Hệ thống pháp luật

Chương 1 Nghị định 86/2024/NĐ-CP về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và trường hợp tổ chức tín dụng phân bổ lãi phải thu phải thoái

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy địnhvề:

a) Mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoàitheo quy định tại khoản 3 Điều 147 Luật Các tổ chức tín dụng đối với các tài sản cóquy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này;

b) Trườnghợp tổ chức tín dụng có thời gian phân bổ lãi phải thu phải thoái lớn hơn 05 năm nhưng không quá 10 năm theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 159 Luật Các tổ chức tín dụng.

2.Việc trích lập và sử dụng dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng tổn thất các khoản nợ phải thu khó đòi, trừ các khoản quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này thực hiện theo quy định của pháp luật về việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp.

3.Việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đối vớitrái phiếu đặc biệt do Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam phát hành đểmua nợ xấucủa tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định củapháp luật về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.

4.Các khoản nợ mà Chính phủ có quy định về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi rokhácvới quy định tại Nghị địnhnày thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định đó của Chính phủ.

5.Các khoản nợ mà Thủ tướng Chính phủ quyết định về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi rotheo quy định tại khoản 4 Điều 147 Luật Các tổ chức tín dụng thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quyết địnhđó của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị địnhnày áp dụng đối với:

1. Tổ chức tín dụng: Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tín dụng là hợp tác xã (ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân) và tổ chức tài chính vi mô.

2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài được áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài quy định tại Điều 16 Nghị định này.

3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị địnhnày, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Rủi ro tín dụng trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là rủi ro)là khả năng xảy ra tổn thất đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không có khả năng trả được một phần hoặc toàn bộ nợ của mình theo hợp đồng hoặc thỏa thuận (sau đây gọi là thỏa thuận)với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

2. Tài sản có(sau đây gọi là nợ) của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoàiphát sinh từ các hoạt động sau:

a) Cho vay;

b) Cho thuê tài chính;

c) Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác;

d) Bao thanh toán;

đ) Cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng;

e) Trả thay theo cam kết ngoại bảng (bao gồm khoản trả thay nghĩa vụ của khách hàng trong hoạt động bảo lãnh, nghiệp vụ thư tín dụng (trừ các trường hợp quy định tại điểm n khoản này) và các khoản trả thay khác theo cam kết ngoại bảng);

g) Mua và ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp (bao gồm cả trái phiếu do tổ chức tín dụng khác phát hành) chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom (sau đây gọi là trái phiếu chưa niêm yết), không bao gồm mua trái phiếu chưa niêm yết bằng nguồn vốn ủy thác mà bên ủy thác chịu rủi ro;

h) Ủy thác cấp tín dụng;

i) Gửi tiền (trừ tiền gửi không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tiền gửi tại ngân hàng chính sách xã hội theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc các tổ chức tín dụng nhà nước duy trì số dư tiền gửi tại ngân hàng chính sách xã hội) tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật và gửi tiền (trừ tiền gửi không kỳ hạn) tại tổ chức tín dụng ở nước ngoài;

k) Mua, bán nợ theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước);

l) Mua bán lại trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán;

m) Mua chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành;

n) Nghiệp vụ phát hành thư tín dụng trả chậm có điều khoản thỏa thuận bên thụ hưởng được thanh toán trả ngay hoặc trả trước ngày đến hạn thanh toán thư tín dụng và nghiệp vụ hoàn trả thư tín dụng theo hình thức thỏa thuận với khách hàng thanh toán bằng nguồn tiền của ngân hàng hoàn trả kể từ ngày ngân hàng hoàn trả thanh toán cho bên thụ hưởng; nghiệp vụ thương lượng thanh toán thư tín dụng;

o) Mua hẳn miễn truy đòi bộ chứng từ xuất trình theo thư tín dụng, trừ trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua hẳn miễn truy đòi bộ chứng từ theo thư tín dụng do chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó phát hành.

3. Khoản nợlà số tiền tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã gửi, thanh toán,giải ngântừng lầntheo thỏa thuận (đối với trường hợp mỗi lần giải ngân có thời điểm cuối cùng của thời hạn, kỳ hạn trả nợ khác nhau) hoặc số tiền tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã giải ngân theo thỏa thuận (đối với trường hợp nhiều lần giải ngân nhưng có thời điểm cuối cùng của thời hạn và kỳ hạn trả nợ giống nhau) đốivới nợ chưa hoàn trả của một khách hàng.

4. Dự phòng rủi rolà số tiền được trích lập để dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.

5. Dự phòng cụ thểlà số tiền được trích lập để dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể.

6. Dự phòng chunglà số tiền được trích lập để dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể.

7. Khách hàng là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân, các chủ thể khác theo quy định của pháp luật dân sự có nghĩa vụ trả nợ, thanh toán cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo thỏa thuận.

8. Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay đổi hạch toán đối với khoản nợ, chuyển khoản nợ được xử lý rủi ro ra hạch toán trên các tài khoản ngoại bảng; việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đối với khoản nợ được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến khoản nợ.

9. Nợ nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 quy định tại Nghị định này là nợ được phân loại theo quy định tại khoản 2 Điều 147 Luật Các tổ chức tín dụng.

Nghị định 86/2024/NĐ-CP về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và trường hợp tổ chức tín dụng phân bổ lãi phải thu phải thoái

  • Số hiệu: 86/2024/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 11/07/2024
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Lê Minh Khái
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 863 đến số 864
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH