Điều 7 Thông tư 15/2017/TT-BTC quy định về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8Nghị quyết 738/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về Chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2020
- 9Nghị quyết 795/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 10Nghị quyết 105/2020/QH14 về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2021
- 11Công văn 8450/VPCP-QHĐP năm 2023 dự họp Quốc hội về giám sát thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia do Văn phòng Chính phủ ban hành
Kế hoạch 367/KH-ĐGS năm 2018 thực hiện giám sát chuyên đề Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2012-2018 do Đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- Số hiệu: 367/KH-ĐGS
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 30/11/2018
- Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
- Người ký: Hà Ngọc Chiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra