Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/2017/NQ-HĐND­

Tuyên Quang, ngày 26 tháng 7 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUY HOẠCH ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ, THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2010, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020 BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 97/2006/NQ-HĐND NGÀY 08 THÁNG 12 NĂM 2006 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ 4

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

Căn cứ Quyết định số 2426/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Xét Tờ trình số 39 /TTr-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về sửa đổi, bổ sung Quy hoạch điều tra, đánh giá, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, có xét đến năm 2020 ban hành kèm theo Nghị quyết số 97/2006/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 73 /BC-HĐND ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Quy hoạch điều tra, đánh giá, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, có xét đến năm 2020 ban hành kèm theo Nghị quyết số 97/2006/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh với các nội dung cụ thể như sau:

1. Tên của Quy hoạch điều tra, đánh giá, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, có xét đến năm 2020 được sửa đổi là: “Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

2. Mục 1 “Quan điểm của Quy hoạch” được sửa đổi, bổ sung như sau:

- Khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên phải quy hoạch sử dụng có hiệu quả, góp phần vào tăng trưởng chung và bền vững của nền kinh tế.

- Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản phải phù hợp và thống nhất với Quy hoạch chung của cả nước, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025 và các Quy hoạch khác của tỉnh.

- Khai thác khoáng sản phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết định đầu tư, có tính đến nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài của tỉnh và đất nước, có tính đến xu hướng tiến bộ của khoa học công nghệ trong lĩnh vực sử dụng công nghệ mới và vật liệu thay thế.

- Phát triển công nghiệp khai khoáng phải đi đôi với bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đảm bảo hài hoà lợi ích thu được từ khai thác và chế biến khoáng sản giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân nơi có khoáng sản.

- Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản là quy hoạch định hướng, quy hoạch mở, do vậy trong quá trình thực hiện luôn có sự cập nhật bổ sung, điều chỉnh kịp thời, hoàn thiện qua từng giai đoạn”.

3. Bổ sung Mục 1a, như sau:

“1a. Mục tiêu Quy hoạch:

1a.1. Mục tiêu chung

- Sửa đổi, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo quy định của Luật Khoáng sản, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2426/QĐ-TTg ngày 28/12/2015 và các quy hoạch khác của tỉnh đã phê duyệt.

- Đến năm 2030, tất cả các loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh được điều tra cơ bản địa chất và thăm dò đánh giá trữ lượng.

1a.2. Mục tiêu cụ thể

- Sửa đổi, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 đáp ứng đủ số lượng, đảm bảo chất lượng nhu cầu nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng với tốc độ tăng trưởng bình quân 9,5-10%/năm và đáp ứng tối đa nhu cầu vật liệu xây dựng cho các công trình hạ tầng, giao thông, đô thị, đặc biệt là các công trình trọng điểm của tỉnh. Tiếp tục duy trì và đầu tư khai thác khoáng sản để đảm bảo phát triển bền vững trong suốt kỳ quy hoạch và giai đoạn đến năm 2030.

- Đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 khai thác đá vôi và cát sỏi làm vật liệu xây dựng phấn đấu đạt sản lượng vào cuối kỳ như sau (triệu m3):

+ Đối với đá vôi: Đến năm 2020: 2,2 triệu m3, đến năm 2030: 3,0 triệu m3.

+ Đối với cát sỏi: Đến năm 2020: 2,12 triệu m3, đến năm 2030: 2,3 triệu m3”.

4. Điểm 2.2, 2.3, 2.5 Mục 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:

2.2. Quy hoạch thăm dò khoáng sản:

Khoanh định khu vực mỏ, loại khoáng sản cần đầu tư thăm dò và tiến độ thăm dò khoáng sản, tổng số 64 mỏ, trong đó:

- Nhóm khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường: 43 mỏ, với tổng diện tích 277,62 ha (Biểu số 01 kèm theo).

- Khoáng sản ở khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố: 03 mỏ, với tổng diện tích 35,18 ha (Biểu số 02 kèm theo).

- Các khoáng sản khác (sắt, antimon, mangan, thiếc, barite, than) bao gồm: 18 mỏ, với tổng diện tích 328,29 ha (Biểu số 03 kèm theo).

2.3. Quy hoạch khai thác khoáng sản:

- Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường: 107 mỏ, với tổng diện tích 1.361,3 ha (Biểu số 04 kèm theo).

- Khoáng sản ở khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ: 23 điểm mỏ, với tổng diện tích 378,94 ha (Biểu số 05 kèm theo).

- Khoáng sản ở bãi thải đã đóng cửa mỏ: 08 mỏ, với diện tích 8,2 ha (Biểu số 06 kèm theo).

2.5. Các khu vực cấm, tạm thời cấm và hạn chế hoạt động khoáng sản:

Các khu vực cấm, tạm thời cấm và hạn chế hoạt động khoáng sản theo quy định tại Điều 26, Điều 28 Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010, bao gồm: 18 khu vực cấm và 12 khu vực hạn chế hoạt động khoáng sản, với tổng diện tích 41,97 km2” (Biểu số 07 kèm theo).

5. Bổ sung các điểm 2.7, 2.8, 2.9 vào Mục 2 như sau:

“2.7. Bổ sung các khu vực khoáng sản:

a) Khu vực khoáng sản không đấu giá quyền khai thác khoáng sản:

- Giữ nguyên 102 khu vực đã thực hiện trong kỳ quy hoạch 2008, bao gồm: đá vôi 67 khu vực; cát, sỏi 26 khu vực; đất sét làm gạch ngói 09 khu vực; với tổng diện tích 1.457,76 ha (Biểu số 08 kèm theo).

- Bổ sung 44 khu vực; trong đó: 09 khu vực khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường (đá vôi 02 khu vực; cát, sỏi 07 khu vực) và 35 khu vực khoáng sản khác (than 01 khu vực; khoáng sản kim loại 16 khu vực, điểm mỏ; khoáng chất công nghiệp là 18 khu vực, điểm mỏ), với tổng diện tích 644,5 ha (Biểu số 09 kèm theo).

b) Khu vực không cấp phép hoạt động khoáng sản:

- Xác định 44 khu vực không cấp phép hoạt động khoáng sản cát, sỏi lòng sông (bờ sông bị sạt lở hoặc có nguy cơ bị sạt lở, các đoạn sông có các công trình, dự án, bến đò ngang sông, trạm bơm điện dọc sông Lô, hành lang bảo vệ cầu - kè, khu vực bảo vệ di tích lịch sử trên sông) (Biểu số 10 kèm theo).

- Xác định 47 khu vực không cấp phép hoạt động khoáng sản đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường ven hành lang trục đường và khoảng không gian tầm nhìn dọc các tuyến đường giao thông chính trên địa bàn tỉnh để bảo vệ cảnh quan, môi trường (Biểu số 11 kèm theo).

c) Khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản:

Trong quá trình thực hiện Quy hoạch sẽ xem xét các khu vực, điểm khoáng sản khi có nhiều doanh nghiệp cùng xin đầu tư thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật.

d) Các khu vực dự trữ khoáng sản:

- Đá vôi, sét làm xi măng: 19 khu vực, mỏ khoáng sản.

- Đá vôi, sét làm vật liệu xây dựng thông thường: 15 khu vực, mỏ khoáng sản.

(Biểu số 12 kèm theo)

2.8. Không quy hoạch các loại khoáng sản tại tỉnh không thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định tại Điều 82 Luật Khoáng sản năm 2010:

a) Các khu vực mỏ khoáng sản đã có trong Quy hoạch khoáng sản 2008 đưa ra khỏi Quy hoạch khoáng sản tỉnh (theo Luật Khoáng sản năm 2010): 44 mỏ (Biểu số 13 kèm theo).

b) Các khu vực mỏ khoáng sản khác (cao lanh, fenspat) mới phát hiện chuyển về Quy hoạch khoáng sản Trung ương: 03 mỏ” (Biểu số 14 kèm theo)

2.9. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất - khoáng sản phục vụ cho công tác quản lý nhà nước.

Điều 2.

1. Bãi bỏ điểm 2.6 Mục 2 Quy hoạch điều tra, đánh giá, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, có xét đến năm 2020 ban hành kèm theo Nghị quyết số 97/2006/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

2. Thay đổi cụm từ “Luật Khoáng sản ngày 20/3/1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14/6/2005” thành cụm từ “Luật khoáng sản năm 2010”, cụm từ “Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản” thành cụm từ “Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản” tại tiết a điểm 3.1 Mục 3 Quy hoạch điều tra, đánh giá, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, có xét đến năm 2020 ban hành kèm theo Nghị quyết số 97/2006/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Điều 3. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này theo đúng quy định của pháp luật.

Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang khóa XVIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 7 năm 2017 và có hiệu lực từ ngày 10 tháng 8 năm 2017./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Văn phòng Quốc Hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Bộ Công Thương;
- Bộ Xây dựng;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Cục kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp (để KT);
- Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- Văn phòng: Tỉnh ủy, HĐND,UBND tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Thường trực HĐND, UBND các xã, phường, thị trấn;
- Chuyên viên Văn phòng HĐND tỉnh;
- Công báo Tuyên Quang;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu VT.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sơn

 

Biểu số 01

Nhóm khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường

(Kèm theo Nghị quyết số 14/2017/NQ - HĐND tỉnh ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XVIII, kỳ họp thứ 4)

TT

Loại khoáng sản

Giai đoạn 2017-2020

Giai đoạn 2021-2030

Ghi chú

Số điểm mỏ

Diện tích (ha)

Số điểm mỏ

Diện tích (ha)

I

Huyện Chiêm Hóa

 

1

Cát, sỏi

2

68,0

-

-

Thăm dò bổ sung trong quá trình khai thác

2

Đá vôi

4

11,3

4

8,6

3

Đất sét

1

4,6

-

-

II

Huyện Hàm Yên

 

1

Cát, sỏi

1

23,0

-

-

Thăm dò bổ sung

2

Đá vôi

3

4,0

1

5,0

3

Đất sét

1

4,0

-

-

III

Huyện Lâm Bình

 

1

Đá vôi

1

1,0

-

-

Thăm dò bổ sung

IV

Huyện Na Hang

 

1

Đá vôi

1

1,7

2

2,9

Thăm dò bổ sung

V

Huyện Sơn Dương

1

Cát, sỏi

2

33,9

-

-

Thăm dò bổ sung

2

Đá vôi

7

25,5

1

2,0

3

Đất sét

1

3,0

-

-

VI

Tp. Tuyên Quang

1

Đá vôi

1

3,0

1

2,0

 

VII

Huyện Yên Sơn

1

Cát, sỏi

1

40,29

-

-

Thăm dò bổ sung

2

Đá vôi

8

33,83

-

-

 

Tổng cộng

34

257,12

9

20,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu số 02

Khoáng sản ở khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố

(Kèm theo Nghị quyết số 14/2017/NQ - HĐND tỉnh ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XVIII, kỳ họp thứ 4)

TT

Loại khoáng sản

Giai đoạn 2017-2020

Giai đoạn 2021-2030

Ghi chú

Số điểm mỏ

Diện tích (ha)

Số điểm mỏ

Diện tích (ha)

I

Huyện Hàm Yên

1

Quặng Sắt

-

-

1

21,3

Mỏ Làng Tề, xã Thái Hòa

II

Huyện Sơn Dương

1

Quặng Sắt

1

3,13

-

-

Mỏ Liên Thắng, xã Quyết Thắng

III

Huyện Yên Sơn

 

1

Cao lanh - fenspat

1

10,75

-

-

Mỏ thôn Hồ, thôn Cây Dừa, xã Nhữ Hán

 

Tổng cộng

2

13,88

1

21,3

 

 

Biểu số 03

Khoáng sản khác (sắt, antimon, mangan, thiếc, barite, than)

(Kèm theo Nghị quyết số 14/2017/NQ - HĐND tỉnh ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XVIII, kỳ họp thứ 4)

TT

Loại khoáng sản

Giai đoạn 2017-2020

Giai đoạn 2021-2030

Ghi chú

Số điểm mỏ

Diện tích (ha)

Số điểm mỏ

Diện tích (ha)

I

Huyện Na Hang

1

Quặng barite

1

12,5

 

 

 

II

Huyện Lâm Bình

1

Quặng antimon

1

40,46

 

 

 

III

Huyện Chiêm Hóa

1

Quặng antimon

2

45

 

 

 

2

Quặng mangan

5

123,36

 

 

 

3

Than đá

1

6,88

 

 

 

IV

Huyện Hàm Yên

1

Quặng sắt

5

51,2

 

 

 

V

Huyện Sơn Dương

1

Quặng thiếc

1

20

 

 

 

2

Quặng barite

 

 

1

17,69

 

VI

Huyện Yên Sơn

1

Quặng sắt

1

11,2

 

 

 

 

Tổng cộng

17

310,6

1

17,69

 

 

Khoáng ản làm vật liệu xây dựng thông thường Biểu số 04

(Kèm theo Nghị quyết số 14/2017/NQ - HĐND tỉnh ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XVIII, kỳ họp thứ 4)

TT

Loại khoáng sản

Giai đoạn 2017 - 2020

Giai đoạn 2021 - 2030

Ghi chú

Số điểm mỏ

Diện tích (ha)

Số điểm mỏ

Diện tích (ha)

I

Huyện Chiêm Hóa

1

Đá vôi

2

15,01

8

19,8

 

2

Cát sỏi

2

140,0

2

128,0

3

Đất sét

-

-

1

4,6

II

Huyện Hàm Yên

 

1

Đá vôi

3

7,6

4

10,0

 

2

Cát sỏi

3

131,8

2

28,25

3

Đất sét

-

-

1

4,0

III

Huyện Na Hang

1

Đá vôi

3

5,7

2

2,9

 

2

Cát sỏi

-

-

1

11,7

IV

Huyện Sơn Dương

1

Đá vôi

16

101,39

6

8,4

 

2

Cát sỏi

8

227,53

2

33,9

3

Đất sét

1

1,0

1

3,0

V

Tp. Tuyên Quang

1

Đá vôi

5

23,13

1

3,0

 

2

Cát sỏi

7

203,08

 

 

3

Đất sét

3

14,8

 

 

VI

Huyện Yên Sơn

1

Đá vôi

6

39,23

5

10,5

 

2

Cát sỏi

6

103,53

2

61,29

3

Đất sét

1

2,5

1

13,0

VII

Huyện Lâm Bình

1

Đá vôi

1

1,66

1

1,0

 

 

Tổng cộng

67

1.017,96

40

343,34

 

 

Khoáng sản ở khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ Biểu số 05

(Kèm theo Nghị quyết số 14/2017/NQ - HĐND tỉnh ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XVIII, kỳ họp thứ 4)

TT

Loại khoáng sản

Số điểm mỏ

Diện tích

(ha)

Ghi chú

I

Huyện Chiêm Hóa

1

Quặng Antimon

2

50,0

 

2

Than

1

6,88

3

Quặng Mangan

5

123,36

II

Huyện Hàm Yên

1

Quặng Sắt

6

73,44

 

III

Huyện Na Hang

1

Quặng chì-kẽm

1

9,8

 

2

Quặng Barite

1

12,5

IV

Huyện Sơn Dương

1

Quặng Thiếc

1

20,0

 

2

Quặng sắt

1

3,1

3

Quặng Barite

1

17,69

V

Huyện Lâm Bình

 

1

Quặng Antimon

1

20,08

 

VI

Huyện Yên Sơn

 

1

Quặng Sắt

2

31,34

 

2

Caolanh-fenspat

1

10,75

 

Tổng cộng

23

378,94

 

 

Khoáng sản ở bãi thải đã đóng cửa mỏ Biểu số 06

(Kèm theo Nghị quyết số 14/2017/NQ - HĐND tỉnh ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XVIII, kỳ họp thứ 4)

TT

Loại khoáng sản

Giai đoạn 2017-2020

Giai đoạn 2017-2020

Ghi chú

Số điểm mỏ

Diện tích (ha)

Số điểm mỏ

Diện tích (ha)

I

Huyện Sơn Dương

1

Quặng barite

3

4,1

 

 

 

II

Huyện Yên Sơn

1

Quặng barite

5

4,1

 

 

 

 

Tổng cộng

8

8,2

 

 

 

 

Biểu số 07

Các khu vực cấm, tạm thời cấm và hạn chế hoạt động khoáng sản

(Kèm theo Nghị quyết số 14/2017/NQ - HĐND tỉnh ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XVIII, kỳ họp thứ 4)

TT

Loại khoáng sản

Khu vực cấm, tạm thời cấm

Khu vực hạn chế

Ghi chú

Số lượng

Diện tích (km2)

Số lượng

Diện tích (km2)

I

Huyện Na Hang

1

Thạch anh tinh thể

1

1,5

 

 

 

2

Quarzit

1

1,1

 

 

 

3

Quặng chì-kẽm

3

3,9

 

 

 

4

Nước khoáng

1

2,0

 

 

 

II

Huyện Chiêm Hóa

1

Quarzit

1

1,5

1

1,0

 

2

Quặng vàng

1

2,0

 

 

 

3

Quặng vàng-antimon

 

 

1

1,2

 

III

Huyện Hàm Yên

1

Photphorit

 

 

1

1,5

 

 

Caolanh-fenspat

 

 

1

2,2

 

IV

Huyện Yên Sơn

1

Barit

2

2,6

1

3,0

 

2

Đá vôi xi măng

1

1,6

 

 

 

3

Đá hoa

 

 

1

1,2

 

4

Cát, sỏi

 

 

1

1,2

 

V

Thành phố Tuyên Quang

1

Than nâu

1

0,7

 

 

 

2

Quặng chì-kẽm, barite

1

1,2

 

 

 

3

Quặng chì-kẽm

 

 

1

1,6

 

4

Đá vôi xi măng

 

 

1

1,0

 

VI

Huyện Sơn Dương

1

Quặng chì-kẽm, barite

1

1,0

 

 

 

2

Quặng thiếc

3

3,0

2

3,27

 

3

Đá ốp lát

1

1,2

 

 

 

4

Caolanh-fenspat

 

 

1

1,5

 

 

Tổng cộng

18

23,3

12

18,67

 

 

Biểu số 08

Khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản đã thực hiện theo Quy hoạch 2008

(Kèm theo Nghị quyết số 14/2017/NQ - HĐND tỉnh ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XVIII, kỳ họp thứ 4)

TT

Loại khoáng sản

Khu vực theo Quyết định số 61/QĐ-UBND

Ghi chú

Số lượng

Diện tích (ha)

I

Huyện Na Hang

1

Đá vôi

6

10,6

 

2

Cát, sỏi

2

35,15

 

II

Huyện Lâm Bình

1

Đá vôi

1

0,8

 

III

Huyện Chiêm Hóa

1

Đá vôi

9

29,7

 

2

Cát, sỏi

1

302,5

Theo sông Gâm tính từ huyện Na Hang đến xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn

3

Đất sét

1

4,6

 

IV

Huyện Hàm Yên

1

Đá vôi

7

35,0

 

2

Cát, sỏi

7

161,6

 

3

Đất sét

1

3,4

 

V

Huyện Yên Sơn

1

Đá vôi

13

45,2

 

2

Cát, sỏi

4

65,35

 

3

Đất sét

2

15,5

 

VI

Thành phố Tuyên Quang

1

Đá vôi

9

41,4

 

2

Cát, sỏi

7

242,12

 

3

Đất sét

3

15,3

 

VII

Huyện Sơn Dương

1

Đá vôi

22

100,9

 

2

Cát, sỏi

5

344,64

 

3

Đất sét

2

4,0

 

 

Tổng cộng

102

1.457,76

 

 

Biểu số 09

Khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản được bổ sung

(Kèm theo Nghị quyết số 14/2017/NQ - HĐND tỉnh ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XVIII, kỳ họp thứ 4)

TT

Loại khoáng sản

Khu vực

Ghi chú

Số lượng

Diện tích (ha)

I

Huyện Na Hang

1

Barit

1

12,5

 

II

Huyện Lâm Bình

1

Quặng antimon

1

40,46

 

III

Huyện Chiêm Hóa

1

Than

1

6,88

 

2

Quặng antimon

1

45,0

 

3

Quặng mangan

5

123,36

 

4

Đá vôi

1

5,0

 

IV

Huyện Hàm Yên

1

Quặng sắt

6

144,79

 

2

Cát, sỏi

1

27,0

 

V

Huyện Yên Sơn

1

Quặng sắt

2

31,34

 

2

Barit

8

7,84

 

3

Cát, sỏi

1

16,7

 

VI

Thành phố Tuyên Quang

1

Cát, sỏi

2

44,7

 

VII

Huyện Sơn Dương

1

Quặng thiếc

1

20,0

 

2

Barit

9

48,51

 

3

Đá vôi

1

6,0

 

4

Cát, sỏi

3

64,42

 

 

Tổng cộng

44

644,5

 

 

Biểu số 10

Khu vực không cấp phép khai thác cát, sỏi lòng sông

(Kèm theo Nghị quyết số 14/2017/NQ - HĐND tỉnh ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XVIII, kỳ họp thứ 4)

TT

Khu vực

Diện tích (ha)

Hiện trạng

Ghi chú

I

Đoạn sông Lô từ xã Bạch Xa đến cầu Tân Thành, thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên

 

 

 

1

Đoạn sông Lô từ bến đò thôn Bến Đền, xã Bạch Xa đến hết địa phận xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên

120,0

Đoạn sông này có dự án thủy điện sông Lô 6

 

2

Khu vực bến đò ngang Km71, thôn Bến Đền, xã Bạch Xa, huyện Hàm Yên

1,7

Bến đò ngang đang hoạt động

 

3

Khu vực cầu phao thôn 68, xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên

3,0

Khu vực có cầu phao

 

4

Khu vực bến đò ngang thôn Tháng 10, xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên

5,9

Bến đò ngang đang hoạt động

 

5

Khu vực bến đò ngang Km61, xã Yên Phú, huyện Hàm Yên

6,9

Bến đò ngang đang hoạt động

 

6

Khu vực bến đò ngang Km60, xã Yên Phú, huyện Hàm Yên

4,0

Bến đò ngang đang hoạt động

 

7

Khu vực bến đò ngang thôn A1 Thống Nhất, xã Yên Phú

6,9

Bến đò ngang đang hoạt động

 

8

Khu vực bến đò ngang thôn 7 Thống Nhất, xã Yên Phú

7,6

Bến đò ngang đang hoạt động

 

9

Khu vực bến đò ngang thôn 9 Minh Phú, xã Yên Phú

7,0

Bến đò ngang đang hoạt động

 

10

Khu vực cầu Tân Thành và kè bờ sông thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên

15,0

Hành lang bảo vệ cầu và kè bờ sông

 

II

Đoạn sông Lô từ cầu Tân Thành, thị trấn Tân Yên đến cầu Bợ, huyện Hàm Yên.

 

 

 

11

Khu vực cầu Tân Thành và kè bờ sông thị trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên

18,6

Hành lang bảo vệ cầu và kè bờ sông

 

12

Khu vực sạt bờ sông thuộc thôn Việt Thành, xã Tân Thành, huyện hàm Yên

36,0

Bờ sông có sạt lở

 

13

Khu vực trạm thủy văn Hàm Yên

20,1

Hành lang bảo vệ trạm thủy văn

 

14

Khu vực cầu Bợ, huyện Hàm Yên

11,1

Hành lang bảo vệ cầu

 

III

Đoạn sông Lô từ cầu Bợ, huyện Hàm Yên đến ngã ba sông Lô Gâm.

 

 

 

15

Khu vực cầu Bợ, huyện Hàm Yên

7,5

Hành lang bảo vệ cầu

 

16

Khu vực bến đò thôn Ba Luồng, xã Thái Hòa

6,3

Bến đò ngang đang hoạt động

 

17

Khu vực bến đò ngang thôn Tân An, xã Thái Hòa, huyện Hàm Yên

4,3

Bến đò ngang đang hoạt động

 

18

Khu vực bến đò ngang thôn Chợ Tổng, xã Đức Ninh

4,5

Bến đò ngang đang hoạt động

 

19

Khu vực sạt lở bờ sông thuộc thôn Chợ Tổng, xã Đức Ninh

2,9

Bờ sông có sạt lở

 

20

Khu vực bến đò Soi Tiên, xã Phúc Ninh, huyện Yên Sơn

4,1

Bến đò ngang đang hoạt động

 

21

Khu vực cầu Tứ Quận, huyện Yên Sơn

18,6

Hành lang bảo vệ cầu

 

22

Khu vực bến đò Ông Uông, xã Tứ Quận

9,1

Bến đò ngang đang hoạt động

 

IV

Đoạn sông Lô từ ngã ba Lô – Gâm đến cầu Nông Tiến

 

 

 

23

Khu vực ngã ba sông Lô – Gâm (khu di tích lịch sử Khe Lau)

20,4

Khu vực có di tích lịch sử

 

24

Khu di tích lịch sử soi Sính, trạm bơm Tân Long, Trạm thủy văn Ghềnh Gà, soi Hồng Lương, cầu Tân Hà, trạm bơm xóm 7 xã Tràng Đà và trạm bơm nước của Công ty CP xi măng Tân Quang

191,5

Khu vực có di tích lịch sử

 

25

Khu vực cầu Nông Tiến; kè bảo vệ bờ sông; trạm bơn nước của Công ty CP Giấy Tuyên Quang và Công ty CP Hào An

34,7

Hành lang bảo vệ cầu và trạm bơm nước

 

V

Đoạn sông Lô từ cầu Nông Tiến đến cầu An Hòa

 

 

 

26

Khu vực cầu Nông Tiến và Soi Tình Húc

117,0

Hành lang bảo vệ cầu

 

27

Khu vực soi Bãi Vọng

13,0

Hành lang bảo vệ kè

 

28

Khu vực cầu Bình Ca và trạm bơm Phú Lộc, xã An Khang

34,5

Hành lang bảo vệ cầu và trạm bơm nước

 

29

Khu vực di tích lịch sử Bình Ca

13,1

Khu vực có di tích lịch sử

 

30

Khu vực trạm bơm nước Kim Ninh, xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương

6,5

Hành lang bảo vệ trạm bơm nước

 

31

Khu vực bến đò Giuộc, xã Anh Khang; dự kiến kè bờ sông và cầu An Hòa

4,9

Khu vực có dự án kè bờ sông

 

32

Khu vực cầu An Hòa và trạm bơm nước của Công ty Liên Doanh khoáng nghiệp Hằng Nguyên

13,5

Hành lang bảo vệ cầu và trạm bơm nước

 

VI

Đoạn sông từ cầu An Hoà đến xã Quyết Thắng, huyện Sơn Dương.

 

 

 

33

Khu vực cầu An Hòa

12,9

Hành lang bảo vệ cầu

 

34

Khu vực đới phòng hộ vệ sinh công trình khai thác nước mặt của Nhà máy Z113

7,3

Hành lang bảo vệ trạm bơm nước

 

35

Khu vực trạm bơm nước xã Đội Bình, huyện Yên Sơn

10,8

Hành lang bảo vệ trạm bơm nước

 

36

Khu vực đới phòng hộ vệ sinh công trình khai thác nước mặt của Nhà máy Z129 và bến đò Xạ Hương xã Đông Thọ

20,4

Hành lang bảo vệ trạm bơm nước

 

37

Khu vực trạm bơm nước xã Quyết Thắng

5,2

Hành lang bảo vệ trạm bơm nước

 

VII

Đoạn sông từ xã Vân Sơn đến hết xã Lâm Xuyên, huyện Sơn Dương.

 

 

 

38

Khu vực trạm bơm Đồn Hang, xã Vân Sơn

2,4

Hành lang bảo vệ trạm bơm nước

 

39

Khu vực bờ sông có nguy cơ sạt lở làm ảnh hưởng đến tuyến đê thuộc thôn Mãn Sơn, xã Vân Sơn

21,1

Bờ sông có sạt lở

 

40

Khu vực bờ sông bị sạt lở thuộc thôn Mãn Sơn, xã Vân Sơn và Trạm thủy văn Vụ Quang

13,0

Bờ sông có sạt lở và hành lang bảo vệ trạm thủy văn

 

41

Khu vực cầu Kim Xuyên

17,6

Hành lang bảo vệ cầu

 

42

Khu vực có dự án kè bờ sông thuộc địa phận thôn Hưng Thịnh, xã Sầm Dương

31,2

Khu vực có dự án kè và bờ sông bị sạt lở

 

43

Khu vực có dự án kè bờ sông thuộc địa phận thôn Hưng Thịnh, xã Sầm Dương

16,1

Khu vực có dự án kè và bờ sông bị sạt lở

 

44

Khu vực sạt lở bờ sông từ thôn Phú Thọ 2 đến bến đò Phan Lương

24,6

Khu vực có sạt lở bờ sông

 

 

Biểu số 11

Khu vực không cấp phép hoạt động khoáng sản đá vôi ven trục đường giao thông chính

(Kèm theo Nghị quyết số 14/2017/NQ - HĐND tỉnh ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XVIII, kỳ họp thứ 4)

STT

Khu vực

Số lượng

Vị trí

Phạm vi

Ghi chú

I

Đường quốc lộ: 32 khu vực

 

1

Quốc lộ 2

3

Xã Yên Phú, huyện Hàm Yên

Dài theo trục đường khoảng 2,6km

 

2

Quốc lộ 2C

15

Huyện Sơn Dương, Yên Sơn và thành phố Tuyên Quang

Dài theo trục đường khoảng 17,3km

 

3

Quốc lộ 2D

1

Xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn

Dài theo trục đường khoảng 0,2km

 

4

Quốc lộ 3B

2

Huyện Hàm Yên, Chiêm Hóa

Dài theo trục đường khoảng 3,4km

 

5

Quốc lộ 37

4

Huyện Sơn Dương, Yên Sơn

Dài theo trục đường khoảng 2,5km

 

6

Quốc lộ 279

7

Huyện Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình

Dài theo trục đường khoảng 40km

 

II

Đường tỉnh lộ: 15 khu vực

 

1

Tỉnh lộ 186

3

Huyện Sơn Dương

Dài theo trục đường khoảng 4,5km

 

2

Tỉnh lộ 188

6

Huyện Chiêm Hóa, Lâm Bình

Dài theo trục đường khoảng 16,8km

 

3

Tỉnh lộ 185

2

Huyện Lâm Bình

Dài theo trục đường khoảng 10,0km

 

4

Tỉnh lộ 190

1

Xã Thượng Nông, huyện Na Hang

Dài theo trục đường khoảng 0,4 km

 

5

Tỉnh lộ 189

3

Xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên

Dài theo trục đường khoảng 3,3 km

 

 

Các khu vực dự trữ khoáng sản Biểu số 12

(Kèm theo Nghị quyết số 14/2017/NQ - HĐND tỉnh ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XVIII, kỳ họp thứ 4)

TT

Loại khoáng sản

Số lượng

Ghi chú

 

 

I

Huyện Na Hang

 

1

Đá vôi xi măng

1

 

 

II

Huyện Lâm Bình

 

1

Đá vôi xi măng

1

 

 

III

Huyện Chiêm Hóa

 

1

Đá vôi làm VLXDTT

2

 

 

2

Đất sét làm gạch ngói

1

 

 

IV

Huyện Hàm Yên

 

1

Đá vôi xi măng

4

 

 

2

Đá vôi làm VLXDTT

3

 

 

3

Đất sét làm gạch ngói

1

 

 

V

Huyện Yên Sơn

 

1

Đá vôi xi măng

7

 

 

2

Đá vôi làm VLXDTT

1

 

 

3

Đá ốp lát

2

 

 

VI

Thành phố Tuyên Quang

 

1

Đất sét xi măng

1

 

 

VII

Huyện Sơn Dương

 

1

Đá vôi xi măng

3

 

 

2

Đá vôi làm VLXDTT

3

 

 

3

Đá ốp lát

1

 

 

4

Đất sét xi măng

2

 

 

5

Đất sét làm gạch ngói

1

 

 

 

Tổng cộng

34

 

 

 

Biểu số 13

Các khu vực mỏ khoáng sản đã có trong Quy hoạch khoáng sản năm 2008 đưa ra khỏi Quy hoạch khoáng sản của tỉnh

(Kèm theo Nghị quyết số 14/2017/NQ - HĐND tỉnh ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XVIII, kỳ họp thứ 4)

TT

Loại khoáng sản

Số lượng

Ghi chú

 

 

I

Huyện Lâm Bình

 

1

Quặng vàng

2

 

 

II

Huyện Chiêm Hóa

 

1

Quặng antimon

2

 

 

2

Quặng đồng

2

 

 

3

Quặng mangan

5

 

 

4

Quặng vàng

2

 

 

5

Quặng vàng-antimon

1

 

 

III

Huyện Hàm Yên

 

 

Quặng antimon

1

 

 

1

Quặng caolanh-fenspat

3

 

 

2

Đá vôi trắng

1

 

 

3

Quặng sắt

4

 

 

4

Quặng vàng

1

 

 

IV

Huyện Yên Sơn

 

1

Quặng chì-kẽm

3

 

 

2

Quặng vàng

5

 

 

3

Nước khoáng

4

 

 

V

Huyện Sơn Dương

 

1

Quặng caolanh-fenspat

5

 

 

2

Quặng vonfram

2

 

 

3

Thủy ngân

1

 

 

 

Tổng cộng

44

 

 

 

Biểu số 14

Các khu vực mỏ khoáng sản khác mới phát hiện chuyển về Quy hoạch khoáng sản Trung ương

(Kèm theo Nghị quyết số 14/2017/NQ - HĐND tỉnh ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XVIII, kỳ họp thứ 4)

TT

Loại khoáng sản

Vị trí

Số lượng

Diện tích (ha)

1

Cao lanh

Huyện Sơn Dương

 

Thôn Đồng Xe, xã Sơn Nam

1

29,9

Thôn Phú Đa và thôn Đồng Phú, xã Hào Phú

1

6,0

Huyện Yên Sơn

 

Thôn Tân Lập, xã Nhữ Hán

1

9,7

Tổng cộng

3

45,6

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 14/2017/NQ-HĐND sửa đổi Quy hoạch điều tra, đánh giá, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, có xét đến năm 2020 kèm theo Nghị quyết 97/2006/NQ-HĐND

  • Số hiệu: 14/2017/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 26/07/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
  • Người ký: Nguyễn Văn Sơn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản