Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/NQ-HĐND

Hà Giang, ngày 15 tháng 7 năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

PHÊ CHUẨN ĐỀ ÁN TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG, HUẤN LUYỆN, HOẠT ĐỘNG VÀ BẢO ĐẢM CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH CHO LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ TỈNH HÀ GIANG, GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
KHÓA XVIII - KỲ HỌP THỨ BẢY

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Dân quân tự vệ ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ;

Xét Tờ trình số 40/TTr-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang về việc đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết phê chuẩn Đề án tổ chức lực lượng, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm chế độ chính sách cho lực lượng Dân quân tự vệ tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2022-2025; Báo cáo thẩm tra số 22/BC-BPC ngày 11 tháng 7 năm 2022 của Ban Pháp chế, Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê chuẩn Đề án tổ chức lực lượng, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm chế độ chính sách cho lực lượng Dân quân tự vệ tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2022-2025 (có Đề án kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XVIII, Kỳ họp thứ Bảy thông qua ngày 15 tháng 7 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày thông qua./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Ban công tác đại biểu, UBTVQH;
- Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Quốc phòng; Tài chính; Tư pháp;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp
- TTr: Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, UBMTTQ tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Hà Giang;
- Đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII;
- Các sở, ban, ngành và tổ chức CT-XH cấp tỉnh;
- TTr HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Báo Hà Giang; Đài PTTH tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh; TTTT- Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, HĐND (01b).

CHỦ TỊCH




Thào Hồng Sơn

 

ĐỀ ÁN

TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG, HUẤN LUYỆN, HOẠT ĐỘNG VÀ BẢO ĐẢM CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH CHO LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ TỈNH HÀ GIANG, GIAI ĐOẠN 2022-2025
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 22/NQ-HĐND ngày 15/7/2022 của HĐND tỉnh Hà Giang)

Phần I: Thực trạng, căn cứ pháp lý, sự cần thiết xây dựng đề án

1. Thực trạng

- Tỉnh Hà Giang gồm 10 huyện và 01 thành phố, trong đó có 07 huyện biên giới; 193 xã, phường, thị trấn trong đó có 34 xã, thị trấn biên giới; 106 xã, phường, thị trấn trọng điểm về quốc phòng.

- Những năm qua trên địa bàn tỉnh, chính trị ổn định, kinh tế có bước tăng trưởng khá, các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt được nhiều kết quả quan trọng; tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường. Song tình hình vượt biên làm thuê bất hợp pháp diễn biến phức tạp; lực lượng phản động trong và ngoài nước tiếp tục lợi dụng các vấn đề “dân tộc, tôn giáo”, “dân chủ, nhân quyền” để tuyên truyền xuyên tạc đường lối của Đảng, Nhà nước, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Quan hệ toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều cơ hội song có nhiều thách thức đan xen và tác động ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống văn hóa xã hội và quốc phòng an ninh. Thiên tai, dịch bệnh xảy ra ở nhiều địa phương gây ra nhiều tổn thất nặng nề; mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng đã tác động trực tiếp đến cơ chế, chính sách, tổ chức hoạt động của lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh nói chung và lực lượng dân quân tự vệ (DQTV) nói riêng.

- Qua 5 năm thực hiện Đề án xây dựng lực lượng DQTV và bảo đảm chế độ chính sách cho lực lượng DQTV trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2020, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền, sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể các cấp; Bộ CHQS tỉnh là cơ quan trung tâm tham mưu tổ chức thực hiện, công tác xây dựng, huấn luyện và bảo đảm chế độ chính sách, trang phục cho lực lượng DQTV đạt được nhiều kết quả quan trọng, khẳng định lực lượng DQTV là một trong ba thành phần của lực lượng vũ trang cách mạng là lực lượng nòng cốt bảo vệ Đảng, chính quyền và tính mạng, tài sản của Nhân dân ở địa phương, cơ sở. Lực lượng DQTV được xây dựng theo đúng quy định của Luật DQTV, có số lượng hợp lý (2,09% so với dân số); chất lượng ngày càng được nâng lên (tỷ lệ đng viên trong DQTV đạt 27,9%; Chỉ huy trưởng qua đào tạo đạt 97,9%; Phó chỉ huy trưởng qua đào tạo đạt 52,3%), đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

2. Căn cứ pháp lý

- Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

- Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

- Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

- Căn cứ Luật Dân quân tự vệ năm 2019; Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020; Nghị định số 02/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ; Thông tư số 77/2020/TT-BQP ngày 23/6/2020; Thông tư 69/2020/TT-BQP ngày 15/6/2020; Thông tư 76/2020/TT-BQP ngày 23/6/2020 của Bộ Quốc phòng.

3. Sự cần thiết để xây dựng đề án

Xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ (DQTV) là một nhiệm vụ quan trọng trong đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam, của toàn dân và cả hệ thống chính trị, nhằm tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu quốc phòng, an ninh trong mọi tình huống, góp phần giữ vững ổn định chính trị ở cơ sở trong thời bình và chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Qua 5 năm thực hiện Đề án xây dựng lực lượng DQTV và bảo đảm chế độ chính sách cho lực lượng DQTV trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 167/QĐ-UBND ngày 29/01/2016 của UBND tỉnh Hà Giang. Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Luật DQTV, Chỉ thị số 16-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương đi vào nền nếp, đạt chất lượng, hiệu quả thiết thực. Lực lượng DQTV được tổ chức chặt chẽ, thường xuyên củng cố, kiện toàn về số lượng, chất lượng. Chỉ đạo Bộ CHQS tỉnh hàng năm tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, huấn luyện đạt từ 90 - 95% quân số, nâng cao trình độ nhận thức, năng lực hoạt động của cán bộ, chiến sĩ DQTV; phối hợp hoạt động với các lực lượng đạt chất lượng hiệu quả; thực hiện chế độ, chính sách cơ bản được đảm bảo.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Đề án xây dựng lực lượng DQTV và bảo đảm chế độ chính sách cho lực lượng DQTV trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2020 còn bộc lộ một số hạn chế như: Việc bảo đảm chế độ hỗ trợ ngày công lao động so với quy định của Luật DQTV còn thấp (nhiều đơn vị chưa bảo đảm được tiền ăn cho dân quân ở xa, không có điều kiện đi lại trong ngày); công cụ hỗ trợ của lực lượng DQTV chưa được đầu tư; tình trạng cán bộ, chiến sỹ dân quân đi làm thuê bất hợp pháp tại Trung Quốc còn xảy ra ở một số cơ sở.

Để tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng lực lượng và bảo đảm chế độ, chính sách cho lực lượng DQTV theo Luật DQTV, thống nhất công tác quản lý nhà nước về xây dựng lực lượng DQTV gắn với mọi hoạt động về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và QP-AN ở địa phương đạt chất lượng hiệu quả; làm cơ sở để các cấp thanh tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện Luật DQTV trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh Hà Giang xây dựng Đề án tổ chức lực lượng, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm chế độ, chính sách cho DQTV giai đoạn 2022-2025 để kịp thời đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Quốc phòng - Quân sự ở địa phương cơ sở trong tình hình mới.

Phần II: Quan điểm, mục tiêu, phạm vi của đề án

1. Quan điểm

Tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương (khoá XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Kết luận số 41-KL/TW ngày 31/3/2009 của Ban Bí thư; Luật Quốc phòng, Luật DQTV và các văn bản hướng dẫn thi hành, làm cho mọi tổ chức, cá nhân trước hết là các cấp lãnh đạo nâng cao nhận thức về vị trí chiến lược, nội dung cơ bản, tính cấp bách của nhiệm vụ xây dựng lực lượng DQTV trong tình hình mới. Nâng cao trách nhiệm, phát huy sức mạnh tổng hợp của các ban, sở, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng, huy động sử dụng lực lượng DQTV. Xây dựng lực lượng DQTV với phương châm “vững mạnh, rộng khắp”, ở đâu có dân, có tổ chức đảng là ở đó có DQTV. Lực lượng DQTV được xây dựng với cơ cấu, số lượng hợp lý, chất lượng ngày càng cao, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng lực lượng DQTV có số lượng hợp lý, chất lượng tổng hợp ngày càng cao, lấy xây dựng chất lượng chính trị, độ tin cậy là chính; tổ chức biên chế tinh, gọn, chặt chẽ; trang bị vũ khí phù hợp; được giáo dục chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự toàn diện, thiết thực; khả năng sẵn sàng chiến đấu và sức mạnh chiến đấu ngày càng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trong tình hình mới, thực sự là lực lượng chính trị tin cậy của cấp ủy chính quyền địa phương và nhân dân. Chú trọng xây dựng nâng cao chất lượng DQTV ở vùng trọng điểm quốc phòng và những địa bàn phức tạp đảm bảo đủ sức đối phó với các tình huống xảy ra.

Bảo đảm đầy đủ kịp thời chế độ, chính sách, trang phục cho DQTV theo Luật DQTV và các văn bản hướng dẫn thi hành, phát huy khả năng bảo đảm tại chỗ, không ngừng bảo đảm vật chất, tinh thần cho lực lượng DQTV.

2.2. Mục tiêu cụ thể

2.2.1. 100% các thôn, bản, tổ dân phố có lực lượng dân quân; duy trì hoạt động có hiệu quả lực lượng tự vệ của các cơ quan tổ chức, các tổ chức chính trị xã hội và các doanh nghiệp trên địa bàn.

2.2.2. Khảo sát đánh giá chất lượng hoạt động của các tiểu đội Dân quân thường trực hiện có, căn cứ tình hình thực tế của địa phương, cơ sở, đánh giá kết quả hoạt động có kế hoạch thành lập thêm hoặc giải thể các tiểu đội Dân quân luân phiên thường trực tại các xã biên giới và xã trọng điểm về quốc phòng.

2.2.3. Tỷ lệ Đảng viên trong lực lượng DQTV đạt 28%.

2.2.4. 100% Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã, phường, thị trấn qua đào tạo ngành quân sự cơ sở, trong đó Chỉ huy trưởng có 50% có trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở.

3. Phạm vi của Đề án

Đề án này quy định chi tiết về quy mô tổ chức xây dựng lực lượng DQTV; đào tạo, tập huấn, huấn luyện, hội thi, hội thao, diễn tập; tiêu chuẩn, định mức trang phục; định mức bảo đảm chế độ, chính sách; cơ sở vật chất, vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật cho lực lượng DQTV.

Phần III: Nội dung của đề án

1. Tổ chức xây dựng lực lượng DQTV

1.1. Tổ chức đơn vị DQTV

1.1.1. Tổ chức, biên chế, số lượng DQTV

- Cấp huyện:

Dân quân cơ động: Xây dựng 11 trung đội, quân số: 308 đồng chí (đ/c) (mỗi huyện 01 trung đội, quân số: 28 đ/c)

Dân quân Phòng không: Xây dựng 18 trung đội súng máy phòng không 12,7mm, quân số: 558 đ/c (mỗi trung đội, quân số: 31 đ/c); 01 trung đội súng máy phòng không 14,5mm, quân số: 43 đ/c (Súng máy phòng không 12,7mmy dựng tại các huyện cụ thể như sau: Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quang Bình, Bắc Mê, mỗi huyện 01 trung đội, quân số 31 đ/c; các huyện Quản Bạ, Vị Xuyên 02 trung đội, quân số mỗi huyện: 62 đ/c; Bắc Quang: 03 trung đội, quân số: 93 đ/c; Thành phố Hà Giang: 04 trung đội, quân số: 124 đ/c. Súng máy phòng không 14,5mm xây dựng tại Vị Xuyên, quân số: 43 đ/c).

Dân quân Pháo binh: Xây dựng 11 trung đội Cối 82mm, quân số: 143 đ/c (mỗi huyện 01 trung đội, quân số: 13 đ/c). 40 khẩu đội Cối 60mm, quân số: 120 đ/c (Thành phố Hà Giang: 02 khẩu đội, quân s: 06 đ/c; các huyện: Xín Mần, Bắc Quang, Bắc Mê, mỗi huyện: 03 khẩu đội, quân số mỗi huyện: 09 đ/c; các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì, mỗi huyện: 04 khẩu đội, quân số mỗi huyện: 12 đ/c; huyện Bắc Quang: 05 khẩu đội, quân số: 15 đ/c).

- Cấp xã:

Dân quân tại chỗ: Xây dựng 2.073 tổ, quân số: 6.219 đ/c (mỗi thôn bản, tổ dân phố xây dựng 01 tổ, quân số: 03 đ/c)

Dân quân cơ động: Xây dựng 193 trung đội, quân số: 5.359 đ/c (mỗi xã, phường, thị trấn xây dựng 01 trung đội, quân số: 28 đ/c)

Dân quân thường trực: Duy trì 05 tiểu đội, quân số 45 đ/c (Nàn Sỉn/ Xín Mần; Thàng Tín/Hoàng Su Phì; Lao Chải/Vị Xuyên; Phú Lũng/Yên Minh; Niêm Tòng/Mèo Vạc).

Dân quân trinh sát: Xây dựng 193 tổ, quân số: 579 đ/c (mỗi xã, phường, thị trấn xây dựng 01 tổ, quân số: 03 đ/c)

Dân quân Công binh: Xây dựng 193 tổ, quân số: 579 đ/c (mỗi xã, phường, thị trấn xây dựng 01 t, quân số: 03 đ/c)

Dân quân Thông tin: Xây dựng 193 tổ, quân số: 579 đ/c (mỗi xã, phường, thị trấn xây dựng 01 tổ, quân số: 03 đ/c)

Dân quân Phòng hóa: Xây dựng 193 tổ, quân số: 579 đ/c (mi xã, phường, thị trấn xây dựng 01 tổ, quân số: 03 đ/c)

Dân quân Y tế: Xây dựng 193 tổ, quân số: 579 đ/c (mi xã, phường, thị trấn xây dựng 01 tổ, quân số: 03 đ/c)

- Cơ quan tổ chức:

Xây dựng 50 cơ sở tự vệ của cơ quan, tổ chức thuộc các ban, sở, ngành, đơn vị công lập thuộc tỉnh.

Xây dựng 27 cơ sở tự vệ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc huyện.

Xây dựng 11 cơ sở tự vệ của tổ chức kinh tế sự nghiệp ngoài công lập trên địa bàn.

1.1.2. Số lượng DQTV toàn tỉnh

Tổng số DQTV: 17.906 đ/c trong đó: (Dân quân: 16.462 đ/c, tự vệ: 1.444 đ/c.)

(Chi tiết có phụ lục tổ chức biên chế kèm theo)

1.1.3. Chất lượng

- Xây dựng lực lượng DQTV chú trọng về chất lượng chính trị, bảo đảm cho lực lượng DQTV luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, hiểu biết về pháp luật, đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ.

- Thường xuyên kiện toàn Ban CHQS các cấp đủ số lượng, chất lượng ngày càng cao; đối với Ban CHQS cơ quan, tổ chức, Chỉ huy trưởng phải là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức; Chính trị viên là Bí thư hoặc Phó Bí thư cấp ủy kiêm nhiệm, Chính trị viên phó là Bí thư đoàn (chi đoàn) và Phó Chỉ huy trưởng là Trưởng, Phó các phòng, ban nghiệp vụ; Ban CHQS xã, phường, thị trấn, Chỉ huy trưởng là cán bộ công chức, là thành viên UBND cấp xã, 100% tham gia Đảng ủy; Chính trị viên là Bí thư Đảng ủy; Chính trị viên phó là Bí thư Đoàn thanh niên; Phó Chỉ huy trưởng; Trung đội trưởng là Đảng viên, phấn đấu 100% tiểu đội trưởng, thôn (tổ) đội trưởng là đảng viên.

- Chú trọng nâng cao chất lượng DQTV ưu tiên độ tuổi từ 18-35 đối với nam; 18-25 tuổi đối với nữ. Đảng viên trong lực lượng DQTV đạt từ 28% trở lên, đảng viên trong dân quân phấn đấu đạt 25% trở lên, đoàn viên đạt 70% trở lên. Tỷ lệ nữ trong DQTV đạt từ 16 - 20%; tỷ lệ luân phiên 20÷25%.

1.2. Ban CHQS cấp xã, Ban CHQS cơ quan, tổ chức, thôn đội trưởng

1.2.1. Ban CHQS cấp xã: 193 đơn vị, thường xuyên kiện toàn đủ 04 chức danh:

- Chỉ huy trưởng là công chức, tham gia Ban Thường vụ hoặc Ban Chấp hành Đảng bộ cấp xã, là thành viên UBND cấp xã.

- Chính trị viên là Bí thư Đảng ủy cấp xã kiêm nhiệm;

- Chính trị viên phó là Bí thư Đoàn thanh niên cấp xã kiêm nhiệm;

- Phó Chỉ huy trưởng là người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

* Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Ban CHQS cấp xã được đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở; 100% cán bộ Ban CHQS cấp xã, trung đội trưởng DQCĐ là đảng viên; 70% tiểu đội trưởng, thôn (tổ) đội trưởng là đảng viên. Tỷ lệ Đảng viên trong DQTV đạt từ 28%, tỷ lệ nữ đạt 15% trở lên.

1.2.2. Ban CHQS cơ quan tổ chức: 90 đơn vị, thường xuyên kiện toàn đủ 04 chức danh:

- Chỉ huy trưởng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức kiêm nhiệm;

- Chính trị viên là Bí thư Đảng ủy hoặc Phó bí thư Đảng ủy cơ quan kiêm nhiệm;

- Chính trị viên phó là Bí thư Đoàn thanh niên kiêm nhiệm;

- Phó Chỉ huy trưởng là cán bộ kiêm nhiệm.

1.2.3. Thôn (tổ) đội trưởng.

- Tổng số: 2.073 đ/c.

2. Đào tạo, tập huấn, huấn luyện, hội thi, hội thao, diễn tập

2.1. Đào tạo cán bộ

Căn cứ Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 25/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án đào tạo cán bộ quân sự Ban CHQS xã, phường, thị trấn có trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Tuyển chọn, đưa đi đào tạo trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở cho số Ban CHQS xã, phường, thị trấn; phấn đấu đến năm 2025, 50% Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã, phường, thị trấn có trình độ cao đẳng và đại học ngành quân sự cơ sở; ngân sách đào tạo do Trung ương bảo đảm (theo quy định của Luật DQTV).

2.2. Tập huấn cán bộ, huấn luyện chiến sỹ DQTV

Căn cứ lộ trình và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sát nhập, chia tách địa giới hành chính cấp xã trong thời gian tới và kết quả sát nhập, chia tách các đơn vị DQTV hàng năm, Giao cho Bộ CHQS tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch công tác quốc phòng, xây dựng kế hoạch công tác DQTV trình Bộ Tư lệnh Quân khu phê duyệt, căn cứ tổ chức biên chế và quân số, Bộ CHQS tỉnh tổ chức tập huấn, huấn luyện cho các đối tượng (Nội dung, thời gian thực hiện theo Thông tư 69/2020/TT-BQP ngày 15/6/2020 của Bộ Quốc phòng) cụ thể:

a) Tập huấn cán bộ.

* Tỉnh tổ chức

- Đối tượng: Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban CHQS xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức.

- Nội dung, chương trình: Thực hiện theo Thông tư 69/2020/TT-BQP ngày 15/6/2020 của Bộ Quốc phòng.

- Thời gian: 7 ngày/năm.

- Địa điểm: Trung đoàn 877, Bộ CHQS tỉnh

* Các huyện, thành phố, tổ chức

- Đối tượng: Trung đội trưởng, tiểu đội trưởng dân quân cơ động; thôn (tổ) đội trưởng; trung đội trưởng, khẩu đội trưởng phòng không, pháo binh; tổ trưởng Thông tin, Trinh sát, Công binh, Hóa học, Y tế.

- Nội dung, chương trình: Thực hiện theo Thông tư 69/2020/TT-BQP ngày 15/6/2020 của Bộ Quốc phòng.

- Thời gian: 05 ngày/năm.

- Địa điểm: Tại Ban CHQS các huyện, thành phố hoặc các cụm khu vực do Ban CHQS các huyện, thành phố tự xác định.

b) Huấn luyện chiến sỹ DQTV.

- Thời gian:

15 ngày/năm đối với DQTV năm thứ nhất;

12 ngày/năm đối với Dân quân cơ động, Phòng không, Pháo binh, Công binh, Hóa học, Thông tin, Trinh sát, Y tế;

7 ngày/năm đối với DQTV tại chỗ;

60 ngày/năm đối với Dân quân thường trực;

- Nội dung, chương trình: Thực hiện theo Thông tư 69/2020/TT-BQP ngày 15/6/2020 của Bộ Quốc phòng.

- Địa điểm: Tại Ban CHQS cấp huyện; Ban CHQS cấp xã, Ban CHQS cơ quan tổ chức hoặc các cụm (do Ban CHQS cấp huyện xác định).

(Chiến sỹ DQTV năm thứ nhất, binh chủng chiến đấu, binh chủng bảo đảm do cấp huyện huấn luyện)

2.3. Tổ chức hội thi, hội thao và diễn tập

Căn cứ nhiệm vụ, ý định của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 2 và Thường trực Tỉnh ủy, Giao cho Bộ CHQS tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Chỉ thị, kế hoạch tổ chức hội thi, hội thao và diễn tập theo từng năm để bảo thống nhất theo hướng: Trong giai đoạn 2022-2025

- Hội thi, hội thao 02 lần.

- Diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh và cấp huyện; diễn tập chiến đấu phòng thủ cấp xã, mỗi cơ sở phải được diễn tập 01 lần (Kết thúc hội thi, hội thao và diễn tập vào năm 2024)

3. Hoạt động của lực lượng DQTV

Thực hiện theo Nghị định số 02/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ Quy định về hoạt động phối hợp của Dân quân tự vệ. Cụ thể:

3.1. Trực sẵn sàng chiến đấu trong các ngày, lễ, tết các sự kiện quan trọng của địa phương thành phần trung đội Dân quân cơ động cấp huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn và trung đội súng máy phòng không 12,7mm.

Cấp huyện, thành phố 01 trung đội Dân quân cơ động quân số 28 đ/c và 01 trung đội súng máy phòng không 12,7mm quân số 31 đ/c.

Cấp xã, phường, thị trấn 01 trung đội Dân quân cơ động quân số 28 đ/c.

Các đơn vị tự vệ theo biên chế của từng cơ quan, tổ chức và theo chỉ đạo của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh.

Thời gian theo yêu cầu nhiệm vụ của từng thời điểm phải trực

3.2. Tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

- Đối tượng: Cán bộ, chiến sỹ Dân quân;

- Quân số, thời gian: Căn cứ quy chế phối hợp theo Nghị định số 02/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ và tình hình, nhiệm vụ, tính chất công việc để huy động lực lượng DQTV với số lượng hợp lý, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

3.3. Tham gia bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.

- Đối tượng: Cán bộ, chiến sỹ Dân quân tự vệ;

- Quân số, thời gian: Căn cứ tình hình và quy chế phối hợp theo Nghị định số 02/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động phối hợp của DQTV cho phù hợp với nhiệm vụ.

3.4. Tham gia phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ

- Căn cứ tình hình, tùy theo tính chất, mức độ để huy động lực lượng DQTV tham gia phòng, chống khắc phục hậu.

- Đối tượng: Cán bộ, chiến sỹ Dân quân tự vệ;

- Quân số, thời gian: Căn cứ tình hình, tùy theo tính chất, mức độ sự vụ để huy động lực lượng DQTV tham gia phòng, chống khắc phục hậu theo thẩm quyền.

3.5. Nhiệm vụ phòng thủ dân sự và các nhiệm vụ đột xuất khác

- Đối tượng: Cán bộ, chiến sỹ Dân quân tự vệ;

- Quân số, thời gian: Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, tính chất công việc để huy động lực lượng DQTV với số lượng hợp lý, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

4. Chế độ chính sách cho lực lượng Dân quân tự vệ

4.1. Tiêu chuẩn, định mức trang phục

- Hàng năm căn cứ tổ chức, biên chế lực lượng DQTV nòng cốt, Bộ CHQS tỉnh phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán ngân sách trình Ủy ban nhân dân tỉnh bảo đảm trang phục cho lực lượng Dân quân theo Luật Ngân sách Nhà nước và điểm 6, Điều 38, Luật DQTV.

- Bảo đảm trang phục cho lực lượng tự vệ của Ban CHQS cơ quan, tổ chức do các cơ quan, đơn vị tự bảo đảm, sử dụng ngân sách của các cơ quan đơn vị, quy định tại điểm 4, Điều 39, Luật DQTV.

- Danh mục, chế độ tiêu chuẩn, niên hạn trang phục của cán bộ, chiến sỹ DQTV theo quy định tại Điều 6, Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ.

4.2. Tiêu chuẩn định mức bảo đảm chế độ, chính sách

4.2.1. Chế độ phụ cấp chức vụ chỉ huy DQTV được chi trả theo tháng

- Áp dụng với các chức vụ Chỉ huy đơn vị DQTV:

- Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban CHQS cấp xã; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Ban CHQS cơ quan, tổ chức.

- Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban CHQS cấp xã; Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban CHQS cơ quan, tổ chức.

- Thôn (tổ) đội trưởng khi kiêm nhiệm chức vụ Tiểu đội trưởng, Trung đội trưởng và trường hợp thôn chỉ tổ chức tổ dân quân tại chỗ.

- Tiểu đội trưởng dân quân thường trực, Khẩu đội trưởng.

4.2.2. Chế độ phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần của Phó Chỉ huy trưởng Ban CHQS cấp xã, thôn đội trưởng

- Phó Chỉ huy trưởng Ban CHQS cấp xã hưởng phụ cấp hằng tháng, thực hiện theo quy định của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Trường hợp chưa tham gia bảo hiểm xã hội, có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên, khi nghỉ việc được hưởng trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được tính bằng 1,5 tháng mức phụ cấp bình quân của 60 tháng cuối cùng. Trường hợp có tháng lẻ được tính như sau: Dưới 01 tháng không được trợ cấp; từ 01 tháng đến 06 tháng được hưởng trợ cấp bằng 0,8 tháng mức phụ cấp bình quân của 60 tháng cuối cùng; từ 07 tháng đến 11 tháng được hưởng trợ cấp bằng 1,5 tháng mức phụ cấp bình quân của 60 tháng cuối cùng.

- Phó Chỉ huy trưởng; Thôn (tổ) đội trưởng: Hưởng phụ cấp hàng tháng, mức phụ cấp thực hiện theo Nghị quyết số 40/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định chức danh, mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã (Phó Chỉ huy trưởng 1,0 mức lương cơ sở/người/tháng; Thôn (tổ) đội trưởng 0,7 mức lương cơ sở/người/tháng).

4.2.3. Chế độ phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự của Phó Chỉ huy trưởng Ban CHQS cấp xã, các chức vụ chỉ huy đơn vị dân quân cơ động, dân quân thường trực

Áp dụng với chức danh: Phó Chỉ huy trưởng, Trung đội trưởng dân quân cơ động, Tiểu đội trưởng dân quân thường trực cụ thể:

- Mức phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự được tính bằng 50% tổng phụ cấp hiện hưởng gồm: Phụ cấp hằng tháng, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên.

- Thời gian được hưởng phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự, tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm, và thực hiện cho đến khi có quyết định thôi giữ chức vụ đó; trường hợp giữ chức vụ từ 15 ngày trở lên trong tháng thì được hưởng phụ cấp cả tháng, giữ chức vụ dưới 15 ngày trong tháng thì được hưởng 50% phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự của tháng đó.

4.2.4. Chế độ phụ cấp thâm niên của các chức vụ Chỉ huy ban CHQS cấp xã

- Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban CHQS cấp xã có thời gian công tác từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên. Mức phụ cấp được hưởng như sau: Sau 05 năm (đủ 60 tháng) công tác thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp hằng tháng hiện hưởng; từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

- Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban CHQS cấp xã có thời gian công tác ở các ngành nghề khác nếu được hưởng phụ cấp thâm niên thì được cộng nối thời gian đó với thời gian giữ các chức vụ chỉ huy ban CHQS cấp xã để tính hưởng phụ cấp thâm niên, nếu có đứt quãng thì được cộng dồn.

- Chế độ phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương, phụ cấp hằng tháng và được tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

* Thời gian không được tính hưởng phụ cấp thâm niên

- Thời gian bị đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử; thời gian chấp hành hình phạt tù giam; thời gian tự ý nghỉ việc;

- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương hoặc phụ cấp liên tục từ 01 tháng trở lên;

- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

4.2.5. Trợ cấp ngày công lao động, tiền ăn đối với dân quân khi làm nhiệm vụ, trừ dân quân thường trực

Dân quân khi có quyết định huy động, điều động làm nhiệm vụ hoặc thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch do cấp có thẩm quyền phê duyệt được hưởng trợ cấp ngày công lao động, tiền ăn quy định như sau:

- Mức trợ cấp ngày công lao động thực hiện theo Nghị quyết số 34/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định mức trợ cấp ngày công lao động cho dân quân trên địa bàn tỉnh Hà Giang (130.000/người/ngày).

- Mức tiền ăn bằng tiền ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh đang tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam;

- Khi làm nhiệm vụ cách xa nơi cư trú không có điều kiện đi, về hằng ngày thì được bố trí nơi ăn, nơi nghỉ, bảo đảm phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi, về như cán bộ, công chức cấp xã.

4.2.6. Trợ cấp, tiền ăn đối với dân quân thường trực

- Mức trợ cấp ngày công lao động thực hiện theo Nghị quyết số 34/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định mức trợ cấp ngày công lao động cho dân quân trên địa bàn tỉnh Hà Giang (130.000/người/ngày).

- Dân quân thường trực khi được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình được hưởng trợ cấp một lần.

- Mức hưởng các chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế như hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đang tại ngũ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

- Tiêu chuẩn vật chất hậu cần như hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đang tại ngũ.

4.2.7. Chế độ, chính sách đối với tự vệ khi làm nhiệm vụ

- Khi làm nhiệm vụ được hưởng nguyên lương, các khoản phúc lợi, phụ cấp, công tác phí, chế độ, chính sách theo chế độ hiện hành.

4.2.8. Chế độ, chính sách đối với DQTV không tham gia bảo hiểm y tế nếu bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương

- DQTV trong thời gian thực hiện nhiệm vụ theo quyết định điều động, huy động hoặc làm nhiệm vụ theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nếu bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân, dân y theo quy định;

- DQTV không được khám bệnh, chữa bệnh nếu bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương khi: cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân hoặc tai nạn do mâu thuẫn của chính bản thân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến thực hiện nhiệm vụ hoặc tai nạn do sử dụng rượu, bia, sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy hoặc chất gây nghiện khác theo quy định của pháp luật.

4.2.9. Chế độ, chính sách cho DQTV không tham gia bảo hiểm xã hội nếu bị tai nạn, chết

- DQTV thực hiện nhiệm vụ theo quyết định điều động hoặc huy động theo kế hoạch của cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao; trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm nhiệm vụ trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý. Nếu bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; nếu chết thì được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí;

- DQTV không được hưởng chế độ trợ cấp trong các trường hợp sau: cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân hoặc tai nạn do mâu thuẫn của chính bản thân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến thực hiện nhiệm vụ hoặc tai nạn do sử dụng rượu, bia, sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy hoặc chất gây nghiện khác theo quy định của pháp luật.

Quy định tại Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ.

5. Tiêu chuẩn cơ sở vật chất, vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật

5.1. Tiêu chuẩn cơ sở vật chất

a) Ban CHQS cấp xã

- Ban CHQS cấp xã có trụ sở làm việc, được trang bị vật chất, thiết bị phòng làm việc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Cấp ủy, chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định trang thiết bị nơi làm việc của Ban CHQS cơ quan, tổ chức cho phù hợp.

- Hằng ngày, Ban CHQS cấp xã, Ban CHQS cơ quan, tổ chức, đơn vị dân quân thường trực được cấp 01 số Báo Quân đội nhân dân.

b) Đơn vị dân quân thường trực

- Được bố trí đất để xây dựng nhà ở, công trình phụ trợ và tăng gia, sản xuất;

- Bảo đảm trang thiết bị cho học tập, sinh hoạt.

- Bảo đảm thao trường huấn luyện (chốt), vật chất huấn luyện.

5.2. Bảo đảm vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật

- Ban CHQS cấp xã được biên chế súng tiểu liên AK, đạn SSCĐ; Ban CHQS cơ quan tổ chức và các đơn vị tự vệ chỉ được biên chế súng khi tổ chức huấn luyện, kết thúc huấn luyện trả lại kho cấp huyện để bảo quản, quản lý.

- Ban CHQS cấp xã, Ban CHQS cơ quan tổ chức và các đơn vị tự vệ được trang bị công cụ hỗ trợ.

Quy định tại Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ và Thông tư 76/2020/TT-BQP ngày 23/6/2020 của Bộ trưởng, Bộ Quốc phòng.

Phần IV: Tổ chức thực hiện

1. Kinh phí

1.1. Kinh phí thực hiện Đề án

- Dự kiến kinh phí thực hiện Đề án giai đoạn 2022-2025: 458 tỷ đồng (khoảng 115 tỷ đồng/năm) để tổ chức, xây dựng lực lượng, tập huấn, huấn luyện, hoạt động, hội thi, hội thao, diễn tập; bảo đảm chế độ, chính sách, phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn; bảo đảm trang phục và công cụ hỗ trợ, vũ khí thô sơ, trang thiết bị làm việc, phương tiện kỹ thuật cho dân quân tự vệ.

1.2. Nguồn kinh phí thực hiện

- Ngân sách Nhà nước bảo đảm cho Dân quân tự vệ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập và địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành. Việc lập, chấp hành và quyết toán ngân sách thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Kinh phí bảo đảm cho tự vệ của tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập thực hiện nhiệm vụ chi quy định tại Điều 39 của Luật DQTV được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc lập dự toán, thanh toán, quyết toán kinh phí thực hiện theo chế độ kế toán tài chính áp dụng đối với các đơn vị.

- Các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã.

2.1. Các sở, ban, ngành của tỉnh

2.1.1. Bộ CHQS tỉnh

- Hàng năm xây dựng Kế hoạch công tác DQTV trình Bộ Tư lệnh Quân khu 2 phê duyệt. Chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai cho Ban CHQS huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác DQTV.

- Phối hợp với các ban, sở, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo công tác DQTV trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật DQTV, Nghị định của Chính phủ và Thông tư của các bộ ngành Trung ương về công tác DQTV bảo đảm thống nhất, đồng bộ và hiệu quả.

- Phối hợp cùng các ban, sở, ngành có liên quan quán triệt, triển khai và thực hiện Đề án tổ chức lực lượng, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm chế độ, chính sách cho DQTV giai đoạn 2022-2025.

- Tổ chức thẩm định hồ sơ tuyển sinh quân sự cho các đối tượng dự thi cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở theo hướng dẫn của Ban Tuyển sinh Quân sự Bộ Quốc phòng và Ban Tuyển sinh Quân sự Quân khu 2; Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định cử cán bộ, nguồn cán bộ quân sự cấp xã đi đào tạo đối với các trường hợp trúng tuyển.

- Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán ngân sách bảo đảm cho xây dựng, huấn luyện và hoạt động của lực lượng DQTV theo Luật DQTV trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định, hướng dẫn các ban, sở, ngành, địa phương đảm bảo kịp thời, đầy đủ chế độ chính sách, trang phục cho lực lượng DQTV.

- Hàng năm chủ trì, phối hợp với các ban, sở, ngành có liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra, công tác DQTV, tổng hợp báo cáo, đề xuất UBND tỉnh để chỉ đạo.

2.1.2. Sở Tài chính: Hằng năm căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương, chủ trì, phối hợp với Bộ CHQS tỉnh và các cơ quan liên quan để tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí chi thường xuyên để thực hiện Đề án theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.

2.1.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì tổng hợp, cân đối, tham mưu bố trí nguồn vốn đầu tư các cơ sở hạ tầng trong Đề án phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công, kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm.

2.1.4. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Bộ CHQS tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, thành phố, cơ quan, tổ chức liên quan về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Ban CHQS cấp xã và thực hiện chế độ, chính sách đối với các chức vụ chỉ huy của Ban CHQS cấp xã.

2.1.5. Sở Lao động Thương binh và Xã hội: Phối hợp với Bộ CHQS tỉnh và các cơ quan có liên quan hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách đối với DQTV thuộc lĩnh vực của ngành Lao động Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật.

2.1.6. Sở Tư pháp, Sở Thông tin và truyền thông, Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh: Phối hợp với Bộ CHQS tỉnh và các ngành liên quan tập trung tuyên truyền, phổ biến Luật DQTV, các văn bản thi hành cho cán bộ công chức và toàn dân, tập trung tuyên truyền phổ biến giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng.

2.1.7. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với Bộ CHQS tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh bố trí đất để xây dựng nhà ở, công trình phụ trợ và tăng gia sản xuất cho đơn vị dân quân thường trực, chọn vị trí xây dựng thao trường huấn luyện (chốt) DQTV, thao trường bắn cơ bản, trận địa súng máy phòng không, pháo phòng không DQTV...

2.1.8. Các ban, sở, ngành còn lại theo chức năng nhiệm vụ tổ chức xây dựng lực lượng tự vệ cơ quan theo quy định của Luật DQTV, phối hợp với Bộ CHQS tỉnh tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đôn đốc kiểm tra, tạo mọi điều kiện cho các địa phương, cơ sở, cơ quan, đơn vị xây dựng lực lượng và bảo đảm chế độ chính sách cho lực lượng DQTV.

2.2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Quán triệt và chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Luật DQTV, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các bộ, ngành Trung ương hướng dẫn thi hành Luật DQTV.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp và Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện công tác DQTV theo quy định của Luật DQTV, Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ, Thông tư số 77/2020/TT-BQP ngày 23/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh; tổ chức quán triệt, chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền thực hiện Đề án tổ chức lực lượng, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm chế độ, Chính sách cho DQTV giai đoạn 2022-2025 nghiêm túc, có hiệu quả.

- Hàng năm xây dựng kế hoạch bảo đảm kinh phí cho xây dựng, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm chế độ chính sách cho lực lượng DQTV trong tổng dự toán của địa phương; đồng thời, chỉ đạo các xã, phường, thị trấn lập dự toán ngân sách bảo đảm cho xây dựng, huấn luyện, hoạt động của lực lượng DQTV trên địa bàn.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra kết quả thực hiện công tác DQTV trên địa bàn hàng năm và từng giai đoạn.

2.3. Đối với Ban CHQS cơ quan, tổ chức và các đơn vị tự vệ

- Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Luật DQTV và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật DQTV.

- Chỉ đạo Ban CHQS cơ quan, tổ chức lập kế hoạch xây dựng, huấn luyện, hoạt động của lực lượng tự vệ theo quy định của Đề án, dự toán và bảo đảm kinh phí cho công tác tự vệ ở cơ quan, đơn vị, trình lãnh đạo cơ quan, đơn vị phê duyệt bảo đảm cho thực hiện nhiệm vụ.

2.4. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

- Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Luật DQTV, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật DQTV cho cán bộ đảng viên và toàn dân.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm toàn diện về tổ chức xây dựng, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm chế độ chính sách cho lực lượng DQTV thuộc quyền trước cấp ủy, Hội đồng nhân dân cùng cấp và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố theo quy định.

- Chỉ đạo Ban CHQS xã, phường, thị trấn hàng năm lập Kế hoạch công tác Dân quân thuộc quyền, dự toán ngân sách bảo đảm cho công tác dân quân, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp và Ban CHQS huyện, thành phố phê duyệt để tổ chức thực hiện.

3. Lộ trình thực hiện

3.1. Từ nay đến cuối năm 2022

- Triển khai đề án tổ chức lực lượng, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm chế độ, Chính sách cho DQTV giai đoạn 2022-2025 theo quy định của Luật DQTV và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Củng cố kiện toàn Ban CHQS xã, phường, thị trấn, Ban CHQS cơ quan, tổ chức, cán bộ phân đội DQTV đủ số lượng, đúng thành phần theo Luật DQTV, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Quốc phòng.

- Củng cố kiện toàn tổ chức, biên chế lực lượng DQTV theo đề án, tổ chức huấn luyện cho ít nhất 95% tổng số DQTV theo kế hoạch năm, kết quả huấn luyện 100% đạt yêu cầu, có 75% khá, giỏi trở lên.

- Khảo sát, đánh giá chất lượng cán bộ sau đào tạo, thực tế sử dụng cán bộ sau đào tạo chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở, hướng dẫn làm hồ sơ tuyển sinh và hướng dẫn dự thi cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở.

3.2. Đến cuối năm 2023

- Kiện toàn nâng cao chất lượng lực lượng DQTV, chủ yếu nâng cao chất lượng chính trị và độ tin cậy của lực lượng DQTV, phấn đấu 100% cán bộ thôn (tổ) đội trưởng, trung đội trưởng, tiểu đội trưởng dân quân cơ động, dân quân thường trực là Đảng viên và bảo đảm đầy đủ chế độ chính sách cho lực lượng DQTV.

- Khảo sát đánh giá chất lượng hoạt động của 05 tiểu đội Dân quân luân phiên thường trực tại các xã Phú Lũng/huyện Yên Minh, Minh Tân/huyện Vị Xuyên, Nàn Xỉn/huyện Xín Mần, Niêm Tòng/ Mèo Vạc, Thàng Tín/Hoàng Su Phì, bố trí ngân sách, quỹ đất xây dựng thao trường huấn luyện (chốt) dân quân thường trực, làm điểm 01 cơ sở, rút kinh nghiệm và triển khai xây dựng tiếp theo.

3.3. Đến cuối năm 2024

- Xây dựng lực lượng DQTV theo đúng Luật DQTV, tỷ lệ Đảng viên trong DQTV đạt 29% trở lên, tỷ lệ đoàn viên đạt 50% trở lên so với tổng số lực lượng DQTV.

-100% Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã, phường, thị trấn qua đào tạo ngành quân sự cơ sở, trong đó Chỉ huy trưởng có 50% trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở.

- Bố trí ngân sách, quỹ đất xây dựng thao trường huấn luyện (chốt) dân quân thường trực, phấn đấu mỗi huyện biên giới xây dựng 1-2 chốt.

- Hướng dẫn thí sinh làm hồ sơ dự thi cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở.

3.4. Đến cuối năm 2025

- Xây dựng lực lượng DQTV theo đúng Luật DQTV, tỷ lệ Đảng viên trong DQTV đạt 29,5% trở lên, tỷ lệ đoàn viên đạt 50% trở lên so với tổng số lực lượng DQTV.

- 100% Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã, phường, thị trấn qua đào tạo ngành quân sự cơ sở, trong đó Chỉ huy trưởng có 60% trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở.

- Hướng dẫn thí sinh làm hồ sơ dự thi cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở.

- Tiến hành tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm tổ chức lực lượng, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm chế độ, Chính sách cho DQTV giai đoạn 2022-2025, đề ra phương hướng, nhiệm vụ những năm tiếp theo.

Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh, Giám đốc các ban, sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức thực hiện tốt Đề án “Tổ chức lực lượng, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm chế độ, Chính sách cho DQTV giai đoạn 2022-2025” đạt chất lượng, hiệu quả./.

 

PHỤ LỤC

TỔ CHỨC BIÊN CHẾ LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2022-2025
(Kèm theo Nghị quyết số 22/NQ-HĐND ngày 15/7/2022 của HĐND tỉnh Hà Giang)

Đơn vị DQTV

Tổng số

Thành phần lực lượng dân quân tự vệ

Quân số

Tổ chức

Ban CHQS

Tại chỗ

Cơ động

PK 14,5mm

PK 12,7mm

Co 82mm

Co 60mm

Trinh sát

Thông tin

Công binh

Phòng hóa

Y tế

Ban CHQS

b

a

Tổ

Quân số

Đơn vị

Quân số

Đơn vị

Quân số

Đơn vị

Quân số

Đơn vị

Quân số

Đơn vị

Quân số

Đơn vị

Quân số

Đơn vị

Quân số

Đơn vị

Quân số

Đơn vị

Quân số

Đơn vị

Quân số

Đơn vị

Quân số

Đơn vị

Đơn vị DQTV/ cấp huyện, TP

1.052

 

41

 

 

 

 

 

 

 

308

11

43

1

558

18

143

11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung đội

1.052

 

41

 

 

 

 

 

 

 

308

11

43

1

558

18

143

11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vdân quân cấp xã

15.410

193

193

 

40

3.038

772

193

6.219

2.073

5.404

193

 

 

 

 

 

 

120

40

579

193

579

193

579

193

579

193

579

193

Tổ dân quân

9.114

 

 

 

 

3.038

 

 

6.219

2.073

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

579

193

579

193

579

193

579

193

579

193

Tiểu (Khẩu) đội

120

 

 

 

40

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

120

40

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung đội

5.404

 

193

 

 

 

 

 

 

 

5.404

193

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ban CHQS

772

193

 

 

 

 

772

193

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị tự vệ

1.444

90

16

70

 

2

360

90

1.084

88

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổ

6

 

 

 

 

2

 

 

6

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiểu (Khẩu) đội

630

 

 

70

 

 

 

 

630

70

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung đội

448

 

16

 

 

 

 

 

448

16

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ban CHQS

360

90

 

 

 

 

360

90

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

17.906

283

250

70

40

3.040

1.132

283

7.303

2.161

5.712

204

43

1

558

18

143

11

120

40

579

193

579

193

579

193

579

193

579

193

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 22/NQ-HĐND năm 2022 phê chuẩn Đề án tổ chức lực lượng, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm chế độ chính sách cho lực lượng Dân quân tự vệ tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2022-2025

  • Số hiệu: 22/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 15/07/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
  • Người ký: Thào Hồng Sơn
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/07/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản