- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức
- 3Thông tư 139/2010/TT-BTC quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức do Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 03/2011/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức do Bộ Nội vụ ban hành
- 1Nghị quyết 10/2019/NQ-HĐND quy định về mức chi đào tạo, bồi dưỡng và chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2Quyết định 325/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành hết hiệu lực, ngưng hiệu lực năm 2019
- 3Quyết định 514/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế kỳ 2019-2023
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/2012/NQ-HĐND | Thừa Thiên Huế, ngày 10 tháng 12 năm 2012 |
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC THUỘC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KHOÁ VI, KỲ HỌP THỨ 5
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức; Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính về quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
Sau khi xem xét Tờ trình số 5360/TTr-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị xem xét, thông qua Đề án “Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước địa phương thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế”; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Tán thành và thông qua một số chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế với các nội dung như sau:
1. Đối tượng áp dụng:
- Cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng làm việc không xác định thời hạn trong cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội.
- Công chức, viên chức, hợp đồng làm việc không xác định thời hạn trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Cán bộ thuộc chỉ tiêu biên chế nhà nước đang công tác chuyên trách tại các Hội có tính chất đặc thù được quy định tại Quyết định số 2141/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
- Cán bộ, công chức cấp xã.
- Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, làng, bản, tổ dân phố ở cấp xã.
Các đối tượng trên (gọi chung là học viên) được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong nước.
2. Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng:
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm; tiêu chuẩn của ngạch công chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; quy hoạch, kế hoạch xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh, của cơ quan, đơn vị và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.
- Đào tạo nguồn cán bộ có trình độ sau đại học nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên gia đầu ngành trên các lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời kỳ mới.
3. Điều kiện đào tạo, bồi dưỡng:
- Những người thuộc đối tượng áp dụng của Nghị quyết này được cử đi đào tạo đại học, sau đại học phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức và Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ.
- Căn cứ vào kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên và các trường hợp bồi dưỡng bắt buộc, cơ quan có thẩm quyền quyết định cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng theo quy định hiện hành.
4. Phạm vi đào tạo, bồi dưỡng và thẩm quyền quyết định:
- Các lớp lý luận chính trị, quản lý hành chính; các lớp nghiệp vụ công tác Đảng, đoàn thể; đào tạo tiếng dân tộc thiểu số; đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên ngành; đào tạo chuẩn hóa; đào tạo thạc sĩ, chuyên khoa cấp 1, chuyên khoa cấp 2 theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đào tạo tiến sĩ do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
5. Chính sách cụ thể:
5.1. Đối với học viên học các lớp đào tạo trung cấp lý luận chính trị, quản lý hành chính, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, bồi dưỡng nghiệp vụ:
a) Được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp trong suốt thời gian đi học.
b) Tiền học phí và tiền tài liệu: thanh toán 100% theo chứng từ hợp lệ.
c) Trường hợp đi học ngoài tỉnh:
- Hỗ trợ tiền ăn: 50.000 đồng/người/ngày.
- Thanh toán tiền tàu, xe: đối với các lớp đào tạo dài hạn được thanh toán tiền tàu, xe mỗi năm 2 kỳ: nghỉ hè và nghỉ Tết âm lịch; đối với các lớp đào tạo ngắn hạn được thanh toán tiền tàu, xe lượt đi và lượt về cho mỗi đợt học theo chế độ công tác phí hiện hành.
- Hỗ trợ tiền thuê chỗ nghỉ: học viên được thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ trong thời gian đi học tập trung trong trường hợp cơ sở đào tạo xác nhận không bố trí được chỗ nghỉ. Mức hỗ trợ thực hiện theo chế độ công tác phí hiện hành.
d) Trường hợp học trong tỉnh:
- Trợ cấp tiền ăn: 40.000 đồng/người/ngày đối với học viên học tại các lớp đào tạo, bồi dưỡng do các cơ sở đào tạo của huyện, thị xã, thành phố Huế và của tỉnh tổ chức.
- Tiền tàu, xe lượt đi và lượt về cho mỗi đợt học theo chế độ công tác phí hiện hành.
- Hỗ trợ tiền thuê chỗ nghỉ: được thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ nếu khoảng cách từ nơi cư trú đến cơ sở đào tạo từ 30 km trở lên và cơ sở đào tạo không bố trí được chỗ nghỉ. Trong trường hợp này, học viên phải có giấy xác nhận của cơ sở đào tạo và được hỗ trợ thêm tiền thuê chỗ nghỉ 50.000 đồng/người/ngày.
5.2. Đối với học viên học các lớp cao cấp lý luận chính trị, cử nhân chính trị và đại học chuyên ngành công tác xây dựng Đảng tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh kể cả hệ tập trung và tại chức 30 ngày trở lên:
a) Được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp.
b) Tiền học phí và tiền tài liệu: thanh toán 100% theo chứng từ hợp lệ (đối với các lớp trường thu học phí).
c) Trợ cấp theo Hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương về thực hiện trợ cấp đối với học viên đi học tại các trường chính trị (đối với hệ tập trung học tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh).
d) Trường hợp học ngoài tỉnh:
- Thanh toán tiền tàu, xe mỗi năm 2 kỳ: nghỉ hè và nghỉ Tết âm lịch theo chế độ công tác phí hiện hành.
- Hỗ trợ tiền ăn: 50.000 đồng/người/ngày.
- Tiền tài liệu: thanh toán 100% theo chứng từ hợp lệ.
- Hỗ trợ tiền thuê chỗ nghỉ như quy định tại điểm c, khoản 5.1 nêu trên.
đ) Trường hợp học viên học tại chức trong tỉnh được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo như quy định tại điểm d, khoản 5.1 nêu trên.
5.3. Đối với học viên học đại học chuyên ngành phù hợp với yêu cầu công tác, bao gồm cả đào tạo chuẩn hóa và bằng đại học thứ 2:
a) Được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp.
b) Được thanh toán 50% các khoản học phí, tiền tài liệu học tập theo chứng từ hợp lệ.
5.4. Đối với học viên học các lớp đào tạo sau đại học theo quy hoạch của tỉnh:
a) Được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp.
b) Tiền học phí: thanh toán 100% theo chứng từ hợp lệ.
c) Chi phí khoán cho 1 khóa đào tạo gồm: lệ phí thi tuyển, lệ phí thi tốt nghiệp, tiền tài liệu, giáo trình và các khoản chi phí khác như sau:
- Thạc sĩ: 7.000.000 đồng/người.
- Tiến sĩ: 12.000.000 đồng/người.
- Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp 1: 6.000.000 đồng/người.
- Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp 2: 10.000.000 đồng/người.
Chi phí khoán cho một khóa đào tạo được thanh toán 2 lần: giữa khóa đào tạo và cuối khóa đào tạo.
d) Khi nhận bằng thạc sĩ, tiến sĩ, bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp 1, bác sĩ, dược
sĩ chuyên khoa cấp 2 được trợ cấp đặc biệt như sau:
- Thạc sĩ: 20.000.000 đồng/người.
- Tiến sĩ: 50.000.000 đồng/người.
- Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp 1: 15.000.000 đồng/người.
- Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp 2: 35.000.000 đồng/người.
đ) Trường hợp học ngoài tỉnh: được thanh toán tiền tàu, xe mỗi năm 2 kỳ (theo thông báo triệu tập của cơ sở đào tạo) theo chế độ công tác phí hiện hành và được hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày.
e) Trường hợp học trong tỉnh: được thanh toán tiền tàu, xe lượt đi và lượt về cho mỗi đợt học theo chế độ công tác phí hiện hành. Hỗ trợ tiền ăn 10.000 đồng/người/ngày (áp dụng cho học viên các huyện về học tại thành phố Huế mà khoảng cách từ nơi cư trú của học viên đến cơ sở đào tạo từ 30 km trở lên).
5.5. Đối với học viên học các lớp đào tạo sau đại học theo quy hoạch của ngành:
a) Được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp.
b) Tiền học phí: thanh toán 50% theo chứng từ hợp lệ.
c) Chi phí khoán cho 01 khóa đào tạo gồm: lệ phí thi tuyển, lệ phí thi tốt nghiệp, tiền tài liệu, giáo trình… với mức khoán cho một khóa đào tạo bằng 50% so với cán bộ quy hoạch của tỉnh, cụ thể như sau:
- Thạc sĩ: 3.500.000 đồng/người
- Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp 1: 3.000.000 đồng/người
- Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp 2: 5.000.000 đồng/người
Chi phí khoán cho một khóa đào tạo được thanh toán 2 lần: giữa khóa đào tạo và cuối khóa đào tạo.
d) Khi nhận bằng thạc sĩ, bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp 1, bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp 2 thì được trợ cấp đặc biệt bằng 50% so với cán bộ quy hoạch của tỉnh, cụ thể như sau:
- Thạc sĩ: 10.000.000 đồng/người
- Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp 1: 7.500.000 đồng/người
- Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp 2: 17.500.000 đồng/người
5.6. Đối với học viên học các lớp đào tạo sau đại học theo quy hoạch của các huyện, thị xã và thành phố Huế:
Giao Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp, căn cứ vào nhu cầu đào tạo, khả năng cân đối ngân sách để quyết định mức hỗ trợ cụ thể, nhưng không vượt quá mức chi quy định tại khoản 5.4 nêu trên.
5.7. Đối với học viên nữ và người dân tộc thiểu số:
Ngoài chế độ nêu trên, học viên nữ và người dân tộc thiểu số được cử đi học các lớp quy định tại các khoản 5.1, 5.4 được trợ cấp thêm 200.000 đồng/người/tháng.
5.8. Cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức, viên chức đi học không chi hỗ trợ tiền chi phí đi lại và tiền thuê chỗ nghỉ đối với các học viên là những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, phường, thị trấn đã được cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hoặc cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ mở lớp đào tạo, bồi dưỡng chi hỗ trợ.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
- Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này;
- Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế kiểm tra, đôn đốc và giám sát việc thực hiện Nghị quyết theo nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
Điều 3. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 và thay thế Nghị quyết số 10b/2008/NQ-HĐND ngày 11 tháng 07 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quy định một số chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VI, kỳ họp thứ 5 thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 2239/2012/QĐ-UBND về Quy định chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức và thu hút nhân tài của tỉnh Quảng Ninh
- 2Quyết định 48/2012/QĐ-UBND về Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 3Quyết định 18/2012/QĐ-UBND về Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức tỉnh Đắk Nông
- 4Nghị quyết 10b/2008/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng cán bộ công, viên chức thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5Nghị quyết 108/2008/NQ-HĐND về việc điều chỉnh mức hỗ trợ sinh hoạt phí đối với cán bộ là uỷ viên Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận tổ quốc, uỷ viên Ban thường vụ các đoàn thể cấp xã: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên và Trưởng ban công tác Mặt trận, Bí thư chi Đoàn, Chi hội trưởng: Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân ở thôn (xóm), tổ dân phố quy định tại nghị quyết số 108/2008/NQ-HĐND do tỉnh Nam Định ban hành
- 6Nghị quyết 143/2010/NQ-HĐND về chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và thu hút nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang
- 7Quyết định 06/2013/QĐ-UBND về Quy chế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức cấp tỉnh, huyện; cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 8Quyết định 09/2007/QĐ-UBND phê duyệt Đề án hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuộc các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập do tỉnh Bình Phước ban hành
- 9Quyết định 2104/QĐ-UBND năm 2007 hủy bỏ Quyết định 140/2003/QĐ-UBND ban hành chính sách đối với công chức dự bị do tỉnh Sơn La ban hành
- 10Nghị quyết 06/2010/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ đào tạo đại học, sau đại học dành cho học sinh, sinh viên, học viên tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2010-2015
- 11Nghị quyết 24/NQ-HĐND năm 2011 bãi bỏ Nghị quyết 02/2010/NQ-HĐND do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 12Nghị quyết 03/2013/NQ-HĐND về mức hỗ trợ cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh An Giang
- 13Nghị quyết 116/2013/NQ-HĐND quy định hỗ trợ học phí đào tạo cho viên chức ngành Giáo dục và Đào tạo, ngành Y tế do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 14Nghị quyết 92/2014/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Sơn La giai đoạn 2015 - 2020
- 15Nghị quyết 10/2019/NQ-HĐND quy định về mức chi đào tạo, bồi dưỡng và chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế
- 16Quyết định 325/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành hết hiệu lực, ngưng hiệu lực năm 2019
- 17Quyết định 514/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế kỳ 2019-2023
- 1Nghị quyết 10b/2008/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng cán bộ công, viên chức thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2Nghị quyết 10/2019/NQ-HĐND quy định về mức chi đào tạo, bồi dưỡng và chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3Quyết định 325/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành hết hiệu lực, ngưng hiệu lực năm 2019
- 4Quyết định 514/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế kỳ 2019-2023
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức
- 3Thông tư 139/2010/TT-BTC quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức do Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 03/2011/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức do Bộ Nội vụ ban hành
- 5Quyết định 2239/2012/QĐ-UBND về Quy định chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức và thu hút nhân tài của tỉnh Quảng Ninh
- 6Quyết định 48/2012/QĐ-UBND về Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 7Quyết định 18/2012/QĐ-UBND về Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức tỉnh Đắk Nông
- 8Nghị quyết 108/2008/NQ-HĐND về việc điều chỉnh mức hỗ trợ sinh hoạt phí đối với cán bộ là uỷ viên Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận tổ quốc, uỷ viên Ban thường vụ các đoàn thể cấp xã: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên và Trưởng ban công tác Mặt trận, Bí thư chi Đoàn, Chi hội trưởng: Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân ở thôn (xóm), tổ dân phố quy định tại nghị quyết số 108/2008/NQ-HĐND do tỉnh Nam Định ban hành
- 9Nghị quyết 143/2010/NQ-HĐND về chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và thu hút nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang
- 10Quyết định 06/2013/QĐ-UBND về Quy chế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức cấp tỉnh, huyện; cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 11Quyết định 09/2007/QĐ-UBND phê duyệt Đề án hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuộc các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập do tỉnh Bình Phước ban hành
- 12Quyết định 2104/QĐ-UBND năm 2007 hủy bỏ Quyết định 140/2003/QĐ-UBND ban hành chính sách đối với công chức dự bị do tỉnh Sơn La ban hành
- 13Nghị quyết 06/2010/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ đào tạo đại học, sau đại học dành cho học sinh, sinh viên, học viên tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2010-2015
- 14Nghị quyết 24/NQ-HĐND năm 2011 bãi bỏ Nghị quyết 02/2010/NQ-HĐND do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 15Nghị quyết 03/2013/NQ-HĐND về mức hỗ trợ cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh An Giang
- 16Nghị quyết 116/2013/NQ-HĐND quy định hỗ trợ học phí đào tạo cho viên chức ngành Giáo dục và Đào tạo, ngành Y tế do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 17Nghị quyết 92/2014/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Sơn La giai đoạn 2015 - 2020
Nghị quyết 18/2012/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế
- Số hiệu: 18/2012/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 10/12/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Nguyễn Ngọc Thiện
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2013
- Ngày hết hiệu lực: 20/07/2019
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực