Điều 13 Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương
Điều 13. Kinh doanh tạm nhập, tái xuất
1. Thương nhân Việt Nam được quyền kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh theo các quy định sau:
a) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện, thương nhân phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại Mục 2 Chương này.
b) Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép quy định tại
c) Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này, thương nhân thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất tại cơ quan hải quan.
2. Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ được thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại
3. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi tạm nhập cho tới khi hàng hóa thực tái xuất ra khỏi Việt Nam. Không chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, địa điểm tái xuất thuộc cửa khẩu, lối mở biên giới theo quy định.
Trường hợp do yêu cầu vận chuyển cần phải thay đổi hoặc chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ để tái xuất thì thực hiện theo quy định của cơ quan hải quan.
4. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời hạn, thương nhân có văn bản đề nghị gia hạn gửi Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục tạm nhập; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày và không quá hai 2 lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập, tái xuất.
Quá thời hạn nêu trên, thương nhân phải tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu hủy. Trường hợp nhập khẩu vào Việt Nam thì thương nhân phải tuân thủ các quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa và thuế.
5. Kinh doanh tạm nhập, tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu ký với thương nhân nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Hợp đồng xuất khẩu có thể ký trước hoặc sau hợp đồng nhập khẩu.
6. Việc thanh toán tiền hàng theo phương thức tạm nhập, tái xuất phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương
- Số hiệu: 69/2018/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 15/05/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 675 đến số 676
- Ngày hiệu lực: 15/05/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 4. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 5. Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
- Điều 6. Chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 7. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện
- Điều 8. Một số mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định riêng
- Điều 9. Hồ sơ, quy trình cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 10. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa nhập khẩu
- Điều 11. CFS đối với hàng hóa xuất khẩu
- Điều 12. Cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu; tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu
- Điều 13. Kinh doanh tạm nhập, tái xuất
- Điều 14. Điều tiết hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất
- Điều 15. Các hình thức tạm nhập, tái xuất khác
- Điều 16. Cửa khẩu tạm nhập, tái xuất hàng hóa
- Điều 17. Tạm xuất, tái nhập
- Điều 18. Kinh doanh chuyển khẩu
- Điều 19. Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất; Giấy phép tạm nhập, tái xuất; Giấy phép tạm xuất, tái nhập; Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu
- Điều 20. Quy trình cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất; Giấy phép tạm nhập, tái xuất; Giấy phép tạm xuất, tái nhập; Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu
- Điều 21. Danh mục hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện
- Điều 22. Một số quy định riêng đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện
- Điều 23. Điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh
- Điều 24. Điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt
- Điều 25. Điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng
- Điều 26. Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất
- Điều 27. Hồ sơ, quy trình cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất
- Điều 28. Thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất
- Điều 29. Đình chỉ tạm thời hiệu lực Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất
- Điều 30. Quản lý, sử dụng và hoàn trả số tiền ký quỹ của doanh nghiệp
- Điều 31. Trách nhiệm của doanh nghiệp được cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất
- Điều 35. Quy định chung về quá cảnh hàng hóa
- Điều 36. Hồ sơ, quy trình cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa
- Điều 37. Thương nhân làm dịch vụ vận chuyển quá cảnh hàng hóa
- Điều 38. Gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
- Điều 39. Hợp đồng gia công
- Điều 40. Định mức sử dụng, định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, phụ liệu, vật tư
- Điều 41. Thuê, mượn, nhập khẩu máy móc thiết bị của bên đặt gia công để thực hiện hợp đồng gia công
- Điều 42. Quyền, nghĩa vụ của bên đặt và nhận gia công
- Điều 43. Gia công chuyển tiếp
- Điều 44. Thông báo, thanh lý, quyết toán hợp đồng gia công
- Điều 45. Thủ tục hải quan
- Điều 46. Các hình thức gia công khác, sửa chữa, tái chế máy móc, thiết bị
- Điều 47. Gia công quân phục
- Điều 48. Hợp đồng đặt gia công và thủ tục hải quan
- Điều 49. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài
- Điều 50. Thương nhân làm đại lý mua, bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
- Điều 51. Nghĩa vụ thuế
- Điều 52. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc hợp đồng đại lý
- Điều 53. Trả lại hàng
- Điều 54. Thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán hàng tại nước ngoài
- Điều 55. Nghĩa vụ về thuế
- Điều 56. Nhận lại hàng
- Điều 57. Nguyên tắc phối hợp
- Điều 58. Nội dung phối hợp
- Điều 59. Cơ quan chủ trì
- Điều 60. Cơ quan đầu mối
- Điều 61. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan
- Điều 62. Tiếp nhận thông tin, tài liệu giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương
- Điều 63. Xây dựng, thực hiện kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương
- Điều 64. Trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết yêu cầu tham vấn
- Điều 65. Xử lý trường hợp biện pháp được tham vấn có dấu hiệu vi phạm cam kết tại Điều ước quốc tế liên quan đến áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương
- Điều 66. Xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã ban hành, áp dụng biện pháp trái cam kết quốc tế của Việt Nam dân đến tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương
- Điều 67. Trách nhiệm đề xuất, tham gia giải quyết yêu cầu tham vấn
- Điều 68. Xử lý trường hợp biện pháp được tham vấn có dấu hiệu vi phạm cam kết tại Điều ước quốc tế liên quan đến áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương
- Điều 69. Xây dựng, thực hiện kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương