Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 111/2008/NQ-HĐND

Đà Lạt, ngày 11 tháng 12 năm 2008

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC THU, TỶ LỆ ĐIỀU TIẾT, CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ SỬ DỤNG PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ CHẤT THẢI RẮN; PHÍ THOÁT NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT; TỶ LỆ THU LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ ĐỐI VỚI Ô TÔ CHỞ NGƯỜI DƯỚI 10 CHỖ NGỒI THUỘC THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
KHÓA VII - KỲ HỌP THỨ 13

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 57/2002/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13/5/2008 về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản của Chính phủ; Thông tư số 67/2008/TT-BTC ngày 21/7/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13/5/2008 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 về quản lý chất thải rắn và Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn của Chính phủ; Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19/5/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 174/2008/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;
Căn cứ Nghị định 88/2007/NĐ-CP, ngày 28/5/2007 của Chính phủ về “Thoát nước đô thị và khu công nghiệp”; Thông tư số 06/2008/TT-BXD ngày 20/3/2008 của Bộ Xây dựng về việc “Hướng dẫn quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị”.
Căn cứ Nghị định số 80/2008/NĐ-CP ngày 29/7/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 176/1999/NĐ-CP ngày 21/12/1999 và Nghị định số 47/2003/NĐ-CP ngày 12/5/2003 của Chính phủ về lệ phí trước bạ; Thông tư số 79/2008/TT-BTC ngày 15/9/2008 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 80/2008/NĐ-CP ngày 29/7/2008 của Chính phủ;
Sau khi xem xét Tờ trình số 8248/TTr-UBND ngày 13/11/2008; Tờ trình số 8204/TTr-UBND ngày 12/11/2008 và Tờ trình số 8463 /TTr-UBND ngày 20/11/2008 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc đề nghị quy định mức thu, tỷ lệ điều tiết, chế độ quản lý sử dụng Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn; phí thoát nước trên địa bàn thành phố Đà lạt; tỷ lệ thu Lệ phí trước bạ đối với ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng;
Qua Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. HĐND tỉnh khóa VII - Kỳ họp thứ 13 thống nhất quy định mức thu, tỷ lệ điều tiết, chế độ quản lý sử dụng Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn; phí thoát nước trên địa bàn thành phố Đà lạt; tỷ lệ thu Lệ phí trước bạ đối với ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi với mức thu cụ thể như sau:

1. Mức thu, tỷ lệ điều tiết, chế độ quản lý sử dụng Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn: theo phụ biểu chi tiết đính kèm.

2. Mức thu phí thoát nước thải đối với các hộ thoát nước đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung trên địa bàn thành phố Đà Lạt là: 1000đ/1m3. Các hộ đã chi trả phí thoát nước thải thì không phải nộp phí thoát nước 300đ/m3 theo quy định tại Quyết định số 10/2007/QĐ-UBND ngày 27/3/2007 của UBND tỉnh Lâm Đồng về mức thu, nộp, tỷ lệ điều tiết và chế độ quản lý, sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

3. Tỷ lệ thu lệ phí trước bạ đối với ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) là 10%;

Điều 2. HĐND tỉnh giao cho UBND tỉnh căn cứ mức thu, tỷ lệ thu, tỷ lệ điều tiết, chế độ quản lý sử dụng các loại Phí, lệ phí tại Nghị quyết này và các quy định hiện hành để ban hành quyết định và tổ chức triển khai thực hiện.

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Lâm Đồng khóa VII - Kỳ họp thứ 13 thông qua ngày 11/12/2008./-

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Tiến

 

MỨC THU, TỶ LỆ ĐIỀU TIẾT, CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ SỬ DỤNG PHÍ

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN THUỘC THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
(Kèm theo Nghị quyết số 111/2008/NQ-HĐND ngày 11/12/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng)

1. Đối tượng chịu phí: là đá, sỏi, cát, đất, than, nước khoáng thiên nhiên, quặng khoáng sản kim loại.

2. Đối tượng nộp phí: là các cá nhân, tổ chức trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng có hoạt động khai thác các loại khoáng sản chịu phí quy định tại tại điểm 1 trên đây.

3. Cơ quan thu phí: cơ quan Thuế địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản.

4. Mức thu Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản:

STT

Loại khoáng sản

ĐVT

Mức thu

(đồng)

1

Đá:

 

 

a

Đá ốp lát, mỹ nghệ (granít, gabro, đá hoa…)

m3

50.000

b

Quặng đá quý (saphia, emmôrốt, opan quý màu đen, topaz, thạch anh tinh thể…)

tấn

35.000

c

Đá làm vật liệu xây dựng thông thường

m3

1.000

d

Các loại đá khác (đá làm xi măng, khoáng chất công nghiệp)

m3

2.000

2

Sỏi, cuội, sạn

m3

4.000

3

Cát:

 

 

a

Cát xây, cát tô, cát đúc

m3

2.100

b

Các loại cát khác

m3

1.400

4

Đất:

 

 

a

Đất sét làm gạch ngói

m3

1.500

b

Đất cao lanh

m3

5.000

c

Các loại đất khác

m3

1.000

5

Than

 

 

a

Than bùn

tấn

2.000

b

Các loại than khác

tấn

2.800

6

Nước khoáng thiên nhiên

m3

2.000

7

Quặng khoáng sản kim loại

 

 

a

Quặng sắt

tấn

28.000

b

Quặng chì

tấn

180.000

c

Quặng kẽm

tấn

180.000

d

Quặng bô xít

tấn

21.000

đ

Quặng thiếc

tấn

126.000

e

Quặng cromit

tấn

40.000

f

Quặng khoáng sản kim loại khác

tấn

10.000

5. Quản lý sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản:

Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định tại khoản 1 - Điều 6 - Nghị định số 63/2008NĐ-CP ngày 13/5/2008 của Chính phủ./-

 

MỨC THU, TỶ LỆ TIẾT, CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ SỬ DỤNG PHÍ

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN THUỘC THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
(Kèm theo Nghị quyết số 111/2008/NQ-HĐND ngày 11/12/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng)

1. Đối tượng chịu phí: là chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác; trong đó:

a) Chất thải rắn nguy hại là chất thải rắn có tên trong Danh mục các chất thải rắn nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành;

b) Chất thải rắn không có tên trong Danh mục các chất thải rắn nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành là chất thải rắn thông thường.

- Không thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường phát thải trong sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình.

2. Đối tượng nộp phí: là các cá nhân, tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác có phát thải chất thải rắn thuộc đối tượng chịu phí nêu tại điểm 1 trên đây.

3. Đối tượng không phải nộp phí: là các cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 4 - Mục I - Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19/5/2008 của Bộ Tài chính. Cụ thể:

a) Cá nhân, hộ gia đình phát thải chất thải rắn thông thường trong sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.

b) Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp phí quy định tại điểm 2 trên đây nhưng tự xử lý hoặc ký hợp đồng dịch vụ xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật.

4. Cơ quan tổ chức thu phí: Công ty quản lý công trình đô thị thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc; Xí nghiệp hoặc Đội quản lý công trình công cộng các huyện.

5. Mức thu Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn:

a) Đối với chất thải rắn thông thường phát thải từ hoạt động của cơ quan, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề: 40.000 đồng/tấn;

b) Đối với chất thải rắn nguy hại: 6.000.000 đồng/tấn.

6. Tỷ lệ tiết, chế độ quản lý sử dụng số phí thu được:

a) Tỷ lệ điều tiết để lại:

- Được để lại cho các đơn vị trực tiếp tổ chức thu: 25% trên tổng số phí thực thu để chi cho công tác tổ chức thu phí.

- Số phí còn lại 75%, được nộp toàn bộ vào ngân sách Nhà nước.

b) Quản lý sử dụng số phí thu được:

Việc quản lý sử dụng số phí thu được thực hiện theo quy định tại khoản 4 - Mục II - Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19/5/2008 của Bộ Tài chính./-

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 111/2008/NQ-HĐND về việc quy định mức thu, tỷ lệ điều tiết, chế độ quản lý sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản và chất thải rắn; phí thoát nước trên địa bàn thành phố Đà Lạt; tỷ lệ thu lệ phí trước bạ đối với ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng khóa VII - kỳ họp thứ 13 ban hành

  • Số hiệu: 111/2008/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 11/12/2008
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
  • Người ký: Nguyễn Xuân Tiến
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 21/12/2008
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản