Điều 18 Nghị định 93/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế
Điều 18. Vi phạm các quy định về kinh doanh mỹ phẩm
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp tổng trị giá lô hàng vi phạm dưới 10.000.000 đồng hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tổng trị giá lô hàng vi phạm từ 10.000.000 đồng trở lên tính theo giá bán đối với cơ sở kinh doanh không phải là tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường khi thực hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh mỹ phẩm không còn nguyên vẹn bao bì;
b) Kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
c) Kinh doanh mỹ phẩm quá hạn dùng;
d) Kinh doanh mỹ phẩm chưa thực hiện công bố sản phẩm mỹ phẩm;
đ) Kinh doanh mỹ phẩm có thành phần chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm hoặc vượt quá giới hạn cho phép đối với các chất có quy định giới hạn nồng độ, hàm lượng sử dụng theo quy định hiện hành của pháp luật;
e) Kinh doanh mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng, không an toàn cho người sử dụng;
g) Kinh doanh mỹ phẩm đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thông báo thu hồi do vi phạm các quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường thực hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh mỹ phẩm có hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) lưu tại doanh nghiệp không đáp ứng quy định;
b) Kinh doanh mỹ phẩm không bảo đảm chất lượng, không an toàn cho người sử dụng;
c) Kinh doanh mỹ phẩm không còn nguyên vẹn bao bì, xuất xứ;
d) Kinh doanh mỹ phẩm quá hạn dùng hoặc quá thời hạn theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường thực hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh mỹ phẩm có thành phần chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm hoặc vượt quá giới hạn cho phép đối với các chất có quy định giới hạn nồng độ, hàm lượng sử dụng theo quy định hiện hành của pháp luật;
b) Kinh doanh mỹ phẩm không có hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) theo quy định;
c) Kinh doanh mỹ phẩm có công thức không đúng với hồ sơ công bố đã được duyệt;
d) Kinh doanh mỹ phẩm đã bị nước sản xuất công bố cấm lưu thông trên thị trường;
đ) Không thực hiện thu hồi mỹ phẩm vi phạm quy định theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi và tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1, các điểm b, c và d khoản 2, các điểm a, c và d khoản 3 Điều này;
b) Thu hồi số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hoặc rút số đăng ký lưu hành mỹ phẩm đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 3 Điều này;
c) Buộc thực hiện đúng các quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2, điểm đ khoản 3 Điều này.
Nghị định 93/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế
- Số hiệu: 93/2011/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 18/10/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 541 đến số 542
- Ngày hiệu lực: 15/12/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Áp dụng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 5. Các hình thức xử phạt
- Điều 6. Vi phạm các quy định về điều kiện kinh doanh và sử dụng chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc; giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam
- Điều 7. Vi phạm quy định về đăng ký thuốc
- Điều 8. Vi phạm quy định về sản xuất thuốc
- Điều 9. Vi phạm các quy định về bán buôn, bán lẻ thuốc
- Điều 10. Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu thuốc
- Điều 11. Vi phạm các quy định về bảo quản thuốc
- Điều 12. Vi phạm các quy định về kiểm nghiệm thuốc
- Điều 13. Vi phạm các quy định về thông tin, quảng cáo thuốc
- Điều 14. Vi phạm các quy định về bao bì, nhãn thuốc (bao gồm cả tờ hướng dẫn sử dụng thuốc)
- Điều 15. Vi phạm các quy định về thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc
- Điều 16. Vi phạm quy định về nghiên cứu khoa học, kiểm nghiệm và thử thuốc trên lâm sàng
- Điều 17. Vi phạm các quy định về quản lý giá thuốc
- Điều 18. Vi phạm các quy định về kinh doanh mỹ phẩm
- Điều 19. Vi phạm các quy định về nhập khẩu mỹ phẩm
- Điều 20. Vi phạm các quy định về sản xuất mỹ phẩm
- Điều 21. Vi phạm các quy định về công bố mỹ phẩm
- Điều 22. Vi phạm các quy định về thông tin, quảng cáo mỹ phẩm
- Điều 23. Vi phạm các quy định về nhãn mỹ phẩm
- Điều 24. Vi phạm các quy định về điều kiện kinh doanh trang thiết bị y tế
- Điều 25. Vi phạm các quy định về sản xuất trang thiết bị y tế
- Điều 26. Vi phạm các quy định về nhập khẩu thiết bị, dụng cụ y tế
- Điều 27. Vi phạm các quy định về thông tin, quảng cáo trang thiết bị y tế
- Điều 28. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 29. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra y tế
- Điều 30. Thẩm quyền xử phạt của các cơ quan khác
- Điều 31. Ủy quyền và nguyên tắc phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế
- Điều 32. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế
- Điều 33. Chấp hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế
- Điều 34. Mẫu biên bản, mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế