Điều 41 Nghị định 93/2019/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện
1. Quỹ có thể tự giải thể hoặc bị giải thể.
2. Quỹ tự giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Chấm dứt hoạt động theo quy định của điều lệ quỹ;
b) Mục tiêu hoạt động của quỹ đã hoàn thành;
c) Không còn khả năng về tài sản, tài chính để hoạt động.
3. Trình tự, thủ tục và hồ sơ tự giải thể quỹ: Hội đồng quản lý quỹ ra nghị quyết về việc quỹ tự giải thể và gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị tự giải thể đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại
a) Đơn đề nghị giải thể;
b) Nghị quyết của Hội đồng quản lý quỹ về tự giải thể, trong đó nêu rõ lý do giải thể quỹ;
c) Bản kiểm kê tài sản, tài chính của quỹ có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ, Trưởng Ban Kiểm tra, Giám đốc và phụ trách kế toán;
d) Dự kiến phương thức xử lý tài sản, tài chính, lao động và thời hạn thanh toán các khoản nợ;
đ) Thông báo thời hạn thanh toán nợ (nếu có) cho các tổ chức và cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật và thông báo liên tiếp trên 03 số báo viết hoặc báo điện tử ở trung ương đối với quỹ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ cấp giấy phép thành lập, báo viết hoặc báo điện tử ở địa phương đối với quỹ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép thành lập;
e) Các tài liệu chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ tài sản, tài chính của quỹ.
4. Quỹ bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Không báo cáo về tổ chức, hoạt động và tài chính theo quy định hoặc không công khai báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán quỹ và kết luận của kiểm toán (nếu có) trong 02 năm liên tục; có mâu thuẫn nội bộ nghiêm trọng, không tự giải quyết được, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của cơ quan nhà nước;
b) Giả mạo về thông tin kế toán, số tài khoản đăng ký; không đạt mức giải ngân quy định tại Nghị định này;
c) Không tự giải thể theo những quy định tại khoản 2 Điều này;
d) Vi phạm một trong các quy định tại
đ) Quá thời gian đình chỉ có thời hạn quỹ không khắc phục được vi phạm theo quy định tại
5. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập quỹ trong trường hợp quỹ tự giải thể hoặc bị giải thể:
a) Trường hợp quỹ tự giải thể: Sau 15 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời hạn ghi trong thông báo thanh toán nợ và thanh lý tài sản, tài chính của quỹ khi quỹ tự giải thể mà không có đơn khiếu nại, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại
b) Trường hợp quỹ bị giải thể: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận quỹ sai phạm; cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại
c) Trường hợp quỹ bị giải thể mà không đồng ý với quyết định giải thể, thì quỹ có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật. Trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại, quỹ không được hoạt động.
6. Quỹ chấm dứt hoạt động kể từ ngày quyết định giải thể quỹ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực.
Nghị định 93/2019/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Mục đích tổ chức, hoạt động của quỹ
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của quỹ
- Điều 6. Chính sách của Nhà nước đối với quỹ
- Điều 7. Tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản, tên, biểu tượng và trụ sở của quỹ
- Điều 8. Quyền hạn và nghĩa vụ của quỹ
- Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 10. Điều kiện cấp giấy phép thành lập quỹ
- Điều 11. Sáng lập viên thành lập quỹ
- Điều 12. Cá nhân, tổ chức nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập quỹ
- Điều 13. Thành lập quỹ theo di chúc hoặc hiến, tặng tài sản
- Điều 14. Tài sản đóng góp thành lập quỹ
- Điều 15. Hồ sơ thành lập quỹ
- Điều 16. Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ
- Điều 17. Cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ
- Điều 18. Thẩm quyền giải quyết các thủ tục về quỹ
- Điều 19. Thu hồi giấy phép thành lập và con dấu của quỹ
- Điều 20. Thủ tục, hồ sơ thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ
- Điều 21. Điều kiện, hồ sơ, trình tự mở rộng phạm vi hoạt động
- Điều 22. Công bố việc thành lập quỹ
- Điều 23. Chuyển quyền sở hữu tài sản đóng góp thành lập quỹ của sáng lập viên
- Điều 24. Điều kiện để quỹ được hoạt động
- Điều 25. Công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ
- Điều 26. Hội đồng quản lý quỹ
- Điều 27. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ
- Điều 28. Giám đốc quỹ
- Điều 29. Phụ trách kế toán của quỹ
- Điều 30. Ban Kiểm soát quỹ
- Điều 31. Thực hiện công tác kế toán, kiểm toán, thống kê
- Điều 32. Chi nhánh, văn phòng đại diện của quỹ
- Điều 33. Pháp nhân trực thuộc quỹ
- Điều 34. Tài sản, tài chính của quỹ
- Điều 35. Nguồn thu của quỹ
- Điều 36. Sử dụng quỹ
- Điều 37. Chi hoạt động quản lý quỹ
- Điều 38. Quản lý tài sản, tài chính quỹ
- Điều 39. Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đổi tên quỹ
- Điều 40. Đình chỉ có thời hạn hoạt động của quỹ
- Điều 41. Giải thể quỹ
- Điều 42. Xử lý tài sản khi hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đình chỉ có thời hạn và giải thể quỹ
- Điều 43. Trách nhiệm của Hội đồng quản lý quỹ trong việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể; đổi tên quỹ
- Điều 44. Khiếu nại, tố cáo