Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số 03/2011/NQ-HĐND

Thái Nguyên, ngày 03 tháng 4 năm 2011

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
KHOÁ XI, KỲ HỌP THỨ 16

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003;

Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;

Căn cứ Nghị định số: 23/2006/NĐ-CP , ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Quyết định số: 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 - 2015;

Căn cứ Quyết định số: 1134/QĐ-TTg ngày 21/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án Bảo vệ và Phát triển rừng ATK Định Hoá - tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2020;

Căn cứ Thông tư số: 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn lập Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng

Căn cứ Văn bản thẩm định số: 3284/BNN-TCLN ngày 11/01/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Xét tờ trình số: 13/TTr-UBND ngày 11/3/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh, ý kiến thảo luận của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2020 (có Báo cáo tóm tắt Quy hoạch kèm theo).

Điều 2. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết theo đúng quy định hiện hành.

Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban Kinh tế và Ngân sách, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khoá XI kỳ họp thứ 16 thông qua ngày 23 tháng 3 năm 2011./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Vượng

 

BÁO CÁO TÓM TẮT

QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 03/ 2011/NQ-HĐND ngày 03 tháng 4 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên )

1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh

Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi nằm trong vùng Đông Bắc bộ. Diện tích tự nhiên 353.435,2 ha, dân số 1.150.000 người cư trú trên địa bàn 7 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố với 181 xã, phường và thị trấn. Mật độ dân số trung bình 325 người/km2, (số liệu theo Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2008).

- Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 50,9% diện tích tự nhiên, dân số nông lâm nghiệp chiếm 75,5%, lao động nông lâm nghiệp chiếm 63,24%. Trong khi đó, giá trị sản xuất lâm nghiệp chỉ chiếm 0,57% trong tổng GDP chung toàn tỉnh.

- Khu vực kinh tế nông - lâm - công nghiệp, xây dựng, dịch vụ thương mại, du lịch trên địa bàn tỉnh tăng trưởng ổn định. Sản xuất phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường.

- Hệ thống đường giao thông phân bố khá hợp lý, 100% số xã có đường ôtô đến trung tâm xã.

- Y tế, Giáo dục, Thông tin, Văn hoá xã hội, năng lượng ... phát triển tương đối hoàn thiện, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.

Tình hình phát triển Lâm nghiệp

HẠNG MỤC

Quy hoạch 2001-2010

Th.hiện ñến năm 2008

So sánh tăng (+); giảm(-)

Khối lượng

Tỉ lệ (%)

- Bảo vệ rừng

150.474,0

155.063,8

4.589,8

3,05

- Khoanh nuôi tái sinh rừng

9.276,0

16.525,7

7.249,7

78,16

- Trồng rừng (Trồng rừng mới và trồng rừng thay thế)

31.970,9

49.284,4

17.313,5

54,15

- Khai thác rừng

 

 

 

 

+ Khai thác rừng trồng (m3/năm)

65.500

28.990

-36.510

-55,74

+ Tre nứa (tấn/năm)

65.700

46.853

-18.8467

-28,69

Kết quả thực hiện quy hoạch lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2001-2010

- Công tác giao đất, giao rừng thời gian qua đã được chú trọng. Tính đến năm 2009, toàn tỉnh đã giao được 129.247,0 ha, trong đó cho hộ gia đình: 100.141,0 ha và cho các tổ chức 29.106,0 ha. Người dân đã có nhận thức đúng đắn về chính sách đất đai, chính sách hưởng lợi. v.v. của Đảng và Nhà nước nên đã chủ động vay vốn đầu tư trồng rừng, chăm sóc rừng và quản lý, bảo vệ tốt những diện tích rừng và đất rừng được giao.

- Công tác quản lý bảo vệ rừng hiện có, khoanh nuôi phục hồi rừng và trồng rừng mới.

- Khai thác và tiêu thụ lâm sản đều có sự tăng trưởng hàng năm nhưng chưa ổn định và thiếu bền vững. Chế biến lâm sản chủ yếu phục vụ nhu cầu của địa phương và phần lớn sản phẩm được tiêu thụ dưới dạng nguyên liệu thô.

- Mạng lưới vườn ươm đều ở quy mô nhỏ, công nghệ tạo giống chủ yếu theo phương pháp dâm hom cành, chất lượng cây giống chưa đảm bảo, công suất thấp.

- Công tác khuyến lâm còn nhiều khó khăn do thiếu cán bộ, nên khi thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp xã hội, lâm nghiệp cộng đồng còn hạn chế.

- Công tác phòng chống lửa rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng trong những năm qua đã được chú trọng nhưng cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật còn thiếu, chính quyền địa phương và nhân dân sống trên địa bàn ở một số nơi chưa thực sự chú trọng tới công tác này.

- Lực lượng lao động tham gia sản xuất trong ngành lâm nghiệp qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu làm việc ở các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp và là cán bộ quản lý, còn lại phần lớn là chưa qua đào tạo.

- Tiềm năng thị trường tương đối rộng lớn, nhưng khả năng khai thác thị trường còn hạn chế.

- Công tác giao đất, giao rừng cơ bản đã hoàn thành, song hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp chưa cao.

- Vốn đầu tư cho rừng phòng hộ, rừng đặc dụng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước triển khai chậm, dàn trải, suất đầu tư thấp. Vốn tín dụng thời gian vay ngắn, lãi suất cao nên việc đầu tư trồng rừng đạt kết quả chưa cao.

- Chính sách hưởng lợi và tiêu thụ sản phẩm chưa thực sự hấp dẫn người dân tham gia sản xuất lâm nghiệp.

- Chưa có các giải pháp khuyến khích, thu hút các tổ chức, cá nhân và các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào phát triển khoa học công nghệ.

2. Dự báo phát triển

2.1. Dự báo phát triển dân số đến năm 2020

- Tỷ lệ tăng dân số: Năm 2015: 8,49%o; năm 2020: 6,84%o.

- Dân số: Năm 2015: 1.228.517 người; năm 2020: 1.275.283 người.

- Lao động: Năm 2015: 712.436 người; năm 2020: 739.555 người.

2.2. Dự báo nhu cầu lâm sản và thị trường trong tỉnh

Bình quân hàng năm nhu cầu gỗ xây dựng và chế biến 81.600 m3, Tre nứa 67.600 tấn và 623.400 ste củi.

2.3. Dự báo thị trường lâm sản ngoài tỉnh

- Nhà máy giấy An hoà được xây dựng tại huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang, công suất 300.000 tấn/năm, tương lai sẽ là nơi tiêu thụ khối lượng nguyên liệu giấy rất lớn.

- Thị trường Quốc tế như Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc... đang có nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm của Việt Nam, trong đó có gỗ, nhựa Thông, các sản phẩm Mây, Tre trúc và hàng thủ công mỹ nghệ khác mà nguồn nguyên liệu được khai thác từ rừng. Tuy nhiên, để tìm được đầu ra của sản phẩm và ổn định được thị trường đòi hỏi phải nâng cao chất lượng, tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm và làm tốt công tác tiếp thị.

2.4. Dự báo về môi trường

Công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và du lịch, kinh tế nông thôn phát triển, nhu cầu bảo vệ môi trường cho đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư là hết sức quan trọng và cần thiết.

Biến đổi về khí hậu theo dự báo sẽ kéo theo những thay đổi về mưa, bão, lũ lụt là những nguy cơ gây bất lợi cho các lưu vực sông, suối đầu nguồn, công trình thuỷ lợi, cho sản xuất và đời sống người dân.

Vì vậy, để đảm bảo môi trường sinh thái bền vững, hạn chế thảm hoạ thiên tai, phát huy chức năng phòng hộ của rừng tỉnh Thái Nguyên cần ổn định độ che phủ của rừng đạt 50,8% vào năm 2020.

3. Phương hướng phát triển lâm nghiệp

- Phát huy những lợi thế về điều kiện tự nhiên; thu hút nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế tham gia.

- Đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế; khai thác hợp lý lợi ích tổng hợp; chú trọng năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh và giá trị môi trường. Góp phần tích cực vào Chương trình xoá đói giảm nghèo cho nhân dân miền núi.

- Phát triển phải lấy quản lý tài nguyên rừng bền vững làm nền tảng. Kết hợp hài hoà giữa quản lý bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng với khai thác rừng hợp lý.

- Đẩy mạnh trồng rừng gắn với chế biến lâm sản và thị trường tiêu thụ.

- Phát triển rừng trên cơ sở xã hội hoá các hoạt động lâm nghiệp, thu hút các nguồn lực xã hội và huy động tối đa mọi thành phần kinh tế tham gia.

- Phát triển lâm nghiệp gắn với Chương trình phát triển du lịch với mục tiêu quảng bá tiềm năng về giá trị lịch sử, giá trị nhân văn và cảnh quan thiên nhiên.

4. Mục tiêu, nhiệm vụ

4.1. Mục tiêu

- Kinh tế: Quản lý tốt rừng tự nhiên hiện có, gia tăng diện tích và năng suất rừng trồng, tăng cường các hoạt động nông lâm kết hợp, sử dụng có hiệu quả đất trống đồi núi trọc quy hoạch cho lâm nghiệp. Sản xuất, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ có tính cạnh tranh và bền vững đáp ứng nhu cầu nội địa và tham gia xuất khẩu. Nâng mức tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp lên 6,43% đến 7%/năm. Phấn đấu đến năm 2020, giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 2% trong tổng giá trị sản xuất của tỉnh.

- Xã hội: Xã hội hoá và đa dạng hoá các hoạt động lâm nghiệp; tạo việc làm, nâng cao nhận thức và mức sống của người dân; đặc biệt chú ý đến đồng bào dân tộc ít người, hộ nghèo và phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa để từng bước tạo cho người dân làm nghề rừng có cuộc sống ổn định, góp phần xoá đói giảm nghèo và giữ vững an ninh quốc phòng; nâng số lao động lâm nghiệp được đào tạo nghề lên 20.

- Môi trường: Ổn định độ che phủ của rừng là 50,8%. Giảm thiểu đến mức thấp nhất các vụ vi phạm vào rừng; hạn chế canh tác nương rẫy trên đất lâm nghiệp.

4.2. Nhiệm vụ

- Quản lý bền vững và sản xuất kinh doanh có hiệu quả: 83.919,0 ha rừng sản xuất, trong đó: 51.794,0 ha rừng trồng và 32.125 ha rừng tự nhiên

- Quy hoạch hợp lý, quản lý và sử dụng có hiệu quả diện tích rừng phòng hộ là 48.386,0 ha và diện tích rừng đặc dụng là 34.802,0 ha.

- Trồng rừng mới 14.552,0 ha, trong đó: rừng phòng hộ 2.845,0 ha; rừng đặc dụng 370,0 ha và 11.337,0 ha rừng sản xuất. Trồng lại rừng sau khai thác 41.218,0 ha giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020 trồng 53.640,0 ha.

- Khoanh nuôi tái sinh rừng 5.450,0 ha.

- Cải tạo rừng: 5.330,0 ha.

- Trồng cây phân tán: 1,6 triệu cây/năm.

- Xây dựng hệ thống vườn ươm, rừng giống hoàn chỉnh nhằm cung cấp giống cây trồng đảm bảo về số lượng và chất lượng cho trồng rừng tại địa phương.

- Sản lượng gỗ khai thác trên địa bàn tỉnh 346.984,0 m3/năm trong giai đoạn 2011 - 2015.

- Khai thác củi dùng cho khu vực nông thôn duy trì ở mức 623.000 Ste/năm.

5. Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp và sản xuất kinh doanh lâm nghiệp

Tổng diện tích đất quy hoạch cho phát triển Lâm nghiệp: 179.688,0 ha:

- Rừng phòng hộ: 48.386,0 ha; chiếm 26,9% diện tích đất lâm nghiệp; trong đó: Đất có rừng 42.197,0 ha; đất chưa có rừng và đất khác 6189,0 ha. So với hiện trạng diện tích rừng phòng hộ tăng 1.153,4 ha.

- Rừng đặc dụng: 34.802,0: ha; chiếm 19,4% diện tích đất lâm nghiệp; trong đó: Đất có rừng 28.798,0 ha; Đất chưa có rừng 6.004,0 ha. So với hiện trạng diện tích rừng đặc dụng giảm 1.542,5 ha.

- Rừng sản xuất: 96.500,0 ha; chiếm 53,7% diện tích đất lâm nghiệp; trong đó: Đất có rừng 83.919,0 ha; Đất chưa có rừng và đất khác 12.581,0 ha. So với hiện trạng diện tích rừng sản xuất tăng 193,1 ha.

5.1. Sản xuất gỗ xây dựng và gia dụng: Vùng sản xuất gỗ xây dựng với tổng diện tích là: 30.417,0 ha, thuộc huyện Võ Nhai. Huyện Đồng Hỷ (trừ các xã Khe Mo, Văn Hán, Hợp Tiến, Cây Thị, Tân Lợi).

5.2. Vùng sản xuất gỗ nguyên liệu giấy: tổng diện tích 41.758,0 ha, thuộc các huyện: Định Hoá, Đại Từ, Phú Lương, thành phố Thái Nguyên.

5.3. Vùng sản xuất gỗ nhỏ và gỗ trụ mỏ: tổng diện tích 5.748,0 ha, thuộc các huyện Phổ Yên và thị xã Sông Công.

5.4. Vùng sản xuất nguyên liệu ván nhân tạo: tổng diện tích 15.621,0 ha, thuộc các xã Khe Mo, Văn Hán, Hợp Tiến, Tân Lợi, Cây Thị của huyện Đồng Hỷ; các xã Tân Thành, Tân Kim, Tân Hoà của huyện Phú Bình.

6. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng

6.1. Bảo vệ rừng:

Đối tượng là rừng tự nhiên và rừng trồng.

- Diện tích bảo vệ rừng giai đoạn 2011 - 2015 là 109.109,0 ha, trong đó: Rừng tự nhiên 87.650 ha (phòng hộ 33.297,0 ha, đặc dụng 27.555,0 ha, sản xuất 26.798,0 ha) và rừng trồng là: 21.459,0 ha.

- Diện tích bảo vệ rừng giai đoạn 2016 - 2020 là 113.700,0 ha, trong đó: Rừng tự nhiên 91.750,0 ha (phòng hộ 36.169,0 ha, đặc dụng 28.783,0 ha, sản xuất 26.798,0 ha) và rừng trồng là: 21.950,0 ha.

DIỆN TÍCH RỪNG CẦN BẢO VỆ THEO GIAI ĐOẠN

Đơn vị tính: ha

Hạng mục

Tổng

Phòng hộ

Đặc dụng

Sản xuất

Giai đoạn

2011-2015

2016-2020

2011-2015

2016- 2020

2011-2015

2016-2020

2011-2015

2016-2020

Cộng

109.109,0

113.700,0

40.404,0

46.724,0

31.855,0

33.574,0

36.850,0

33.402,0

- Rừng tự nhiên hiện có

87.650,0

91.750,0

33.297,0

36.169,0

27.555,0

28.783,0

26.798,0

26.798,0

- Rừng trồng

21.459,0

21.950,0

7.107,0

10.555,0

4.300,0

4.791,0

10.052,0

6.604,0

6.1.1. Biện pháp kỹ thuật

- Xác định diện tích, chất lượng rừng, lập hồ sơ quản lý bảo vệ rừng, đóng bảng nội quy bảo vệ rừng trên các trục đường giao thông đi qua các khu rừng và nơi dân cư tập trung gần rừng.

- Tổ chức tuần tra, canh gác, ngăn chặn những hiện tượng tác động tiêu cực đến rừng như: khai thác gỗ, củi trái phép, phát nương làm rẫy... Bảo vệ nghiêm ngặt khu hệ thực vật tự nhiên trên núi đá ở huyện Võ Nhai và huyện Đồng Hỷ.

- Đề phòng, ngăn chặn lửa rừng và sâu bệnh hại. Đối với những khu rừng dễ cháy cần phải xây dựng hệ thống đường băng cản lửa.

- Tuyên truyền, giáo dục Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Bảo vệ môi trường đến từng khu dân cư.

6.1.2. Tổ chức thực hiện

- Huy động các tổ chức xã hội, các thành phần kinh tế tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng; thường xuyên kiểm tra giám sát (đặc biệt là cấp huyện, cấp xã); tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện. Xử lý nghiêm và kịp thời các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, đồng thời có hình thức khen thưởng đối với các tổ chức và cá nhân có thành tích trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Kiện toàn bộ máy quản lý bảo vệ rừng từ tỉnh xuống cơ sở thông qua việc bố trí sắp xếp lại lực lượng kiểm lâm, tổ chức thực hiện tốt việc đưa cán bộ kiểm lâm xuống địa bàn xã hoặc cụm xã.

- Đối với những xã có diện tích đất lâm nghiệp từ 300 ha trở lên thành lập Ban lâm nghiệp xã và có cán bộ lâm nghiệp chuyên trách. Ban lâm nghiệp xã và cán bộ lâm nghiệp chuyên trách phối hợp với cán bộ kiểm lâm địa bàn tham mưu cho UBND xã tổ chức thực hiện bảo vệ rừng

- Những diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng xung yếu gần dân, dễ bị tác động cần tổ chức giao, khoán cho hộ gia đình. Những diện tích có vị trí phức tạp, xa khu dân cư giao, khoán cho các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư ở địa phương quản lý bảo vệ.

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chủ rừng với lực lượng kiểm lâm địa bàn và chính quyền cấp xã trong công tác bảo vệ rừng.

- Đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện cho lực lượng kiểm lâm ở các trạm, các hạt nhằm nâng cao năng lực bảo vệ rừng.

- Phòng chống cháy rừng: Xây dựng hệ thống đường băng cản lửa ngay từ khi thiết kế trồng rừng đối với rừng trồng mới. Đối với rừng đã trồng hoặc rừng tự nhiên phải phân chia các khu rừng thành những lô, khoảnh riêng biệt bằng những đường băng cản lửa (đường băng trắng hoặc đường băng cây xanh), các hồ đập chứa nước. Lập Ban phòng và chữa cháy rừng các cấp tỉnh, huyện, xã do phó Chủ tịch các cấp trực tiếp làm trưởng ban, ngành Kiểm lâm làm phó ban, cán bộ các ngành hữu quan làm uỷ viên. Mỗi thôn, bản tổ chức đội bảo vệ rừng tình nguyện từ 15 -20 người, được trang bị những dụng cụ chữa cháy và trang bị bảo hộ phục vụ cho việc chữa cháy. Ở vùng trọng điểm dễ cháy cần xây dựng bản đồ phòng cháy, chữa cháy rừng thể hiện: Loại rừng dễ cháy theo cấp tuổi; hệ thống đường băng, chòi canh; hệ thống liên lạc; các hồ và các nguồn nước khác; trạm dự báo cháy rừng; vị trí bố trí lực lượng, phương tiện tuần tra, phát hiện cháy và dập tắt cháy; vùng dân cư phân bố ven rừng và trong rừng.

6.2. Phát triển rừng

- Khoanh nuôi: Diện tích: 5.450,0 ha, trong đó: Rừng đặc dụng: 2.578,0 ha; rừng phòng hộ: 2.872,0 ha.

- Trồng rừng mới: 14.552,0 ha.

- Trồng lại rừng sau khai thác: Giai đoạn 2011 - 2015 trồng 41.218 ha và Giai đoạn 2016 - 2020 trồng 53.640 ha.

- Trồng rừng trong cải tạo rừng: 5.330,0 ha.

6.3. Khai thác rừng

Khai thác lâm sản giai đoạn 2011- 2015: Gỗ: 1.862.619,0 m3, trong đó Khai thác chính 1.755.559,0 m3, khai thác tận dụng 107.060 m3; lâm sản ngoài gỗ: Khối lượng 61.447,0 tấn (tre nứa).

6.4. Chế biến lâm sản

- Chế biến lâm sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu nhằm thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp phát triển. Sản phẩm chủ yếu: Giấy, bột giấy, ván nhân tạo, bao bì công nghiệp, đồ gia dụng, mây tre đan xuất khẩu, đũa ...

6.5. Các hoạt động khác: Xây dựng vườn rừng, trại rừng diện tích: 1.601,0ha; Trồng cây phân tán 1,6 triệu cây/năm.

- Xây dựng 01 trung tâm sản xuất giống cây lâm nghiệp tại thành phố Thái Nguyên; 20 vườn ươm tại các cụm xã với công suất khoảng 23 triệu cây/năm.

- Xây dựng 206,0 km đường ranh cản lửa.

- Xây dựng 02 trụ sở Ban quản lý rừng đặc dụng.

- Xây dựng trạm bảo vệ rừng: Duy trì và nâng cấp các trạm bảo vệ rừng hiện có trên địa bàn tỉnh và xây dựng mới 02 trạm bảo vệ ở huyện Phú Lương.

- Xây dựng chòi canh: Số lượng chòi canh dự kiến khoảng 15 - 20 chòi, mua sắm và nâng cấp trang thiết bị phục vụ phòng chống cháy rừng.

7. Tổng hợp vốn đầu tư và hiệu quả

7.1. Tổng hợp vốn đầu tư và nguồn vốn

BIỂU: TỔNG HỢP ĐẦU TƯ THEO HẠNG MỤC VÀ THEO GIAI ĐOẠN

Đơn vị: Triệu đồng

Giai đoạn

Hạng mục

Tổng số

Phân theo nguồn vốn

B.quân năm

Nhà nước

Doanh nghiệp

Vay

Tự có

Liên kết

Tổng Cộng

Tổng cộng

552.152,9

277.654,4

23.049,2

193.005,9

27.436,5

31.006,9

55.215,3

1.Bảo vệ rừng

111.404,5

76.278,5

4.607,0

 

27.436,5

3.082,5

11.140,5

2. Phát triển rừng

279.858,7

40.486,2

18.442,2

193.005,9

0,0

27.924,4

27.985,9

4. Hoạt động khác

143.549,7

143.549,7

 

 

 

 

14.355,0

4. Kinh phí dự phòng (3%)

17.340,0

17.340,0

 

 

 

 

1.734,0

2011 - 2015

Tổng cộng

472.112,6

214.315,1

20.770,7

193.005,9

14.553,5

29.467,4

78.685,4

1.Bảo vệ rừng

54.554,5

36.129,5

2.328,5

0,0

14.553,5

1.543,0

9.092,4

2. Phát triển rừng

279.244,7

39.872,2

18.442,2

193.005,9

0,0

27.924,4

46.540,8

3. Hoạt động khác

123.304,7

123.304,7

 

 

 

 

20.550,8

4. Kinh phí dự phòng (3%)

15.008,7

15.008,7

 

 

 

 

2.501,5

2016 - 2020

Tổng cộng

80.040,3

63.339,3

2.278,5

 

12.883,0

1.539,5

16.008,1

1.Bảo vệ rừng

56.850,0

40.149,0

2.278,5

 

12.883,0

1.539,5

11.370,0

2. Phát triển rừng

614,0

614,0

 

 

 

 

122,8

3. Hoạt động khác

20.245,0

20.245,0

 

 

 

 

4.049,0

4. Kinh phí dự phòng (3%)

2.331,3

2.331,3

 

 

 

 

466,3

Tổng vốn đầu tư là: 552.152,9 triệu đồng (100,0%) trong đó:

- Vốn ngân sách: 277.654,4 triệu đồng, chiếm 50,28% (chủ yếu sử dụng vốn từ ngân sách trung ương).

- Vốn vay: 193.005,9 triệu đồng, chiếm 34, 96%

- Vốn tự có: 27.436,5 triệu đồng, chiếm 4,97%

- Vốn liên doanh, liên kết: 31.006,9 triệu đồng, chiếm 5,62%

7.2. Dự báo hiệu quả

a) Hiệu quả về môi trường

- Ổn định và phát triển bền vững hệ thống 3 loại rừng, đảm bảo độ che phủ của rừng Thái Nguyên đạt trên 50% vào năm 2020, duy trì và nâng cao chất lượng độ che phủ của rừng góp phần tạo cảnh quan môi trường, phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, hạn chế thiên tai và bảo tồn nguồn gen quí hiếm trong hệ sinh thái tự nhiên.

- Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên rừng kết hợp với trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng là biện pháp nâng cao sự ổn định hệ sinh thái rừng và bảo vệ môi trường.

b) Hiệu quả về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng

- Hiệu quả về kinh tế:

+ Giai đoạn 2011 - 2015 cung cấp khoảng 347.000 m3 gỗ/năm và 10.240 tấn tre nứa/năm và các loại lâm sản khác ngoài gỗ; ước tính đóng góp cho GDP của tỉnh khoảng 350 tỷ đồng/năm.

+ Hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, chủ động cung cấp nguyên liệu đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trong tỉnh và các bạn hàng quen thuộc ở ngoài tỉnh.

+ Hỗ trợ để nâng cao năng suất cây trồng góp phần làm cho sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định; cải tạo môi trường sinh thái, bảo vệ tính đa dạng sinh học từ đó thu hút khách du lịch và thúc đẩy các dịch vụ tăng lên.

+ Xây dựng vườn rừng, trại rừng và nông lâm kết hợp tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế, góp phần tích cực vào việc xoá đói giảm nghèo.

- Hiệu quả về xã hội:

Hàng năm thu hút khoảng 15.700 lao động vào làm nghề rừng, góp phần xoá đói giảm nghèo ổn định đời sống của người dân nông thôn miền núi. Phối hợp với các ngành kinh tế khác để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, Văn hoá - xã hội, nâng cao dân trí cho đồng bào các dân tộc miền núi.

- Hiệu quả về an ninh quốc phòng

Kinh tế phát triển, đủ việc làm, chất lượng cuộc sống tăng lên, hạn chế tệ nạn xã hội, góp phần giữ gìn trật tự xã hội, an ninh quốc phòng trên mỗi địa bàn và phạm vi chung toàn tỉnh, trong vùng và Quốc gia.

8. Các giải pháp thực hiện

8.1. Tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất a) Tổ chức quản lý:

- Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương về Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND tỉnh theo quy định của pháp luật.

- Cấp huyện, thành phố, thị xã: Phòng Nông nghiệp và PTNT hoặc Phòng Kinh tế, Hạt Kiểm lâm.

- Cấp xã: Ban lâm nghiệp xã hoặc cán bộ lâm nghiệp xã.

b) Tổ chức sản xuất: Huy động mọi thành phần kinh tế tham gia vào sự nghiệp phát triển rừng. Các doanh nghiệp lâm nghiệp, công ty lâm nghiệp, Ban quản lý rừng là nòng cốt. Hộ gia đình, cộng đồng thôn bản là những thành viên thực hiện bảo vệ, xây dựng và phát triển vốn rừng. Các tổ chức xã hội, hội nghề nghiệp, lực lượng vũ trang, các trường dạy nghề trên địa bàn toàn tỉnh tham gia xây dựng phát triển rừng. Tổ chức sản xuất theo hình thức liên doanh, liên kết theo hợp đồng kinh tế.

c) Tuyên truyền:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài phát thanh truyền hình tập trung ttuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 đến 2020 để mọi người dân được biết và thực hiện.

8.2. Các giải pháp hỗ trợ

a) Giải pháp về khoa học và công nghệ:

- Đầu tư cho việc tuyển chọn giống đầu dòng cung cấp cho trồng rừng. Tăng cường áp dụng các công nghệ chế biến mới để nâng cao năng lực chế biến và hiệu quả sử dụng gỗ rừng trồng. Đẩy mạnh việc tinh chế sản phẩm và sản xuất đồ gỗ chất lượng cao.

- Xây dựng định hướng và hoạch định kế hoạch phát triển khoa học công nghệ theo từng chương trình cụ thể; đầu tư thích đáng cho công tác nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân đầu tư ứng dụng các công nghệ mới; đầu tư thử nghiệm mô hình điểm.

- Tăng cường công tác khuyến lâm, khuyến khích việc gắn kết các cơ quan nghiên cứu khoa học với các chủ sản xuất kinh doanh lâm nghiệp để nhận được sự hỗ trợ và dịch vụ khoa học.

b) Giải pháp về thực hiện các chính sách

- Thực hiện chính sách ưu đãi về thuế đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư vào trồng rừng và phát triển lâm nghiệp.

- Có chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào kinh doanh rừng và chế biến lâm sản. Khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết giữa nhà máy, cơ sở chế biến với người trồng rừng.

- Khuyến khích khu vực tư nhân và phi Chính phủ tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, đào tạo và khuyến lâm bằng hình thức đấu thầu công khai.

- Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách cho phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng; hỗ trợ một phần vốn cho hộ gia đình trồng rừng sản xuất trên diện tích đất trống đồi núi trọc ở chu kỳ đầu.

- Hộ gia đình, các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư cho trồng rừng sản xuất, chế biến lâm sản từ các nguồn vốn tự có, vốn tín dụng và công lao động.

- Vốn tín dụng áp dụng các thủ tục đơn giản, lãi suất ưu đãi, thu hồi vốn và lãi khi kết thúc chu kỳ kinh doanh theo loài cây. Có cơ chế ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi đối với người dân trồng rừng ở những xã vùng sâu, vùng xa, điều kiện sản xuất và lưu thông khó khăn.

c) Giải pháp về vốn:

Nguồn vốn được huy động chủ yếu từ vốn ngân sách trung ương; vốn tín dụng; vốn liên doanh, liên kết; vốn tự có và vốn đầu tư nước ngoài. Tuỳ tình hình cụ thể ngân sách địa phương hỗ trợ từ 07 tỷ đến 10 tỷ đồng/ năm.

d) Phát triển nguồn nhân lực

Huy động và thu hút lực lượng lao động tại chỗ của địa phương vào công tác xây dựng và phát triển rừng. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và khoa học kỹ thuật. Đặc biệt là con em các dân tộc địa phương.

e) Quản lý việc thực hiện quy hoạch

Các Sở ngành theo chức năng nhiệm vụ được phân công và UBND các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm quản lý tốt việc thực hiện quy hoạch đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 đến 2020

8.3. Sự phối hợp của các ngành

Sau khi Qui hoạch được phê duyệt, Sở Nông nghiệp và PTNT cùng các Sở, Ngành của tỉnh có liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm khẩn trương thực hiện theo chức năng nhiệm vụ được phân công.

9. Danh mục các dự án ưu tiên

- Thực hiện các Dự án của Đề án Bảo vệ và phát triển rừng khu ATK Định Hoá tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2020 theo Quyết định 1134/QĐ-TTg ngày 21/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

- Dự án hỗ trợ người dân vùng cao trồng rừng thay thế nương rãy tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2015

- Dự án xác định ranh giới và đóng mốc 3 loại rừng tỉnh Thái Nguyên.

- Dự án Trồng rừng nguyên liệu cho Nhà máy giấy An Hoà tỉnh Tuyên Quang trên địa bàn 02 huyện của tỉnh Thái Nguyên.

- Đề án Giao rừng, cho thuê rừng tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2011.

- Dự án Bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ.

- Dự án Phát triển trồng cây phân tán và lâm nông kết hợp.

- Dự án đầu tư và phát triển giống cây lâm nghiệp chất lượng cao.

- Dự án Xác lập khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên.

- Dự án thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về bảo vệ và phát triển rừng.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 03/2011/NQ-HĐND về quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 do tỉnh Thái Nguyên ban hành

  • Số hiệu: 03/2011/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 03/04/2011
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên
  • Người ký: Nguyễn Văn Vượng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản