Điều 30 Nghị định 88/2014/NĐ-CP quy định về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm
Điều 30. Hội đồng xếp hạng tín nhiệm
1. Đối với mỗi hợp đồng xếp hạng tín nhiệm, doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm thành lập Hội đồng xếp hạng tín nhiệm, lựa chọn và quyết định số lượng thành viên căn cứ vào quy mô, tính chất của hợp đồng nhưng tối thiểu phải có ba (03) thành viên. Việc lựa chọn thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm đối với mỗi hợp đồng xếp hạng tín nhiệm phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
a) Có tối thiểu một (01) thành viên của Hội đồng xếp hạng tín nhiệm là người lao động của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm;
b) Có tối thiểu một (01) thành viên có một trong các chứng chỉ sau: Chứng chỉ kiểm toán viên cấp bởi Bộ Tài chính, chứng chỉ được quốc tế công nhận trong lĩnh vực phân tích đầu tư chứng khoán, kế toán và kiểm toán;
c) Đáp ứng đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại
d) Không tham gia hoạt động điều hành doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm;
đ) Không phải là chuyên viên phân tích của cùng một (01) hợp đồng xếp hạng tín nhiệm;
e) Không thuộc các trường hợp xung đột lợi ích khi tham gia hợp đồng xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại
2. Nhiệm vụ của Hội đồng xếp hạng tín nhiệm:
a) Quyết định kết quả xếp hạng tín nhiệm hoặc thay đổi bậc xếp hạng xếp hạng tín nhiệm theo cơ chế biểu quyết quy định tại Quy chế hoạt động của Hội đồng xếp hạng tín nhiệm;
b) Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Hội đồng xếp hạng tín nhiệm phải báo cáo người quản lý doanh nghiệp những trường hợp phát sinh xung đột lợi ích của chuyên viên phân tích, thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm quy định tại
3. Trách nhiệm của thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm:
a) Thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm có quyền tham gia họp Hội đồng xếp hạng tín nhiệm để thẩm định, thảo luận và biểu quyết thông qua bậc xếp hạng tín nhiệm, cập nhật bậc xếp hạng tín nhiệm, báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm;
b) Trong quá trình thực hiện hợp đồng xếp hạng tín nhiệm, thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm thuộc các trường hợp có xung đột lợi ích quy định tại
c) Tuân thủ bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức quy định tại
4. Cơ chế hoạt động của Hội đồng xếp hạng tín nhiệm:
a) Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm có trách nhiệm ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng xếp hạng tín nhiệm bao gồm những nội dung cơ bản sau:
- Cơ chế biểu quyết của Hội đồng xếp hạng tín nhiệm trong đó tối thiểu phải có trên 60% thành viên biểu quyết thông qua mỗi quyết định của Hội đồng;
- Cơ chế bầu chủ tịch Hội đồng xếp hạng tín nhiệm để điều hành hoạt động của Hội đồng xếp hạng tín nhiệm;
- Cơ chế xử lý xung đột về lợi ích của chuyên viên phân tích và thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm (nếu có);
- Cơ chế bổ sung, thay thế thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm.
b) Khi biểu quyết thông qua bậc xếp hạng tín nhiệm, cập nhật bậc xếp hạng tín nhiệm và báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm, Hội đồng xếp hạng tín nhiệm phải đảm bảo độc lập, khách quan, minh bạch và không chịu tác động bởi Tổng Giám đốc, Giám đốc, Hội đồng quản trị và Hội đồng thành viên của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm.
c) Hội đồng xếp hạng tín nhiệm tự giải thể khi hợp đồng xếp hạng tín nhiệm kết thúc.
Nghị định 88/2014/NĐ-CP quy định về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm
- Số hiệu: 88/2014/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 26/09/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 931 đến số 932
- Ngày hiệu lực: 15/11/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Các dịch vụ xếp hạng tín nhiệm
- Điều 4. Giải thích thuật ngữ
- Điều 5. Nguyên tắc hoạt động xếp hạng tín nhiệm
- Điều 6. Sử dụng dịch vụ xếp hạng tín nhiệm
- Điều 7. Các hành vi nghiêm cấm
- Điều 8. Quy hoạch phát triển dịch vụ xếp hạng tín nhiệm
- Điều 9. Loại hình doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm
- Điều 10. Cổ đông hoặc thành viên góp vốn của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm
- Điều 11. Vốn pháp định
- Điều 12. Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm
- Điều 13. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm
- Điều 14. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
- Điều 15. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
- Điều 16. Quy trình thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
- Điều 17. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
- Điều 18. Công bố thông tin trước ngày khai trương hoạt động
- Điều 19. Tiêu chuẩn, điều kiện của Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp
- Điều 20. Tiêu chuẩn, điều kiện của thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm
- Điều 21. Tiêu chuẩn, điều kiện của chuyên viên phân tích
- Điều 22. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
- Điều 23. Điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
- Điều 24. Những thay đổi phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước
- Điều 25. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
- Điều 26. Quy trình hoạt động xếp hạng tín nhiệm
- Điều 27. Hợp đồng xếp hạng tín nhiệm
- Điều 28. Chi phí dịch vụ xếp hạng tín nhiệm
- Điều 29. Chuyên viên phân tích
- Điều 30. Hội đồng xếp hạng tín nhiệm
- Điều 31. Quy trình nghiệp vụ
- Điều 32. Phương pháp xếp hạng tín nhiệm
- Điều 33. Bậc xếp hạng tín nhiệm
- Điều 34. Bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức
- Điều 35. Báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm
- Điều 36. Công bố thông tin
- Điều 37. Hệ thống kiểm soát nội bộ
- Điều 38. Các trường hợp xung đột lợi ích
- Điều 39. Bảo mật thông tin
- Điều 40. Lưu trữ hồ sơ