Mục 1 Chương 3 Nghị định 73/2012/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
Điều 20. Hình thức đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
1. Nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư trực tiếp thành lập cơ sở giáo dục quy định tại
a) Cơ sở giáo dục 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài;
b) Cơ sở giáo dục liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
2. Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài là pháp nhân Việt Nam kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 21. Loại hình Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được phép thành lập
1. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.
2. Cơ sở giáo dục mầm non (trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ) thực hiện chương trình giáo dục theo chương trình của nước ngoài, dành cho trẻ em là người nước ngoài.
4. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
5. Cơ sở giáo dục đại học.
Điều 22. Đặt tên cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
1. Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động dưới hình thức trường hoặc trung tâm và được đặt tên theo quy định dưới đây:
a) Đối với trường, tên phải gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự sau đây: “Trường”, “Cấp học hoặc trình độ đào tạo” và tên riêng;
b) Đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, tên phải gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự sau đây: “Trung tâm giáo dục/đào tạo”, "Ngành hoặc nhóm ngành đào tạo chính” và tên riêng;
c) Đối với Trung tâm dạy nghề, tên phải gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự sau đây: “Trung tâm dạy nghề”, “Lĩnh vực hoặc nhóm nghề đào tạo chính" và tên riêng;
d) Đối với phân hiệu của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì tên phải gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự sau đây: “Phân hiệu”, “Tên cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài” và “tại tỉnh, thành phố của Việt Nam”.
2. Tên riêng của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không được đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của cơ sở giáo dục đã đăng ký, với tên của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư; không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
3. Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài có tên giao dịch bằng tiếng Việt và tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (hoặc bằng một ngôn ngữ nước ngoài thông dụng khác) với nội dung tương đương.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định việc đặt tên một số cơ sở giáo dục mang tính đặc thù.
1. Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam có quyền cấp hoặc đề nghị cấp:
a) Văn bằng, chứng chỉ thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam và tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Văn bằng, chứng chỉ thuộc hệ thống văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài, tuân thủ quy định của pháp luật nước ngoài và được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam công nhận.
Điều 24. Tiếp nhận học sinh Việt Nam
1. Cơ sở giáo dục phổ thông quy định tại
2. Học sinh Việt Nam không đủ 05 tuổi không được tiếp nhận vào học chương trình của nước ngoài.
Thời hạn hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không quá năm mươi năm, tính từ ngày cho phép thành lập. Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn, nhưng không quá bảy mươi năm.
Điều 26. Quy trình cho phép thành lập
1. Việc cho phép thành lập cơ sở giáo dục quy định tại
a) Cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
b) Quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục;
c) Cấp Giấy phép hoạt động giáo dục.
2. Việc cho phép cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên Chính phủ thành lập cơ sở giáo dục quy định tại Khoản 2, 3 Điều 21 của Nghị định này thực hiện theo quy định tại các Điểm b, c Khoản 1 Điều này.
3. Việc cho phép mở phân hiệu của cơ sở giáo dục tại các tỉnh, thành phố khác với tỉnh, thành phố nơi đặt cơ sở chính của những cơ sở này thực hiện theo quy trình sau:
a) Cấp Giấy chứng nhận đầu tư gắn với việc xin mở phân hiệu của cơ sở giáo dục;
b) Quyết định cho phép mở phân hiệu của cơ sở giáo dục;
c) Cấp Giấy phép hoạt động cho phân hiệu của cơ sở giáo dục.
4. Việc cho phép mở phân hiệu của cơ sở giáo dục trong cùng một tỉnh, thành phố thực hiện theo quy trình sau:
a) Điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp;
b) Quyết định cho phép mở phân hiệu của cơ sở giáo dục;
c) Cấp Giấy phép hoạt động cho phân hiệu của cơ sở giáo dục.
Điều 27. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
1. Được bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Thực hiện công khai cam kết về chất lượng giáo dục, chất lượng giáo dục thực tế, điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục và thu, chi tài chính. Chịu trách nhiệm bồi hoàn kinh phí cho người học trong trường hợp cung cấp chương trình đào tạo không đảm bảo chất lượng như cam kết.
4. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người học, cán bộ, giảng viên, giáo viên và những người lao động khác trong trường hợp chấm dứt hoặc buộc phải chấm dứt hoạt động trước thời hạn.
5. Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam tại cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài.
6. Hằng năm báo cáo cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp về giáo dục, dạy nghề về tình hình phát triển toàn diện của cơ sở và giải trình đầy đủ mỗi khi được cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu.
7. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Nghị định 73/2012/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
- Số hiệu: 73/2012/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 26/09/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 623 đến số 624
- Ngày hiệu lực: 15/11/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Ngành, nghề đào tạo được phép hợp tác, đầu tư
- Điều 4. Kiểm định chất lượng giáo dục
- Điều 5. Tài chính trong hợp tác, đầu tư của nước ngoài
- Điều 6. Hình thức liên kết đào tạo được phép triển khai
- Điều 7. Đối tượng và phạm vi liên kết đào tạo
- Điều 8. Kiểm tra, thi, đánh giá, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ
- Điều 9. Thời hạn hoạt động
- Điều 10. Đội ngũ nhà giáo
- Điều 11. Cơ sở vật chất, thiết bị
- Điều 12. Chương trình, quy mô đào tạo, ngôn ngữ giảng dạy
- Điều 13. Đối tượng tuyển sinh
- Điều 14. Hồ sơ liên kết đào tạo
- Điều 15. Trình tự, thủ tục phê duyệt
- Điều 16. Thẩm quyền phê duyệt
- Điều 17. Gia hạn Đề án liên kết đào tạo
- Điều 18. Đình chỉ tuyển sinh và chấm dứt liên kết đào tạo
- Điều 19. Trách nhiệm của các bên liên kết
- Điều 20. Hình thức đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
- Điều 21. Loại hình Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được phép thành lập
- Điều 22. Đặt tên cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 23. Văn bằng, chứng chỉ
- Điều 24. Tiếp nhận học sinh Việt Nam
- Điều 25. Thời hạn hoạt động
- Điều 26. Quy trình cho phép thành lập
- Điều 27. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 28. Vốn đầu tư
- Điều 29. Cơ sở vật chất, thiết bị
- Điều 30. Chương trình giáo dục
- Điều 31. Đội ngũ nhà giáo
- Điều 32. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đầu tư
- Điều 33. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư
- Điều 34. Thẩm tra điều kiện về giáo dục, dạy nghề để cấp Giấy chứng nhận đầu tư
- Điều 35. Quy trình, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư
- Điều 36. Điều kiện cho phép thành lập
- Điều 37. Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập
- Điều 38. Trình tự, thủ tục cho phép thành lập
- Điều 39. Thẩm quyền cho phép thành lập
- Điều 40. Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được phép mở phân hiệu
- Điều 41. Điều kiện cho phép mở phân hiệu
- Điều 42. Hồ sơ đề nghị cho phép mở phân hiệu
- Điều 43. Trình tự, thủ tục cho phép mở phân hiệu
- Điều 44. Thẩm quyền cho phép mở phân hiệu
- Điều 45. Thời hạn đăng ký hoạt động giáo dục
- Điều 46. Điều kiện cho phép hoạt động giáo dục
- Điều 47. Hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục
- Điều 48. Trình tự, thủ tục cho phép hoạt động giáo dục
- Điều 49. Thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục
- Điều 50. Bổ sung, điều chỉnh các hoạt động giáo dục, ngành đào tạo, mở rộng quy mô, đối tượng tuyển sinh, điều chỉnh nội dung, chương trình giảng dạy
- Điều 51. Bố cáo thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 52. Đình chỉ tuyển sinh
- Điều 53. Chấm dứt hoạt động, giải thể cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 54. Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 55. Chức năng, nhiệm vụ
- Điều 56. Đặt tên văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài
- Điều 57. Thời hạn hoạt động
- Điều 58. Điều kiện cho phép thành lập
- Điều 59. Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập
- Điều 60. Trình tự, thủ tục cho phép thành lập
- Điều 61. Thẩm quyền cho phép thành lập
- Điều 62. Đăng ký hoạt động
- Điều 63. Sửa đổi, bổ sung, gia hạn và cấp lại Giấy phép thành lập
- Điều 64. Chấm dứt hoạt động, thu hồi Giấy phép thành lập
- Điều 65. Quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài
- Điều 66. Nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục có hợp tác, đầu tư của nước ngoài
- Điều 67. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Điều 68. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Điều 69. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 70. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 71. Trách nhiệm của Bộ Công an
- Điều 72. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 73. Thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính
- Điều 74. Điều khoản chuyển tiếp
- Điều 75. Điều khoản thi hành