Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 54-CP | Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 1975 |
CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ SỐ 54-CP NGÀY 10 THÁNG 3 NĂM 1975 BAN HÀNH ĐIỀU LỆ VỀ CHẾ ĐỘ HỢP ĐỒNG KINH TẾ
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Chính phủ ngày 14-7-1960;
Căn cứ Nghị định số 4-TTg ngày 4-1-1960 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế;
Căn cứ nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp Thường vụ Hội đồng Chính phủ ngày 25-11-1974 thông qua Điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế;
Để tăng cường quản lý kinh tế, bảo đảm tính pháp chế của chế độ hợp đồng kinh tế.
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1.- Nay ban hành kèm theo nghị định này bản Điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế.
Lê Thanh Nghị (Đã ký) |
VỀ CHẾ ĐỘ HỢP ĐỒNG KINH TẾ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 54-CP ngày 10-3-1975 của Hội đồng Chính phủ)
- Các tổ chức quốc doanh;
- Các tổ chức công tư hợp doanh;
- Các cơ quan quản lý Nhà nước, các đơn vị bộ đội, các tổ chức xã hội (gọi tắt đơn vị dự toán);
- Hợp tác xã các loại được công nhận theo các điều lệ hiện hành;
- Các tổ chức sản xuất tiểu thủ công nghệp và thủ công nghiệp được phép kinh doanh và có tài khoản ở ngân hàng.
Trường hợp thay đổi tổ chức thì đơn vị, tổ chức, cơ quan nào được chuyển giao nhiệm vụ phải tiếp tục thực hiện hợp đồng kinh tế. Nếu không có đơn vị, tổ chức, cơ quan nào tiếp tục làm nhiệm vụ cũ nữa, thì hợp đồng kinh tế phải được thanh lý trước khi thay đổi tổ chức.
Thủ trưởng của các bên tham gia hợp đồng vừa phải tranh thủ sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý cấp trên, vừa phải cùng các đoàn thể quần chúng đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, động viên cán bộ, công nhân, nhân viên tích cực lao động, phát huy sáng kiến, áp dụng khoa học kỹ thuật, tận dụng mọi tiềm lực của đơn vị để cùng nhau giải quyết những khó khăn, mức mứu trong khi ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế.
a) Phân bổ số kiểm tra và chỉ tiêu kế hoạch đến các đơn vị cơ sở trực thuộc, đồng thời thông báo những phần cần thiết cho các cơ quan có liên quan biết;
b) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị cơ sở trực thuộc ký kết hợp đồng kinh tế (hoặc điều chỉnh hợp đồng nếu chi tiêu kế hoạch có thay đổi so với hợp đồng đã ký) và thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký kết;
c) Kịp thời giải quyết hoặc cùng cơ quan quản lý bên kia bàn bạc giải quyết các mắc mứu khó khăn của đơn vị cơ sở được phát hiện trong quá trình ký kết hợp đồng kinh tế và thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký kết. Trong cả hai trường hợp đều phải có văn bản chỉ đạo các đơn vị cơ sở trực thuộc thực hiện.
Điều 8.- Căn cứ để ký kết hợp đồng kinh tế là:
- Các chế độ thể lệ hiện hành về quản lý kinh tế;
-Các văn bản chỉ đạo hướng dẫn ký kết hợp đồng kinh tế của các cơ quan quản lý cấp trên.
- Các bên ký kết có thể ký cao hơn chỉ tiêu kế hoạch được giao nếu xét có đủ khả năng thực hiện.
Tuỳ tình hình và khả năng cụ thể, các bên ký kết có thể thoả thuận ký kết với nhau những hợp đồng kinh tế ngoài chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước với điều kiện không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch được giao và không trái với các chế độ thể lệ hiện hành về quản lý kinh tế.
Điều 9.- Thủ tục ký kết hợp đồng kinh tế được quy định như sau:
b) Có thể ký kết hợp đồng kinh tế bằng hai cách: các bên ký kết chủ động gặp nhau bàn bạc để cùng ký kết; hoặc một bên dự thảo hợp đồng và ký trước, gửi bên kia nghiên cứu để ký sau. Bên nhận được dự thảo phải ký hoặc trả lời trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo. Quá hạn mà bên nhận dự thảo không trả lời thì coi như đã chấp nhận hợp đồng, có nghĩa vụ thực hiện, và chịu trách nhiệm về mọi hậu quả xảy ra.
Trong cả hai cách ký kết, đối với hợp đồng kinh tế ký kết cho cả năm, thì thời hạn hoàn thành việc ký kết không được chậm quá 30 ngày kể từ ngày có số kiểm tra hoặc ngày ban hành kế hoạch chính thức.
c) Trong khi bàn bạc ký kết hợp đồng kinh tế, nếu có những tranh chấp ngoài quyền hạn giải quyết của các bên ký kết thì các bên ký kết vấn phải ký ngay những điều đã thoả thuận rồi quy định thời gian phải ký tiếp về những vấn đề còn tranh chấp, đồng thời báo cáo các vấn đề đó đến các cơ quan có thẩm quyền quyết định. Các cơ quan này có trách nhiệm nghiên cứu giải quyết kịp thời các vấn đề còn tranh chấp như đã quy định ở điểm c, điều 6, đảm bảo thời hạn ký tiếp đã quy định trong hợp đồng.
d) Thủ trưởng đơn vị ký kết có trách nhiẹm ký vào bản hợp đồng kinh tế. Ngoài chữ ký củ thủ trưởng còn phải có chữ ký của kế toán trưởng của đơn vị ký kết.
Thủ trưởng đơn vị ký kết có thể uỷ quyền cho người khác ký thay nhưng vẫn phải chị trách nhiệm như chính mình ký. Trong trường hợp này phải có giấy uỷ quyền trong đó ghi rõ tên, chức vụ của người được uỷ quyền, nội dung của việc uỷ quyền và thời hạn uỷ quyền. Giấy uỷ quyền phải ghi rõ số, ngày, có chữ ký của thủ trưởng và dấu của đơn vị.
Chủ nhiệm hoặc phó chủ nhiệm các hợp tác xã, tổ trưởng các tổ sản xuất tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp phải trực tiếp ký vào hợp đồng kinh tế, không được uỷ quyền cho người khác.
Trường hợp chưa có quy định của Nhà nước hoặc đối với những loại hợp đồng có đặc điểm riêng mà Nhà nước chưa có những quy định đầy đủ và thích hợp thì các bên tự thoả thuận với nhau để ký kết và báo cáo ngay cho các cơ quan quản lý cấp trên để xin quyết định chuẩn y. Sự chuẩn y thống nhất của các cơ quan quản lý cấp trên của hai bên có giá trị tạm thời thì quy định của Nhà nước. Hết thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế mà chưa có quyết định chuẩn y của cơ quan quản lý cấp trên hoặc chưa có quy định của Nhà nước, thì nội dung mà hai bên đã tự thoả thuận như đã nói trên có giá trị để kết thúc hợp đồng kinh tế.
Các điểm tẩy xoá hay sửa lại trong hợp đồng kinh tế phải được các bên ký kết xác nhận.
Điều 11.- Nội dung hợp đồng kinh tế phải bao gồm các điều khoản chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của đơn vị ký kết hợp đồng - số tài khoản, ngân hàng giao dịch;
b) Tên, chức vụ của những người ký kết; nếu người ký kết là người được uỷ quyền thì phải ghi rõ số, ngày của giấy uỷ quyền;
c) Các điều khoản hai bên cam kết thực hiện:
- Nội dung công việc giao dịch;
- Số lượng (bao gồm số lượng, trọng lượng - cả trọng lượng tịnh và trong lượng có bao bì, khối lượng công việc, khối lượng vận tải, khối lượng công trình xây dựng cơ bản và cả chính và phụ...) ghi theo đơn vị đo lường hợp pháp của Nhà nước;
- Chất lượng hoặc phẩm cấp sản phẩm (nếu có);
-Giá cả;
- Thời gian, địa điểm, phương thức giao nhận, phương thức kiểm nghiệm;
- Phương thức thanh toán,
d) Trách nhiệm vật chất;
đ) Thời gian có hiệu lực của hợp đồng kinh tế.
Tuỳ theo đặc điểm cụ thể của từng loại hợp đồng kinh tế được ký kết và tuỳ theo tình hình thực hiện trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế, các bên ký kết có thể thoả thuận ghi thêm những điều cần thiết khác cho phù hợp nhưng không trái với pháp luật Nhà nước.
Điều 13.- Phải chấp hành chế độ giá cả của Nhà nước; nếu chưa có giá quy định thì các bên ký kết được phép tính giá thoả thuận, đồng thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền xin duyệt giá. Khi có giá chính thức thì các bên điều chỉnh lại giá và thanh toán với nhau số tiền chênh lệch về giá cả, kể từ ngày có hiệu lực của giá chính thức.
Hết thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế mà vẫn chưa có giá chính thức thì các bên ký kết được phép thanh toán theo giá thoả thuận và kết thúc hợp đồng kinh tế nếu không có quy định gì khác.
Sản phẩm với khối lượng lớn, kể cả thiết bị máy móc, có thể giao nhận từng đợt, từng chuyến, theo lịch do hai bên thoả thuận.
Nếu có tranh chấp trong khi giao nhận thì các bên giao nhận phải lập biên bản. Nếu một bên được mời mà không đến, hoặc một bên từ chối ký vào biên bản thì bên kia cứ lập biên bản có sự chứng kiến và xác nhận của chính quyền hay công án sở tại về việc vắng mặt hoặc từ chối đó.
Sản phẩm giao không đúng số lượng thì bên nhận chỉ thanh toán theo số lượng thực nhận.
Đến ký hạn quy định mà sản phẩm không được giao đồng bộ và không sử dụng được thì bên nhận có quyền từ chối không nhận và không thanh toán, nhưng không được làm trở ngại đến việc giải phóng phương tiện vận chuyển.
Sản phẩm giao trước kỳ hạn phải được các bên ký kết thoả thuận. Bên nhận có quyền từ chối không thanh toán những sản phẩm giao sai kỳ hạn, nếu việc nhận sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu của mình, hoặc sản phẩm không thể sử dụng được vào việc gì khác.
Bên giao có trách nhiệm sửa chữa lại các sản phẩm giao không đúng chất lượng và chịu mọi phí tổn, hoặc thay thế bằng sản phẩm khác, hoặc giảm giá nếu có lợi cho Nhà nước và xét thấy không có ảnh hưởng gì đến kế hoạch của bên nhận.
Trường hợp có tranh chấp về chất lượng sản phẩm thì các bên giao nhận tự tổ chức kiểm nghiệm để giải quyết với nhau, hoặc mời cơ quan giám định có thẩm quyền của Nhà nước đến giám định. Phí tổn giám định do bên yêu cầu giám định trả trước, sau đó, tuỳ theo kết quả giám định, bên có lỗi phải thanh toán lại.
Việc lưu kho, lưu bãi, bảo quản sản phẩm và các chi phí các việc đó, phải theo đúng các quy định hiện hành. Trường hợp chưa có quy định thì các bên ký kết có thể thoả thuận với nhau và ghi vào hợp đồng kinh tế.
Điều 15.- Việc điều chỉnh và hủy bỏ hợp đồng kinh tế được quy định như sau:
a) Hợp đồng kinh tế được điều chỉnh hoặc huỷ bỏ khi chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước do cấp có thẩm quyền giao được điều chỉnh hoặc huỷ bỏ. Thời hạn điều chỉnh, hủy bỏ hợp đồng kinh tế là 15 ngày kể từ ngày kế hoạch Nhà nước được điều chỉnh hay huỷ bỏ.
b) Đối với các điều khoản về biện pháp thực hiện thì các bên ký kết có thể tự thoả thuận điều chỉnh hay huỷ bỏ; đối với hợp đồng kinh tế được ký kết ngoài chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước và theo quy định của điều 8 cũng có thể do các bên ký kết thoả thuận điều chỉnh hoặc huỷ bỏ.
c) Mọi việc điều chỉnh, huỷ bỏ hợp đồng kinh tế không theo đúng các quy định ở điểm a và b nói trên đều coi là vi phạm chế độ hợp đồng kinh tế.
d) Khi có sự điều chỉnh, huỷ bỏ hợp đồng kinh tế, các bên ký kết phải cùng nhau bàn bạc để kịp thời giải quyết những hậu quả do việc điều chỉnh hay huỷ bỏ ấy gây ra.
Bên vi phạm chế độ hợp đồng kinh tế phải chịu trách nhiệm vật chất như sau:
- Nộp phạt hợp đồng kinh tế từ 2 đến 5%0 (Năm phần nghìn) giá trị hợp đồng kinh tế nhưng không dưới 50 đồng;
- Bồi dưỡng thiệt hại thực tế đã gây ra cho bên cùng ký kết. Trường hợp các bên không nhất trí về mức tính toán thiệt hại thực tế thì cơ quan trọng tài kinh tế xét xử sẽ quyết định số tiền phải bồi thường.
Nếu các bên ký kết đã bàn bạc và cơ quan có thẩm quyền đã có quyết định giải quyết mà không có kết quả thì các bên ký kết phải kiếu nại đến cơ quan trọng tài kinh tế có thẩm quyền xét xử.
Đơn khiếu nại phải nói rõ ràng và trung thực sự việc, nêu những yêu cầu cần được giải quyết, đồng thời phải kèm theo hồ sơ có đầy đủ bản sao hợp đồng, biên bản các cuộc họp thương lượng giữa các bên ký kết, các văn bản của các cơ quan quản lý cấp trên nếu có, và các chứng từ tài liệu khác.
Điều 19.- Tiền phạt hợp đồng kinh tế và tiền bồi thường được giải quyết như sau:
a) Đối với các đơn vị hạch toán kinh tế:
- Tiền phạt hợp đồng kinh tế: trích ở quỹ phúc lợi mà nộp vào ngân sách Nhà nước;
- Tiền bồi thường: hạch toán vào chi phí quản lý xí nghiệp. Bên bị thiệt hại được sử dụng toàn bộ tiền bồi thường.
b) Đối với đơn vị dự toán: trừ vào hạng mục kinh phí ngân sách được cấp. Nếu hạng mục kinh phí ngân sách đã hết hoặc không đủ thì trích vào tổng số kinh phí được cấp.
Nếu nguyên nhân vi phạm là do dự chỉ đạo có thiết sót của cơ quan cấp trên thì bên vi phạm vẫn phải nộp phạt và bồi thường thiệt hại. Cơ quan quản lý cấp trên có thiết sót có trách nhiệm giải quyết kịp thời những thiết hại gây ra cho đơn vị cơ sở.
Điều 20.- Không được nộp phạt hơp đồng kinh tế và bồi thường thiệt hại bằng cách trừ nợ lẫn nhau.
Đi đôi với việc nộp phạt hợp đồng kinh tế và bồi thường thiệt hại, bên vi phạm vẫn phải tiếp tục thực hiện hợp đồng kinh tế nếu không có quy định gì khác.
Trong trường hợp tài khoản của bên vi phạm có tiền mà ngân hàng Nhà nước không trích nộp thì ngân hàng Nhà nước phải phạt chậm thanh toán cũng theo tỷ lệ 0,025% một ngày và nộp vào ngân sách Nhà nước.
- Gặp thiên tai địch hoạ, hoặc trở lực khách quan đã cố gắng hết sức mình để khắc phục mà không đạt kết quả và sau đó đã thông báo kịp thời cho bên cùng ký biết. Mọi hậu quả sẽ được giải quyết theo thể lệ hiện hành của Nhà nước;
- Phải thi hành một mệnh lệnh đặc biệt và khẩn cấp của Thủ tướng Chính phủ. Trong trường hợp quan hệ hợp đồng trong nội bộ các đơn vị thuộc một Bộ, Tổng cục hoặc một địa phương thì những đơn vị, vì phải thi hành lệnh khẩn cấp của Bộ trưởng, Tổng cục trưởng hoặc của Chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố mà vi phạm thì cũng được miễn phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại.
Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban hành chính khu, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải chịu trách nhiệm về lệnh của mình nếu việc thi hành lệnh đó gây thiệt hại cho đơn vị cơ sở trực thuộc, cho ngành khác, địa phương khác. Bên thi hành lệnh phải thông báo kịp thời cho bên cùng ký kết biết.
- Bị phạt tiền trừ vào lương, hoặc tiền thưởng cá nhân;
- Bị kỷ luật hành chính;
- Bị truy tố về hình sự theo pháp luật hiện hành.
Việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế vẫn theo nghị định số 200-CP ngày 31-12-1973 của Hội đồng Chính phủ.
Căn cứ bản điều lệ này, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ phối hợp với Uỷ ban Pháp chế, Hội đồng trọng tài kinh tế Nhà nước xây dựng những điều lệ cụ thể cho việc ký kết từng loại hợp đồng kinh tế của ngành, trình Chính phủ ban hành.
- 1Thông tư 306-TTHĐ-1979 hướng dẫn nghiệp vụ công tác thanh tra hợp đồng kinh tế do Hội đồng Trong tài kinh tế Nhà nước ban hành
- 2Chỉ thị 219-TTg năm 1975 về tổ chức thanh toán công nợ dây dưa trong các tổ chức kinh tế quốc doanh, cơ quan Nhà nước, đơn vị bộ đội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 4Quyết định 18-HĐBT năm 1990 về việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 5Quyết định 207-HĐBT năm 1991 huỷ bỏ các văn bản pháp luật do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 6Thông tư 525-HĐTTKTNN-1975 hướng dẫn thực hiện bản Điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế kèm theo Nghị định 54-CP-1975 do Hội đồng trọng tài kinh tế nhà nước ban hành
- 7Thông tư 562-VgNN/NS-1976 hướng dẫn thi hành Quyết định 133-VgNN/NS-1976 về mức giá mua khuyến khích các sản phẩm nông nghiệp bán vượt mức nghĩa vụ, vượt kế hoạch hợp đồng do Ủy ban Vật giá Nhà nước ban hành
- 8Quyết định 65-CP năm 1978 về chế độ hợp đồng kinh tế hai chiều giữa các tổ chức kinh tế của Nhà nước với nông dân và những người làm nghề rừng, nghề cá, nghề muối do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 9Thông tư 26-ĐT/VPI -1977 hướng dẫn thi hành Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường nguồn điện, triệt để tiết kiệm điện, dành điện cho sản xuất do Bộ Điện và Than ban hành
- 1Thông tư 306-TTHĐ-1979 hướng dẫn nghiệp vụ công tác thanh tra hợp đồng kinh tế do Hội đồng Trong tài kinh tế Nhà nước ban hành
- 2Nghị định 004-TTg năm 1960 ban hành điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế giữa các xí nghiệp quốc doanh và các cơ quan Nhà nước do Thủ Tướng ban hành
- 3Chỉ thị 219-TTg năm 1975 về tổ chức thanh toán công nợ dây dưa trong các tổ chức kinh tế quốc doanh, cơ quan Nhà nước, đơn vị bộ đội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ 1960
- 5Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 6Thông tư 525-HĐTTKTNN-1975 hướng dẫn thực hiện bản Điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế kèm theo Nghị định 54-CP-1975 do Hội đồng trọng tài kinh tế nhà nước ban hành
- 7Thông tư liên bộ 573-TT/LB năm 1975 hướng dẫn về kế hoạch và hợp đồng kinh tế trong Điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế kèm theo Nghị định 54-CP do Ủy ban kế hoạch Nhà nước- Hội đồng Trọng tài kinh tế Nhà nước ban hành
- 8Thông tư liên bộ 770-TT/LB năm 1976 hướng dẫn một số điều khoản có liên quan đến công tác ngân hàng và tài chính trong Điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế kèm theo Nghị định 54-CP do Ngân hàng Nhà nước- Bộ Tài chính- Hội đồng Trọng tài kinh tế Nhà nước ban hành
- 9Thông tư 562-VgNN/NS-1976 hướng dẫn thi hành Quyết định 133-VgNN/NS-1976 về mức giá mua khuyến khích các sản phẩm nông nghiệp bán vượt mức nghĩa vụ, vượt kế hoạch hợp đồng do Ủy ban Vật giá Nhà nước ban hành
- 10Thông Tư Liên Bộ 409-TT/LB năm 1976 Về áp dụng giá cả trong ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế do Uỷ Ban Vật Gía Nhà Nước và Hội Đồng Trọng Tài Kinh Tế Nhà Nước ban hành
- 11Quyết định 65-CP năm 1978 về chế độ hợp đồng kinh tế hai chiều giữa các tổ chức kinh tế của Nhà nước với nông dân và những người làm nghề rừng, nghề cá, nghề muối do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 12Thông tư 26-ĐT/VPI -1977 hướng dẫn thi hành Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường nguồn điện, triệt để tiết kiệm điện, dành điện cho sản xuất do Bộ Điện và Than ban hành
Nghị định 54-CP năm 1975 Điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- Số hiệu: 54-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 10/03/1975
- Nơi ban hành: Hội đồng Chính phủ
- Người ký: Lê Thanh Nghị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 3
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra