Mục 6 Chương 3 Nghị định 73/2012/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
MỤC 6. THỦ TỤC CHO PHÉP HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Điều 45. Thời hạn đăng ký hoạt động giáo dục
1. Cơ sở giáo dục và phân hiệu của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chỉ được hoạt động giáo dục sau khi được cấp Giấy phép hoạt động giáo dục.
2. Trong thời hạn tối đa là ba năm (đủ 36 tháng), kể từ ngày được cấp Quyết định cho phép thành lập hoặc Quyết định cho phép mở phân hiệu, cơ sở giáo dục và phân hiệu của cơ sở giáo dục sau đây phải hoàn tất công tác chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục:
a) Cơ sở giáo dục đại học và phân hiệu của những cơ sở này tại Việt Nam;
b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trừ trung tâm dạy nghề) và phân hiệu của những cơ sở này tại Việt Nam.
3. Trong thời hạn tối đa là hai năm (đủ 24 tháng), kể từ ngày có Quyết định cho phép thành lập hoặc Quyết định cho phép mở phân hiệu, cơ sở giáo dục và phân hiệu của những cơ sở giáo dục sau đây phải hoàn tất công tác chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục:
a) Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và phân hiệu của những cơ sở này tại Việt Nam;
b) Trung tâm dạy nghề và phân hiệu của những cơ sở này tại Việt Nam;
c) Cơ sở giáo dục mầm non;
d) Cơ sở giáo dục phổ thông.
4. Quá thời hạn quy định tại Khoản 2, 3 Điều này, nếu cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục đăng ký hoạt động vẫn không có đủ điều kiện để được cấp Giấy phép hoạt động giáo dục thì Quyết định cho phép thành lập hoặc Quyết định cho phép mở phân hiệu sẽ bị thu hồi.
Điều 46. Điều kiện cho phép hoạt động giáo dục
1. Đã kiện toàn bộ máy, cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục.
2. Có quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Đáp ứng các điều kiện về vốn đầu tư, cơ sở vật chất, thiết bị, chương trình giáo dục, đội ngũ nhà giáo quy định tại các Điều 28, 29, 30, 31 của Nghị định này.
4. Đáp ứng các điều kiện về mở ngành đối với cơ sở giáo dục phải thực hiện thủ tục mở ngành theo quy định của pháp luật.
Điều 47. Hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục
1. Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục.
2. Bản sao có chứng thực Quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục hoặc Quyết định cho phép mở phân hiệu của cơ sở giáo dục, đồng thời gửi kèm hồ sơ đề nghị cho phép thành lập hoặc cho phép mở phân hiệu của cơ sở giáo dục.
3. Quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục.
4. Báo cáo tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tình hình góp vốn, vay vốn, tổng số vốn đầu tư đã thực hiện.
5. Báo cáo giải trình về việc cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục đã đáp ứng các điều kiện quy định tại các Điều 28, 29, 30, 31 của Nghị định này, đồng thời gửi kèm:
a) Danh sách Hiệu trưởng (Giám đốc), Phó Hiệu trưởng (Phó Giám đốc), trưởng các khoa, phòng, ban và kế toán trưởng. Đối với hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục của phân hiệu, cần bổ sung danh sách cán bộ phụ trách phân hiệu và cơ cấu, bộ máy tổ chức của phân hiệu;
b) Danh sách và lý lịch cá nhân của cán bộ, giáo viên, giảng viên (cơ hữu, thỉnh giảng);
c) Cấp học, trình độ đào tạo, ngành, nghề đào tạo;
d) Chương trình, kế hoạch giảng dạy, tài liệu học tập, danh mục sách giáo khoa và tài liệu tham khảo chính;
đ) Đối tượng tuyển sinh, quy chế và thời gian tuyển sinh;
e) Quy chế đào tạo;
g) Quy mô đào tạo (học sinh, sinh viên, học viên);
h) Các quy định về học phí và các loại phí liên quan;
i) Quy định về kiểm tra, đánh giá, công nhận hoàn thành chương trình môn học, mô đun, trình độ đào tạo;
k) Mẫu văn bằng, chứng chỉ sẽ được sử dụng.
6. Giấy tờ liên quan đến thủ tục mở ngành theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp phải làm thủ tục mở ngành.
Điều 48. Trình tự, thủ tục cho phép hoạt động giáo dục
1. Hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục được làm thành 06 bộ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc và nộp cho:
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục đại học và phân hiệu của những cơ sở này;
b) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục của trường cao đẳng nghề và phân hiệu của những cơ sở này;
c) Sở Giáo dục và Đào tạo nơi cơ sở giáo dục và phân hiệu của cơ sở giáo dục hoạt động đối với hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và phân hiệu của những cơ sở này; trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó có cấp học trung học phổ thông); cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, các tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị cho phép thành lập; trường trung cấp chuyên nghiệp và phân hiệu của những cơ sở này;
d) Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó không có cấp học trung học phổ thông);
đ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cơ sở giáo dục hoạt động đối với hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục của trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề và phân hiệu của những cơ sở này.
2. Trong vòng 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm tra trên thực tế khả năng đáp ứng các điều kiện theo quy định, lập báo cáo, trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm tra, các cấp có thẩm quyền có ý kiến trả lời.
4. Trường hợp cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện để hoạt động, trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do.
Điều 49. Thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục
1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục đại học và phân hiệu của những cơ sở này.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho phép hoạt động dạy nghề đối với trường cao đẳng nghề và phân hiệu của những cơ sở này.
3. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi cơ sở giáo dục và phân hiệu của cơ sở giáo dục hoạt động cho phép hoạt động giáo dục đối với:
a) Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và phân hiệu của những cơ sở này;
b) Trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó có cấp học trung học phổ thông);
c) Cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị cho phép thành lập;
d) Trường trung cấp chuyên nghiệp và phân hiệu của những cơ sở này.
4. Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cho phép hoạt động giáo dục đối với:
a) Cơ sở giáo dục mầm non;
b) Trường tiểu học;
c) Trường trung học cơ sở;
d) Trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó không có cấp học trung học phổ thông).
5. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cơ sở dạy nghề và phân hiệu của cơ sở dạy nghề hoạt động cho phép hoạt động đối với trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề và phân hiệu của những cơ sở này.
1. Trường hợp cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoặc phân hiệu của những cơ sở này có nhu cầu bổ sung, điều chỉnh các hoạt động giáo dục, ngành đào tạo, mở rộng quy mô, đối tượng tuyển sinh, điều chỉnh nội dung, chương trình giảng dạy thì phải có văn bản và hồ sơ gửi tới cấp có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục quy định tại
2. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại
Điều 51. Bố cáo thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Giấy phép hoạt động giáo dục, cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài phải đăng bố cáo trong 05 số báo liên tiếp của ít nhất 01 tờ báo trung ương và 01 tờ báo địa phương về các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài thông dụng.
2. Giấy chứng nhận đầu tư đối với những trường hợp phải tiến hành các thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư (số, ngày, cơ quan cấp, tổng số vốn đăng ký đầu tư).
3. Quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục (số, ngày, cơ quan cấp).
4. Giấy phép hoạt động giáo dục (số, ngày, cơ quan cấp, các hoạt động giáo dục được phép thực hiện).
5. Họ và tên Hiệu trưởng (Giám đốc) cơ sở giáo dục.
6. Địa chỉ của cơ sở giáo dục và các thông tin liên quan: Điện thoại, fax, biểu tượng và trang web (nếu có), e-mail.
7. Số tài khoản tại ngân hàng giao dịch.
Nghị định 73/2012/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
- Số hiệu: 73/2012/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 26/09/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 623 đến số 624
- Ngày hiệu lực: 15/11/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Ngành, nghề đào tạo được phép hợp tác, đầu tư
- Điều 4. Kiểm định chất lượng giáo dục
- Điều 5. Tài chính trong hợp tác, đầu tư của nước ngoài
- Điều 6. Hình thức liên kết đào tạo được phép triển khai
- Điều 7. Đối tượng và phạm vi liên kết đào tạo
- Điều 8. Kiểm tra, thi, đánh giá, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ
- Điều 9. Thời hạn hoạt động
- Điều 10. Đội ngũ nhà giáo
- Điều 11. Cơ sở vật chất, thiết bị
- Điều 12. Chương trình, quy mô đào tạo, ngôn ngữ giảng dạy
- Điều 13. Đối tượng tuyển sinh
- Điều 14. Hồ sơ liên kết đào tạo
- Điều 15. Trình tự, thủ tục phê duyệt
- Điều 16. Thẩm quyền phê duyệt
- Điều 17. Gia hạn Đề án liên kết đào tạo
- Điều 18. Đình chỉ tuyển sinh và chấm dứt liên kết đào tạo
- Điều 19. Trách nhiệm của các bên liên kết
- Điều 20. Hình thức đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
- Điều 21. Loại hình Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được phép thành lập
- Điều 22. Đặt tên cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 23. Văn bằng, chứng chỉ
- Điều 24. Tiếp nhận học sinh Việt Nam
- Điều 25. Thời hạn hoạt động
- Điều 26. Quy trình cho phép thành lập
- Điều 27. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 28. Vốn đầu tư
- Điều 29. Cơ sở vật chất, thiết bị
- Điều 30. Chương trình giáo dục
- Điều 31. Đội ngũ nhà giáo
- Điều 32. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đầu tư
- Điều 33. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư
- Điều 34. Thẩm tra điều kiện về giáo dục, dạy nghề để cấp Giấy chứng nhận đầu tư
- Điều 35. Quy trình, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư
- Điều 36. Điều kiện cho phép thành lập
- Điều 37. Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập
- Điều 38. Trình tự, thủ tục cho phép thành lập
- Điều 39. Thẩm quyền cho phép thành lập
- Điều 40. Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được phép mở phân hiệu
- Điều 41. Điều kiện cho phép mở phân hiệu
- Điều 42. Hồ sơ đề nghị cho phép mở phân hiệu
- Điều 43. Trình tự, thủ tục cho phép mở phân hiệu
- Điều 44. Thẩm quyền cho phép mở phân hiệu
- Điều 45. Thời hạn đăng ký hoạt động giáo dục
- Điều 46. Điều kiện cho phép hoạt động giáo dục
- Điều 47. Hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục
- Điều 48. Trình tự, thủ tục cho phép hoạt động giáo dục
- Điều 49. Thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục
- Điều 50. Bổ sung, điều chỉnh các hoạt động giáo dục, ngành đào tạo, mở rộng quy mô, đối tượng tuyển sinh, điều chỉnh nội dung, chương trình giảng dạy
- Điều 51. Bố cáo thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 52. Đình chỉ tuyển sinh
- Điều 53. Chấm dứt hoạt động, giải thể cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 54. Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 55. Chức năng, nhiệm vụ
- Điều 56. Đặt tên văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài
- Điều 57. Thời hạn hoạt động
- Điều 58. Điều kiện cho phép thành lập
- Điều 59. Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập
- Điều 60. Trình tự, thủ tục cho phép thành lập
- Điều 61. Thẩm quyền cho phép thành lập
- Điều 62. Đăng ký hoạt động
- Điều 63. Sửa đổi, bổ sung, gia hạn và cấp lại Giấy phép thành lập
- Điều 64. Chấm dứt hoạt động, thu hồi Giấy phép thành lập
- Điều 65. Quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài
- Điều 66. Nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục có hợp tác, đầu tư của nước ngoài
- Điều 67. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Điều 68. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Điều 69. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 70. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 71. Trách nhiệm của Bộ Công an
- Điều 72. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 73. Thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 74. Điều khoản chuyển tiếp
- Điều 75. Điều khoản thi hành