Hệ thống pháp luật

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------

Số: 30/2010/TT-BYT

Hà Nội, ngày 02 tháng 6 năm 2010

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM SỮA DẠNG LỎNG

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm ngày 07 tháng 8 năm 2003 và Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;

Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Đào tạo, Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUY ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này:

QCVN 5-1:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.

Điều 3. Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Y tế, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. /.

Nơi nhận:
- VPCP (Văn xã, Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu (để báo cáo);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Chi cục ATTP các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- TTYTDP các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các cơ quan KTNN về thực phẩm nhập khẩu;
- Tổng Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng;
- Website Bộ Y tế;
- Lưu: VT, K2ĐT, PC, ATTP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trịnh Quân Huấn

QCVN 5-1:2010/BYT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM SỮA DẠNG LỎNG

National technical regulation for fluid milk products

Lời nói đầu

QCVN 5-1:2010/BYT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sữa và sản phẩm sữa biên soạn, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 30/2010/TT-BYT ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM SỮA DẠNG LỎNG

National technical regulation for fluid milk products

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu an toàn thực phẩm và các yêu cầu quản lý đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng, bao gồm sữa tươi nguyên chất thanh trùng, sữa tươi thanh trùng, sữa tươi nguyên chất tiệt trùng, sữa tươi tiệt trùng, sữa tiệt trùng, sữa cô đặc (sữa đặc), sữa cô đặc (sữa đặc) có bổ sung chất béo thực vật.

Quy chuẩn này không áp dụng đối với các sản phẩm sữa theo công thức dành cho trẻ đến 36 tháng tuổi, sữa theo công thức với mục đích y tế đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh và thực phẩm chức năng.

2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với:

a) Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sữa dạng lỏng tại Việt Nam;

b) Các tổ chức, cá nhân có liên quan.

3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

3.1. Sữa tươi nguyên chất thanh trùng

Sản phẩm được chế biến hoàn toàn từ sữa tươi nguyên liệu, không bổ sung bất kỳ một thành phần nào của sữa hoặc bất cứ thành phần nào khác kể cả phụ gia thực phẩm, đã qua thanh trùng.

3.2. Sữa tươi thanh trùng

Sản phẩm được chế biến chủ yếu từ sữa tươi nguyên liệu, không bổ sung bất kỳ một thành phần nào của sữa, có thể bổ sung đường và các loại nguyên liệu khác ví dụ như nước quả, cacao, cà phê, phụ gia thực phẩm, đã qua thanh trùng.

3.3. Sữa tươi nguyên chất tiệt trùng

Sản phẩm được chế biến hoàn toàn từ sữa tươi nguyên liệu, không bổ sung bất kỳ một thành phần nào của sữa hoặc bất cứ thành phần nào khác kể cả phụ gia thực phẩm, đã qua tiệt trùng.

3.4. Sữa tươi tiệt trùng

Sản phẩm được chế biến chủ yếu từ sữa tươi nguyên liệu, không bổ sung bất kỳ một thành phần nào của sữa, có thể bổ sung đường và các loại nguyên liệu khác ví dụ như nước quả, cacao, cà phê, phụ gia thực phẩm, đã qua tiệt trùng.

3.5. Sữa tiệt trùng

Sản phẩm được chế biến bằng cách bổ sung nước với một lượng cần thiết vào sữa dạng bột, sữa cô đặc hoặc sữa tươi để thiết lập lại tỷ lệ nước và chất khô thích hợp. Trong trường hợp có bổ sung các thành phần khác như đường, nước quả, cacao, cà phê, phụ gia thực phẩm thì thành phần chính phải là sữa, đã qua tiệt trùng.

3.6. Sữa cô đặc (sữa đặc)

Sản phẩm sữa được chế biến bằng cách loại bỏ một phần nước ra khỏi sữa hoặc thêm, bớt một số thành phần của sữa nhưng giữ nguyên thành phần, đặc tính của sản phẩm và không làm thay đổi tỷ lệ giữa whey protein và casein của sữa nguyên liệu ban đầu, có thể bổ sung đường và phụ gia thực phẩm.

3.7. Sữa gầy cô đặc có bổ sung chất béo thực vật (sữa đặc có bổ sung chất béo thực vật)

Sản phẩm được chế biến từ thành phần chính là sữa gầy, có bổ sung nước, chất béo thực vật, có thể bổ sung đường và phụ gia thực phẩm.

II. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT

1. Các chỉ tiêu liên quan đến an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng

1.1. Các chỉ tiêu lý hoá được quy định tại Phụ lục I của Quy chuẩn này.

1.2. Giới hạn tối đa các chất nhiễm bẩn được quy định tại Phụ lục II của Quy chuẩn này.

1.3. Các chỉ tiêu vi sinh vật được quy định tại Phụ lục III của Quy chuẩn này.

1.4. Danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng phù hợp với quy định hiện hành.

1.5. Có thể sử dụng các phương pháp thử có độ chính xác tương đương với các phương pháp quy định kèm theo các chỉ tiêu trong các Phụ lục I, Phụ lục II và Phụ lục III của Quy chuẩn này.

1.6. Số hiệu và tên đầy đủ của phương pháp lấy mẫu và các phương pháp thử được quy định tại Phụ lục IV của Quy chuẩn này.

1.7. Trong trường hợp cần kiểm tra các chỉ tiêu chưa quy định phương pháp thử tại Quy chuẩn này, Bộ Y tế sẽ quyết định căn cứ theo các phương pháp hiện hành trong nước hoặc ngoài nước đã được xác nhận giá trị sử dụng.

2. Ghi nhãn

Việc ghi nhãn các sản phẩm sữa dạng lỏng phải theo đúng quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá và các văn bản hướng dẫn thi hành.

III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

1. Công bố hợp quy

1.1. Các sản phẩm sữa dạng lỏng được nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh trong nước phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định tại Quy chuẩn này.

1.2. Phương thức, trình tự, thủ tục công bố hợp quy được thực hiện theo Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy được ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và các quy định của pháp luật.

2. Kiểm tra đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng

Việc kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng phải được thực hiện theo các quy định của pháp luật.

IV. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất các sản phẩm sữa dạng lỏng phải công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật tại Quy chuẩn này, đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp của Bộ Y tế và bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn theo đúng nội dung đã công bố.

2. Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sữa dạng lỏng sau khi hoàn tất đăng ký bản công bố hợp quy và bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn, ghi nhãn phù hợp với các quy định của pháp luật.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giao Cục An toàn vệ sinh thực phẩm chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn triển khai và tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn này.

2. Căn cứ vào yêu cầu quản lý, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có trách nhiệm kiến nghị Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.

3. Trong trường hợp các tiêu chuẩn và quy định pháp luật được viện dẫn trong Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.

PHỤ LỤC I

CÁC CHỈ TIÊU LÝ HOÁ CỦA CÁC SẢN PHẨM SỮA DẠNG LỎNG

Tên chỉ tiêu

Mức quy định

Phương pháp thử

Phân loại chỉ tiêu 1)

I. Sữa tươi nguyên chất thanh trùng và sữa tươi thanh trùng

1. Hàm lượng protein sữa, % khối lượng, không nhỏ hơn

2,7

TCVN 7774:2007
(ISO 5542:1984),
TCVN 8099-1:2009
(ISO 8968-1:2001),
TCVN 8099-5:2009
(ISO 8968-5:2001)

A

2. Tỷ trọng ở 20 oC, không nhỏ hơn

1,026

TCVN 5860:2007

A

3. Hiệu quả thanh trùng (thử phosphatase)

Đạt yêu cầu của phép thử

TCVN 5860:2007

A

II. Sữa tươi nguyên chất tiệt trùng

1. Hàm lượng protein sữa, % khối lượng, không nhỏ hơn

2,7

TCVN 7774:2007
(ISO 5542:1984),
TCVN 8099-1:2009
(ISO 8968-1:2001),
TCVN 8099-5:2009
(ISO 8968-5:2001)

A

2. Tỷ trọng ở 20 oC, không nhỏ hơn

1,026

TCVN 7028:2009

A

III. Sữa tươi tiệt trùng và sữa tiệt trùng

1. Hàm lượng protein sữa, % khối lượng, không nhỏ hơn

2,7

TCVN 7774:2007
(ISO 5542:1984),
TCVN 8099-1:2009
(ISO 8968-1:2001),
TCVN 8099-5:2009
(ISO 8968-5:2001)

A

III. Sữa cô đặc (sữa đặc) và sữa gầy cô đặc có bổ sung chất béo thực vật (sữa đặc có bổ sung chất béo thực vật)

1. Hàm lượng protein sữa, % khối lượng tính theo chất khô không béo của sữa, không nhỏ hơn

34

TCVN 7774:2007
(ISO 5542:1984),
TCVN 8099-1:2009
(ISO 8968-1:2001),
TCVN 8099-5:2009
(ISO 8968-5:2001)

A

1) Chỉ tiêu loại A: bắt buộc phải thử nghiệm để đánh giá hợp quy.

PHỤ LỤC II

GIỚI HẠN CÁC CHẤT NHIỄM BẨN ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM SỮA DẠNG LỎNG

Tên chỉ tiêu

Giới hạn tối đa

Phương pháp thử

Phân loại chỉ tiêu 2)

I. Kim loại nặng

1. Chì, mg/kg đối với các sản phẩm được quy định tại khoản 1.3.1 đến 1.3.5, hoặc mg/kg sản phẩm đã pha để sử dụng đối với các sản phẩm được quy định tại khoản 1.3.6 và 1.3.7.

0,02

TCVN 7933:2008
(ISO 6733:2006),
TCVN 7929:2008
(EN 14083:2003)

A

2. Thiếc (đối với sản phẩm đựng trong bao bì tráng thiếc), mg/kg

250

TCVN 7730:2007
(ISO/TS 9941:2005),
TCVN8110:2009
(ISO 14377:2002),
TCVN 7788:2007

A

3. Stibi, mg/kg

1,0

TCVN 8132:2009

B

4. Arsen, mg/kg

0,5

TCVN 7601:2007

B

5. Cadmi, mg/kg

1,0

TCVN 7603:2007,
TCVN 7929:2008
(EN 14083:2003)

B

6. Thuỷ ngân, mg/kg

0,05

TCVN 7993:2008
(EN 13806:2002)

B

II. Độc tố vi nấm

1. Aflatoxin M1, μg/kg

0,5

TCVN 6685:2009
(ISO 14501:2007)

A

III. Melamin

1. Melamin, mg/kg

2,5

Thường quy kỹ thuật định lượng melamin trong thực phẩm (QĐ 4143/QĐ-BYT)

B

IV. Dư lượng thuốc thú y, μg/kg

1. Benzylpenicilin/Procain benzylpenicilin

4

TCVN 8106:2009
(ISO/TS 26844:2006);
AOAC 988.08

A

2. Clortetracyclin/Oxytetracyclin/ Tetracyclin

100

TCVN 8106:2009
(ISO/TS 26844:2006);
AOAC 995.04

A

3. Dihydrostreptomycin/Streptomycin

200

TCVN 8106:2009
(ISO/TS 26844:2006);
AOAC 988.08;

A

4. Gentamicin

200

TCVN 8106:2009
(ISO/TS 26844:2006)

A

5. Spiramycin

200

TCVN 8106:2009
(ISO/TS 26844:2006)

A

6. Ceftiofur

100

TCVN 8106:2009
(ISO/TS 26844:2006)

B

7. Clenbuterol

50

B

8. Cyfluthrin 3)

40

TCVN 8101:2009
(ISO 8260:2008)

B

9. Cyhalothrin 3)

30

AOAC 998.01

B

10. Cypermethrin và alpha-cypermethrin

100

US FDA PAM, Vol. I, Section 304, E4/C2, C4;
TCVN 8101:2009
(ISO 8260:2008)

B

11. Deltamethrin 3)

30

TCVN 8101:2009
(ISO 8260:2008)

B

12. Diminazen

150

B

13. Doramectin

15

B

14. Eprinomectin

20

B

15. Febantel/ Fenbendazol/ Oxfendazol

100

B

16. Imidocarb

50

B

17. Isometamidium

100

B

18. Ivermectin

10

B

19. Lincomycin

150

AOAC 988.08

B

20. Neomycin

1500

TCVN 8106:2009
(ISO/TS 26844:2006)

B

21. Pirlimycin

200

B

22. Spectinomycin

200

B

23. Sulfadimidin

25

AOAC 992.21

B

24. Thiabendazol 3)

100

B

25. Triclorfon (Metrifonat) 3)

50

B

V. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật 4), mg/kg

V.1. Đối với thuốc bảo vệ thực vật tan trong nước hoặc tan một phần trong chất béo

1. Endosulfan

0,01

TCVN 7082:2002
(ISO 3890:2000), phần 1 và phần 2;
TCVN 8170:2009
(EN 1528:1996),
phần 1, 2, 3 và 4

A

2. 2,4-D

0,01

US FDA PAM, Vol. I, Section 402, E1

B

3. Abamectin

0,005

B

4. Acephat

0,02

AOAC 970.52

B

5. Aldicarb

0,01

US FDA PAM, Vol. I, Section 401, E1+DL1

B

6. Aminopyralid

0,02

B

7. Amitraz

0,01

B

8. Bentazon

0,05

B

9. Bifenazat

0,01

B

10. Bifenthrin

0,05

AOAC 970.52

B

11. Bitertanol

0,05

B

12. Carbaryl

0,05

AOAC 964.18;
US FDA PAM, Vol. I, Section 401, E1+DL1

B

13. Carbendazim

0,05

B

14. Carbofuran

0,05

US FDA PAM, Vol. I, Section 401, E1, DL1

B

15. Carbosulfan

0,03

B

16. Clormequat

0,5

B

17. Clorpropham

0,0005

US FDA PAM, Vol. I, Section 304, E4, C1-C4

B

18. Clorpyrifos

0,02

TCVN 8101:2009
(ISO 8260:2008)

B

19. Clorpyrifos-methyl

0,01

TCVN 8101:2009
(ISO 8260:2008)

B

20. Clethodim

0,05

B

21. Clofentezin

0,05

B

22. Cyhexatin

0,05

B

23. Cyprodinil

0,0004

B

24. Cyromazin

0,01

B

25. Diclorvos

0,02

TCVN 8101:2009
(ISO 8260:2008)

B

26. Difenoconazol

0,005

B

27. Dimethenamid-p

0,01

B

28. Dimethipin

0,01

B

29. Dimethoat

0,05

AOAC 970.52

B

30. Dimethomorph

0,01

B

31. Diquat

0,01

B

32. Disulfoton

0,01

B

33. Dithiocarbamat

0,05

B

34. Ethephon

0,05

B

35. Ethoprophos

0,01

US FDA PAM, Vol. I, Section 304, E4, C1, C3

B

36. Fenamiphos

0,005

B

37. Fenbuconazol

0,05

B

38. Fenbutatin oxid

0,05

B

39. Fenpropimorph

0,01

B

40. Fipronil

0,02

US FDA PAM, Vol. I, Section 304, E4, C1-C4

B

41. Fludioxonil

0,01

B

42. Flutolanil

0,05

B

43. Glufosinat-amoni

0,02

B

44. Imidacloprid

0,02

B

45. Indoxacarb

0,1

B

46. Kresoxim-methyl

0,01

B

47. Lindan

0,01

AOAC 970.52

B

48. Methamidophos

0,02

B

49. Methidathion

0,001

US FDA PAM, Vol. I, Section 304, E4, C2, C4

B

50. Methomyl

0,02

US FDA PAM, Vol. I, Section 401, E1, DL1

B

51. Methoxyfenozid

0,01

B

52. Myclobutanil

0,01

B

53. Novaluron

0,4

B

54. Oxamyl

0,02

US FDA PAM, Vol. I, Section 401, E1, DL1

B

55. Oxydemeton-methyl

0,01

B

56. Paraquat

0,005

B

57. Penconazol

0,01

B

58. Pirimicarb

0,01

B

59. Pirimiphos-methyl

0,01

TCVN 8101:2009
(ISO 8260:2008)

B

60. Procloraz

0,05

B

61. Profenofos

0,01

US FDA PAM, Vol. I, Section 304, E4, C1, C3

B

62. Propamocarb

0,01

B

63. Propiconazol

0,01

B

64. Pyraclostrobin

0,03

B

65. Pyrimethanil

0,01

US FDA PAM, Vol. I, Section 304, E4, C1-C4

B

66. Quinoxyfen

0,01

B

67. Spinosad

1

B

68. Tebuconazol

0,01

B

69. Tebufenozid

0,01

B

70. Terbufos

0,01

US FDA PAM, Vol. I, Section 304, C1-C4

B

71. Thiacloprid

0,05

B

72. Triadimefon

0,01

US FDA PAM, Vol. I, Section 304, C1, C3

B

73. Triadimenol

0,01

B

74. Trifloxystrobin

0,02

B

75. Vinclozolin

0,05

US FDA PAM, Vol. I, Section 304, C1-C3; E1-E5+C6

B

V.2. Đối với thuốc bảo vệ thực vật tan trong chất béo 5)

1. Aldrin và dieldrin

0,006

TCVN 7082:2002
(ISO 3890:2000), phần 1 và phần 2;
TCVN 8101:2009
(ISO 8260:2008);
TCVN 8170:2009
(EN 1528:1996), phần 1, 2, 3 và 4

A

2. Cyfluthrin 6)

0,04

TCVN 8101:2009
(ISO 8260:2008)

A

3. Clordan

0,002

TCVN 7082:2002
(ISO 3890:2000),
phần 1 và phần 2;
TCVN 8170:2009
(EN 1528:1996), phần 1, 2, 3 và 4

B

4. Cypermethrin

0,05

US FDA PAM, Vol. I, Section 304, E4/C2, C4;
TCVN 8101:2009
(ISO 8260:2008)

B

5. DDT

0,02

TCVN 7082:2002
(ISO 3890:2000), phần 1 và phần 2;
TCVN 8170:2009
(EN 1528:1996), phần 1, 2, 3 và 4

A

6. Deltamethrin 6)

0,05

TCVN 8101:2009
(ISO 8260:2008)

B

7. Diazinon

0,02

TCVN 8101:2009
(ISO 8260:2008)

B

8. Dicofol

0,1

TCVN 8101:2009
(ISO 8260:2008)

B

9. Diflubenzuron

0,02

B

10. Diphenylamin

0,0004

B

11. Famoxadin

0,03

B

12. Fenhexamid

0,01

B

13. Fenpropathrin

0,1

US FDA PAM Vol. I, Section 304, E4, C1-C4

B

14. Fenpyroximat

0,005

B

15. Fenvalerat

0,1

TCVN 8101:2009
(ISO 8260:2008);
AOAC 998.01

B

16. Flumethrin

0,05

B

17. Flusilazol

0,05

B

18. Heptaclor

0,006

TCVN 7082:2002
(ISO 3890:2000), phần 1 và phần 2;
TCVN 8170:2009
(EN 1528:1996), phần 1, 2, 3 và 4

B

19. Methopren

0,1

B

20. Permethrin

0,1

TCVN 8101:2009
(ISO 8260:2008)

B

21. Phorat

0,01

US FDA PAM Vol. I, Section 304, C2, C4

B

22. Piperonyl butoxid

0,05

US FDA PAM Vol. I, Section 401, E1, DL2

B

23. Propargit

0,1

US FDA PAM Vol. I, Section 304, E4+C6

B

2) Chỉ tiêu loại A: bắt buộc phải thử nghiệm để đánh giá hợp quy. Chỉ tiêu loại B: không bắt buộc phải thử nghiệm để đánh giá hợp quy nhưng tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, chế biến các sản phẩm sữa dạng lỏng phải đáp ứng các yêu cầu đối với chỉ tiêu loại B.

3) Cũng được dùng làm thuốc bảo vệ thực vật.

4) Tham khảo các phương pháp thử trong TCVN 5142:2008 (CODEX STAN 229-1993, Rev.1-2003) Phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật – Các phương pháp khuyến cáo.

5) Giới hạn này quy định cho sản phẩm sữa thanh trùng và sữa tiệt trùng được quy định tại khoản 1.3.1 đến 1.3.5. Đối với các sản phẩm sữa khác, nếu hàm lượng chất béo nhỏ hơn 2 % khối lượng thì áp dụng giới hạn tối đa bằng một nửa so với quy định này. Đối với các sản phẩm sữa có hàm lượng chất béo từ 2 % khối lượng trở lên thì áp dụng mức giới hạn bằng 25 lần quy định này, tính trên cơ sở chất béo trong sản phẩm sữa.

6) Cũng được dùng làm thuốc thú y.

PHỤ LỤC III

CÁC CHỈ TIÊU VI SINH VẬT CỦA CÁC SẢN PHẨM SỮA DẠNG LỎNG

Tên chỉ tiêu

Giới hạn tối đa cho phép

Phương pháp thử

Phân loại chỉ tiêu 11)

n 7)

c 8)

m 9)

M 10)

1. Enterobacteriaceae

5

2

< 1 CFU/ml

5 CFU/ml

TCVN 5518-1:2007 (ISO 21528-1:2004)

A

2. L. monocytogenes (đối với sản phẩm dùng ngay)

5

0

100 CFU/ml

TCVN 7700-2:2007 (ISO 11290-2:1998, With amd.1:2004)

A

7) n: số đơn vị mẫu được lấy từ lô hàng cần kiểm tra.

8) c: số đơn vị mẫu tối đa có thể chấp nhận hoặc số đơn vị mẫu tối đa cho phép vượt quá chỉ tiêu vi sinh vật m. Nếu vượt quá số đơn vị mẫu này thì lô hàng được coi là không đạt.

9) m: số lượng hoặc mức tối đa vi khuẩn có trong 1 gam sản phẩm; các giá trị vượt quá mức này thì có thể được chấp nhận hoặc không được chấp nhận.

10) M: là mức vi sinh vật tối đa được dùng để phân định giữa chất lượng sản phẩm có thể đạt và không đạt.

11) Chỉ tiêu loại A: bắt buộc phải thử nghiệm để đánh giá hợp quy.

PHỤ LỤC IV

DANH MỤC PHƯƠNG PHÁP THỬ CÁC CHỈ TIÊU AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM SỮA DẠNG LỎNG

I. Lấy mẫu

1. TCVN 6400 (ISO 707) Sữa và sản phẩm sữa – Hướng dẫn lấy mẫu.

II. Phương pháp thử các chỉ tiêu lý hoá

1. TCVN 5860:2007 Sữa tươi thanh trùng

2. TCVN 7028:2009 Sữa tươi tiệt trùng

3. TCVN 7774:2007 (ISO 5542:1984) Sữa – Xác định hàm lượng protein – Phương pháp nhuộm đen amido (Phương pháp thông thường)

4. TCVN8082:2009 (ISO 6731:1989) Sữa, cream và sữa cô – Xác định hàm lượng chất khô tổng số (Phương pháp chuẩn)

5. TCVN 8099-1:2009 (ISO 8968-1:2001) Sữa – Xác định hàm lượng nitơ – Phần 1: Phương pháp Kjeldahl

6. TCVN 8099-5:2009 (ISO 8968-5:2001) Sữa – Xác định hàm lượng nitơ – Phần 5: Xác định hàm lượng nitơ protein

III. Phương pháp thử các chất nhiễm bẩn

III.1. Kim loại nặng

1. TCVN 7601:2007 Thực phẩm – Xác định hàm lượng asen bằng phư­ơng pháp bạc dietyldithiocacbamat

2. TCVN 7603:2007 Thực phẩm – Xác định hàm lượng cadimi bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử

3. TCVN 7730:2007 (ISO/TS 9941:2005) Sữa và sữa cô đặc đóng hộp – Xác định hàm lượng thiếc – Phương pháp đo phổ

4. TCVN 7788:2007 Đồ hộp thực phẩm – Xác định hàm lượng thiếc bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử

5. TCVN 7929:2008 (EN 14083:2003) Thực phẩm – Xác định các nguyên tố vết – Xác định chì, cadimi, crom, molypden bằng đo phổ hấp thụ nguyên tử dùng lò graphit (GFAAS) sau khi phân huỷ bằng áp lực

6. TCVN 7933:2008 (ISO 6733:2006) Sữa và sản phẩm sữa - Xác định hàm lượng chì - Phư­ơng pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử dùng lò graphit.

7. TCVN 7993:2008 (EN 13806:2002) Thực phẩm – Xác định các nguyên tố vết – Xác định thuỷ ngân bằng đo phổ hấp thụ nguyên tử hơi-lạnh (CVAAS) sau khi phân huỷ bằng áp lực

8. TCVN8110:2009 (ISO 14377:2002) Sữa cô đặc đóng hộp – Xác định hàm lượng thiếc – Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử dùng lò graphit

9. TCVN 8132:2009 Thực phẩm – Xác định hàm lượng antimon bằng phương pháp quang phổ

III.2. Độc tố vi nấm

1. TCVN 6685:2009 (ISO 14501:2007) Sữa và sữa bột – Xác định hàm lượng aflatoxin M1 – Làm sạch bằng sắc ký ái lực miễn dịch và xác định bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao

III.3. Melamin

1. Thường quy kỹ thuật định lượng melamin trong thực phẩm, được ban hành kèm theo Quyết định số 4143/QĐ-BYT ngày 22 tháng 10 năm 2008

III.4. Dư lượng thuốc thú y

1. TCVN 8101:2009 (ISO 8260:2008) Sữa và sản phẩm sữa – Xác định thuốc bảo vệ thực vật nhóm clo hữu cơ và polyclo biphenyl – Phương pháp sắc ký khí-lỏng mao quản có detector bắt giữ electron

2. TCVN 8106:2009 (ISO/TS 26844:2006) Sữa và sản phẩm sữa - Xác định dư lượng kháng sinh - Phép thử phân tán trong ống nghiệm

3. AOAC 988.08 Antimicrobial Drugs in Milk. Microbial Receptor Assay (Thuốc kháng sinh trong sữa)

4. AOAC 992.21 Sulfamethazine Residues in Raw Bovine Milk (Dư lượng sulfamethazine trong sữa bò tươi)

5. AOAC 995.04 Multiple Tetracycline Residues in Milk. Metal Chelate Affinity-Liquid Chromatographic Method (Dư lượng tetracycline trong sữa. Phương pháp ái lực chelat kim loại-sắc kí lỏng

6. AOAC 995.09 Chlortetracycline, Oxytetracycline, and Tetracycline in Edible Animal Tissues. Liquid Chromatographic Method (Chlortetracycline, oxytetracycline và tetracycline trong thịt động vật. Phương pháp sắc kí lỏng)

7. AOAC 998.01 Synthetic Pyrethroids in Agricultural Products Multiresidue. GC Method (Pyrethroid tổng hợp trong nông sản. Phương pháp sắc kí khí)

8. Pesticide Analytical Manual (PAM), Food and Drug Administration, Washington, D.C., USA, Vol. I, 3rd edition, Section 304

9. Pesticide Analytical Manual (PAM), Food and Drug Administration, Washington, D.C., USA, Vol. I, 3rd edition, Section 401

10. Pesticide Analytical Manual (PAM), Food and Drug Administration, Washington, D.C., USA, Vol. I, 3rd edition, Section 402

III.5. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

1. TCVN 5142:2008 (CODEX STAN 229-1993, Rev.1-2003) Phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật – Các phương pháp khuyến cáo

2. TCVN 7082-1:2002 (ISO 3890-1:2000) Sữa và sản phẩm sữa – Xác định dư lượng hợp chất clo hữu cơ (thuốc trừ sâu) – Phần 1: Xem xét chung và phương pháp chiết

3. TCVN 7082-2:2002 (ISO 3890-2:2000) Sữa và sản phẩm sữa – Xác định dư lượng hợp chất clo hữu cơ (thuốc trừ sâu) – Phần 2: Phương pháp làm sạch dịch chiết thô và thử khẳng định

4. TCVN 8101:2009 (ISO 8260:2008) Sữa và sản phẩm sữa – Xác định thuốc bảo vệ thực vật nhóm clo hữu cơ và polyclo biphenyl – Phương pháp sắc ký khí-lỏng mao quản có detector bắt giữ electron

5. TCVN 8170-1:2009 (EN 1528-1:1996) Thực phẩm chứa chất béo – Xác định thuốc bảo vệ thực vật và polyclo biphenyl (PCB) – Phần 1: Yêu cầu chung

6. TCVN 8170-2:2009 (EN 1528-2:1996) Thực phẩm chứa chất béo – Xác định thuốc bảo vệ thực vật và polyclo biphenyl (PCB) – Phần 2: Chiết chất béo, thuốc bảo vệ thực vật, PCB và xác định hàm lượng chất béo

7. TCVN 8170-3:2009 (EN 1528-3:1996) Thực phẩm chứa chất béo – Xác định thuốc bảo vệ thực vật và polyclo biphenyl (PCB) – Phần 3: Các phương pháp làm sạch

8. TCVN 8170-4:2009 (EN 1528-4:1996) Thực phẩm chứa chất béo – Xác định thuốc bảo vệ thực vật và polyclo biphenyl (PCB) – Phần 4: Xác định, khẳng định, các quy trình khác

9. AOAC 964.18 Carbaryl Pesticide Residues. Colorimetric Method (Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật carbaryl. Phương pháp đo màu)

10. AOAC 970.52 Organochlorine and Organophosphorus Pesticide Residues. General Multiresidue Method (Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật clo hữu cơ và phospho hữu cơ. Phương pháp đa dư lượng)

IV. Phương pháp thử các chỉ tiêu vi sinh vật

1. TCVN 5518-1:2007 (ISO 21528-1:2004) Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi – Phương pháp phát hiện và định lượng Enterobactericeae – Phần 1: Phát hiện và định l­ượng bằng kỹ thuật MPN có tiền tăng sinh

2. TCVN 7700-2:2007 (ISO 11290-2:1998, With amd.1:2004) Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi – Phương pháp phát hiện và định lượng Listeria monocytogenes – Phần 2: Phương pháp định lượng

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 30/2010/TT-BYT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

  • Số hiệu: 30/2010/TT-BYT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 02/06/2010
  • Nơi ban hành: Bộ Y tế
  • Người ký: Trịnh Quân Huấn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 530 đến số 531
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản