Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/NQ-HĐND

Sóc Trăng, ngày 28 tháng 02 năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP Y TẾ ĐỂ THÍCH ỨNG AN TOÀN, LINH HOẠT, KIỂM SOÁT HIỆU QUẢ DỊCH COVID-19 VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 5 (CHUYÊN ĐỀ)

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 101/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 437/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương trong phòng, chống dịch COVID-19;

Căn cứ Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 ”;

Căn cứ Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19;

Căn cứ Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chng dịch bệnh COVID-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội khóa XV;

Căn cứ Nghị quyết số 145/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ về điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số chế độ, chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19;

Căn cứ Nghị quyết s 168/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về cơ chế, chính sách trong phòng, chng dịch COVID-19;

Xét Tờ trình số 37/TTr-UBND ngày 25 tháng 02 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc ban hành Nghị quyết thực hiện các biện pháp y tế để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và dự toán kinh phí phòng, chống dịch COVID-19 năm 2022 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng; Báo cáo thẩm tra của Ban văn hóa - xã hội; ý kiến tho luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành Nghị quyết thực hiện các biện pháp y tế để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và dự toán kinh phí phòng, chống dịch COVID-19 năm 2022 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, cụ thể như sau:

1. Các biện pháp y tế để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 bao gồm: Công tác chỉ đạo, điều hành; nâng cao năng lực và chất lượng điều trị; đẩy mạnh việc tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh; xét nghiệm trọng tâm, trọng điểm, tiết kiệm, hiệu quả; công tác phòng chống biến thể Omicron; đẩy mạnh công tác truyền thông phòng, chống dịch.

(Chi tiết theo Phụ lục 1 đính kèm).

2. Dự toán kinh phí: 397.380.635.564 đồng, bao gồm các nội dung chi cụ thể như sau:

a) Công tác điều trị, xét nghiệm, tiêm vắc xin: Chi phí đầu tư trang thiết bị, thuốc, hóa chất, vật tư y tế, trang bị phòng hộ, sinh phẩm xét nghiệm, hóa chất, đặt hàng xét nghiệm để giải trình tự gen của biến chủng mới, trang thiết bị văn phòng (phục vụ bệnh viện dã chiến), trang phục nhân viên y tế và bệnh nhân cho các bệnh viện dã chiến, khu điều trị, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật: 238.167.705.674 đồng.

b) Chế độ đặc thù phòng, chống dịch (chi cho nhân lực tham gia phòng, chống dịch, bao gồm Tổ COVID-19 cộng đồng và Trạm y tế lưu động): 97.575.897.000 đồng.

c) Kinh phí khác: Phục vụ tuyên truyền, văn phòng phẩm, hoạt động Ban Chỉ đạo các cấp, các sở ngành, nhiên liệu, xử lý rác thải, mua sắm vật dụng sinh hoạt cho các khu cách ly, bệnh viện dã chiến, lương, phụ cấp ngành cho nhân viên y tế phục vụ các bệnh viện dã chiến (không hưởng lương từ ngân sách nhà nước đã cấp): 61.637.032.890 đồng.

(Chi tiết theo Phụ lục 2 đính kèm)

3. Nguồn kinh phí:

Kinh phí thực hiện theo phương châm huy động tối đa nguồn lực tại chỗ từ dự toán kinh phí đã giao đầu năm 2022 cho các đơn vị, địa phương (ngân sách cấp tỉnh và ngân sách huyện, bao gồm ngân sách cấp xã) và huy động các nguồn lực hợp pháp khác theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Điều 2.

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ thường xuyên giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 29/3/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 08/5/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng về chỉ tiêu cách ly, giường bệnh tại cơ sở y tế và dự toán kinh phí phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (COVID-19) gây ra.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng Khóa X, Kỳ họp thứ 5 (chuyên đề) thông qua ngày 28 tháng 02 năm 2022./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Ban Công tác đại biểu;
- Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội (bộ phận phía Nam);
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- TT.TU, TT.HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Sóc Trăng;
- Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- TT. HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Hồ Thị Cẩm Đào

 

PHỤ LỤC 1

CÁC BIỆN PHÁP Y TẾ ĐỂ “THÍCH ỨNG AN TOÀN, LINH HOẠT, KIỂM SOÁT HIỆU QUẢ DỊCH COVID-19” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 19/NQ-HĐND ngày 28 tháng 02 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Dự báo, nắm bắt tình hình kịp thời, chuẩn bị chu đáo, kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh COVID-19, hạn chế thấp nhất số ca tử vong, khống chế không để dịch bùng phát lây lan rộng trên địa bàn tỉnh, nhất là khi có xuất hiện biến chủng Omicron trên địa bàn góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể

- 100% UBND các cấp từ cấp tỉnh đến xã, phường, thị trấn xây dựng và triển khai Kế hoạch phòng chống dịch bệnh sát với tình hình thực tế của địa phương.

- 100% UBND xã, phường, thị trấn đẩy mạnh triển khai mô hình Trạm Y tế lưu động theo tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn; kiện toàn lực lượng tổ COVID cộng đồng, tổ hỗ trợ theo dõi chăm sóc người bệnh COVID-19 tại nhà để hỗ trợ ngành Y tế trong công tác phòng, chống dịch, củng cố hệ thống điều trị đảm bảo thu dung người từ tầng 2, tầng 3 ở các tuyến.

- 100% các cơ sở khám, chữa bệnh và cơ sở y tế dự phòng đóng trên địa bàn tỉnh thực hiện nắm bắt tình hình dịch, khai báo, báo cáo bệnh truyền nhiễm bằng phần mềm trực tuyến theo quy định của Bộ Y tế.

- 100% cán bộ y tế trong hệ thống giám sát xử lý, cấp cứu điều trị các loại dịch bệnh từ tỉnh đến cơ sở được tập huấn để nắm vững kiến thức, kỹ năng về công tác phòng, chống dịch bệnh.

- 100% các huyện, thị xã đến các xã, phường, thị trấn, các trường học, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, công trường xây dựng đóng trên địa bàn duy trì hoạt động tổng vệ sinh môi trường chủ động phòng, chống dịch bệnh thường xuyên, hàng tuần, tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch.

- Tổ chức giám sát phát hiện sớm, điều tra, khoanh vùng đúng, xử lý kịp thời, triệt để 100% các ổ dịch, sẵn sàng ứng phó hiệu quả với các biến chủng mới, nguy cơ dịch bệnh xâm nhập nhằm hạn chế thấp nhất tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong, giảm thiểu tối đa những thiệt hại về kinh tế, văn hóa xã hội; tổ chức khoanh vùng, điều tra xử lý khống chế nhanh chóng các ổ dịch.

- Trên quy mô xã, phường, thị trấn có ít nhất 99% người dân trong độ tuổi tiêm chủng được tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin ngừa COVID-19 và ít nhất 99% đối tượng có nguy cơ chuyển nặng được tiêm mũi tăng cường theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

- 100% các trường hợp người nhập cảnh, người về từ vùng dịch COVID- 19 có biến thể mới; người tiếp xúc gần với các trường hợp dương tính SARS- CoV-2 do chủng mới cần được cách ly, theo dõi giám sát sức khỏe chặt chẽ, lấy mẫu xét nghiệm theo đúng quy định.

- Củng cố và nâng cao năng lực phòng xét nghiệm các tuyến, sử dụng xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm, tiết kiệm, hiệu quả, chiến dịch xét nghiệm cộng đồng phải được xem xét kỹ lưỡng, cặn kẽ để đạt hiệu quả cao, chi phí hợp lý.

- Tăng cường công tác truyền thông phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và truyền thông nâng cao sức khỏe tại cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, chú trọng truyền thông nguy cơ, truyền thông trực tiếp.

- Tăng cường sự phối hợp liên ngành trong việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch như: Truyền thông, chia sẻ thông tin, tổ chức triển khai các hoạt động chủ động phòng, chống dịch, kiểm tra, giám sát hỗ trợ các hoạt động phòng, chống dịch tại địa phương.

- Đảm bảo đủ kinh phí, thuốc, dịch truyền, trang thiết bị, hóa chất đáp ứng kịp thời công tác phòng, chống dịch.

II. CÁC BIỆN PHÁP Y TẾ ĐỂ “THÍCH ỨNG AN TOÀN, LINH HOẠT, KIỂM SOÁT HIỆU QUẢ DỊCH COVID-19”

1. Công tác chỉ đạo, điều hành

Lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, đồng bộ, thống nhất, xuyên suốt và nhất quán từ tỉnh đến cơ sở; huy động cả hệ thống chính trị và phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; huy động các nguồn lực trong, ngoài nước, nguồn lực của nhân dân và doanh nghiệp tham gia công tác phòng, chống dịch; lấy người dân là trung tâm, là chủ thể trong phòng, chống dịch; coi trọng dân, chăm lo cho dân, vận động nhân dân; chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của Nhân dân.

Công tác chỉ đạo điều hành luôn bám sát thực tiễn, nắm chắc tình hình, làm tốt công tác dự báo, căn cứ dữ liệu khoa học để đưa ra các biện pháp phù hợp, kịp thời, hiệu quả. Chủ động xây dựng các kịch bản, phương án chống dịch từ sớm, toàn diện, đồng bộ ở mức cao nhát có thể (kể cả kịch bản cho tình huống xấu hơn) để tránh bị động, bất ngờ trước mọi diễn biến dịch bệnh, chủ trương, mục tiêu, biện pháp phải dựa trên diễn biến dịch, năng lực hiện có và sử dụng hiệu quả các nguồn lực.

Ban Chỉ đạo của địa phương, đơn vị đảm bảo phục vụ tốt nhất cho công tác phòng, chống dịch bệnh, phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế trong triển khai công tác phòng, chống dịch; xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch phải cụ thể trên cơ sở thực tiễn tình hình dịch bệnh của địa phương, đơn vị; đề ra được các phương án đáp ứng phù hợp, thích ứng linh hoạt trong tình hình mới.

2. Nâng cao năng lực và chất lượng điều trị

Định hướng tổng thể về công tác điều trị: Huy động tổng lực ngành y tế; thiết lập hệ thống chăm sóc, điều trị giảm tử vong, phát huy hiệu quả trạm y tế lưu động để cung cấp các dịch vụ y tế cho người dân từ sớm, từ xa, ngay tại cơ sở. Thực hiện chiến lược linh hoạt, hiệu quả trong điều trị, chủ động các phương án, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đưa vào vận hành ngay các cơ sở điều trị khi số mắc tăng cao; điều trị sớm để giảm số ca nặng và giảm tử vong. Xoáy sâu vào chiến lược bảo vệ nhóm nguy cơ.

Chiến lược điều trị từ xa, từ sớm các trường hợp có nguy cơ diễn tiến nặng từ tuyến y tế cơ sở. Củng cố và tăng cường, nâng cao năng lực nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực hồi sức cấp cứu, hồi sức tích cực cho các tuyến điều trị. Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, phương tiện, hóa chất, thuốc men, oxy cho công tác phòng, chống dịch.

Tùy theo diễn biến của dịch bệnh, các cơ sở điều trị vận dụng linh hoạt bố trí cơ số giường bệnh phù hợp để tiếp nhận điều trị người bệnh theo đúng chuyên môn ngành y tế. Triển khai mô hình bệnh viện “tách đôi” để vừa đảm bảo thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 vừa phục vụ khám chữa bệnh thông thường. Chỉ tiêu bố trí từ 1.390 đến 2.150 giường bệnh, trong đó các cơ sở điều trị tuyến huyện duy trì ít nhất 50 giường bệnh để thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19.

Đối với tuyến tỉnh củng cố và phát triển các bệnh viện điều trị tầng 2, tầng 3 hoặc Bệnh nhân COVID-19 có bệnh lý nền, cơ địa suy yếu.

Đối với tuyến huyện bố trí tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 từ tầng 2, tập trung nâng cao chất lượng điều trị cho các trạm y tế lưu động là yếu tố cốt lõi góp phần giảm ca bệnh nặng.

3. Đẩy mạnh việc tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh

Thần tốc hơn nữa trong thực hiện chiến dịch tiêm chủng vắc xin, tổ chức tiêm an toàn, nhanh nhất. Củng cố, nâng cao năng lực của hệ thống tiêm chủng từ tuyến tỉnh tới tuyến cơ sở, bao gồm việc đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ y tế tham gia triển khai công tác tiêm chủng, trang bị vật tư, trang thiết bị phục vụ hoạt động tiêm chủng cũng như việc huy động sự hỗ trợ của các cơ sở y tế tuyến Trung ương, Bộ, ngành, hệ thống y tế tư nhân và toàn thể cộng đồng tham gia tổ chức hoạt động tiêm chủng bằng nhiều hình thức đồng thời phải đảm bảo đầy đủ các quy định về chuyên môn nghiệp vụ, an toàn, tiết kiệm theo quy định.

Ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa trong việc quản lý và triển khai công tác tiêm chủng như quản lý đối tượng, lịch sử tiêm chủng, điều hành chiến dịch tiêm chủng, thống kê báo cáo...Thường xuyên rà soát, nắm bắt đối tượng và tiền sử tiêm chủng để không bỏ sót mũi tiêm.

Chỉ tiêu tiêm vắc xin trong năm 2022 dự kiến 2.594.120 mũi tiêm trên toàn địa bàn tỉnh.

4. Xét nghiệm trọng tâm, trọng điểm, tiết kiệm, hiệu quả

Củng cố và nâng cao năng lực phòng xét nghiệm các tuyến, sử dụng xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm, tiết kiệm, hiệu quả, chiến dịch xét nghiệm cộng đồng phải được xem xét kỹ lưỡng, cặn kẽ để đạt hiệu quả cao, chi phí hợp lý. Công tác xét nghiệm đáp ứng kịp thời cho việc chẩn đoán và điều trị người bệnh, đặc biệt nâng cao năng lực thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để chủ động triển khai giám sát sự lưu hành của các biến thể mới để chủ động có kế hoạch đáp ứng phù hợp.

Với điều kiện cơ sở vật chất, con người như hiện nay, chưa thực hiện việc đầu tư trang thiết bị đế giải trình tự gen để chẩn đoán biến chủng mới, mà thực hiện xét nghiệm theo đơn đặt hàng với các đơn vị có khả năng thực hiện theo công bố của Bộ Y tế.

5. Công tác phòng chống biến thể Omicron

Công tác phòng chống biến thể Omicron cần thực thực hiện một số nội dung định hướng sau:

- Tăng cường giám sát người về từ vùng có sự lưu hành của biến thể mới.

- Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc biến thể Omicron tại địa bàn dân cư, cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp...

- Tổ chức giám sát bằng xét nghiệm nhằm phát hiện sớm nhất các trường hợp nhiễm biến thể Omicron.

- Tăng cường cập nhật thông tin liên tục về biến thể Omicron để có đánh giá đúng mức về sự nguy hiểm, chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa, can thiệp và tổ chức truyền thông phù hợp, hiệu quả.

- Triển khai đầy đủ, kịp thời việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung, liều nhắc lại theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Kiện toàn và triển khai đồng bộ hệ thống phòng, chống dịch từ cấp tỉnh đến cấp huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn; ứng phó linh hoạt tùy thuộc theo cấp độ nguy hiểm của dịch do biến thể Omicron gây ra.

- Tiếp tục duy trì các biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu như 5K; đảm bảo an toàn cho các cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở kinh doanh sản xuất và khu vực tập trung đông người.

6. Đẩy mạnh công tác truyền thông phòng, chống dịch

Minh bạch trong việc cung cấp thông tin, truyền thông sâu rộng, tạo được sự tham gia, hưởng ứng tích cực, đồng thuận của người dân trong công tác phòng, chống dịch, hạn chế sự lây lan trong cộng đồng.

Truyền thông phải chủ động, đi trước một bước, định hướng dư luận. Phát huy hết sức hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật; các lực lượng; các phương tiện hòa trộn truyền thông truyền thống với truyền thông hiện đại; sử dụng triệt để mọi hình thức truyền thông để tạo nên một chiến dịch truyền thông phòng, chống dịch thực sự ấn tượng và hiệu quả./.

 

PHỤ LỤC SỐ 2

DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN NĂM 2022
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 19/NQ-HĐND ngày 28 tháng 02 năm 2022 của Hội đng nhân dân tỉnh)

Đơn vị tính: đồng

STT

NỘI DUNG

CHI TIẾT

PHÂN B KINH PHÍ THEO TỪNG QUÝ

QUÝ I

QUÝ II

QUÝ III

QUÝ IV

 

Tổng kinh phí dự kiến (I) (II) (Ill)

397.380.635.564

158.952.254.226

79.476.127.113

79.476.127.113

79.476.127.113

I

Công tác điều trị, xét nghiệm, tiêm vắc xin.

238.167.705.674

95.267.082.270

47.633.541.135

47.633.541.135

47.633.541.135

II

Chế độ đặc thù phòng, chống dịch.

97.575.897.000

39.030.358.800

19.515.179.400

19.515.179.400

19.515.179.400

III

Kinh phí khác.

61.637.032.890

24.654.813.156

12.327.406.578

12.327.406.578

12.327.406.578

Ghi chú:

(I): Công tác điều trị, xét nghiệm, tiêm vắc xin: Chi phí đầu tư trang thiết bị, thuốc, hóa chất, vật tư y tế, trang bị phòng hộ, sinh phẩm xét nghiệm, hóa chất, đặt hàng xét nghiệm để giải trình tự gen của biến chủng mới, trang thiết bị văn phòng (phục vụ bệnh viện dã chiến), trang phục nhân viên y tế và bệnh nhân cho các bệnh viện dã chiến, khu điều trị, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật.

(II): Chế độ đặc thù phòng, chống dịch: chi cho nhân lực tham gia phòng, chống dịch, bao gồm Tổ COVID-19 cộng đồng và Trạm y tế lưu động.

(III): Kinh phí khác: Phục vụ tuyên truyền, văn phòng phẩm, hoạt động Ban Chỉ đạo các cấp, các sở ngành, nhiên liệu, xử lý rác thải, mua sắm vật dụng sinh hoạt cho các khu cách ly, bệnh viện dã chiến, lương, phụ cấp ngành cho nhân viên y tế phục vụ các bệnh viện dã chiến (không hưởng lương từ ngân sách nhà nước đã cấp)./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 19/NQ-HĐND thực hiện các biện pháp y tế để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và dự toán kinh phí phòng, chống dịch COVID-19 năm 2022 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

  • Số hiệu: 19/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 28/02/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sóc Trăng
  • Người ký: Hồ Thị Cẩm Đào
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 28/02/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản