Hệ thống pháp luật

Chương 3 Nghị định 92/2011/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế

Chương 3.

THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 45. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT thuộc phạm vi quản lý, như sau:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT có giá trị đến 2.000.000 đồng;

d) Thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT;

d) Thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, b và c khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT;

d) Thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT;

đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

Điều 46. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế của Thanh tra y tế

1. Thanh tra viên y tế khi thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT có giá trị đến 2.000.000 đồng;

d) Thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT;

đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

2. Chánh thanh tra Sở Y tế có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT;

d) Thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT;

đ) Buộc thực hiện và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

3. Chánh thanh tra Bộ Y tế có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT;

d) Thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT;

đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

Điều 47. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về chế độ tài chính đối với bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm y tế của Thanh tra tài chính

1. Thanh tra viên tài chính khi thi hành công vụ trong phạm vi chức năng của mình có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT có giá trị đến 2.000.000 đồng;

d) Thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT;

đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

2. Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT;

d) Thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT;

đ) Buộc thực hiện và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

3. Chánh thanh tra Bộ Tài chính:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT;

d) Thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT;

đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

Điều 48. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế của các cơ quan khác

1. Ngoài thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 45 và Điều 46 và Điều 47 của Nghị định này, người có thẩm quyền khác theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính trong chức năng, nhiệm vụ được giao mà phát hiện các hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này, thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý của mình thì có quyền xử phạt.

2. Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử lý của nhiều cơ quan thì việc xử lý do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện.

3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, cấp huyện trong quá trình tổ chức thực hiện BHYT mà phát hiện các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT có trách nhiệm lập biên bản và kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Khi nhận được biên bản vi phạm hành chính và văn bản đề nghị xử phạt của Bảo hiểm xã hội, trong thời gian 10 ngày cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xử lý hành vi vi phạm theo quy định.

Điều 49. Ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính

Trong trường hợp những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 45, Điều 46, Điều 47 và Điều 48 của Nghị định này vắng mặt thì cấp phó được ủy quyền, có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Điều 50. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và chấp hành quyết định xử phạt

1. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và chấp hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT được áp dụng theo Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02 tháng 7 năm 2002 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về Xử lý vi phạm hành chính; Pháp lệnh số 04/2008/UBTVQH12 ngày 02 tháng 4 năm 2008 sửa đổi, bổ sung một số điều Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Nghị định số 128/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính số 04/2008/UBTVQH12 ngày 02 tháng 4 năm 2008.

2. Mẫu biên bản, mẫu các quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 51. Trích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế để nộp số tiền chưa đóng và lãi của số tiền này vào quỹ bảo hiểm y tế

1. Hết thời hạn 10 ngày kể từ ngày được giao quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHYT không tự nguyện truy nộp hoặc đã truy nộp nhưng chưa đủ số tiền BHYT chưa đóng, chậm đóng và lãi phát sinh của số tiền chưa đóng, chậm đóng vào quỹ BHYT thì người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính yêu cầu ngân hàng, kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng trích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHYT để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi phát sinh của số tiền chưa đóng, chậm đóng vào tài khoản thu của quỹ BHYT.

2. Người có thẩm quyền yêu cầu ngân hàng, kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng trích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHYT theo quy định tại khoản 1 Điều này là:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

c) Chánh thanh tra Sở Y tế;

d) Chánh thanh tra Bộ Y tế;

đ) Chánh thanh tra Sở Tài chính;

e) Chánh thanh tra Bộ Tài chính;

g) Người có thẩm quyền khác theo quy định.

3. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục trích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHYT theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Nghị định 92/2011/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế

  • Số hiệu: 92/2011/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 17/10/2011
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 543 đến số 544
  • Ngày hiệu lực: 01/12/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH