Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2018/NQ-HĐND | Nghệ An, ngày 12 tháng 12 năm 2018 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
KHOÁ XVII, KỲ HỌP THỨ 8
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật an toàn vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014;
Xét Tờ trình số 744/TTr-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2018 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh; trên cơ sở xem xét Báo cáo số 291/BC-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2018 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn, vệ sinh lao động và chế độ, chính sách đối với người lao động của các tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 – 2018 và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
1. Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường (BVMT), an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), chế độ chính sách (CĐCS) cho người lao động đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các cấp, các ngành đã ban hành nhiều chương trình, Nghị quyết và các văn bản chỉ đạo để tăng cường thực hiện Luật BVMT, Luật ATVSLĐ và đảm bảo CĐCS cho người lao động; cấp ủy, chính quyền các cấp đã quan tâm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT, ATVSLĐ, triển khai kịp thời các văn bản, chế độ chính sách cho người lao động trong khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng tích cực thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành trong các lĩnh vực môi trường, an toàn vệ sinh lao động và chế độ chính sách cho người lao động; thông qua đó đã góp phần chấn chỉnh tình trạng vi phạm pháp luật trong các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn; Sự phối hợp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về BVMT, ATVSLĐ, CĐCS cho người lao động của các cấp, các ngành đã có nhiều chuyển biến rõ nét; Công tác quy hoạch, đầu tư hạ tầng kỹ thuật BVMT tại các khu công nghiệp đã được triển khai khá tốt; Hạ tầng môi trường các cụm công nghiệp đã được chỉ đạo và ban hành chính sách hỗ trợ; Một số nội dung nhiệm vụ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước các cấp được quan tâm, thường xuyên như: quan trắc môi trường, vệ sinh an toàn lao động, phòng chống cháy nổ…Chính quyền các cấp đã tập trung vào cuộc xử lý kịp thời những vấn đề nổi cộm bức xúc như: Các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; quản lý các chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường; Các hoạt động sản xuất kinh doanh có nguy cơ gây mất an toàn lao động được kiểm tra thường xuyên và theo dõi quản lý; Các vụ việc tai nạn nghiêm trọng được điều tra, xử lý và khắc phục kịp thời; Các vụ việc tranh chấp lao động, các vụ đình công được tập trung chỉ đạo xử lý; Đơn thư khiếu nại và kiến nghị cử tri về ô nhiễm môi trường, an toàn lao động, chế độ, chính sách cho người lao động đã được quan tâm giải quyết.
Việc chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp trong công tác BVMT, ATVSLĐ, CĐCS cho người lao động đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đa số các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), có kế hoạch bảo vệ môi trường và quyết định phê duyệt ĐTM, đề án bảo vệ môi trường; phương án phục hồi môi trường thực hiện tốt hơn; Cơ bản, các doanh nghiệp đã có đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, rác thải, khí thải, tiếng ồn; phương án xử lý các chất thải tại một số công ty, nhà máy có quy mô sản xuất lớn được thu gom, phân loại, xử lý tương đối khoa học; Các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh đã quan tâm khá tốt đến công tác an toàn vệ sinh lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc thành lập tổ ATVSLĐ, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, trang cấp dụng cụ bảo hộ cho người lao động, công tác phòng chống cháy nổ. Đa số doanh nghiệp thực hiện tương đối tốt chế độ hợp đồng lao động; chế độ tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động được chi trả cơ bản kịp thời, quan tâm chăm sóc sức khỏe cho người lao động, thực hiện tốt các chế độ an sinh xã hội.
2. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế, bất cập trong công tác quản lý nhà nước về BVMT, ATVSLĐ, CĐCS cho người lao động: Chưa có các VBQPPL chỉ đạo điều hành tập trung những vấn đề bức xúc nhất về môi trường, an toàn lao động, chế độ chính sách cho người lao động trong hoạt động của doanh nghiệp, KCN, CCN; một số văn bản chậm ban hành; sự phân công, phân nhiệm cho các cấp, các ngành để thực hiện một số nội dung còn chồng chéo, chưa rõ ràng, thiếu cơ chế ràng buộc, quy trách nhiệm; Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về nâng cao ý thức BVMT, ATLĐ, CĐCS cho người lao động chưa thực sự hiệu quả. Hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cấp, các ngành nhiều cuộc chưa hiệu quả. Một số doanh nghiệp chấp hành kết luận thanh tra, kiểm tra chưa nghiêm nhưng chưa được xử lý kịp thời. Các cấp chính quyền cơ sở chưa thường xuyên quan tâm phát huy vai trò QLNN trong công tác BVMT, VSATLĐ và CĐCS cho người lao động tại các CCN, Các doanh nghiệp trên địa bàn ; Ngân sách cho sự nghiệp bảo vệ môi trường chưa đảm bảo theo quy định; Công tác quy hoạch, đầu tư hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường một số KCN, CCN còn nhiều hạn chế.
Việc chấp hành pháp luật về BVMT, ATVSLĐ, CĐCS cho người lao động tại các doanh nghiệp nhìn chung chưa nghiêm; Một số khu công nghiệp và cụm công nghiệp, một số cơ sở sản xuất kinh doanh chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung; nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng hoàn thành công trình bảo vệ môi trường; một số doanh nghiệp theo quy định phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động liên tục nhưng chưa thực hiện; Kết quả quan trắc định kỳ ở một số doanh nghiệp mặc dù các thông số về môi trường đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định nhưng chưa đảm bảo khách quan. Thực trạng khai thác mỏ, ký quỹ phục hồi môi trường và việc hoàn thổ sau khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh ở một số công ty thực hiện chưa tốt; Tình trạng một số nhà máy, một số cơ sở sản xuất gây ô nhiễm về khói bụi và tiếng ồn chậm xử lý; Các điểm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chậm được giải quyết dứt điểm. Một số doanh nghiệp chưa trang cấp đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động; chưa quan tâm đầy đủ tới công tác khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp; Tình trạng tai nạn lao động tại các nhà máy, các cơ sở sản xuất khai thác đá xẩy ra còn nhiều, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản; Tình trạng một số doanh nghiệp sử dụng lao động ký hợp đồng chưa thực hiện nghiêm luật lao động, Luật BHXH, BHYT để trốn nộp bảo hiểm cho người lao động còn nhiều; thu nhập tiền lương của người lao động còn thấp; Số doanh nghiệp nợ BHXH còn khá phổ biến; Một số doanh nghiệp chưa thực hiện đảm bảo chế độ, chính sách cho người lao động, nhất là tiền lương, chế độ BHXH nên vẫn xẩy ra tình trạng đình công tại một số doanh nghiệp, KCN.
3. Những hạn chế bất cập nêu trên do nhiều nguyên nhân: Hệ thống văn bản trung ương từ Luật, các văn bản dưới luật về BVMT, ATVSLĐ, CĐCS cho người lao động chưa đồng bộ; Tổ chức bộ máy nhà nước các cấp huyện, xã về BVMT, ATVSLĐ chưa đáp ứng yêu cầu; Nguồn lực ngân sách các cấp đảm bảo cho công tác BVMT, ATVSLĐ còn hạn chế; Công tác chỉ đạo của UBND các cấp về công tác BVMT, ATVSLĐ, CĐCS cho người lao động chưa quyết liệt thường xuyên; sự vào cuộc và phối hợp của các cấp, các ngành trong công tác BVMT, ATVSLĐ, CĐCS cho người lao động chưa đồng bộ; việc xử lý đối với các sai phạm trong lĩnh vực BVMT, ATVSLĐ, CĐCS cho người lao động chưa nghiêm; Ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, ATVSLĐ, CĐCS cho người lao động của các chủ doanh nghiệp còn hạn chế. Hoạt động của các tổ chức công đoàn, đoàn thể ở một số công ty, doanh nghiệp chưa thật sự hiệu quả, tổ chức đối thoại với người lao động chưa được quan tâm thường xuyên.
Điều 2. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
1. Về công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp, KKT, KCN, CCN.
- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác bảo vệ môi trường; tăng cường phổ biến chính sách, pháp luật, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư.
- Xây dựng quy hoạch tỉnh theo Luật quy hoạch gắn với bảo vệ môi trường; Quy hoạch và cấp phép các dự án SXKD phải gắn với bảo vệ môi trường. Đặc biệt chú ý siết chặt, kiểm soát ngay từ khâu cho chủ trương đầu tư đối với các dự án có nguy cơ cao về gây ô nhiễm môi trường được triển khai tại địa phương; Tập trung quan tâm quy hoạch, xây dựng các dự án xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh đáp ứng được yêu cầu; ưu tiên đầu tư ứng dụng công nghệ tiến tiến trong xử lý môi trường; không đưa vào quy hoạch, xây dựng các khu xử lý chất thải ở gần khu dân cư, đầu nguồn nước; Quy hoạch và bố trí các khu chức năng trong KCN, CCN đảm bảo khoa học gắn với công tác BVMT. Thực hiện nghiêm công tác thẩm định và phê duyệt quy hoạch các dự án đầu tư. Việc quy hoạch chi tiết xây dựng các dự án, KCN, CCN phải đảm bảo yêu cầu về quy hoạch hạ tầng BVMT theo đúng quy định.
- Hoàn thiện hệ thống văn bản thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan cấp tỉnh:
+ Tập trung hướng dẫn, triển khai thực hiện có hiệu quả hệ thống văn bản của trung ương, Nghị quyết 08-NQ/TU ngày 08/12/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các Nghị quyết của HĐND tỉnh về công tác bảo vệ môi trường;
+ Ban hành quy chế phối hợp giữa các cấp và các ngành, trong đó có sự phối hợp trong quản lý môi trường giữa Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam với Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã có Khu công nghiệp đóng trên địa bàn; Xây dựng quy chế quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh;
+ Rà soát việc phân cấp, ủy quyền cho các cấp, các ngành và một số nhiệm vụ được quy định trong Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 07/4/2016 quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Kế hoạch 99/KH-UBND ngày 09/02/2018 về thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU và Quyết định số 4955/QĐ-UBND ngày 12/10/2016 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An phù hợp, sát thực tế hơn; xác định rõ các cơ chế ràng buộc, quy trách nhiệm.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường và việc thực hiện các kết luận sau thanh tra, kiểm tra; Tăng cường các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất; Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện ĐTM, KH quản lý môi trường, KH bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất kinh doanh; Tăng cường quản lý nhà nước đối với các đơn vị có chức năng quan trắc môi trường; kiên quyết xử lý nghiêm cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm nghiêm trọng về môi trường.
- Điều tra, lập danh sách các cơ sở chưa được phê duyệt ĐTM, đề án bảo vệ môi trường; thống kê, phân loại nguồn thải từ hoạt động sản xuất kinh doanh, KCN, CCN trên địa bàn tỉnh, thực hiện phân loại theo mức độ gây ô nhiễm môi trường để có biện pháp xử lý hiệu quả; rà soát đánh giá chất thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các loại hình có tổng lượng thải lớn.
- Tăng cường chỉ đạo việc phân loại và thu gom chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại đảm bảo quy định tại các doanh nghiệp, KKT, KCN, CCN; giám sát chặt chẽ việc vận chuyển, xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại đảm bảo an toàn môi trường; Quản lý chặt chẽ biên lai, chứng từ xác nhận xử lý chất thải nguy hại.
- Tập trung chỉ đạo xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; xử lý những vấn đề nổi cộm về ô nhiễm môi trường trong khai thác, chế biến khoáng sản, hải sản và các cơ sở sản xuất có nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường như sản xuất xi măng, bia, đường, tinh bột sắn, giấy…; chủ động các phương án đề phòng các sự cố về môi trường.
- Chỉ đạo các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có nguồn thải lớn theo quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ lắp đặt hệ thống quan trắc tự động môi trường nước, không khí.
- Nâng cao chất lượng thẩm định, cấp phép về môi trường; Quản lý chặt chẽ việc đánh giá tác động môi trường và xem xét các dự án đầu tư có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường; không phê duyệt ĐTM đối với các dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.
- Quan tâm đầu tư hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường trong KKT, KCN, CCN đồng bộ, nhất là đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung; Bố trí kinh phí đảm bảo cho việc duy tu bảo dưỡng những công trình bảo vệ môi trường trong các KCN, CCN xuống cấp gây ô nhiễm môi trường như hệ thống xử lý nước thải tập trung, hệ thống thoát nước mưa, nước mặt.
- Củng cố tổ chức về bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nước về công tác bảo vệ môi trường; Tăng cường bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng, hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý và hoạt động thanh tra của các cơ quan chuyên ngành môi trường; bố trí kính phí đảm bảo cho sự nghiệp bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật.
2. Về an toàn vệ sinh lao động
- Ưu tiên phát triển doanh nghiệp ứng dụng đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất, quy mô sản xuất, sử dụng công nghệ sạch, góp phần cải thiện môi trường lao động, giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Khuyến khích nghiên cứu khoa học, công nghệ về ATVSLĐ để nâng cao hiệu quả và chất lượng của công tác ATVSLĐ. Đề ra các chương trình, đề tài nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật về ATVSLĐ liên quan đến cải tiến công nghệ, đổi mới trang thiết bị, cải tạo nhà xưởng, xử lý môi trường, công trình kỹ thuật an toàn, các phương tiện bảo vệ cá nhân... nhằm cải thiện điều kiện làm việc, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho các doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực ATVSLĐ, CĐCS cho người lao động; xây dựng phần mềm giúp doanh nghiệp thuận tiện thông tin, báo cáo cho các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định; Xây dựng cơ sở dữ liệu, cập nhật văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu liên quan trên hệ thống phần mềm quản lý để trao đổi thông tin về hoạt động và kết quả thanh tra của các cơ quan thanh tra chuyên ngành ATVSLĐ.
- Tổ chức khảo sát, đánh giá môi trường, điều kiện làm việc của người lao động tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An để huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động và người lao động về an toàn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền về ATVSLĐ. Chú trọng tuyên truyền các mô hình, những điển hình tập thể, cá nhân tiêu biểu trên lĩnh vực ATVSLĐ nhằm nhân rộng, tạo phong trào thi đua về ATVSLĐ trong cộng đồng doanh nghiệp.
- Chỉ đạo các địa phương tăng cường kiểm tra, hướng dẫn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp; Chỉ đạo hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định về ATVSLĐ; giám sát ô nhiễm môi trường lao động, từng bước cải thiện điều kiện lao động, xây dựng văn hóa ATVSLĐ, nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp trong việc thực hiện nghiêm các kết luận thanh tra và khắc phục các tồn tại đã nêu trong báo cáo.
- Thực hiện công khai danh sách các đơn vị, tổ chức huấn luyện ATVSLĐ đã được cấp phép trên địa bàn toàn tỉnh; công khai các doanh nghiệp vi phạm không đảm bảo an toàn, vệ sinh cho người lao động, nơi có số lượng người tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp lớn.
- Hỗ trợ hướng dẫn doanh nghiệp hoàn chỉnh các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ để đảm bảo khi doanh nghiệp đi vào hoạt động thì đã được nghiệm thu tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ.
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các ngành trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với ATVSLĐ, nhất là trong hoạt động thống kê số liệu, trong công tác thanh tra, kiểm tra; rà soát thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định; thực hiện quy định hỗ trợ huấn luyện lao động, quan trắc môi trường lao động, khám điều trị bệnh nghề nghiệp.
- Tăng cường công tác phân công, phân cấp đảm bảo hiệu quả công tác quản lý ATVSLĐ, căn cứ vào tình hình thực tế, nghiên cứu việc ủy quyền một số nội dung về quản lý lao động trong KKT, các KCN cho Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam.
- Nâng cao năng lực thực thi của các cán bộ quản lý về ATVSLĐ; đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, chú trọng đào tạo về kỹ năng hành chính, đáp ứng yêu cầu kỹ năng công nghệ, kỹ năng xử lý thu thập thông tin, xây dựng chương trình, kỹ năng sử dụng các công cụ quản lý... Tiến hành rà soát, xác định trình độ của đội ngũ đang thực hiện công việc liên quan đến ATVSLĐ để từng bước xây dựng chương trình đào tạo phù hợp.
- Nghiên cứu chương trình đạo tạo đội ngũ chuyên gia tư vấn về ATVSLĐ cho các doanh nghiệp. Đội ngũ này có thể được tập hợp từ các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan để việc tư vấn công tác đảm bảo ATVSLĐ trong các doanh nghiệp được sâu rộng, phù hợp với thực tế.
3. Về chế độ, chính sách cho người lao động
- Tích cực thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp nhất là các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh như nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin và du lịch v..v nhằm phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển mãnh mẽ thị trường lao động, tạo cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho người lao động trong các doanh nghiệp.
- Thực hiện quy định tại Khoản 2, Điều 12, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014: hàng năm phải xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trình HĐND cùng cấp quyết định.
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng áp dụng pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan thực hiện pháp luật về BHXH, BHYT nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có ý thức pháp luật, tinh thần trách nhiệm cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý.
- Tuyên truyền, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc xây dựng thang bảng lương, định mức lao động đối với các doanh nghiệp trên địa bàn theo quy định tại Điều 10, Nghị định số 49/2013/NĐ CP ngày 14/4/2013 của Chính phủ; Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn trực tiếp chủ sử dụng lao động, người lao động về các quy định liên quan đến chế độ, chính sách cho người lao động. Công khai thông tin các doanh nghiệp nợ, trốn đóng bảo hiểm, tình hình đóng bảo hiểm cho người lao động.
- Kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện chế độ đối với lao động làm các công việc độc hại, nguy hiểm; thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo quy định đối với các doanh nghiệp cho thuê lại lao động: trong việc thẩm định hồ sơ đề nghị cấp phép, thống kê, rà soát các doanh nghiệp cho thuê lại lao động, các doanh nghiệp sử dụng lao động thuê lại, việc thực hiện chế độ, chính sách đối với lao động cho thuê lại.
- Kiểm tra, hướng dẫn, rà soát tổng thể số lượng lao động bị ảnh hưởng chế độ bảo hiểm do việc trốn đóng, nợ đóng bảo hiểm, do ghi không đúng chức danh quy định nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để điều chỉnh phù hợp đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
- Xây dựng quy chế phối hợp với tổ chức công đoàn trong xây dựng kế hoạch, biện pháp để phát triển số lượng và chất lượng công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp, phát huy vai trò công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người lao động; kiểm tra, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện dân chủ cơ sở, đối thoại giữa người lao động và chủ doanh nghiệp định kỳ theo quy định pháp luật.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp để khắc phục tình trạng nợ, chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN; Có biện pháp phù hợp đối với các doanh nghiệp trốn đóng, nợ bảo hiểm xã hội số tiền lớn và thời gian kéo dài; Chỉ đạo các cấp chính quyền cơ sở tăng cường thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động, chế độ chính sách cho người lao động.
1. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
2. Giao Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Nghệ An khoá XVII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 12 tháng 12 năm 2018 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2019./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 64/2016/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại Khu kinh tế Nhơn Hội, Khu công nghiệp, cụm công nghiệp và khu chức năng đặc thù trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 2Quyết định 1530/QĐ-UBND năm 2017 về kế hoạch tăng cường đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2018-2020
- 3Quyết định 19/2018/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 4Quyết định 15/2018/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 5Quyết định 01/2019/QĐ-UBND về phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 6Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 7Quyết định 27/2019/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong việc quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 8Quyết định 28/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 33/2015/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 9Quyết định 3544/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 10Nghị quyết 280/2019/NQ-HĐND bổ sung Nghị quyết 160/2018/NQ-HĐND quy định chế độ phụ cấp thu hút đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng làm việc tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng
- 11Quyết định 21/2020/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước tại Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 12Quyết định 37/2020/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện công tác quản lý nhà nước tại Khu kinh tế Vân Đồn giữa Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn với các sở, ban, ngành của tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
- 13Quyết định 09/2021/QĐ-UBND quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh, vận chuyển, sơ chế, tái chế, xử lý phế liệu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 14Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2022 về chấn chỉnh công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 1Luật bảo hiểm y tế 2008
- 2Bộ Luật lao động 2012
- 3Nghị định 49/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về tiền lương
- 4Luật bảo vệ môi trường 2014
- 5Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- 6Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu
- 7Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015
- 8Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 9Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015
- 10Quyết định 32/2016/QĐ-UBND Quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 11Luật Quy hoạch 2017
- 12Quyết định 4955/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 13Quyết định 64/2016/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại Khu kinh tế Nhơn Hội, Khu công nghiệp, cụm công nghiệp và khu chức năng đặc thù trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 14Quyết định 1530/QĐ-UBND năm 2017 về kế hoạch tăng cường đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2018-2020
- 15Quyết định 19/2018/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 16Kế hoạch 99/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025
- 17Quyết định 15/2018/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 18Quyết định 01/2019/QĐ-UBND về phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 19Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 20Quyết định 27/2019/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong việc quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 21Quyết định 28/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 33/2015/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 22Quyết định 3544/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 23Nghị quyết 280/2019/NQ-HĐND bổ sung Nghị quyết 160/2018/NQ-HĐND quy định chế độ phụ cấp thu hút đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng làm việc tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng
- 24Quyết định 21/2020/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước tại Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 25Quyết định 37/2020/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện công tác quản lý nhà nước tại Khu kinh tế Vân Đồn giữa Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn với các sở, ban, ngành của tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
- 26Quyết định 09/2021/QĐ-UBND quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh, vận chuyển, sơ chế, tái chế, xử lý phế liệu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 27Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2022 về chấn chỉnh công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Nghị quyết 19/2018/NQ-HĐND về tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, an toàn, vệ sinh lao động và chế độ, chính sách đối với người lao động tại khu kinh tế, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Số hiệu: 19/2018/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 12/12/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Nguyễn Xuân Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra