Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 77/2005/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 09 tháng 6 năm 2005 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị định này Mẫu hướng dẫn xây dựng Điều lệ hợp tác xã.
1. Nghị định này áp dụng đối với:
a) Các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (sau đây gọi chung là hợp tác xã) được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2003;
b) Các hợp tác xã đã thành lập, tổ chức và hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 1996, nay chuyển sang hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2003.
2. Quỹ tín dụng nhân dân không thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định này.
Điều 3. Mỗi hợp tác xã có Điều lệ riêng. Hợp tác xã có quyền quy định các nội dung khác trong Điều lệ hợp tác xã, nhưng phải phù hợp các quy định của Luật Hợp tác xã năm 2003, Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Nghị định này thay thế:
a) Nghị định số 41/CP ngày 29 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ ban hành Điều lệ mẫu hợp tác xã Thương mại;
b) Nghị định số 43/CP ngày 29 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ ban hành Điều lệ mẫu hợp tác xã Nông nghiệp;
c) Nghị định số 44/CP ngày 29 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ ban hành Điều lệ mẫu hợp tác xã Công nghiệp và Xây dựng;
d) Nghị định số 45/CP ngày 29 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ ban hành Điều lệ mẫu hợp tác xã Giao thông vận tải;
đ) Nghị định số 46/CP ngày 29 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ ban hành Điều lệ mẫu hợp tác xã Thuỷ sản.
Điều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
| Phan Văn Khải (Đã ký) |
MẪU HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG ĐIỀU LỆ HỢP TÁC XÃ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 77/2005/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2005 của Chính phủ)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
......, ngày...... tháng...... năm.......
ĐIỀU LỆ HỢP TÁC XÃ........................................
TÊN, ĐỊA CHỈ TRỤ SỞ, NGÀNH, NGHỀ SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA HỢP TÁC XÃ
Điều 1. Tên, biểu tượng của hợp tác xã
1. Tên hợp tác xã
a) Tên gọi đầy đủ: Hợp tác xã..........................................................................
b) Tên gọi tắt: HTX......................................................................... ................
c) Tên của hợp tác xã viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có)..............................
2. Biểu tượng của hợp tác xã (nếu có)..............................................................
(Hướng dẫn:
1. Điều lệ hợp tác xã ghi rõ tên, biểu tượng của hợp tác xã; tên, biểu tượng của hợp tác xã không trùng, không gây nhầm lẫn với tên, biểu tượng của hợp tác xã khác.
2. Biểu tượng của hợp tác xã phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.)
Điều 2. Địa chỉ trụ sở của hợp tác xã
1. Địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã..............................................................
a) Số nhà (nếu có).............................................................................................
b) Đường phố/thôn/bản ....................................................................................
c) Xã/phường/thị trấn........................................................................................
d) Huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh......................................................
đ) Tỉnh/thành phố ............................................................................................
e) Số điện thoại................................................................................................
f) Số fax (nếu có).............................................................................................
g) Địa chỉ thư điện tử (nếu có)........................................................................
h) Địa chỉ trang Web (nếu có).........................................................................
2. Địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp trực thuộc hợp tác xã (nếu có).
a) Số nhà..........................................................................................................
b) Thôn/bản/đường phố ...................................................................................
c) Xã/phường/thị trấn.......................................................................................
d) Huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh.....................................................
đ) Tỉnh/thành phố ...........................................................................................
e) Số điện thoại.. .............................................................................................
f) Số Fax..........................................................................................................
g) Địa chỉ thư điện tử ......................................................................................
h) Địa chỉ trang Web ......................................................................................
Điều 3. Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã
(Hướng dẫn:
1. Điều lệ hợp tác xã ghi rõ ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn ngành, nghề kinh doanh sử dụng trong đăng ký kinh doanh và những danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh.
2. Đối với hợp tác xã có hoạt động tín dụng nội bộ thì thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hướng dẫn tín dụng nội bộ hợp tác xã.)
Điều 4. Người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã
(Hướng dẫn: Điều lệ hợp tác xã ghi tên chức danh người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã là Chủ nhiệm hay Trưởng Ban quản trị hợp tác xã tùy theo hợp tác xã thành lập riêng hay không thành lập riêng bộ máy quản lý và bộ máy điều hành theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 và điểm a khoản 2 Điều 28 Luật Hợp tác xã năm 2003.)
Điều 5. Đối tượng gia nhập hợp tác xã
(Hướng dẫn: Điều lệ hợp tác xã quy định một số hoặc tất cả đối tượng sau đây được gia nhập hợp tác xã:
1. Cá nhân.
2. Hộ gia đình.
3. Các loại pháp nhân, trừ quỹ từ thiện và quỹ xã hội.
4. Cán bộ, công chức.)
Điều 6. Điều kiện trở thành xã viên hợp tác xã
(Hướng dẫn:
1. Điều lệ hợp tác xã áp dụng các quy định tại
2. Điều lệ hợp tác xã quy định về việc xã viên của hợp tác xã gia nhập các hợp tác xã, tổ chức kinh tế khác hoặc xã viên hợp tác xã, tổ chức kinh tế khác gia nhập hợp tác xã mình.)
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của xã viên
1. Quyền của xã viên.
(Hướng dẫn:
1. Điều lệ hợp tác xã áp dụng các quy định tại Điều 18 Luật Hợp tác xã năm 2003.
2. Điều lệ hợp tác xã quy định loại công việc của hợp tác xã được ưu tiên bố trí cho xã viên hợp tác xã và thành viên hộ gia đình xã viên, tiêu chuẩn (sức khoẻ, trình độ, kinh nghiệm làm việc, v.v... và mức tiền công đối với các loại công việc ưu tiên.)
2. Nghĩa vụ của xã viên.
(Hướng dẫn:
1. Điều lệ hợp tác xã áp dụng các quy định tại Điều 19 Luật Hợp tác xã năm 2003.
2. Điều lệ hợp tác xã quy định về việc bồi thường thiệt hại do xã viên gây ra đối với hợp tác xã như sau:
a) Hình thức và các mức độ bồi thường thiệt hại;
b) Quy chế về bồi thường thiệt hại của xã viên đối với hợp tác xã;
c) Quy chế xử lý trong trường hợp xã viên gặp rủi ro bất khả kháng.)
3. Điều kiện chuyển quyền và nghĩa vụ của xã viên
(Hướng dẫn: Điều lệ hợp tác xã quy định điều kiện việc chuyển quyền lợi và nghĩa vụ của xã viên cho người không phải là xã viên hợp tác xã, người đang là xã viên hợp tác xã.)
4. Thủ tục chuyển quyền và nghĩa vụ của xã viên:
a) Xã viên làm đơn xin chuyển quyền và nghĩa vụ;
b) Trình tự xem xét và quyết định chuyển quyền và nghĩa vụ.
(Hướng dẫn: Điều lệ hợp tác xã quy định trình tự xem xét đơn của xã viên, thẩm quyền và trách nhiệm của từng cấp quản lý hợp tác xã trong giải quyết đơn của xã viên.)
c) Thời điểm chuyển quyền và nghĩa vụ: ngày........... tháng.......... năm.............. .
Thời hạn chuyển quyền và nghĩa vụ :.....................tháng.
Điều 8. Xã viên xin ra hợp tác xã
1. Điều kiện xã viên xin ra hợp tác xã.
(Hướng dẫn: Điều lệ hợp tác xã quy định điều kiện xã viên xin ra hợp tác xã như sau:
1. Xã viên chuyển nơi cư trú.
2. Xã viên tham gia các tổ chức kinh tế khác.
3. Các trường hợp khác xin ra hợp tác xã.)
2. Thời hạn xem xét, giải quyết đơn xin ra hợp tác xã............ tháng (hoặc ngày).
3. Thủ tục xã viên xin ra hợp tác xã:
a) Xã viên làm đơn xin ra hợp tác xã gửi Ban quản trị, trong đó nêu lý do xin ra hợp tác xã;
b) Xã viên xin ra hợp tác xã phải hoàn thành các nghĩa vụ đối với hợp tác xã trước khi ra hợp tác xã;
c) Ban quản trị hợp tác xã xem xét, lập hồ sơ, chủ động giải quyết việc tự nguyện xin ra hợp tác xã của xã viên và báo cáo kết quả giải quyết tại Đại hội xã viên gần nhất.
Điều 9. Chấm dứt tư cách của xã viên
1. Điều kiện chấm dứt tư cách của xã viên.
(Hướng dẫn:
1. Điều lệ hợp tác xã áp dụng các quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 20 Luật Hợp tác xã năm 2003.
2. Điều lệ hợp tác xã có thể quy định bổ sung các điều kiện chấm dứt tư cách xã viên ngoài các điều kiện đã được quy định tại điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 20 Luật Hợp tác xã năm 2003.)
2. Thủ tục chấm dứt tư cách của xã viên:
a) Ban quản trị hợp tác xã xem xét, lập hồ sơ, chủ động giải quyết việc chấm dứt tư cách xã viên, trình hồ sơ và báo cáo kết quả giải quyết tại Đại hội xã viên gần nhất để thông qua;
b) Trường hợp chấm dứt tư cách xã viên theo hình thức khai trừ, Ban quản trị hợp tác xã lập hồ sơ khai trừ xã viên trình Đại hội xã viên gần nhất quyết định.
3. Giải quyết quyền lợi, nghĩa vụ đối với xã viên trong các trường hợp chấm dứt tư cách xã viên.
(Hướng dẫn: Điều lệ hợp tác xã quy định hình thức, mức độ, thời gian giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ của xã viên đối với từng trường hợp chấm dứt tư cách xã viên.)
Điều 10. Nguyên tắc và đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
(Hướng dẫn: Điều lệ hợp tác xã áp dụng quy định tại Điều 4 Nghị định số 177/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hợp tác xã năm 2003.)
1. Hình thức Đại hội xã viên.
(Hướng dẫn: Điều lệ hợp tác xã thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Hợp tác xã năm 2003, khoản 1 và 2 Điều 11 Nghị định số 177/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hợp tác xã năm 2003, lựa chọn hình thức Đại hội toàn thể xã viên hoặc Đại hội đại biểu xã viên.)
2. Tiêu chuẩn đại biểu tham dự Đại hội đại biểu xã viên (nếu hợp tác xã tổ chức Đại hội đại biểu xã viên).
3. Thể thức bầu đại biểu tham dự Đại hội đại biểu xã viên (nếu hợp tác xã tổ chức Đại hội đại biểu xã viên).
4. Thủ tục tiến hành Đại hội xã viên.
(Hướng dẫn: Điều lệ hợp tác xã thực hiện các quy định tại khoản 3, 4 Điều 21, khoản 1 Điều 23 Luật Hợp tác xã năm 2003, Điều 12 Nghị định số 177/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hợp tác xã năm 2003.)
5. Thể thức thông qua quyết định của Đại hội xã viên.
(Hướng dẫn: Điều lệ hợp tác xã thực hiện các quy định tại khoản 2 và 3 Điều 23 Luật Hợp tác xã năm 2003, khoản 3 và 4 Điều 7 Nghị định số 177/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hợp tác xã năm 2003.)
6. Nội dung của Đại hội xã viên.
(Hướng dẫn:
1. Điều lệ hợp tác xã áp dụng các quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 Điều 22 Luật Hợp tác xã năm 2003.
2. Điều lệ hợp tác xã có thể quy định bổ sung các nội dung của Đại hội xã viên ngoài các nội dung đã được quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 ,9, 10, 11, 12, 13 và 14 Điều 22 Luật Hợp tác xã năm 2003.)
Điều 12. Ban quản trị hợp tác xã
1. Số lượng thành viên Ban quản trị:....... người.
2. Nhiệm kỳ của Ban quản trị:.................. năm.
3. Quy chế hoạt động của Ban quản trị.
(Hướng dẫn:
1. Đối với hợp tác xã thành lập một bộ máy vừa quản lý vừa điều hành thì Điều lệ hợp tác xã thực hiện theo các quy định tại Điều 25 Luật Hợp tác xã năm 2003, điểm a và b khoản 1 Điều 6 Nghị định số 177/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hợp tác xã năm 2003.
2. Đối với hợp tác xã thành lập riêng bộ máy quản lý và bộ máy điều hành thì Điều lệ hợp tác xã thực hiện theo các quy định tại Điều 25 Luật Hợp tác xã năm 2003, điểm a và b khoản 2 Điều 6 Nghị định số 177/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hợp tác xã năm 2003).
4. Tiêu chuẩn và điều kiện thành viên Ban quản trị.
(Hướng dẫn:
1. Điều lệ hợp tác xã áp dụng các quy định tại Điều 26 Luật Hợp tác xã năm 2003.
2. Điều lệ hợp tác xã có thể quy định bổ sung các tiêu chuẩn đối với thành viên Ban quản trị ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện cụ thể đã được quy định tại Điều 26 Luật Hợp tác xã năm 2003, như: bằng cấp chuyên môn nghiệp vụ, tuổi, kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã.)
5. Quyền và nhiệm vụ của Ban quản trị hợp tác xã.
(Hướng dẫn:
1. Đối với hợp tác xã thành lập một bộ máy vừa quản lý vừa điều hành thì Điều lệ hợp tác xã áp dụng các quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 1 Điều 27 Luật Hợp tác xã năm 2003.
Điều lệ hợp tác xã có thể quy định bổ sung các quyền và nhiệm vụ cho Ban quản trị ngoài các quyền và nhiệm vụ đã được quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 1 Điều 27 Luật Hợp tác xã năm 2003.
2. Đối với hợp tác xã thành lập riêng bộ máy quản lý và bộ máy điều hành thì Điều lệ hợp tác xã áp dụng các quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 1 Điều 27, điểm b khoản 1 Điều 28 Luật Hợp tác xã năm 2003, điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định số 177/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hợp tác xã năm 2003.
Điều lệ hợp tác xã có thể quy định bổ sung các quyền và nhiệm vụ cho Ban quản trị hợp tác xã ngoài các quyền và nhiệm vụ đã được quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 1 Điều 27, điểm b khoản 1 Điều 28 Luật Hợp tác xã năm 2003, điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định số 177/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hợp tác xã năm 2003.)
Điều 13. Chủ nhiệm hợp tác xã, Trưởng Ban quản trị hợp tác xã
(Hướng dẫn:
1. Đối với hợp tác xã thành lập một bộ máy vừa quản lý vừa điều hành thì quyền và nhiệm vụ của Chủ nhiệm hợp tác xã đồng thời là Trưởng Ban quản trị được áp dụng các quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và k khoản 2 Điều 27, điểm b, c và đ khoản 2 Điều 28 Luật Hợp tác xã năm 2003.
Điều lệ hợp tác xã có thể quy định bổ sung các quyền và nhiệm vụ cho Chủ nhiệm hợp tác xã đồng thời là Trưởng Ban quản trị ngoài các quyền và nhiệm vụ đã được quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và k khoản 2 Điều 27, điểm b, c và đ khoản 2 Điều 28 Luật Hợp tác xã năm 2003.
2. Đối với hợp tác xã thành lập riêng bộ máy quản lý và bộ máy điều hành thì quyền và nhiệm vụ của Chủ nhiệm hợp tác xã được áp dụng theo các quy định tại điểm a, b, c, d, đ và e khoản 3 Điều 28 Luật Hợp tác xã năm 2003; của Trưởng Ban quản trị hợp tác xã được áp dụng theo các quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 28 Luật Hợp tác xã năm 2003.
Điều lệ hợp tác xã có thể quy định bổ sung các quyền và nhiệm vụ cho Chủ nhiệm hợp tác xã ngoài các quyền và nhiệm vụ đã được quy định tại điểm a, b, c, d, đ và e khoản 3 Điều 28 Luật Hợp tác xã năm 2003; cho Trưởng Ban quản trị hợp tác xã ngoài các quyền và nhiệm vụ đã được quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 28 Luật Hợp tác xã năm 2003.)
Điều 14. Ban kiểm soát hợp tác xã
1. Số lượng thành viên Ban kiểm soát:....... người.
2. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát:.................... năm.
(Hướng dẫn: Điều lệ hợp tác xã thực hiện các quy định tại khoản 2 và 4 Điều 29 Luật Hợp tác xã năm 2003, điểm a và b khoản 2 Điều 6 Nghị định số 177/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hợp tác xã năm 2003.)
3. Tiêu chuẩn và điều kiện thành viên Ban kiểm soát.
(Hướng dẫn: Điều lệ hợp tác xã áp dụng các quy định tại Điều 26, khoản 3 Điều 29 Luật Hợp tác xã năm 2003.)
4. Quyền và nhiệm vụ của Ban kiểm soát hợp tác xã.
(Hướng dẫn: Điều lệ hợp tác xã áp dụng các quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 30 Luật Hợp tác xã năm 2003.)
TÀI SẢN, TÀI CHÍNH CỦA HỢP TÁC XÃ
Điều 15. Vốn điều lệ của hợp tác xã
Vốn điều lệ hợp tác xã:........................... đồng VN.
(Hướng dẫn:
1. Điều lệ hợp tác xã thực hiện các quy định tại
2. Nếu hợp tác xã kinh doanh ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định thì vốn điều lệ của hợp tác xã không được thấp hơn vốn pháp định.)
1. Mức vốn góp tối thiểu, tối đa của xã viên
(Hướng dẫn: Điều lệ hợp tác xã thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều 19, khoản 1 Điều 31 Luật Hợp tác xã năm 2003, khoản 2 và điểm c khoản 3 Điều 14 Nghị định số 177/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hợp tác xã năm 2003).
2. Hình thức góp vốn của xã viên
(Hướng dẫn: Điều lệ hợp tác xã thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 177/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hợp tác xã năm 2003).
3. Thời hạn góp vốn của xã viên...................... tháng.
(Hướng dẫn: Điều lệ hợp tác xã thực hiện các quy định tại điểm a, b và d khoản 3 Điều 14 Nghị định số 177/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hợp tác xã năm 2003).
4. Trả lại vốn góp cho xã viên:
a) Điều kiện trả lại vốn góp của xã viên:
(Hướng dẫn:
1. Điều lệ hợp tác xã áp dụng các quy định tại khoản 11 Điều 18 Luật Hợp tác xã năm 2003.
2. Việc trả lại vốn góp cho xã viên ra hợp tác xã phải căn cứ vào thực trạng tài chính của hợp tác xã sau khi quyết toán năm.)
b) Nghĩa vụ của xã viên khi được trả lại vốn góp.
(Hướng dẫn:
1. Điều lệ hợp tác xã có thể quy định xã viên chỉ được rút vốn góp và hưởng quyền lợi (nếu có) từ hợp tác xã sau khi thực hiện xong các nghĩa vụ đối với hợp tác xã như: hoàn trả các khoản nợ hợp tác xã, các khoản phí và các khoản nợ phải trả khác; các tổn thất phải bồi thường do phải chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm; chịu một phần các khoản lỗ sản xuất, kinh doanh, các khoản rủi ro khác trong hoạt động của hợp tác xã;
2. Trường hợp xã viên chuyển vốn góp, quyền lợi và nghĩa vụ của mình cho xã viên khác của hợp tác xã thì tổng số vốn góp của xã viên sau khi nhận chuyển nhượng không vượt quá 30% vốn điều lệ của hợp tác xã; trường hợp vốn góp và vốn nhận chuyển nhượng của xã viên vượt quá 30% vốn điều lệ do Đại hội xã viên gần nhất quyết định.)
c) Mức trả lại vốn góp của xã viên.
(Hướng dẫn: Điều lệ hợp tác xã có thể quy định mức trả lại vốn góp cho xã viên do Đại hội xã viên gần nhất quyết định.)
d) Hình thức trả lại vốn góp của xã viên.
(Hướng dẫn: Điều lệ hợp tác xã quy định hình thức trả lại vốn góp cho xã viên như: trả lại vốn góp bằng tiền, bằng hiện vật hoặc bằng cả tiền và hiện vật; rút vốn góp hoặc chuyển vốn góp cho xã viên khác của hợp tác xã hoặc chuyển vốn góp cho người khác không phải xã viên hợp tác xã nhưng có đủ điều kiện, tự nguyện gia nhập hợp tác xã và được hợp tác xã xem xét kết nạp vào hợp tác xã; các hình thức khác trả lại vốn góp.)
đ) Thời hạn trả lại vốn góp của xã viên.......... tháng (hoặc ngày).
(Hướng dẫn: Điều lệ hợp tác xã quy định số lần trả lại vốn góp và thời hạn trả lại vốn góp của xã viên.)
Điều 17. Thẩm quyền và phương thức huy động vốn
1. Thẩm quyền huy động vốn:
a) Thẩm quyền của Đại hội xã viên;
b) Thẩm quyền của Ban quản trị hợp tác xã;
c) Thẩm quyền của Chủ nhiệm hợp tác xã.
(Hướng dẫn: Điều lệ hợp tác xã quy định thẩm quyền huy động vốn đối với Đại hội xã viên, Ban quản trị và Chủ nhiệm hợp tác xã theo mức vốn vay, thời hạn vay, mục tiêu sử dụng vốn vay.)
2. Phương thức huy động vốn.
(Hướng dẫn: Điều lệ hợp tác xã quy định về phương thức huy động vốn của hợp tác xã như sau:
1. Vay vốn của các tổ chức tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Vay vốn của xã viên theo hình thức tín dụng được thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hướng dẫn tín dụng nội bộ hợp tác xã.
3. Được tiếp nhận và sử dụng các khoản trợ cấp của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
4. Quyền và nghĩa vụ của xã viên đối với từng phương thức huy động vốn như quyền lợi từ việc vay vốn, cùng chịu trách nhiệm hoàn trả vốn, chia sẻ rủi ro, v.v...
5. Các phương thức huy động vốn khác.)
(Hướng dẫn: Điều lệ hợp tác xã quy định về nguyên tắc trả công đối với từng loại công việc như: trả công theo ngày; trả công theo tháng; trả công theo sản phẩm; trả công theo hiệu quả sản xuất, kinh doanh; trả công đối với các chức danh: Trưởng Ban quản trị, thành viên Ban quản trị, Trưởng Ban kiểm soát, thành viên Ban kiểm soát, Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, cán bộ chuyên môn, lao động khác của hợp tác xã; nguyên tắc trả công khác.)
Điều 19. Trích lập các quỹ của hợp tác xã
1. Trích lập quỹ bắt buộc:
a) Quỹ phát triển sản xuất :......................% lợi nhuận sau thuế;
b) Quỹ dự phòng :......................% lợi nhuận sau thuế.
2. Trích lập các quỹ khác :......................% lợi nhuận sau thuế.
(Hướng dẫn:
1. Điều lệ hợp tác xã thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 177/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hợp tác xã năm 2003.
2. Điều lệ hợp tác xã có thể quy định lập các quỹ khác như: quỹ đào tạo, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng v.v... và quy định tỷ lệ trích lập quỹ.)
3. Mục đích, phương thức quản lý và sử dụng các quỹ (nếu được thành lập).
(Hướng dẫn: Điều lệ hợp tác xã quy định mục đích, phương thức quản lý và sử dụng đối với từng quỹ được quyết định thành lập như: mở sổ sách kế toán thu, chi; quy định các khoản chi; quy chế công khai thu, chi; thẩm quyền và thủ tục chi; việc thanh, quyết toán quỹ v.v...).
(Hướng dẫn: Điều lệ hợp tác xã áp dụng các quy định tại Điều 20 Nghị định số 177/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hợp tác xã năm 2003.)
1. Nguyên tắc chia lãi.
(Hướng dẫn: Điều lệ hợp tác xã thực hiện các nội dung quy định tại Điều 37 Luật Hợp tác xã năm 2003.)
2. Chia lãi theo vốn góp của xã viên.
(Hướng dẫn: Điều lệ hợp tác xã quy định việc chia lãi theo vốn góp của xã viên tuỳ theo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng năm của hợp tác xã; Ban quản trị hợp tác xã chuẩn bị phương án chia lãi theo vốn góp trình Đại hội xã viên quyết định.)
3. Chia lãi theo công sức đóng góp của xã viên:
a) Tỷ lệ trích lãi được chia cho công sức đóng góp của xã viên:...................%.
b) Phương thức chia lãi theo công sức đóng góp của xã viên:
(Hướng dẫn: Điều lệ hợp tác xã quy định tỷ lệ trích lãi hàng năm của hợp tác xã chia cho xã viên theo công sức đóng góp và phương thức chia lãi trên cơ sở hiệu quả sản xuất kinh doanh của hợp tác xã và kết quả hoàn thành công việc của xã viên.)
4. Chia lãi theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã:
a) Nguyên tắc chia lãi:
(Hướng dẫn: Điều lệ hợp tác xã quy định nguyên tắc chia lãi theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã như sau:
1. Mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã càng cao thì được chia lãi càng lớn.
2. Nguồn chia lãi được trích từ lãi dịch vụ của hợp tác xã cung cấp cho xã viên hoặc được trích từ tổng lợi nhuận sau thuế của hợp tác xã.)
b) Phương thức chia lãi theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã.
(Hướng dẫn: Điều lệ hợp tác xã quy định phương thức chia lãi theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã như: giảm giá, phí dịch vụ của hợp tác xã cung ứng cho xã viên hoặc chia lãi cho xã viên sau khi hợp tác xã quyết toán tài chính hàng năm v.v...)
Điều 22. Thể thức quản lý, sử dụng, bảo toàn và xử lý tài sản chung, vốn tích luỹ của hợp tác xã
(Hướng dẫn: Điều lệ hợp tác xã thực hiện các quy định tại Điều 18 và 19 Nghị định số 177/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hợp tác xã năm 2003 và các quy định hiện hành của Bộ Tài chính về quản lý, sử dụng, bảo toàn và xử lý tài sản chung, vốn tích luỹ của hợp tác xã.)
Điều 23. Xử lý vi phạm Điều lệ hợp tác xã và nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ
1. Nguyên tắc xử lý vi phạm Điều lệ hợp tác xã.
(Hướng dẫn: Điều lệ hợp tác xã quy định cụ thể xã viên vi phạm Điều lệ hợp tác xã thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị khiển trách, cảnh cáo, khai trừ ra khỏi hợp tác xã, nếu gây thiệt hại tài sản thì phải bồi thường.)
2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ.
(Hướng dẫn: Điều lệ hợp tác xã có thể quy định:
1. Các tranh chấp kinh doanh, thương mại, lao động v.v... phát sinh trong nội bộ hợp tác xã được giải quyết trên cơ sở hòa giải giữa xã viên với nhau và giữa xã viên với hợp tác xã theo nguyên tắc bình đẳng, hợp tác; trường hợp không giải quyết được thì trình Đại hội xã viên xem xét, quyết định.
2. Trường hợp Đại hội xã viên không giải quyết được tranh chấp thì đề nghị Tòa án nhân dân có thẩm quyền sẽ giải quyết tranh chấp đó.)
Điều 24. Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ hợp tác xã
(Hướng dẫn:
1. Điều lệ hợp tác xã áp dụng quy định tại
2. Ban quản trị chuẩn bị phương án sửa đổi, bổ sung Điều lệ hợp tác xã trình Đại hội xã viên quyết định.
3. Sau khi biểu quyết sửa đổi, bổ sung Điều lệ hợp tác xã, hợp tác xã phải gửi Điều lệ đã sửa đổi, bổ sung kèm theo biên bản hoặc nghị quyết của Đại hội xã viên đến cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã.)
1. Điều lệ hợp tác xã............................ được Đại hội xã viên thông qua ngày.... tháng..... năm..... và có hiệu lực thi hành kể từ ngày hợp tác xã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Ban quản trị hợp tác xã xây dựng quy chế, nội quy về quản lý sử dụng tài sản của hợp tác xã; sử dụng lao động; khen thưởng; xử lý vi phạm trong hợp tác xã; chế độ làm việc của Ban quản trị, Trưởng Ban quản trị, Chủ nhiệm hợp tác xã và các chức danh khác trong hợp tác xã.
3. Mọi sửa đổi, bổ sung Điều lệ hợp tác xã....... phải thông qua Đại hội xã viên.
4. Tất cả các xã viên hợp tác xã..... có trách nhiệm thi hành nghiêm chỉnh các quy định của Điều lệ hợp tác xã.
5. Điều lệ hợp tác xã............ là văn bản pháp lý của hợp tác xã được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh và toàn thể xã viên hợp tác xã.
- 1Nghị định 41-CP năm 1997 về Điều lệ mẫu Hợp tác xã thương mại
- 2Nghị định 45-CP năm 1997 về Điều lệ mẫu hợp tác xã giao thông vận tải
- 3Nghị định 43-CP năm 1997 về Điều lệ mẫu hợp tác xã nông nghiệp
- 4Nghị định 46-CP năm 1997 về Điều lệ mẫu hợp tác xã thủy sản
- 5Nghị định 44-CP năm 1997 về Điều lệ mẫu hợp tác xã công nghiệp và xây dựng
- 6Công văn số 1414/BKH-HTX về việc báo cáo kết quả rà soát đánh giá và đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về kinh tế tập thể do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 7Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật hợp tác xã
- 1Nghị định 41-CP năm 1997 về Điều lệ mẫu Hợp tác xã thương mại
- 2Nghị định 45-CP năm 1997 về Điều lệ mẫu hợp tác xã giao thông vận tải
- 3Nghị định 43-CP năm 1997 về Điều lệ mẫu hợp tác xã nông nghiệp
- 4Nghị định 46-CP năm 1997 về Điều lệ mẫu hợp tác xã thủy sản
- 5Nghị định 44-CP năm 1997 về Điều lệ mẫu hợp tác xã công nghiệp và xây dựng
- 6Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật hợp tác xã
Nghị định 77/2005/NĐ-CP ban hành Mẫu hướng dẫn xây dựng Điều lệ hợp tác xã
- Số hiệu: 77/2005/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 09/06/2005
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 23
- Ngày hiệu lực: 04/07/2005
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra