Mục 1 Chương 7 Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương
1. Cơ quan chủ trì và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm phối hợp giải quyết tranh chấp về về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương chủ động, đồng bộ, chính xác, kịp thời và hiệu quả theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật Việt Nam để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam.
2. Việc phối hợp giữa Cơ quan chủ trì và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương phải được tiến hành đảm bảo tuân thủ đúng các quy định về giải quyết tranh chấp tại các Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, trong đó quy định về giải quyết tranh chấp đối với việc áp dụng các biện pháp quản lý ngoại thương là đối tượng của vụ việc tranh chấp (sau đây gọi là Điều ước quốc tế về giải quyết tranh chấp).
3. Cơ quan chủ trì và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả phát sinh do không phối hợp hoặc phối hợp không đáp ứng được yêu cầu quy định tại Khoản 1 Điều này.
4. Cơ quan chủ trì và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có nghĩa vụ bảo vệ bí mật Nhà nước theo quy định của pháp luật, giữ bí mật thông tin liên quan tới quá trình giải quyết tranh chấp theo quy định của Điều ước quốc tế về giải quyết tranh chấp liên quan.
Việc phối hợp giữa Cơ quan chủ trì và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương bao gồm các nội dung sau đây:
1. Giải quyết khiếu kiện, thương lượng, hòa giải, tham vấn đối với các bất đồng, mâu thuẫn giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài liên quan đến việc áp dụng các biện pháp quản lý ngoại thương không phù hợp với các quy định của Điều ước quốc tế liên quan đến áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
2. Xây dựng và thực hiện kế hoạch giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
3. Cung cấp thông tin, hồ sơ, chứng cứ và tài liệu liên quan phục vụ giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
4. Cử người có đủ năng lực của cơ quan, tổ chức mình tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương khi được Cơ quan chủ trì yêu cầu.
5. Thực hiện các công việc liên quan đến giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương trong giai đoạn tố tụng của cơ quan trọng tài hay cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền, được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định tại Điều ước quốc tế về giải quyết tranh chấp (sau đây gọi tắt là cơ quan trọng tài hoặc cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền).
6. Thực hiện, phối hợp, xử lý các nội dung liên quan đến thi hành phán quyết, quyết định, rà soát việc tuân thủ phán quyết, quyết định của cơ quan trọng tài hay cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền.
1. Cơ quan chủ trì vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương là cơ quan nhà nước được Chính phủ giao quản lý, theo dõi các biện pháp quản lý ngoại thương đó, trừ trường hợp Điều ước quốc tế về giải quyết tranh chấp áp dụng đối với biện pháp quản lý ngoại thương đó có quy định khác.
2. Trong trường hợp có từ hai cơ quan nhà nước được giao quản lý, theo dõi các biện pháp quản lý ngoại thương là đối tượng của vụ việc tranh chấp cụ thể, các cơ quan này phải thống nhất để một trong các cơ quan này là Cơ quan chủ trì, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và thông báo cho Bộ Công Thương bằng văn bản.
3. Đối với trường hợp Chính phủ Việt Nam bị kiện, trong thời hạn 3 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu tham vấn mà không thống nhất được Cơ quan chủ trì, các cơ quan này phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ và thông báo cho Bộ Công Thương.
4. Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ quyết định phân công hoặc thay đổi Cơ quan chủ trì.
5. Cơ quan chủ trì có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tiếp nhận, xử lý các thông tin, tài liệu liên quan đến giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
b) Làm đầu mối liên lạc, trao đổi với Chính phủ nước ngoài tham gia vụ việc tranh chấp và với cơ quan trọng tài hoặc cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền.
c) Chủ trì, phối hợp với Cơ quan đầu mối và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương tại cơ quan trọng tài hoặc cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền.
d) Phối hợp với Cơ quan đầu mối và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan xây dựng kế hoạch giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
đ) Chủ trì, phối hợp với Cơ quan đầu mối và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc chỉ định trọng tài viên trong trường hợp thành lập cơ quan trọng tài giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
e) Chủ trì, phối hợp với Cơ quan đầu mối lựa chọn, thuê và giám sát tổ chức hành nghề luật sư (sau đây gọi chung là luật sư) tư vấn giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
g) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan xử lý các vấn đề liên quan đến tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương, trong đó có việc thuê chuyên gia kỹ thuật và mời nhân chứng phục vụ quá trình giải quyết tranh chấp.
h) Tham gia phiên xét xử của cơ quan trọng tài hoặc cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền.
i) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Cơ quan đầu mối và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương theo Nghị định này và quy định pháp luật.
1. Bộ Công Thương là Cơ quan đầu mối giúp Chính phủ trong việc tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
2. Cơ quan đầu mối trong giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Làm đầu mối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thống nhất công tác giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam.
b) Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và luật sư được thuê theo quy định tại Nghị định này tư vấn cho Cơ quan chủ trì các vấn đề pháp lý liên quan đến giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương khi được Cơ quan chủ trì yêu cầu.
c) Phối hợp với Cơ quan chủ trì thuê luật sư giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương cụ thể.
d) Phối hợp với Cơ quan chủ trì trong việc chỉ định trọng tài viên trong trường hợp thành lập cơ quan trọng tài giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
đ) Chủ trì, phối hợp với Cơ quan chủ trì và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan xây dựng kế hoạch giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
e) Thay mặt Chính phủ Việt Nam tham gia phiên xét xử vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương trong trường hợp cần thiết hoặc theo đề nghị của Cơ quan chủ trì.
g) Cử đại diện tham gia phiên xét xử của cơ quan trọng tài hoặc cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền.
h) Phối hợp với Cơ quan chủ trì và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thi hành phán quyết, quyết định của cơ quan trọng tài hoặc cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền.
i) Xây dựng, cập nhật danh sách các chuyên gia có thể làm trọng tài viên và danh sách tổ chức hành nghề luật sư có thể làm luật sư cho Chính phủ Việt Nam, cơ quan nhà nước Việt Nam trong giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
Điều 61. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan là cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan tới việc giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương, được Cơ quan chủ trì mời hoặc yêu cầu tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Phối hợp với Cơ quan chủ trì và Cơ quan đầu mối giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương theo yêu cầu của Cơ quan chủ trì và Cơ quan đầu mối phù hợp với khả năng chuyên môn hoặc lĩnh vực quản lý chuyên ngành.
b) Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin, hồ sơ, chứng cứ, tài liệu và giải trình các nội dung liên quan theo yêu cầu của Cơ quan chủ trì, Cơ quan đầu mối.
c) Yêu cầu Cơ quan chủ trì cung cấp hoặc bổ sung thông tin về vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương
- Số hiệu: 69/2018/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 15/05/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 675 đến số 676
- Ngày hiệu lực: 15/05/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 4. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 5. Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
- Điều 6. Chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 7. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện
- Điều 8. Một số mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định riêng
- Điều 9. Hồ sơ, quy trình cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 10. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa nhập khẩu
- Điều 11. CFS đối với hàng hóa xuất khẩu
- Điều 12. Cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu; tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu
- Điều 13. Kinh doanh tạm nhập, tái xuất
- Điều 14. Điều tiết hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất
- Điều 15. Các hình thức tạm nhập, tái xuất khác
- Điều 16. Cửa khẩu tạm nhập, tái xuất hàng hóa
- Điều 17. Tạm xuất, tái nhập
- Điều 18. Kinh doanh chuyển khẩu
- Điều 19. Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất; Giấy phép tạm nhập, tái xuất; Giấy phép tạm xuất, tái nhập; Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu
- Điều 20. Quy trình cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất; Giấy phép tạm nhập, tái xuất; Giấy phép tạm xuất, tái nhập; Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu
- Điều 21. Danh mục hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện
- Điều 22. Một số quy định riêng đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện
- Điều 23. Điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh
- Điều 24. Điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt
- Điều 25. Điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng
- Điều 26. Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất
- Điều 27. Hồ sơ, quy trình cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất
- Điều 28. Thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất
- Điều 29. Đình chỉ tạm thời hiệu lực Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất
- Điều 30. Quản lý, sử dụng và hoàn trả số tiền ký quỹ của doanh nghiệp
- Điều 31. Trách nhiệm của doanh nghiệp được cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất
- Điều 35. Quy định chung về quá cảnh hàng hóa
- Điều 36. Hồ sơ, quy trình cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa
- Điều 37. Thương nhân làm dịch vụ vận chuyển quá cảnh hàng hóa
- Điều 38. Gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
- Điều 39. Hợp đồng gia công
- Điều 40. Định mức sử dụng, định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, phụ liệu, vật tư
- Điều 41. Thuê, mượn, nhập khẩu máy móc thiết bị của bên đặt gia công để thực hiện hợp đồng gia công
- Điều 42. Quyền, nghĩa vụ của bên đặt và nhận gia công
- Điều 43. Gia công chuyển tiếp
- Điều 44. Thông báo, thanh lý, quyết toán hợp đồng gia công
- Điều 45. Thủ tục hải quan
- Điều 46. Các hình thức gia công khác, sửa chữa, tái chế máy móc, thiết bị
- Điều 47. Gia công quân phục
- Điều 48. Hợp đồng đặt gia công và thủ tục hải quan
- Điều 49. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài
- Điều 50. Thương nhân làm đại lý mua, bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
- Điều 51. Nghĩa vụ thuế
- Điều 52. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc hợp đồng đại lý
- Điều 53. Trả lại hàng
- Điều 54. Thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán hàng tại nước ngoài
- Điều 55. Nghĩa vụ về thuế
- Điều 56. Nhận lại hàng
- Điều 57. Nguyên tắc phối hợp
- Điều 58. Nội dung phối hợp
- Điều 59. Cơ quan chủ trì
- Điều 60. Cơ quan đầu mối
- Điều 61. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan
- Điều 62. Tiếp nhận thông tin, tài liệu giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương
- Điều 63. Xây dựng, thực hiện kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương
- Điều 64. Trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết yêu cầu tham vấn
- Điều 65. Xử lý trường hợp biện pháp được tham vấn có dấu hiệu vi phạm cam kết tại Điều ước quốc tế liên quan đến áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương
- Điều 66. Xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã ban hành, áp dụng biện pháp trái cam kết quốc tế của Việt Nam dân đến tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương
- Điều 67. Trách nhiệm đề xuất, tham gia giải quyết yêu cầu tham vấn
- Điều 68. Xử lý trường hợp biện pháp được tham vấn có dấu hiệu vi phạm cam kết tại Điều ước quốc tế liên quan đến áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương
- Điều 69. Xây dựng, thực hiện kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương