Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI KINH TẾ NHÀ NƯỚC | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 573-TT/LB | Hà Nội, ngày 10 tháng 07 năm 1975 |
Căn cứ vào quy định của Điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế ban hành kèm theo Nghị định số 54-CP ngày 10-3-1975 của Hội đồng Chính phủ; xuất phát từ yêu cầu cải tiến công tác kế hoạch hóa hiện nay, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Hội đồng trọng tài kinh tế Nhà nước hướng dẫn một số điểm cụ thể về công tác hợp đồng kinh tế có liên quan đến công tác kế hoạch hóa để các ngành, các địa phương, các tổ chức và đơn vị kinh tế cơ sở thi hành thống nhất.
Việc giao số kiểm tra cho các đơn vị cơ sở phải bảo đảm cân đối đồng bộ giữa chỉ tiêu sản xuất, xây dựng, lưu thông phân phối... với các chỉ tiêu về biện pháp; phải tôn trọng số kiểm tra của Nhà nước về vốn đầu tư, vật tư, thiết bị, tiền lương, đặc biệt là về chỉ tiêu sản xuất, thu mua, xuất khẩu không được giao thấp hơn số kiểm tra của Nhà nước.
Trong quá trình ký kết hợp đồng theo số kiểm tra, nếu có mắc mứu phải kịp thời phản ảnh lên cơ quan quản lý cấp trên để cơ quan này có trách nhiệm giải quyết và tạo mọi điều kiện cho đơn vị cơ sở ký kết bằng được các hợp đồng kinh tế làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch.
Trong lúc bàn bạc ký kết hợp đồng kinh tế, các bên ký kết phải nghiên cứu mọi biện pháp để tận dụng một cách hợp lý nhất tất cả các phương tiện được sử dụng nhằm hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ được giao với hiệu quả kinh tế cao nhất.
Ngoài ra, tùy theo tình hình và khả năng cụ thể, các bên có thể thỏa thuận ký kết với nhau những hợp đồng về các chỉ tiêu không có trong số kiểm tra của Nhà nước trên nguyên tắc đề cao tinh thần tự chịu trách nhiệm đối với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình và không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện những nhiệm vụ kế hoạch được giao và không trái với các chế độ, thể lệ hiện hành về quản lý kinh tế.
Trong lúc ký kết các hợp đồng kinh tế cụ thể, nếu có mắc mứu trở ngại thì các đơn vị cơ sở kịp thời báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên giải quyết. Đối với những khó khăn, mắc mứu có liên quan đến ngành khác, địa phương khác thì các cơ quan quản lý cấp trên phải cùng nhau bàn bạc và có văn bản chỉ đạo kịp thời xuống các đơn vị cơ sở trực thuộc.
Các hợp đồng kinh tế đã ký kết phải sao gửi kịp thời cho cơ quan lập kế hoạch cấp trên trực tiếp để nghiên cứu, vận dụng vào việc tổng hợp, xét duyệt kế hoạch.
Đối với những chỉ tiêu chưa ký được hợp đồng, phải có văn bản trình bày rõ lý do và đề xuất những biện pháp có hiệu quả để khắc phục.
Các cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp phải có kết luận rõ ràng bằng văn bản về những kiến nghị của cơ sở được phát hiện qua khâu ký kết hợp đồng kinh tế ngay trong khi bảo vệ kế hoạch. Những vấn đề vượt quá quyền hạn phải báo cáo lên cấp trên quyết định trước khi giao kế hoạch chính thức.
Căn cứ vào kết quả bảo vệ kế hoạch, các bên đã ký kết hợp đồng cần xúc tiến ngay việc chuẩn bị thực hiện để đến khi có kế hoạch chính thức thực hiện ngay được, không bị chậm trễ.
Nhưng cần chú ý rằng có thể có trường hợp các hợp đồng kinh tế đã ký kết sẽ không được cơ quan quản lý cấp trên chấp nhận một phần hoặc bị bác bỏ hoàn toàn, nếu các hợp đồng đó không theo đúng phương hướng, nhiệm vụ của kế hoạch Nhà nước. Trong trường hợp đó, cơ quan quản lý cấp trên phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để tạo mọi điều kiện cần thiết cho cơ sở thực hiện tốt kế hoạch được giao và chịu mọi trách nhiệm về quyết định của mình.
Do đó, các ngành, địa phương và các cơ quan quản lý bên trên, khi giao kế hoạch chính thức cho các đơn vị bên dưới, phải tôn trọng chỉ tiêu pháp lệnh của Thủ tướng Chính phủ và phải theo đúng hệ thống chỉ tiêu đã ban hành thống nhất. Các chỉ tiêu kế hoạch chính thức giao cho những xí nghiệp, nông trường... và những huyện trọng điểm phải đồng gửi cho Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Tổng cục Thống kê, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Hội đồng trọng tài kinh tế Nhà nước để tiện theo dõi, kiểm tra việc thực hiện và đối chiếu giữa kế hoạch với hợp đồng.
Những điểm hướng dẫn trên đây cần được áp dụng ngay vào việc lập kế hoạch năm 1976.
Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Hội đồng trọng tài kinh tế Nhà nước đề nghị các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ, các Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố cần phổ biến rộng thông tư này đến tận cán bộ các đơn vị cơ sở trực thuộc để nắm vững và thi hành đầy đủ.
Trong quá trình thi hành, nếu gặp khó khăn trở ngại gì thì phản ảnh kịp thời cho Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Hội đồng trọng tài kinh tế Nhà nước biết để giải quyết.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI KINH TẾ NHÀ NƯỚC
Nguyễn Quang Xá | KT. CHỦ NHIỆM ỦY BAN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC PHÓ CHỦ NHIỆM
Nguyễn Văn Hưng |
Thông tư liên bộ 573-TT/LB năm 1975 hướng dẫn về kế hoạch và hợp đồng kinh tế trong Điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế kèm theo Nghị định 54-CP do Ủy ban kế hoạch Nhà nước- Hội đồng Trọng tài kinh tế Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 573-TT/LB
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 10/07/1975
- Nơi ban hành: Hội đồng Trọng tài kinh tế Nhà nước, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước
- Người ký: Nguyễn Quang Xá, Nguyễn Văn Hưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 16
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra