Điều 5 Nghị định 86/2024/NĐ-CP về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và trường hợp tổ chức tín dụng phân bổ lãi phải thu phải thoái
Điều 5. Giá trị tài sản bảo đảm để tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro
Giá trị tài sản bảo đảm để tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như sau:
1.Vàng miếng: Giá mua vào tại trụ sở chính của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng sở hữu nhãn hiệu vàng miếng tại thời điểm cuối ngày của ngày gần nhất có giao dịch trước ngày trích lập dự phòng cụ thể.
2.Chứng khoán đã niêm yết (bao gồm cả cổphiếu, chứng chỉ quỹ, chứng khoán phái sinh, chứng quyền có bảođảmđã niêm yết): Giá đóng cửa tại ngày gần nhất có giao dịch trước ngày trích lập dự phòng cụ thể. Trường hợp chứng khoán đã niêm yết trên thị trường mà không có giao dịch trong vòng 30 ngày trước ngày trích lập dự phòngcụ thểvà trường hợp tại ngày trích lập dự phòngcụ thể, chứng khoán bị hủy niêm yết hoặc bị đình chỉ giao dịch hoặc bị ngừng giao dịch, thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàngnước ngoàixác định giá trị tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản6 Điều này.
3.Cổ phiếu đã đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom: Giá tham chiếu tại ngày giao dịch liền kề gần nhất trước ngày trích lập dự phòng cụ thể do Sở Giao dịch chứng khoán công bố. Trường hợp cổ phiếu của công ty cổ phần đã đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom mà không có giao dịch trong vòng 30 ngày trước ngày trích lập dự phòng cụ thể và trường hợp tại ngày trích lập dự phòngcụ thể, cổ phiếu bị hủy niêm yết hoặc bị đình chỉ giao dịch hoặc bị ngừng giao dịch, thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàngnước ngoàixác định giá trị tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản6 Điều này.
4.Trái phiếu Chính phủ được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán: Giá bình quân các mức giá giao dịch trong phiên chào giá cam kết chắc chắn theo quy định của Chính phủ về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán; các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi,bổ sung hoặc thay thế (nếu có). Trường hợp không có mức giá giao dịchtrong phiên chào giá cam kết chắc chắnnêu trên, giá trái phiếu để tính khấu trừlà bình quân các mức giá giao dịch trên thị trường thứ cấp trong vòng 10 ngày làm việc gần nhất tính đến thời điểm trích lập dự phòng cụ thể. Trường hợp không có giao dịch trong vòng 10ngày làm việc gần nhất tính đến thời điểm trích lập dự phòng cụ thể thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản bảo đảmtheo mệnh giá.
5.Trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu doanh nghiệp (kể cả tổ chức tín dụng) đã niêm yết, đăng ký giao dịch: Giá bình quân các mức giá giao dịch trên thị trường thứ cấp trong vòng 10ngày làm việc gần nhất trước ngày trích lập dự phòng cụ thểdo Sở Giao dịch chứng khoán công bố. Trường hợp không có giao dịch trong vòng10ngày làm việc tính đến ngày trích lập dự phòng cụ thể thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản bảo đảm theo mệnh giá.
6.Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, chứng chỉ tiền gửi do doanh nghiệp (kể cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) phát hành: tính theo mệnh giá.
Trường hợp tại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể,giá trị vốn chủ sở hữu thấp hơn giá trị vốn đầu tư thực tế của các chủ sở hữu ở tổ chức phát hành thì giá trị tài sản bảo đảm được xác định như sau:
Mệnh giá chứng khoán, giấy tờ có giá nhân (x)vớivốn chủ sở hữu của tổ chức phát hành chia (:)chovốn đầu tư thực tế của các chủ sở hữu ở tổ chức phát hành.
Trong đó: Vốn đầu tư thực tế của các chủ sở hữu ở tổ chức phát hành và vốn chủ sở hữu của tổ chức phát hành được xác định trên Bảng cân đối kế toán kỳ gần nhất trước ngày trích lập dự phòng cụ thể theo quy định của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.
Trường hợp vốn chủ sở hữu của tổ chức phát hành âmhoặc bằng 0, giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm (Ci) phải coi bằng 0.
7.Tài sản cho thuê tài chính: Giá trị của tài sản cho thuê tài chính được định giá theo quy định tại khoản10 Điều nàyhoặc giá trị còn lại của tài sản cho thuê tài chính theo thời gian cho thuê được tính bằng công thức:
Giá trị tài sản cho thuê tài chính chia (:) cho thời gian cho thuê theo hợp đồng nhân (x)vớithời gian thuê còn lại theo hợp đồng.
8. Tiền gửi và chứng chỉ tiền gửi: Số dư gốc của tiền gửi, chứng chỉ tiền gửitại ngày gần nhất trước ngày trích lập dự phòngcụ thể.
9. Giá trị tài sản bảo đảm để tính khấu trừ trong hoạt động bán nợ nhưng chưa thu được đầy đủ tiền bán nợ là giá trị tài sản bảo đảm theo hợp đồng mua, bán nợ (nếu có).
10.Việc xác định giátrịcủa tài sản bảo đảm đểtínhkhấu trừ khi tính số tiền dự phòng cụ thể đối vớitừng tài sản bảo đảm làđộng sản, bất động sản hoặccác loại tài sản bảo đảm khác, trừ tài sản quy định tạicáckhoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8Điềunàyđược thực hiện như sau:
a)Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thuê tổ chức có chức năng thẩm định giátheo quy định của pháp luật để xác định giá trị tài sản bảo đảm được khấu trừ khi tính số tiền trích lập dự phòng cụ thểtại thời điểm cuối năm tài chínhtrong các trường hợp sau đây:
Tài sản bảo đảmmà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản bảo đảm để tính khấu trừtừ 50 tỷ đồng trở lên đối với khoản nợ của khách hàng là người có liên quan của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định tại Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụng; tài sản bảo đảm mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản bảo đảm để tính khấu trừtừ 200 tỷ đồng trở lên.
Kết quả định giá tài sản bảo đảm của tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật còn hiệu lực tại ngày trích lập dự phòng cụ thể được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng để xác định giá trị tài sản bảo đảm được khấu trừ.
Trường hợp không có văn bản định giá tài sản bảo đảm của tổ chức có chức năng thẩm định giá thì giá trịkhấu trừ củatài sản bảo đảm phải coi bằng0.
b)Trừ trường hợpquy định tại điểm akhoảnnày, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản bảo đảm để tính khấu trừ khi tính số tiền trích lập dự phòng cụ thể theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Nghị định 86/2024/NĐ-CP về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và trường hợp tổ chức tín dụng phân bổ lãi phải thu phải thoái
- Số hiệu: 86/2024/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 11/07/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Lê Minh Khái
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 863 đến số 864
- Ngày hiệu lực: 11/07/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Mức trích lập dự phòng cụ thể
- Điều 5. Giá trị tài sản bảo đảm để tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro
- Điều 6. Tỷ lệ khấu trừ của tài sản bảo đảm
- Điều 7. Mức trích lập dự phòng chung
- Điều 8. Bổ sung và hoàn nhập số tiền dự phòng
- Điều 9. Thời điểm trích lập dự phòng rủi ro
- Điều 10. Hội đồng xử lý rủi ro
- Điều 11. Nguyên tắc và hồ sơ xử lý rủi ro
- Điều 12. Theo dõi nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và xuất toán khỏi ngoại bảng
- Điều 13. Xử lý đối với số tiền thu hồi được từ nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro
- Điều 14. Nguyên tắc xử lý khi có tổn thất về tài sản đối với khoản nợ
- Điều 15. Hạch toán, báo cáo
- Điều 16. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài