Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 36/NQ-HĐND

Cần Thơ, ngày 06 tháng 12 năm 2019

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC QUYẾT ĐỊNH DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN, THU, CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ MƯỜI BỐN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 1704/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 2503/QĐ-BTC ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2020;

Xét Tờ trình số 208/TTr-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương năm 2020 của thành phố Cần Thơ như sau:

1. Về dự toán thu, chi ngân sách:

(ĐVT: triệu đồng)

 

Trung ương giao

HĐND TP giao

a) Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn

11.618.000

13.954.000

- Thu nội địa:

11.082.000

12.016.000

- Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu:

536.000

1.938.000

b) Tổng thu ngân sách địa phương:

12.196.410

13.380.410

- Thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp:

9.430.423

10.364.423

- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên:

2.765.987

2.765.987

- Thu kết dư ngân sách cấp thành phố năm 2018:

 

250.000

c) Tổng chi ngân sách địa phương:

12.930.110

14.114.110

- Chi cân đối ngân sách địa phương:

10.526.869

11.806.992

- Chi các chương trình mục tiêu:

2.403.241

2.259.180

- Chi trả nợ gốc của ngân sách địa phương:

 

47.938

d) Bội chi ngân sách địa phương: 733.700 triệu đồng.

(Kèm theo Phụ lục I, II, III)

2. Về kế hoạch vay, trả nợ năm 2020:

a) Tổng số chi trả nợ gốc các khoản vay của thành phố năm 2020: 75.238 triệu đồng.

b) Tổng mức vay của thành phố năm 2020: 761.000 triệu đồng; trong đó:

- Vay để bù đắp bội chi ngân sách:

733.700 triệu đồng

- Vay để trả nợ gốc:

27.300 triệu đồng

(Kèm theo Phụ lục IV)

Điều 2. Các giải pháp thực hiện dự toán thu, chi ngân sách năm 2020

Giao Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các ngành, các cấp của thành phố thực hiện một số giải pháp thực hiện dự toán thu, chi ngân sách năm 2020, cụ thể như sau:

1. Đối với công tác thu ngân sách

- Tiếp tục thực hiện những giải pháp chủ yếu về nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh theo các Nghị quyết của Chính phủ và Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 15 tháng 06 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền đối thoại với người nộp thuế, thực hiện nghiêm túc về hóa đơn theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 09 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; ứng dụng công nghệ thông tin gắn kết với cải cách hành chính, khai, nộp, hoàn thuế điện tử.

- Tăng cường theo dõi, kiểm tra, kiểm soát việc đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế theo phát sinh vào ngân sách nhà nước của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế, kịp thời phát hiện các trường hợp kê khai không đúng, không đủ, gian lận thuế. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế, xử lý nợ đọng thuế, đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, trốn thuế, chuyển giá,...bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào ngân sách nhà nước. Đẩy mạnh việc đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng những trường hợp trốn thuế, gian lận thuế, cố ý không nộp thuế đúng thời hạn theo quy định của Luật Quản lý thuế.

- Tích cực đôn đốc thu hồi nợ thuế và áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế, hạn chế nợ mới phát sinh theo Chỉ thị số 04/CT-BTC ngày 15 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế thu hồi nợ thuế để giảm nợ đọng về thuế.

- Quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng theo đúng quy định của pháp luật. Rà soát, xác định cụ thể các đối tượng đang được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn, nhất là các dự án hết thời gian được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, cơ quan tài nguyên và môi trường hoàn chỉnh hồ sơ về đất đai, chuyển cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính và đôn đốc, thu nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thu từ đất đai vào ngân sách nhà nước.

- Thu hồi kịp thời số tiền thuế, tiền phạt và các khoản phải thu theo kiến nghị của cơ quan kiểm toán, kết luận của cơ quan thanh tra và các cơ quan bảo vệ pháp luật.

- Thực hiện sắp xếp, cơ cấu lại đội ngũ công chức thuế, nâng cao nhận thức chính trị và tư tưởng, đổi mới phương pháp quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra, quản lý nợ thuế,... Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác quản lý thuế, quản lý nợ thuế, kiên quyết đấu tranh, phòng ngừa, xử lý kịp thời đối với những hành vi gây phiền hà, sách nhiễu trong việc thực thi công vụ. Phấn đấu thu đạt dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao để có nguồn đáp ứng các nhiệm vụ chi theo dự toán và xử lý các nhiệm vụ phát sinh.

2. Quản lý chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước

- Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ về tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo thực hiện đầu tư đúng quy hoạch, kế hoạch được duyệt. Việc bố trí vốn ngân sách cho các dự án phải tuân thủ đúng quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn điều hành, khắc phục tình trạng bố trí vốn phân tán, dàn trải, nâng cao hiệu quả đầu tư theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020. Ưu tiên phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của thành phố (giao thông, nông nghiệp, nông thôn, khoa học công nghệ, công thương); vốn đối ứng các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; xử lý thu hồi vốn ứng trước; các dự án chuyển tiếp hoàn thành trong năm 2020; phần còn lại mới bố trí cho các dự án khởi công mới đã có đủ thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật, trong đó ưu tiên dự án cấp bách về phòng chống, khắc phục lũ lụt, thiên tai, bảo vệ môi trường. Bố trí vốn hợp lý cho công tác quy hoạch theo Luật Quy hoạch, Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về thi hành Luật Quy hoạch và pháp luật về đầu tư công. Bố trí vốn cho công tác chuẩn bị đầu tư các dự án của giai đoạn 2021 - 2025.

- Tiếp tục tháo gỡ khó khăn vướng mắc từng dự án (về thủ tục, về bồi thường hỗ trợ tái định cư,…), thực hiện giải ngân vốn đầu tư công phù hợp với khối lượng hoàn thành. Kịp thời điều chỉnh các nguồn vốn đã bố trí nhưng không có khả năng, hoặc khả năng giải ngân đạt thấp để chuyển cho các công trình khác đang thiếu vốn, trong đó tập trung cho các công trình đã đăng ký hoàn thành trong năm 2020, bảo đảm hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư công.

- Thực hiện nghiêm quy định quyết toán dự án hoàn thành, không để tình trạng tồn đọng các dự án đầu tư công đã hoàn thành nhưng chậm phê duyệt quyết toán; khắc phục tình trạng tạm ứng vốn lớn, tạm ứng sai quy định, tạm ứng kéo dài qua nhiều năm chậm thu hồi.

3. Tổ chức điều hành, quản lý chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, bám sát dự toán được cấp có thẩm quyền quyết định, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, tránh tình trạng chi không đúng nguồn kinh phí, mua sắm vượt nhu cầu gây lãng phí ngân sách nhà nước

- Phân bổ dự toán chi phải bảo đảm về thời gian theo quy định, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Đồng thời, việc phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên phù hợp với tiến độ và lộ trình thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao mức độ tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập, điều chỉnh giá phí,...theo các quy định.

- Chủ động sắp xếp chi thường xuyên, ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng, bảo đảm nguồn lực thực hiện các khoản chi cho con người, chính sách đảm bảo an sinh xã hội theo chế độ, các chính sách, chế độ đã ban hành, những nhiệm vụ quan trọng đã được cấp có thẩm quyền quyết định và phù hợp với khả năng thu ngân sách và tiến độ một số nguồn thu gắn với dự toán chi đầu tư phát triển (thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết); sử dụng dự phòng ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Hạn chế việc ban hành các chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách vượt quá khả năng nguồn lực hiện có để đảm bảo cân đối thu chi ngân sách.

- Thực hiện tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên, trong đó thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên năm 2020 (không kể tiền lương và các khoản có tính chất lương) được giữ lại tại mỗi cấp ngân sách theo quy định; giảm mạnh kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài; thực hiện mua sắm trang thiết bị chặt chẽ, đúng quy định; đẩy mạnh việc thực hiện khoán sử dụng xe công. Ngoài việc thực hiện tiết kiệm triệt để các khoản chi ngân sách, còn phải thực hiện đầy đủ các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng.

- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin, đi đôi với tăng cường giám sát trong quản lý chi ngân sách nhà nước.

- Xử lý nghiêm những sai phạm, vi phạm trong chấp hành pháp luật ngân sách nhà nước, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu. Giao Sở Tài chính sắp xếp, cắt giảm, giãn các nhiệm vụ chi chưa thật sự bức xúc, cần thiết, phát sinh ngoài dự toán; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc chi tiêu, đảm bảo đúng chính sách, chế độ quy định.

- Trường hợp đánh giá khả năng hụt thu cân đối ngân sách địa phương, phải chủ động dành 50% dự phòng ngân sách địa phương và sử dụng một phần quỹ dự trữ tài chính theo quy định, kết hợp với sắp xếp, cắt giảm, giãn các nhiệm vụ chi.

4. Đẩy mạnh đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công lập, giá dịch vụ công theo tinh thần Nghị quyết hội nghị Trung ương 6 (khóa XII)

Triển khai thực hiện phương án chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần trên địa bàn thành phố Cần Thơ theo Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ. Sắp xếp và tổ chức lại hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý, tăng cường phân cấp, giao quyền tự chủ cho đơn vị theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 695/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; đẩy mạnh chuyển phương thức hỗ trợ trực tiếp của nhà nước sang cơ chế đặt hàng. Phối hợp tổ chức sắp xếp các đơn vị sự nghiệp theo Nghị quyết số 19/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

5. Tiếp tục quản lý, điều hành giá các mặt hàng nhà nước còn định giá, mặt hàng bình ổn giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước

Giá các sản phẩm, dịch vụ được nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch tiếp tục được rà soát theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất - kinh doanh thực tế hợp lý, phù hợp với mặt bằng giá thị trường, thu hút các thành phần kinh tế khác cùng tham gia cung ứng dịch vụ công. Thực hiện công khai thông tin về giá, điều hành giá để tạo sự đồng thuận và giám sát từ nhân dân. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra giá; giám sát chặt chẽ việc kê khai giá của các doanh nghiệp đối với mặt hàng bình ổn giá, mặt hàng thuộc danh mục kê khai giá; kiểm soát chặt chẽ giá hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá; hàng hóa, dịch vụ được trợ cước, trợ giá; hàng hóa, dịch vụ mua sắm từ ngân sách nhà nước.

6. Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công

- Triển khai thực hiện nghiêm túc Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật; Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 2 tháng 11 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công. Tiếp tục rà soát, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện sắp xếp lại, xử lý xe ô tô, máy móc, thiết bị bảo đảm theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ; đẩy mạnh việc xử lý tài sản không còn nhu cầu sử dụng để tạo nguồn tài chính bổ sung ngân sách nhà nước phục vụ cho mục tiêu đầu tư phát triển và các nhu cầu khác theo quy định; kiên quyết thu hồi các tài sản sử dụng sai đối tượng, sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức; tổ chức xử lý tài sản đúng pháp luật, công khai, minh bạch, không để lãng phí thất thoát tài sản công.

- Chấp hành nghiêm quy định về việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (nếu có), bảo đảm giá trị tài sản thanh toán sát giá thị trường, đúng quy định của pháp luật, chống thất thoát tài sản công.

- Khai thác hiệu quả tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản kết cấu hạ tầng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; chấm dứt việc sử dụng tài sản cho thuê, cho mượn, liên doanh, liên kết, kinh doanh không đúng quy định.

- Đầu tư xây dựng, mua sắm ô tô, tài sản công phải theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đảm bảo tiết kiệm, công khai, minh bạch; không mua sắm xe ô tô, trang thiết bị đắt tiền không đúng quy định.

- Thực hiện nghiêm việc đấu giá khi thực hiện giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

7. Chủ động bố trí dự toán ngân sách và huy động các nguồn tài chính thực hiện kịp thời chính sách tăng lương theo Nghị quyết của Quốc hội (không kể các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP , Nghị định số 115/NĐ-CP, Nghị định số 96/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2005/NĐ-CP và cơ quan nhà nước thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP và Nghị định số 117/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP); sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có thu, riêng các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành y tế sử dụng tối thiểu 35% số thu được để lại (sau khi trừ chi phí thuốc, máu, hóa chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao); ngân sách địa phương sử dụng tối thiểu 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể tăng thu tiền sử dụng đất) thực hiện năm 2020 so với dự toán được giao; đồng thời thực hiện chuyển các nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm trước chưa sử dụng hết sang năm 2020 để tiếp tục cải cách tiền lương theo quy định.

8. Chủ động trong công tác quản lý nợ công và nợ chính quyền địa phương, đảm bảo an toàn nợ. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc vay, sử dụng vốn vay và trả nợ.

9. Triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 2651/QĐ-UBND ngày 15/10/2018 của UBND thành phố Cần Thơ về Kế hoạch thực hiện Nghị định số 103/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Cần Thơ.

10. Thực hiện nghiêm các kết luận thanh tra, kiểm toán

Xử lý kịp thời, đầy đủ những sai phạm được phát hiện qua công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán; làm rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân và thực hiện chế độ trách nhiệm đối với thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách trong quản lý điều hành ngân sách khi để xảy ra thất thoát, lãng phí, sử dụng ngân sách sai chế độ, chính sách.

11. Tổ chức công khai minh bạch việc sử dụng ngân sách nhà nước

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, thanh tra, giám sát chặt chẽ việc chi tiêu, đảm bảo đúng chính sách, chế độ quy định, đề cao và làm rõ trách nhiệm cá nhân của Thủ trưởng đơn vị thụ hưởng ngân sách trong việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước.

Điều 3. Trách nhiệm thi hành

1. Giao Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức thực hiện Nghị quyết này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ khóa IX, kỳ họp thứ mười bốn thông qua ngày 06 tháng 12 năm 2019./.

 

 

CHỦ TỊCH




Phạm Văn Hiểu

 

PHỤ LỤC I

CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2020
(Kèm theo Nghị quyết số 36/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng nhân dân thành phố)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nội dung

Dự toán năm 2019

Ước thực hiện năm 2019

Dự toán năm 2020

So sánh

Tuyệt đối

Tương đối (%)

A

B

1

2

3

4

5

A

TỔNG NGUỒN THU NSĐP

11.216.179

17.565.123

13.380.410

1.819.781

76,18

I

Thu NSĐP được hưởng theo phân cấp

8.582.183

8.919.234

10.364.423

1.445.189

116,20

 

- Thu NSĐP hưởng 100%

2.678.285

3.124.292

4.226.400

1.102.108

135,28

 

- Thu NSĐP hưởng từ các khoản thu phân chia

5.903.898

5.794.942

6.138.023

343.081

105,92

II

Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

2.391.395

2.391.395

2.765.987

374.592

115,66

1

Thu bổ sung cân đối ngân sách

 

 

 

 

 

2

Thu bổ sung có mục tiêu

1.915.789

1.915.789

2.403.241

487.452

125,44

3

Thu bổ sung thực hiện các chính sách tiền lương theo quy định

475.606

475.606

362.746

- 112.860

 

III

Thu từ quỹ dự trữ tài chính

 

 

 

 

 

IV

Thu kết dư

242.601

3.299.254

250.000

0

 

V

Thu chuyển nguồn từ năm trước chuyển sang

 

2.937.240

 

 

-

VI

Thu hoàn trả các cấp ngân sách

 

18.000

 

 

-

B

TỔNG CHI NSĐP

12.581.035

13.123.595

14.114.110

1.533.075

112,19

I

Tổng chi cân đối NSĐP

10.683.428

11.352.165

11.806.992

1.123.564

110,52

1

Chi đầu tư phát triển

4.153.778

5.256.704

5.222.500

1.068.722

125,73

2

Chi thường xuyên

6.341.995

5.970.613

6.306.169

- 35.826

99,44

3

Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay

20.000

20.000

42.000

22.000

210,00

4

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

1.380

1.380

1.380

-

100,00

5

Dự phòng ngân sách

166.275

103.468

198.120

31.845

119,15

6

Chi tạo nguồn, điều chỉnh tiền lương

 

 

36.823

36.823

 

II

Chi các chương trình mục tiêu

1.834.907

1.709.367

2.259.180

424.273

123,12

1

Chi các chương trình mục tiêu quốc gia

 

 

-

 

 

2

Chi các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ

1.834.907

1.709.367

2.259.180

424.273

123,12

III

Chi chuyển nguồn sang năm sau

 

 

 

 

 

IV

Chi trả nợ gốc của NSĐP

62.700

62.063

47.938

- 14.762

76,46

C

BỘI CHI NSĐP/BỘI THU NSĐP

470.000

349.731

733.700

263.700

156,11

D

CHI TRẢ NỢ GỐC CỦA NSĐP

62.700

62.063

47.938

 

 

I

Từ nguồn vay để trả nợ gốc

 

 

 

 

 

II

Từ nguồn bội thu, tăng thu, tiết kiệm chi, kết dư ngân sách cấp tỉnh

62.700

62.063

47.938

 

 

E

TỔNG MỨC VAY CỦA NSĐP

728.700

349.731

761.000

32.300

104,43

I

Vay để bù đắp bội chi

470.000

349.731

733.700

263.700

156,11

II

Vay để trả nợ gốc

258.700

 

27.300

- 231.400

10,55

 

PHỤ LỤC II

DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO LĨNH VỰC NĂM 2020
(Kèm theo Nghị quyết số 36/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng nhân dân thành phố)

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Nội dung

Ước thực hiện năm 2019

Dự toán năm 2020

So sánh (%)

Tổng thu NSNN

Thu NSĐP

Tổng thu NSNN

Thu NSĐP

Tổng thu NSNN

Thu NSĐP

A

B

1

2

3

4

5=3/1

6=4/2

*

TỔNG THU NSNN

11.124.000

8.919.234

13.954.000

10.364.423

125,44

116,20

I

Thu nội địa

10.504.000

8.919.234

12.016.000

10.364.423

114,39

116,20

1

Thu từ khu vực DNNN do trung ương quản lý

1.296.000

1.180.034

1.315.000

1.197.010

101,47

101,44

 

- Thuế giá trị gia tăng

831.534

756.696

840.000

764.400

101,02

101,02

 

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

130.900

119.119

124.000

112.840

94,73

94,73

 

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

326.076

296.729

347.000

315.770

106,42

106,42

 

- Thuế tài nguyên

7.490

7.490

4.000

4.000

53,40

53,40

2

Thu từ khu vực DNNN do địa phương quản lý

323.000

294.400

335.000

305.291

103,72

103,70

 

- Thuế giá trị gia tăng

186.676

169.875

195.000

177.450

104,46

104,46

 

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

131.030

119.237

135.000

122.850

103,03

103,03

 

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

71

65

100

91

140,85

140,85

 

- Thuế tài nguyên

5.223

5.223

4.900

4.900

93,82

93,82

3

Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

1.051.000

956.553

1.175.000

1.069.385

111,80

111,80

 

- Thuế giá trị gia tăng

338.125

307.694

362.500

329.875

107,21

107,21

 

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

161.711

147.157

169.000

153.790

104,51

104,51

 

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

549.577

500.115

642.000

584.220

116,82

116,82

 

- Thuế tài nguyên

1.587

1.587

1.500

1.500

94,52

94,52

4

Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

2.385.000

2.170.587

2.435.000

2.216.120

102,10

102,10

 

- Thuế giá trị gia tăng

1.011.202

920.194

1.237.000

1.125.670

122,33

122,33

 

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

833.478

758.465

680.000

618.800

81,59

81,59

 

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

537.688

489.296

515.000

468.650

95,78

95,78

 

- Thuế tài nguyên

2.632

2.632

3.000

3.000

113,98

113,98

5

Thuế thu nhập cá nhân

880.000

800.800

1.000.000

910.000

113,64

113,64

6

Thuế bảo vệ môi trường

1.267.000

409.500

1.340.000

453.617

105,76

110,77

 

- Thuế BVMT thu từ hàng hóa nhập khẩu

817.000

 

841.520

 

103,00

 

 

- Thuế BVMT thu từ hàng hóa sản xuất, kinh doanh trong nước

450.000

409.500

498.480

453.617

110,77

 

7

Lệ phí trước bạ

480.000

480.000

590.000

590.000

122,92

122,92

8

Thu phí, lệ phí

135.000

70.000

140.000

72.000

103,70

102,86

 

- Phí và lệ phí trung ương

65.000

 

68.000

 

104,62

 

 

- Phí và lệ phí địa phương

70.000

70.000

72.000

72.000

102,86

102,86

9

Thuế sử dụng đất nông nghiệp

200

200

 

 

 

 

10

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

29.800

29.800

28.000

28.000

93,96

93,96

11

Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước

270.000

270.000

650.000

650.000

240,74

240,74

 

- Thu tiền thuê mặt đất, mặt nước trong dự toán

234.268

234.268

350.000

350.000

149,40

149,40

 

- Ghi thu ghi chi từ nguồn thu tiền thuê mặt đất, mặt nước

35.732

35.732

300.000

300.000

 

 

12

Thu tiền sử dụng đất

780.000

780.000

1.334.000

1.334.000

171,03

171,03

 

- Thu tiền sử dụng đất trong dự toán

652.251

652.251

700.000

700.000

107,32

107,32

 

- Ghi thu ghi chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất

127.749

127.749

634.000

634.000

 

 

13

Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

13.000

13.000

15.000

15.000

115,38

115,38

14

Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết

1.350.000

1.350.000

1.390.000

1.390.000

102,96

102,96

 

- Thu hoạt động XSKT truyền thống

1.320.000

1.320.000

1.360.000

1.360.000

103,03

103,03

 

- Thu hoạt động XSKT điện toán

30.000

30.000

30.000

30.000

100,00

100,00

15

Thu khác ngân sách

198.000

87.000

250.000

115.000

126,26

132,18

 

- Thu khác ngân sách trung ương

111.000

 

135.000

 

121,62

 

 

+ Thu phạt vi phạm ATGT

65.000

 

62.000

 

95,38

 

 

- Thu khác ngân sách địa phương

87.000

87.000

115.000

115.000

132,18

132,18

16

Thu cổ tức, lợi nhuận

21.000

21.000

12.000

12.000

57,14

57,14

17

Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

25.000

6.360

7.000

7.000

 

 

 

- Giấy phép do cơ quan trung ương cấp

 

 

 

 

 

 

 

- Giấy phép do UBND cấp tỉnh cấp

 

 

7.000

7.000

 

 

II

Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu

620.000

 

1.938.000

 

312,58

 

1

Thuế GTGT thu từ hàng hóa nhập khẩu

509.005

 

1.333.000

 

261,88

 

2

Thuế xuất khẩu

2.317

 

7.000

 

302,11

 

3

Thuế nhập khẩu

96.846

 

580.000

 

598,89

 

4

Thuế TTĐB thu từ hàng hóa nhập khẩu

8.253

 

18.000

 

218,10

 

5

Thuế BVMT thu từ hàng hóa nhập khẩu

203

 

 

 

 

 

6

Thuế tự vệ chống bán phá giá

 

 

 

 

 

 

7

Thu khác

3.376

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC III

DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG THEO CƠ CẤU CHI NĂM 2020
(Kèm theo Nghị quyết số 36/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng nhân dân thành phố)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nội dung

Dự toán năm 2019

Dự toán năm 2020

So sánh

Tuyệt đối

Tương đối (%)

A

B

1

2

3=2-1

4=2/1

 

TỔNG CHI NSĐP

12.452.916

14.114.110

1.661.194

113,34

A

CHI CÂN ĐỐI NSĐP

10.555.309

11.806.992

1.251.683

111,86

I

Chi đầu tư phát triển

4.025.659

5.222.500

1.196.841

129,73

1

Chi đầu tư cho các dự án

3.995.659

5.192.500

1.196.841

129,95

 

Trong đó:

 

 

-

 

 

- Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề

444.297

359.694

(84.603)

80,96

 

- Chi khoa học và công nghệ

18.073

24.372

6.299

134,85

a

Từ nguồn thu tiền sử dụng đất

405.362

1.604.000

1.198.638

395,70

b

Từ nguồn thu xổ số kiến thiết

1.300.000

1.390.000

90.000

106,92

c

Từ nguồn cân đối ngân sách địa phương

1.464.800

1.464.800

-

100,00

d

Chi đầu tư từ bội chi

470.000

733.700

263.700

156,11

e

Chi từ các nguồn khác

355.497

 

(355.497)

-

2

Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật

 

 

-

 

 

- Quỹ phát triển đất

30.000

30.000

-

100,00

3

Chi đầu tư phát triển khác

 

 

-

 

II

Chi thường xuyên

6.341.995

6.306.169

(35.826)

99,44

 

Trong đó:

 

 

-

 

1

Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề

2.312.505

2.413.976

101.471

104,39

2

Chi khoa học và công nghệ

38.446

39.280

834

102,17

III

Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay

20.000

42.000

22.000

210,00

IV

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

1.380

1.380

-

100,00

V

Dự phòng ngân sách

166.275

198.120

31.845

119,15

VI

Chi tạo nguồn, điều chỉnh tiền lương

 

36.823

36.823

 

B

CHI CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU

1.834.907

2.259.180

424.273

123,12

I

Chi các chương trình mục tiêu quốc gia

 

 

-

 

II

Chi các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ

1.834.907

2.259.180

424.273

123,12

1

Chi đầu tư

1.708.016

2.112.593

404.577

123,69

 

- Vốn ngoài nước

1.255.396

1.386.600

131.204

110,45

 

- Vốn trong nước

452.620

725.993

273.373

160,40

2

Chi sự nghiệp

126.891

146.587

19.696

115,52

 

- Vốn ngoài nước

 

 

-

 

 

- Vốn trong nước

126.891

146.587

19.696

115,52

 

+ Hỗ trợ các Hội Văn học Nghệ thuật, Hội Nhà báo địa phương

705

705

-

100,00

 

+ Hỗ trợ khác

50.000

50.000

-

100,00

 

+ Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông

18.919

24.735

5.816

130,74

 

+ Kinh phí quản lý bảo trì đường bộ cho Quỹ bảo trì đường bộ địa phương

35.524

40.836

5.312

114,95

 

+ Bổ sung thực hiện một số CTMT

21.743

30.311

8.568

139,41

C

CHI CHUYỂN NGUỒN SANG NĂM SAU

 

 

-

 

D

CHI TRẢ NỢ GỐC CỦA NSĐP

62.700

47.938

(14.762)

76,46

 

PHỤ LỤC IV

BỘI CHI VÀ PHƯƠNG ÁN VAY - TRẢ NỢ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2020
(Kèm theo Nghị quyết số 36/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng nhân dân thành phố)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nội dung

Ước thực hiện năm 2019

Dự toán năm 2020

So sánh

A

B

1

2

3=2-1

A

THU NSĐP

8.919.234

10.364.423

1.445.189

B

CHI CÂN ĐỐI NSĐP

11.352.165

11.806.992

454.827

C

BỘI CHI NSĐP/BỘI THU NSĐP

349.731

733.700

383.969

D

HẠN MỨC DƯ NỢ VAY TỐI ĐA CỦA NSĐP THEO QUY ĐỊNH

3.567.694

4.145.769

578.076

E

KẾ HOẠCH VAY, TRẢ NỢ GỐC

 

 

 

I

Tổng dư nợ đầu năm

448.286

735.787

287.501

 

Tỷ lệ mức dư nợ đầu kỳ so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%)

12,57

17,75

5,18

1

Trái phiếu chính quyền địa phương

 

 

 

2

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

338.118

687.849

349.731

3

Vay trong nước khác theo quy định của pháp luật

110.167

47.938

-62.230

II

Trả nợ gốc vay trong năm

62.230

75.238

13.008

1

Theo nguồn vốn vay

62.230

75.238

13.008

-

Trái phiếu chính quyền địa phương

 

 

 

-

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

 

 

 

-

Vay trong nước khác theo quy định của pháp luật

62.230

75.238

13.008

2

Theo nguồn trả nợ

62.230

75.238

13.008

-

Từ nguồn vay để trả nợ gốc

 

27.300

27.300

-

Bội thu NSĐP

 

 

 

-

Tăng thu, tiết kiệm chi

 

 

 

-

Kết dư ngân sách cấp thành phố

62.230

47.938

-14.292

-

Cân đối ngân sách địa phương

 

 

0

III

Tổng mức vay trong năm

349.731

761.000

411.269

1

Theo mục đích vay

349.731

761.000

411.269

-

Vay để bù đắp bội chi

349.731

733.700

383.969

-

Vay để trả nợ gốc

 

27.300

27.300

-

Vay vốn tín dụng ưu đãi

 

 

 

2

Theo nguồn vay

349.731

761.000

411.269

-

Trái phiếu chính quyền địa phương

 

 

 

-

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

349.731

733.700

383.969

-

Vay trong nước khác theo quy định của pháp luật

 

27.300

27.300

IV

Tổng dư nợ cuối năm

735.787

1.421.549

685.762

 

Tỷ lệ mức dư nợ cuối kỳ so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%)

20,62

34,29

13,67

1

Trái phiếu chính quyền địa phương

 

 

 

2

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

687.849

1.421.549

733.700

3

Vay trong nước khác theo quy định của pháp luật

47.938

0

-47.938

F

TRẢ NỢ LÃI, PHÍ

20.000

42.000

22.000

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 36/NQ-HĐND năm 2019 về quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương năm 2020 do thành phố Cần Thơ ban hành

  • Số hiệu: 36/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 06/12/2019
  • Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
  • Người ký: Phạm Văn Hiểu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản