Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 130/NQ-HĐND

Khánh Hòa, ngày 14 tháng 12 năm 2023

NGHỊ QUYẾT

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN SỮA HỌC ĐƯỜNG TẠI HUYỆN KHÁNH SƠN VÀ HUYỆN KHÁNH VĨNH GIAI ĐOẠN 2024 - 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
KHÓA VII, KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030;

Căn cứ Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025”;

Căn cứ Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018 - 2025”;

Căn cứ Quyết định số 1660/QĐ-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 02/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Xét Tờ trình số 13158/TTr-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 249/BC-BDT ngày 14 tháng 12 năm 2023 của Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh; tiếp thu, giải trình của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Báo cáo số 434/BC-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2023 và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Sữa học đường tại huyện Khánh Sơn và huyện Khánh Vĩnh giai đoạn 2024 - 2030 gồm những nội dung chính như sau:

1. Mục tiêu:

a) Mục tiêu chung

Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ mầm non thuộc huyện Khánh Sơn và huyện Khánh Vĩnh thông qua hoạt động cho trẻ uống sữa hàng ngày nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em trên địa bàn hai huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa.

b) Mục tiêu cụ thể

- Cải thiện tình trạng dinh dưỡng và chiều cao trẻ mầm non ở huyện Khánh Sơn và huyện Khánh Vĩnh, cụ thể:

+ Đến năm 2025, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân trung bình 0,3%/năm; suy dinh dưỡng thể thấp còi trung bình 0,2%/năm;

+ Đến năm 2030, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân trung bình 0,35%/năm; suy dinh dưỡng thể thấp còi trung bình 0,3%/năm.

- Tăng cường công tác quản lý, truyền thông, giáo dục và tư vấn dinh dưỡng, cụ thể:

+ 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế học đường được tham gia các lớp tập huấn; có kiến thức và kỹ năng thực hành chăm sóc dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường học;

+ 100% cha mẹ trẻ được tuyên truyền, tư vấn về kiến thức, kỹ năng chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ, các vấn đề liên quan đến chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ tại gia đình;

+ 100% cán bộ quản lý được tham gia tập huấn về công tác quản lý và tổ chức cho trẻ uống sữa tại trường.

2. Đối tượng áp dụng:

Trẻ nhà trẻ (trẻ từ 12 đến 36 tháng tuổi) và trẻ mẫu giáo (trẻ từ 03 đến 06 tuổi).

3. Phạm vi áp dụng:

Các trường mầm non, trường mẫu giáo, nhóm lớp độc lập tư thục (đã được cấp giấy phép hoạt động) trên địa bàn huyện Khánh Sơn và huyện Khánh Vĩnh.

4. Chính sách và định mức hỗ trợ:

a) Chính sách hỗ trợ: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 75%, đơn vị cung cấp sữa hỗ trợ 25% giá sữa trúng thầu.

b) Định mức hỗ trợ: Trẻ được uống sữa 09 tháng/năm học (tương ứng 38 tuần/năm học, trừ 03 tháng hè), cụ thể:

- Trẻ nhà trẻ được uống 05 lần/tuần, mỗi lần uống 01 hộp sữa tươi tiệt trùng có đường (110ml/hộp);

- Trẻ mẫu giáo được uống 05 lần/tuần, mỗi lần uống 01 hộp sữa tươi tiệt trùng có đường (180ml/hộp).

5. Kinh phí thực hiện Đề án:

Tổng kinh phí thực hiện Đề án: 61.532.459.000 đồng (Sáu mươi mốt tỷ, năm trăm ba mươi hai triệu, bốn trăm năm mươi chín ngàn đồng chẵn), trong đó:

- Kinh phí sự nghiệp do ngân sách tỉnh hỗ trợ: 46.149.344.000 đồng.

- Đơn vị cung cấp sữa hỗ trợ: 15.383.115.000 đồng.

(Đề án chi tiết được ban hành kèm theo)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa khóa VII, nhiệm kỳ 2021 - 2026, Kỳ họp chuyên đề thông qua ngày 14 tháng 12 năm 2023./.

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh, UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh;
- Đảng ủy khối các cơ quan;
- Đảng ủy khối doanh nghiệp;
- Các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- HĐND, UBND các huyện, TX, TP;
- Lưu: VT, ĐN, Tm.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Mạnh Dũng

ĐỀ ÁN

SỮA HỌC ĐƯỜNG TẠI HUYỆN KHÁNH SƠN VÀ KHÁNH VĨNH GIAI ĐOẠN 2024 - 2030
(Kèm theo Nghị quyết số 130/NQ-HĐND ngày 14/12/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

A. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, cấp học đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mĩ cho trẻ em. Mục tiêu của GDMN cần đảm bảo cho trẻ được phát triển toàn diện, hài hòa ở hai mặt - đảm bảo về dinh dưỡng sức khỏe và phát triển nhận thức một cách phù hợp. Để đáp ứng yêu cầu giáo dục mầm non trong giai đoạn mới, đồng thời với việc nâng cao chất lượng giáo dục thì cần phải tăng cường chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ, có như vậy trẻ mới phát triển hài hòa, toàn diện.

Theo các công trình nghiên cứu khoa học về tâm lý, sinh lý và xã hội học đều khẳng định giai đoạn tuổi học đường là giai đoạn có tính chất quyết định để tạo nên thể lực, nhân cách, năng lực trí tuệ trong tương lai và đây cũng là giai đoạn não bộ phát triển hoàn thiện nhanh nhất làm nền tảng cho trí thông minh sau này của trẻ.

Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ ở mỗi giai đoạn khác nhau, vì vậy chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ cũng phải phù hợp theo từng giai đoạn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển một cách toàn diện cho trẻ. Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 6 tuổi, ngoài các chất dinh dưỡng được cung cấp từ các nguồn thực phẩm giàu chất đạm, chất béo, bột đường, vitamin... thì việc bổ sung thêm sữa mỗi ngày là rất cần thiết.

Giai đoạn trẻ từ 0-10 tuổi, bên cạnh việc cung cấp năng lượng cho trẻ hoạt động thông qua bữa ăn hàng ngày, sữa cũng là nguồn cung cấp các vitamin, khoáng chất và nguồn đạm có giá trị sinh học cao, chứa đủ các acid amin cần thiết, có vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao của trẻ.

Thực tế cho thấy, sữa là nguồn cung cấp phong phú các chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện, đặt nền tảng cho việc học tập của trẻ ở các cấp học tiếp theo. Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng nhằm hướng tới phát triển toàn diện về tầm vóc, thể chất, trí tuệ người Việt Nam và nâng cao chất lượng cuộc sống; trẻ em sẽ không phát triển trí tuệ toàn diện nếu không được cung cấp thực phẩm dinh dưỡng hợp lý. Vì vậy, đầu tư cho cho trẻ hôm nay để có một thế hệ tương lai phát triển mạnh về thể chất và trí tuệ đáp ứng yêu cầu nhân lực cho thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Vì thế, việc tiếp tục xây dựng triển khai Đề án Sữa học đường là việc làm nhân văn, cần thiết, là bước cụ thể hóa việc thực hiện các chiến lược về dinh dưỡng của tỉnh Khánh Hòa nói chung và huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh nói riêng.

B. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. Cơ sở pháp lý

- Luật Trẻ em 102/2016/QH13 ngày 05/4/2016;

- Quyết định 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030;

- Quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 03/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án “Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025”;

- Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 08/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án “Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018-2025”;

- Quyết định số 1660/QĐ-TTg ngày 02/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025;

- Quyết định số 02/QĐ-TTg ngày 05/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

- Thông tư số 30/2010/TT-BYT ngày 02/6/2010 của Bộ Y tế về việc Ban hành QCVN 5-1:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng;

- Công văn số 40/BYT-BMTE ngày 05/01/2021 của Bộ Y tế về việc Tiếp tục triển khai Chương trình Sữa học đường;

- Quyết định số 1294/QĐ-BYT ngày 19/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2025;

- Thông tư số 29/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm sữa tươi nguyên liệu;

- Quyết định số 4659/QĐ-BGDĐT ngày 14/12/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1660/QĐ/TTg ngày 02/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025;

- Kế hoạch số 4047/KH-UBND ngày 03/5/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về Phát triển giáo dục mầm non tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2018 - 2025;

- Kế hoạch số 2421/KH-UBND ngày 21/3/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Triển khai thực hiện Chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;

- Kế hoạch số 4598/KH-UBND ngày 24/5/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Triển khai Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2022 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;

- Kế hoạch số 13211/KH-UBND ngày 30/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ban hành Kế hoạch hành động thực, hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

II. Cơ sở thực tiễn

Khánh Sơn và Khánh Vĩnh là hai huyện miền núi của tỉnh, đồng bào ở đây phần lớn là người dân tộc Raglai, đời sống kinh tế xã hội của đa số người dân còn nhiều khó khăn. Hơn 10 năm qua, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ nhằm phát triển kinh tế, chính trị và đời sống xã hội cho người dân, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em như:

- Hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền ăn trưa 330.000đ/trẻ/tháng x 9 tháng/ năm (đối với trẻ em mẫu giáo đi học và ăn bán trú tại trường);

- Ngày 31/10/2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Quyết định số 3298/QĐ-UBND về việc ban hành Đề án Cải thiện dinh dưỡng góp phần phát triển thể lực, tầm vóc người Khánh Hòa giai đoạn 2016 - 2020, với mục tiêu “Đến năm 2020, phấn đấu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em nhằm đảm bảo sức khỏe cộng đồng (suy dinh dưỡng thể thấp còi dưới 20% và suy dinh dưỡng thể nhẹ cân dưới 7%)”, cụ thể là “tăng cường tổ chức bữa ăn và sữa học đường cho trẻ mầm non... ”, theo đó, đã triển khai Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mầm non đến năm 2020 tại huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh từ tháng 9/2017 đến tháng 12/2021, với tổng kinh phí là 18,628 tỷ đồng (trong đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ 13,763 tỷ đồng; cha mẹ trẻ đóng góp 1,258 tỷ đồng; đơn vị cung cấp sữa hỗ trợ 3,607 tỷ đồng). Qua hơn 4 năm triển khai thực hiện Chương trình Sữa học đường, cho thấy: thể lực của trẻ có chuyển biến rõ rệt; tỷ lệ trẻ thể thấp còi: trẻ nhà trẻ giảm bình quân hàng năm 10 - 12%, trẻ mẫu giáo giảm bình quân hàng năm 10 - 16%; Tỷ lệ trẻ thể nhẹ cân: trẻ nhà trẻ giảm bình quân hàng năm 10 - 15%, trẻ mẫu giáo giảm bình quân hàng năm 13 - 17%.

Hiện nay, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở hai huyện này vẫn còn rất cao (do đặc điểm sinh lý, thể chất và đời sống kinh tế thiếu thốn) làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ. Cụ thể tính đến đầu năm học 2023 - 2024:

1. Về quy mô trường lớp, số trẻ

TT

Huyện

Số trường

Số lớp

Số trẻ

Nhà trẻ

Mẫu giáo

Tổng số

Số trẻ được hỗ trợ tiền ăn trưa

Tổng số

Số trẻ được hỗ trợ tiền ăn trưa

1

Khánh Sơn

9

75

445

0

1.913

1.886

2

Khánh Vĩnh

16

113

562

0

2.713

2.148

Tổng cộng

28

188

1.007

0

4.628

4.034

a) Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ ra lớp

- Khánh Sơn : 445 /1.441 trẻ (tỷ lệ 30,9%)

- Khánh Vĩnh : 562 / 1.953 trẻ (tỷ lệ 28,8%)

b) Tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo ra lớp

- Khánh Sơn : 1.913 / 2.046 trẻ (tỷ lệ 93,5%)

- Khánh Vĩnh : 2.713 / 2.817 trẻ (tỷ lệ 96,3%)

2. Về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục

a) Số trường tổ chức ăn bán trú

- Khánh Sơn : 09 / 09 trường, với 2.358 / 2.358 trẻ (tỷ lệ 100,0%)

- Khánh Vĩnh : 16 / 16 trường, với 3.025 / 3.275 trẻ (tỷ lệ 92,4%)

b) Tỷ lệ trẻ trẻ phát triển bình thường về cân nặng

- Khánh Sơn : Trẻ nhà trẻ - 75,3%, Trẻ mẫu giáo - 67,6%

- Khánh Vĩnh : Trẻ nhà trẻ - 60,9%, Trẻ mẫu giáo - 63,4%

c) Tỷ lệ trẻ trẻ phát triển bình thường về chiều cao

- Khánh Sơn : Trẻ nhà trẻ - 61,1%, Trẻ mẫu giáo - 69,3%

- Khánh Vĩnh : Trẻ nhà trẻ - 63,4%, Trẻ mẫu giáo - 66,5%

d) Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân

- Khánh Sơn : Trẻ nhà trẻ - 25,6%, Trẻ mẫu giáo -31,7%

- Khánh Vĩnh : Trẻ nhà trẻ - 39,2%, Trẻ mẫu giáo - 33,5%

e) Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi

- Khánh Sơn : Trẻ nhà trẻ - 32,1 %, Trẻ mẫu giáo - 31,4%

- Khánh Vĩnh : Trẻ nhà trẻ - 33,6%, Trẻ mẫu giáo - 31,4%

Việc tăng cường các biện pháp bảo đảm dinh dưỡng hợp lý kết hợp với tăng cường các hoạt động thể lực trong các cơ sở giáo dục hiện nay đang là vấn đề cấp bách được ngành Giáo dục quan tâm và chỉ đạo. Việc triển khai chương trình Sữa học đường tại huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh giai đoạn 2024 - 2030 là cần thiết; một cách khoa học không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc cải thiện tình hạng dinh dưỡng mà còn góp phần nâng cao tầm vóc cho trẻ.

C. NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ mầm non thuộc huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh thông qua hoạt động cho trẻ uống sữa hàng ngày nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em trên địa bàn hai huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Cải thiện tình trạng dinh dưỡng và chiều cao trẻ mầm non ở huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh

- Đến năm 2025, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân trung bình 0,3%/năm; suy dinh dưỡng thể thấp còi trung bình 0,2%/năm;

- Đến năm 2030, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân trung bình 0,35%/năm; suy dinh dưỡng thể thấp còi trung bình 0,3%/năm.

b) Tăng cường công tác quản lý, truyền thông, giáo dục và tư vấn dinh dưỡng

- 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế học đường được tham gia các lớp tập huấn; có kiến thức và kỹ năng thực hành chăm sóc dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường học;

- 100% cha mẹ trẻ được tuyên truyền, tư vấn về kiến thức, kỹ năng chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ, các vấn đề liên quan đến chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ tại gia đình;

- 100% cán bộ quản lý được tham gia tập huấn về công tác quản lý và tổ chức cho trẻ uống sữa tại trường.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG; THỜI GIAN THỰC HIỆN VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ

1. Đối tượng áp dụng: Trẻ nhà trẻ (trẻ từ 12 đến 36 tháng tuổi) và trẻ mẫu giáo (trẻ từ 03 đến 06 tuổi).

2. Phạm vi áp dụng: Các trường mầm non, trường mẫu giáo, nhóm lớp độc lập tư thục (đã được cấp giấy phép hoạt động) trên địa bàn huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh.

3. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2024 - 2030

4. Chính sách hỗ trợ

Ngân sách tỉnh hỗ trợ 75%, đơn vị cung cấp sữa hỗ trợ 25% giá sữa trúng thầu.

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Tổ chức cho trẻ uống sữa

a) Trẻ được uống sữa 09 tháng / năm học (tương ứng 38 tuần / năm học, trừ 03 tháng hè).

b) Định mức

- Trẻ nhà trẻ được uống 5 lần / tuần, mỗi lần uống 01 hộp sữa tươi tiệt trùng có đường (110 ml/hộp);

- Trẻ mẫu giáo được uống 5 lần / tuần, mỗi lần uống 01 hộp sữa tươi tiệt trùng có đường (180 ml/hộp).

2. Tổ chức hướng dẫn triển khai Đề án Sữa học đường, hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong độ tuổi mầm non và các điều kiện hỗ trợ phục vụ cho công tác quản lý.

3. Trang bị một số thiết bị phục vụ cho việc bảo quản và phân phối sữa.

IV. LỰA CHỌN NHÀ THẦU

1. Chủ đầu tư: Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa

2. Phương thức lựa chọn nhà thầu:

Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa tổ chức đấu thầu chung và cấp lại cho các cơ sở giáo dục mầm non tại huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh.

3. Tiêu chí lựa chọn nhà thầu

- Sản xuất sữa tươi tiệt trùng có đường dung tích 110 ml/hộp và 180 ml/hộp; thời gian bảo quản 06 tháng. Sữa khi giao có chất lượng tốt, không quá 02 tháng kể từ ngày sản xuất;

- Sản phẩm sữa dùng trong Đề án Sữa học đường phải đảm bảo QCVN 5-1:2010/BYT theo Thông tư số 30/2010/TT-BYT ngày 02 tháng 6 năm 2020 của Bộ Y tế về việc Ban hành QCVN 5-1:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng; sử dụng nguyên liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa tươi nguyên liệu theo Thông tư số 29/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2017 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và phải có hồ sơ tự công bố sản phẩm theo quy định hiện hành, được đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận hồ sơ (Phụ lục I đính kèm);

- Là đơn vị trực tiếp sản xuất sữa đạt tiêu chuẩn ISO 9002;

- Hỗ trợ 25% kinh phí mua sữa và trang bị giá kệ bảo quản sữa;

- Ưu tiên đơn vị có kinh nghiệm thực hiện Đề án Sữa học đường cấp tỉnh, thành phố.

4. Hình thức hợp đồng và các cam kết

a) Hình thức hợp đồng

- Thực hiện theo đúng các quy định của Pháp luật;

- Để đảm bảo việc cung cấp sữa được liên tục, việc ký kết hợp đồng sẽ được thực hiện như sau:

+ Hợp đồng lần đầu cho 02 năm (2024 và 2025): giá sữa theo giá trúng thầu;

+ Hợp đồng lần thứ 2 cho 02 năm (2026 và 2027): giá sữa dự kiến tính tăng thêm không quá 5% theo giá trúng thầu;

+ Hợp đồng lần thứ 3 cho 03 năm (2028, 2029 và 2030): giá sữa dự kiến tính tăng thêm không quá 10% theo giá trúng thầu.

b) Các cam kết:

- Công ty cung cấp sữa cam kết là phải đảm bảo bình ổn giá trong các năm theo hợp đồng. Trong trường hợp hai bên không thống nhất giá sữa theo quy định trên thì sẽ cùng bàn bạc để xây dựng phụ lục hợp đồng nhằm đảm bảo cam kết giữa các bên.

- Công ty trúng thầu chịu trách nhiệm cung ứng sữa đảm bảo chất lượng; đầy đủ, kịp thời theo kế hoạch (2 lần/tháng, cách nửa tháng 1 lần), không bị gián đoạn hoặc dồn dập; bố trí nhân viên vận chuyển sữa và giao trực tiếp tại các cơ sở giáo dục mầm non.

V. KINH PHÍ DỰ KIẾN THỰC HIỆN

1. Dự kiến đơn giá sữa đã bao gồm cả chi phí vận chuyển, bốc dỡ (đã bao gồm VAT): 5.184 đồng/01 hộp 110ml; 8.197,2 đồng/01 hộp 180ml;

2. Cách xây dựng dự toán:

- Năm 2024, 2025: giá sữa theo đơn giá dự kiến;

- Năm 2026, 2027: giá sữa được tính tăng thêm 5% theo đơn giá dự kiến;

- Năm 2028, 2029, 2030: giá sữa được tính tăng thêm 10% theo đơn giá dự kiến.

3. Tổng kinh phí dự kiến thực hiện giai đoạn 2024-2030 là 61.532.459.000 đồng (Sáu mươi mốt tỷ, năm trăm ba mươi hai triệu, bốn trăm năm mươi chín ngàn đồng chẵn), trong đó:

- Kinh phí sự nghiệp do ngân sách tỉnh hỗ trợ : 46.149.344.000 đồng

- Đơn vị cung cấp sữa hỗ trợ : 15.383.115.000 đồng

(Phụ lục II, III đính kèm)

VI. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý của Nhà nước

a) Thành lập Ban Chỉ đạo Đề án Sữa học đường tỉnh Khánh Hòa, do Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng Ban và Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo là Phó Trưởng ban thường trực.

b) Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh về tầm quan trọng trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Phát huy tính chủ động, thực hiện đầy đủ chủ trương, chính sách về giáo dục mầm non trên địa bàn đúng hướng, kịp thời, hiệu quả, phù hợp với thực tế.

c) Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu dinh dưỡng, nguồn kinh phí sử dụng phải hiệu quả và đúng mục đích, tránh thất thoát; tổ chức tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm kịp thời.

2. Giải pháp về chính sách

a) Thực hiện chính sách hỗ trợ để thực hiện giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi, góp phần phát triển thể chất, trí tuệ cho trẻ mầm non huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh.

b) Thực hiện chính sách xã hội quan tâm đối với trẻ em là con gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo.

c) Thực hiện chính sách xã hội hóa, huy động, khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể, nhân dân tham gia vào công tác cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em mầm non huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh.

3. Giải pháp về nguồn lực

a) Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về dinh dưỡng trẻ em và vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ an toàn cho trẻ.

b) Củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế làm công tác dinh dưỡng. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành trong thực hiện nhiệm vụ cho trẻ uống sữa tại trường, đánh giá hiệu quả tác động của Đề án Sữa học đường.

c) Tổ chức các lớp tập huấn, thực hành ghi chép các biểu mẫu, thu thập số liệu, hồ sơ, sổ sách phục vụ Đề án Sữa học đường.

d) Kinh phí thực hiện Đề án Sữa học đường gồm kinh phí sự nghiệp do ngân sách tỉnh và đơn vị cung cấp sữa hỗ trợ. Quản lý và điều phối có hiệu quả nguồn lực tài chính, tăng cường kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng ngân sách.

4. Giải pháp truyền thông

a) Đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động, nâng cao kiến thức về tầm quan trọng của công tác dinh dưỡng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em. Triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền về chủ trương, ý nghĩa, mục đích của Đề án Sữa học đường dưới nhiều hình thức, nội dung phong phú và đa dạng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo, Đài Phát thanh và Truyền hình, pano, áp phích, khẩu hiệu, băng rôn...

b) Tổ chức thực hiện giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe trong hệ thống các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh nói chung và tại huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh nói riêng, giáo dục trẻ có thói quen tốt trong sinh hoạt, biết tự chăm sóc và giữ gìn sức khỏe.

c) Tổ chức hoạt động tư vấn về dinh dưỡng, tăng cường công tác tuyên truyền kiến thức về giáo dục dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non, cha mẹ trẻ và trong cộng đồng, huy động các lực lượng vào chăm sóc, giáo dục trẻ và phối hợp giám sát thực hiện Đề án Sữa học đường tại hai huyện.

d) Tổ chức các hoạt động giao lưu đối với trẻ em và giáo viên, nhân viên về các nội dung liên quan đến hiệu quả Đề án Sữa học đường, tổ chức Ngày hội Sữa học đường...

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

a) Là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Y tế, Lao động-Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Ban Dân tộc, Ủy ban nhân dân các huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh tổ chức triển khai thực hiện Đề án Sữa học đường theo lộ trình, bảo đảm gắn kết chặt chẽ với các mục tiêu Đề án.

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức đấu thầu chọn đơn vị cung cấp sữa cho Đề án Sữa học đường theo quy định.

c) Tổ chức hướng dẫn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên việc thực hiện sổ sách, phiếu theo dõi việc giao nhận, lưu trữ và bảo quản sữa, phân phối sữa, cân đo, theo dõi đánh giá kết quả phát triển của trẻ; cán bộ quản lý phụ trách dinh dưỡng trẻ em và vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ an toàn cho trẻ mầm non. Kiểm tra, tổng hợp việc thực hiện Đề án Sữa học đường, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh vào tháng 6 hàng năm (cuối mỗi năm học) và có sơ kết, đánh giá hiệu quả thực hiện Đề án Sữa học đường theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh.

d) Quản lý, điều phối có hiệu quả nguồn lực tài chính, theo dõi, kiểm tra việc phân bổ và sử dụng kinh phí trong ngân sách và nguồn xã hội hóa của Đề án Sữa học đường; đồng thời, có biện pháp quản lý, chấn chỉnh kịp thời nếu phát hiện sai trái.

2. Sở Y tế

a) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tuyên truyền, tư vấn, giáo dục về dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non; bồi dưỡng cán bộ quản lý phụ trách dinh dưỡng trẻ em và vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ an toàn cho trẻ mầm non; bồi dưỡng đội ngũ phục vụ các nhiệm vụ của Đề án Sữa học đường.

b) Chỉ đạo các cơ sở y tế và đơn vị trực thuộc phối hợp với các cơ sở giáo dục mầm non theo dõi, giám sát và đánh giá việc phát triển thể lực của trẻ trong giai đoạn thực hiện Đề án Sữa học đường.

3. Sở Tài chính

a) Căn cứ vào nguồn kinh phí ngân sách hàng năm, phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo bố trí kinh phí sự nghiệp giáo dục để thực hiện Đề án Sữa học đường.

b) Hướng dẫn kiểm tra, giám sát Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc sử dụng kinh phí thực hiện Đề án Sữa học đường.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Tài chính trong việc tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối nguồn vốn hỗ trợ kinh phí cho Đề án Sữa học đường.

5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, đảm bảo 100% trẻ em là người dân tộc thiểu số, trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo, trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ trên địa bàn triển khai Đề án được hưởng các quyền lợi của Đề án này.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các cơ quan báo chí của tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh, hệ thống thông tin cơ sở nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của Đề án Sữa học đường; về tầm quan trọng của công tác dinh dưỡng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em.

7. Ban dân tộc tỉnh

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh tuyên truyền về Đề án Sữa học đường trong đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; giám sát việc thực hiện Đề án Sữa học đường.

8. Ủy ban nhân dân các huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh

a) Phối hợp, tổ chức triển khai thực hiện Đề án Sữa học đường tại địa phương; chủ động và tích cực huy động các nguồn lực để thực hiện công tác phòng chống suy dinh dưỡng tại địa phương có hiệu quả.

b) Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án Sữa học đường và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

9. Báo Khánh Hòa, Đài Phát thanh-Truyền hình Khánh Hòa

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tuyên truyền về chủ trương, ý nghĩa, mục đích của Đề án Sữa học đường trên các phương tiện thông tin đại chúng, thực hiện các phóng sự về Đề án phòng chống suy dinh dưỡng, Đề án Sữa học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non tại huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh.

10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Khánh Hòa và các tổ chức thành viên; các đoàn thể chính trị xã hội và các tổ chức xã hội nghề nghiệp có liên quan

a) Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và người dân, nhất là cha mẹ trẻ tham gia thực hiện Đề án Sữa học đường; đồng thời phối hợp giám sát việc thực hiện Đề án Sữa học đường.

b) Các đoàn thể chính trị xã hội và các tổ chức xã hội nghề nghiệp có liên quan vận động các tầng lớp quần chúng, nhân dân ủng hộ Đề án Sữa học đường.

11. Đơn vị cung cấp sữa

a) Đảm bảo các tiêu chí lựa chọn và các điều kiện để triển khai hiệu quả Đề án Sữa học đường theo đúng quy định; bảo đảm cung ứng sữa kịp thời, không gián đoạn, vận chuyển sữa đến tận kho của các trường mầm non an toàn.

b) Hỗ trợ trang bị kệ giá bảo quản sữa (số lượng kệ đủ chứa số sữa cho trẻ uống trong một tuần).

c) Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức tổng kết theo quy định./.

PHỤ LỤC I

YÊU CẦU VỀ KỸ THUẬT SẢN PHẨM
(Kèm theo Đề án Sữa học đường tại huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh giai đoạn 2024 - 2030)

- Tên sản phẩm: Sữa tươi tiệt trùng có đường.

- Thể tích: 110 ml/hộp và 180ml/hộp.

- Yêu cầu về kỹ thuật sản phẩm: phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng QCVN 5-1:2010/BYT. Cụ thể:

STT

Tên chỉ tiêu

Mức quy định

Ghi chú

1

Hàm lượng protein sữa

≥ 2,7%

QCVN 5-1:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm dạng lỏng

2

Các vitamin và khoáng chất

có sẵn trong sữa tươi

3

Giới hạn các chất nhiễm bẩn: theo QCVN 5-1:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng

4

Các chỉ tiêu vi sinh vật: theo QCVN 5-1:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng

- Chỉ tiêu cảm quan:

+ Trạng thái: Dạng lỏng, đồng nhất khi lắc đều.

+ Màu sắc: Tự nhiên của sản phẩm từ trắng đục đến vàng kem nhạt.

+ Mùi vị: Thơm, ngọt, đặc trưng của sản phẩm.

- Thành phần: Sản phẩm từ 100% sữa tươi; thành phần: sữa, đường.

- Hạn sử dụng: từ 06 tháng trở lên.

PHỤ LỤC II

SỐ LƯỢNG TRẺ DỰ KIẾN THỤ HƯỞNG ĐỀ ÁN SỮA HỌC ĐƯỜNG TẠI HUYỆN KHÁNH SƠN VÀ KHÁNH VĨNH GIAI ĐOẠN 2024-2030
(Kèm theo Đề án Sữa học đường tại huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh giai đoạn 2024 - 2030)

Năm học

Độ tuổi

Số trẻ huyện KHÁNH SƠN

Số trẻ huyện KHÁNH VĨNH

TỔNG SỐ TRẺ

2023 - 2024

- Nhà trẻ

445

562

1.007

- Mẫu giáo

1.913

2.713

4.626

2024 - 2025

- Nhà trẻ

447

575

1.022

- Mẫu giáo

1.915

2.717

4.632

2025 - 2026

- Nhà trẻ

456

604

1.060

- Mẫu giáo

1.921

2.722

4.643

2026 - 2027

- Nhà trẻ

464

624

1.088

- Mẫu giáo

1.928

2.720

4.648

2027 - 2028

- Nhà trẻ

475

644

1.119

- Mẫu giáo

1.935

2.721

4.656

2028 - 2029

- Nhà trẻ

489

663

1.152

- Mẫu giáo

1.935

2.722

4.657

2029 - 2030

- Nhà trẻ

505

684

1.189

- Mẫu giáo

1.944

2.723

4.667

PHỤ LỤC III

DỰ KIẾN NGUỒN LỰC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN SỮA HỌC ĐƯỜNG TẠI HUYỆN KHÁNH SƠN VÀ KHÁNH VĨNH GIAI ĐOẠN 2024-2030
(Kèm theo Đề án Sữa học đường tại huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh giai đoạn 2024 - 2030)

Năm

Độ tuổi

KINH PHÍ DỰ KIẾN THỰC HIỆN (ĐVT: 1.000 đồng)

Kinh phí sự nghiệp do Ngân sách tỉnh hỗ trợ (75%)

Đơn vị cung cấp sữa hỗ trợ (25%)

Tổng cộng

2024

- Nhà trẻ

743.891,0

247.963,7

8.196.701,7

- Mẫu giáo

5.403.635,2

1.801.211,7

2025

- Nhà trẻ

754.971,8

251.657,3

8.220.820,9

- Mẫu giáo

5.410.643,8

1.803.547,9

2026

- Nhà trẻ

822.195,4

274.065,1

8.689.150,6

- Mẫu giáo

5.694.667,6

1.898.222,5

2027

- Nhà trẻ

843.913,7

281.304,6

8.726.285,1

- Mẫu giáo

5.700.800,1

1.900.266,7

2028

- Nhà trẻ

909.290,4

303.096,8

9.189.115,4

- Mẫu giáo

5.982.546,1

1.994.182,0

2029

- Nhà trẻ

936.106,0

312.035,3

9.226.582,6

- Mẫu giáo

5.983.831,0

1.994.610,3

2030

- Nhà trẻ

966.171,9

322.057,3

9.283.802,7

- Mẫu giáo

5.996.680,1

1.998.893,4

Cộng

- Nhà trẻ

5.976.540

1.992.180

61.532.459,0

- Mẫu giáo

40.172.804

13.390.935

Ghi chú:

- Dự kiến đơn giá sữa đã bao gồm cả chi phí vận chuyển, bốc dỡ (Đã bao gồm 8% VAT)

+ Hộp 110ml: 5.184,0 đồng

+ Hộp 180ml: 8.197,2 đồng

- Cách xây dựng dự toán: Năm 2024, 2025: giá sữa theo đơn giá dự kiến; Năm 2026, 2027: giá sữa được tính tăng thêm 5% theo đơn giá dự kiến; Năm 2028, 2029, 2030 giá sữa được tính tăng thêm 10% theo đơn giá dự kiến.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 130/NQ-HĐND năm 2023 phê duyệt Đề án sữa học đường tại huyện Khánh Sơn và huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2024-2030

  • Số hiệu: 130/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 14/12/2023
  • Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
  • Người ký: Trần Mạnh Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 14/12/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản