Chương 1 Nghị định 73/2012/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề, bao gồm liên kết đào tạo, thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam.
2. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức quốc tế và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Liên kết đào tạo là hình thức hợp tác giữa cơ sở giáo dục Việt Nam và cơ sở giáo dục nước ngoài nhằm thực hiện chương trình đào tạo để cấp văn bằng hoặc cấp chứng chỉ mà không thành lập pháp nhân.
2. Cơ sở giáo dục bao gồm cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục thường xuyên.
3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp và trường cao đẳng nghề.
4. Cơ sở dạy nghề bao gồm trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề và trường cao đẳng nghề.
5. Cơ sở giáo dục đại học bao gồm trường đại học và trường cao đẳng.
6. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ, tin học, văn hóa, kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ.
7. Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm cơ sở giáo dục 100% vốn nước ngoài, cơ sở giáo dục liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
8. Phân hiệu là đơn vị phụ thuộc của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng, nhiệm vụ của cơ sở giáo dục đó, kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền.
9. Văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài (gọi tắt là văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài) là đơn vị phụ thuộc của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài, được thành lập và hoạt động tại Việt Nam nhằm xúc tiến, phát triển hợp tác, đầu tư trong giáo dục theo quy định của pháp luật Việt Nam.
10. Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ có đầy đủ giấy tờ theo quy định của Nghị định này và có nội dung được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật.
11. Chia cơ sở giáo dục là việc một cơ sở giáo dục bị chia thành hai hoặc một số cơ sở giáo dục mới. Sau khi chia, cơ sở giáo dục bị chia chấm dứt tồn tại; quyền, nghĩa vụ dân sự của cơ sở giáo dục bị chia được chuyển giao cho các cơ sở giáo dục mới theo quyết định chia cơ sở giáo dục, phù hợp với mục đích hoạt động của cơ sở giáo dục mới.
12. Tách cơ sở giáo dục là việc một cơ sở giáo dục bị tách thành một hoặc một số cơ sở giáo dục mới. Sau khi tách, cơ sở giáo dục bị tách và cơ sở giáo dục được tách thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự của mình theo quyết định tách cơ sở giáo dục, phù hợp với mục đích hoạt động của các cơ sở giáo dục đó.
13. Sáp nhập cơ sở giáo dục là việc một hoặc một số cơ sở giáo dục được sáp nhập (sau đây gọi là cơ sở giáo dục được sáp nhập) vào một cơ sở giáo dục khác (sau đây gọi là cơ sở giáo dục sáp nhập). Sau khi sáp nhập, cơ sở giáo dục được sáp nhập chấm dứt tồn tại; các quyền, nghĩa vụ dân sự của cơ sở giáo dục được sáp nhập được chuyển giao cho cơ sở giáo dục sáp nhập.
14. Hợp nhất cơ sở giáo dục là việc hai hoặc một số cơ sở giáo dục cùng loại kết hợp thành một cơ sở giáo dục mới. Sau khi hợp nhất, các cơ sở giáo dục cũ chấm dứt tồn tại; các quyền, nghĩa vụ dân sự của các cơ sở giáo dục cũ được chuyển giao cho cơ sở giáo dục mới.
Điều 3. Ngành, nghề đào tạo được phép hợp tác, đầu tư
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân nước ngoài) được phép hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề theo quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Căn cứ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định danh mục các ngành, nghề đào tạo mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề tại Việt Nam.
Điều 4. Kiểm định chất lượng giáo dục
1. Trong quá trình hoạt động, cơ sở giáo dục thực hiện liên kết đào tạo và cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm:
a) Tự chịu trách nhiệm về chất lượng hoạt động giáo dục, định kỳ triển khai hoạt động tự đánh giá, đảm bảo chất lượng và nâng cao chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc nước ngoài;
b) Định kỳ đăng ký kiểm định chất lượng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm định chất lượng chương trình liên kết đào tạo và cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục Việt Nam hoặc cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định cụ thể tiêu chí, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục; nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục Việt Nam đối với kiểm định chất lượng chương trình liên kết đào tạo và cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 5. Tài chính trong hợp tác, đầu tư của nước ngoài
Nghị định 73/2012/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
- Số hiệu: 73/2012/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 26/09/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 623 đến số 624
- Ngày hiệu lực: 15/11/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Ngành, nghề đào tạo được phép hợp tác, đầu tư
- Điều 4. Kiểm định chất lượng giáo dục
- Điều 5. Tài chính trong hợp tác, đầu tư của nước ngoài
- Điều 6. Hình thức liên kết đào tạo được phép triển khai
- Điều 7. Đối tượng và phạm vi liên kết đào tạo
- Điều 8. Kiểm tra, thi, đánh giá, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ
- Điều 9. Thời hạn hoạt động
- Điều 10. Đội ngũ nhà giáo
- Điều 11. Cơ sở vật chất, thiết bị
- Điều 12. Chương trình, quy mô đào tạo, ngôn ngữ giảng dạy
- Điều 13. Đối tượng tuyển sinh
- Điều 14. Hồ sơ liên kết đào tạo
- Điều 15. Trình tự, thủ tục phê duyệt
- Điều 16. Thẩm quyền phê duyệt
- Điều 17. Gia hạn Đề án liên kết đào tạo
- Điều 18. Đình chỉ tuyển sinh và chấm dứt liên kết đào tạo
- Điều 19. Trách nhiệm của các bên liên kết
- Điều 20. Hình thức đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
- Điều 21. Loại hình Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được phép thành lập
- Điều 22. Đặt tên cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 23. Văn bằng, chứng chỉ
- Điều 24. Tiếp nhận học sinh Việt Nam
- Điều 25. Thời hạn hoạt động
- Điều 26. Quy trình cho phép thành lập
- Điều 27. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 28. Vốn đầu tư
- Điều 29. Cơ sở vật chất, thiết bị
- Điều 30. Chương trình giáo dục
- Điều 31. Đội ngũ nhà giáo
- Điều 32. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đầu tư
- Điều 33. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư
- Điều 34. Thẩm tra điều kiện về giáo dục, dạy nghề để cấp Giấy chứng nhận đầu tư
- Điều 35. Quy trình, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư
- Điều 36. Điều kiện cho phép thành lập
- Điều 37. Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập
- Điều 38. Trình tự, thủ tục cho phép thành lập
- Điều 39. Thẩm quyền cho phép thành lập
- Điều 40. Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được phép mở phân hiệu
- Điều 41. Điều kiện cho phép mở phân hiệu
- Điều 42. Hồ sơ đề nghị cho phép mở phân hiệu
- Điều 43. Trình tự, thủ tục cho phép mở phân hiệu
- Điều 44. Thẩm quyền cho phép mở phân hiệu
- Điều 45. Thời hạn đăng ký hoạt động giáo dục
- Điều 46. Điều kiện cho phép hoạt động giáo dục
- Điều 47. Hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục
- Điều 48. Trình tự, thủ tục cho phép hoạt động giáo dục
- Điều 49. Thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục
- Điều 50. Bổ sung, điều chỉnh các hoạt động giáo dục, ngành đào tạo, mở rộng quy mô, đối tượng tuyển sinh, điều chỉnh nội dung, chương trình giảng dạy
- Điều 51. Bố cáo thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 52. Đình chỉ tuyển sinh
- Điều 53. Chấm dứt hoạt động, giải thể cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 54. Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 55. Chức năng, nhiệm vụ
- Điều 56. Đặt tên văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài
- Điều 57. Thời hạn hoạt động
- Điều 58. Điều kiện cho phép thành lập
- Điều 59. Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập
- Điều 60. Trình tự, thủ tục cho phép thành lập
- Điều 61. Thẩm quyền cho phép thành lập
- Điều 62. Đăng ký hoạt động
- Điều 63. Sửa đổi, bổ sung, gia hạn và cấp lại Giấy phép thành lập
- Điều 64. Chấm dứt hoạt động, thu hồi Giấy phép thành lập
- Điều 65. Quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài
- Điều 66. Nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục có hợp tác, đầu tư của nước ngoài
- Điều 67. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Điều 68. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Điều 69. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 70. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 71. Trách nhiệm của Bộ Công an
- Điều 72. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 73. Thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 74. Điều khoản chuyển tiếp
- Điều 75. Điều khoản thi hành